Thành lập doanh nghiệp, công ty: Thủ tục & Điều kiện

THÀNH LẬP VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

(Last Updated On: Tháng Chín 12, 2022)

Thành lập và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có một hệ thống luật kinh doanh áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, theo đó mọi doanh nghiệp phải hoạt động tuân theo các qui định   về đăng ký kinh doanh, thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm, ngoại hối, chống rửa tiền…

Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không hề chỉ đơn giản là nộp đơn xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Là nhà sáng lập, khi thành lập một doanh nghiệp, bạn cần kiểm soát lần lượt và đồng bộ các nội dung sau đây:

  1. Phương án kinh doanh
  2. Địa đIểm kinh doanh
  3. Giấy tờ và hồ sơ làm thủ tục đăng ký kinh doanh

1. PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh, nhà sáng lập phải xác định phương án kinh doanh gồm các thông tin tối thiểu như sau:

  1. Lĩnh vực ngành nghề chính, qui trình sản xuất kinh doanh
  2. Qui mô đầu tư, cấu trúc vốn, nguồn vốn
  3. Các thành viên sáng lập, ban giám đốc
  4. Cơ chế quản trị nội bộ
  5. Sơ đồ tổ chức và nhân sự chủ chốt
  6. Qui mô doanh thu, cấu trúc chi phí trong năm tài chính gần nhất
  7. Tên doanh nghiệp – thương hiệu – website – số điện thoại liên hệ

Những thông tin này chính là cơ sở để lựa chọn chính xác mô hình doanh nghiệp, các loại hồ sơ cần chuẩn bị, cách quản lý và phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh trong suốt thời gian hoạt động về sau.

Nhà tư vấn thạo nghề sẽ hỗ trợ người sáng lập, thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hoàn chỉnh các thông tin và phương án kinh doanh không những ghi nhận đầy đủ các ý tưởng, mục tiêu ban đầu mà còn thiết lập các nền tảng quản trị doanh nghiệp về sau.

Một số lưu ý chi tiết khi lập phương án kinh doanh

  • Lĩnh vực ngành nghề chính, qui trình sản xuất kinh doanh

    :

    Lưu ý là ngoài các nhóm ngành nghề kinh doanh phổ thông, sẽ có những ngành nghề bị hạn chế – có điều kiện và cũng có những ngành nghề được khuyến khích và có ưu đãi về thuế.

  • Qui mô đầu tư, cấu trúc vốn, nguồn vốn: Qui mô và cấu trúc vốn sẽ liên quan đến thủ tục góp vốn và chi phí thuế về sau.
  • Các thành viên sáng lập, ban giám đốc: Không phải tất cả mọi người đều được phép đứng ra thành lập doanh nghiệp hoặc trực tiếp được điều hành hoạt động kinh doanh.
  • Cơ chế quản trị nội bộ: Đây là nội dung rất quan trọng, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều thành viên đồng thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc không có cơ chế quản trị nội bộ sẽ dẫn đến các xung đột tiềm tàng và thường là không thể giải quyết được ngoài chuyện phải xóa bỏ các quan hệ hợp tác.
  • Sơ đồ tổ chức và nhân sự chủ chốt: Nội dung này giúp lường trước các thủ tục về lao động tiền lương, thuế và bảo hiểm ngay khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
  • Qui mô doanh thu, cấu trúc chi phí trong năm tài chính gần nhất: Nội dung này giúp hoạch địch và quản lý chi phí thuế.
  • Tên doanh nghiệp – thương hiệu – website – số điện thoại liên hệ: Tên doanh nghiệp chính là thương hiệu xuyên suốt về sau, việc đặt tên phải cân nhắc đến nhiều yếu tố như tên tiếng Việt, tên dịch sang tiếng Anh, tên viết tắt, không bị trùng với doanh nghiệp khác, không bị cấm bởi luật hiện hành…

ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp có được quyền sử dụng hợp pháp để làm thủ tục đăng ký xin giấy phép và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp gồm:

  • Trụ sở chính
  • Các chi nhánh
  • Văn phòng đại diện
  • Kho hàng
  • Điểm bán hàng
  • Nhà máy

Các lưu ý liên quan đến địa điểm kinh doanh như sau:

  • Tùy theo yêu cầu thực tế, doanh nghiệp được quyền chọn địa điểm kinh doanh để đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm trưng bày – bán hàng, nhà máy, kho hàng.
  • Có một số nơi sẽ bị hạn chế cấp giấy đăng ký kinh doanh cần phải tránh như: các chung cư không có chức năng thương mại, hoặc các tòa nhà hay nhà máy chưa hoàn tất thủ tục giấy tờ về đất đai hoặc người cho thuê không có chức năng kinh doanh bất động sản, hoặc một số địa điểm sẽ không cấp giấy phép cho một số ngành nghề nhất định.
  • Một số địa điểm có thể được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp từ miễn 04 năm, giảm 09 năm đến 15 năm.

Nhà sáng lập cần có sự tìm hiểu, lựa chọn, tham vấn chính xác trước khi ký hợp đồng, đặt cọc, thậm chí là đầu tư chi phí sửa chữa văn phòng… và sau đó không thể đăng ký kinh doanh.

Soạn thảo và ký kết hợp đồng thuê cũng cần phải lưu ý đặc biệt đến các điều khoản về thanh toán – đặt cọc – quyền và nghĩa vụ các bên – các tình huống phát sinh để ngăn chặn và phòng ngừa các rủi ro với bên cho thuê trong suốt thời gian hợp đồng.

Nhà tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thạo nghề sẽ giúp người sáng lập kiểm tra tính pháp của địa điểm thuê cũng như soạn thảo và kiểm soát các điều khoản trong hợp đồng thuê.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Sau khi xây dựng được phương án kinh doanh, lựa chọn địa điểm hợp pháp, nhà sáng lập sẽ tiến hành tập hợp hồ sơ và làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước:

  • Tập hợp giấy tờ hợp lệ về nhà sáng lập / chủ sở hữu công ty, địa điểm kinh doanh.
  • Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo qui định
  • Nộp hồ sơ, theo dõi, quản lý các phát sinh và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Thực hiện các thủ tục tuân thủ bắt buộc ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH:

Các giấy tờ liên quan đến nhà sáng lập

  • Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính phù hợp với qui mô kinh doanh.
  • Hồ sơ năng lực – kinh nghiệm chuyên môn trong một số lĩnh vực ngành nghề cụ thể.
  • Nơi cư trú hiện tại của người đại diện theo pháp luật.
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện thay mặt làm thủ tục đăng ký kinh doanh.

Các giấy tờ khác để hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký kinh doanh tại các cơ quan nhà nước

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp,
  • Điều lệ công ty,
  • Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập,
  • Phương án sản xuất kinh doanh, các mục tiêu kinh doanh.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam tại bước này không chỉ đòi hỏi sự đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lý để đảm bảo được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà còn phải được tổ chức lưu trữ đúng cách để phục vụ cho việc quản trị nội bộ về sau.

Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ cùng quí khách về những trải nghiệm và tình huống thực tế về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đã được tích lũy  và kế thừa từ những năm 2000, giúp kế thừa những bài học, tránh rủi ro, kiến tạo lợi thế cạnh tranh ngay từ những bước đầu tiên.

HOÀN TẤT CÁC THỦ TỤC TUÂN THỦ KHÁC SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Các thủ tục tuân thủ ban đầu khác về kinh doanh

  • Khắc và đăng ký lưu hành mẫu dấu doanh nghiệp.
  • Treo biển hiệu doanh nghiệp.
  • Góp vốn điều lệ đã đăng ký theo giấy phép.
  • Mở tài khoản ngân hàng.

Các thủ tục tuân thủ ban đầu về thuế

  • Lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT, hình thức sổ kế toán, phương pháp khấu hao,
  • Lập hồ sơ đăng ký thu.
  • Đăng ký chữ ký số.
  • In ấn và làm thủ tục lưu hành hóa đơn GTGT.
  • Mở sổ sách kế toán.

Các thủ tục tuân thủ ban đầu về lao động tiền lương

  • Đăng ký hệ thống thang bảng lương.
  • Đăng ký nội qui và thỏa ước lao động tập thể.
  • Khai báo tình hình sử dụng lao động.
  • Khai báo bảo hiểm xã hội và các khoản phải trích theo lương khác.

Các thủ tục tuân thủ ban đầu sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đòi hỏi phải được thực hiện chính xác kịp thời trong những thời hạn nhất định để tránh phát sinh các khoản phạt hành chính cũng như cản trở các hoạt động kinh doanh. Đây là những công việc chuyên môn đòi hỏi người thạo nghề thực hiện để không những tránh được những rủi ro mà nhiều doanh nghiệp đi trước đã phải trả giá mà còn giúp tối ưu các thủ tục tuân thủ, tiết kiệm chi phí vận hành doanh nghiệp về sau.

Lưu ý về sự khác biệt nếu bạn là nhà đầu tư trong nước, các thành viên sở hữu công ty đều là người mang quốc tịch Việt Nam:

  • Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ trong vòng 05 ngày.
  • Chỉ cần xin cấp một loại giấy phép là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Không cần làm thủ tục chứng minh năng lực tài chính, không cần cung cấp hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
  • Ít bị hạn chế ngành nghề kinh doanh, trừ các ngành nghề đặc thù như y tế, giáo dục, bảo vệ…

Lưu ý về sự khác biệt nếu bạn là nhà đầu tư nước ngoài, hay một trong các thành viên sở hữu công ty có một người bất kỳ không mang quốc tịch Việt Nam:

  • Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các loại giấy phép khác có thể từ 30 đến 60 ngày,
  • Thường phải có 03 loại giấy phép gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Phải làm thủ tục chứng minh năng lực tài chính, phải cung cấp hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh,
  • Phải lưu ý mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam để nhận góp vốn từ nước ngoài vào,
  • Một số giấy tờ từ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Một số ngành nghề kinh doanh sẽ bị hạn chế cấp phép, tùy theo các điều ước quốc tế, cam kết của chính phủ Việt Nam tại các hiệp định thương mại với các quốc gia khác.

Là người sáng lập, không chỉ cần có những kế hoạch kinh doanh và giải pháp đột phá, mà còn phải có năng lực dùng người, tích hợp và sử dụng các nguồn lực để tối ưu kết quả kinh doanh.  Quí khách có thể sử dụng đội ngũ của VIVA với tổng cộng hằng trăm năm kinh nghiệm vào từng công việc, giúp cho việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trở nên đơn giản nhưng lại giúp thiết lập những nền tảng quan trọng lâu dài về sau, giúp tránh được những bài học đắt giá mà nhiều doanh nghiệp đi trước đã phải trả:

  • Chúng tôi có năng lực lắng nghe và thấu hiểu chính xác những yêu cầu và mong đợi về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Chúng tôi có năng lực thiết kế các giải pháp kỹ thuật theo cách may đo riêng dựa trên đặc thù của khách hàng từ đó nhân diện rủi ro, phòng ngừa và tối ưu hóa. Bằng sự thạo nghề và các giải pháp đúng đắn, chúng tôi đảm bảo cho khách hàng không phải bận tâm hay tiêu tốn thời gian vào các thủ tục giấy tờ phiền hà.
  • Chúng tôi cùng quí khách thu thập và hoàn chỉnh mọi hồ sơ cần thiết,
  • Chúng tôi bàn giao doanh nghiệp theo hình thức chìa khóa trao tay để quí khách vận hành như một sự khởi đầu thuận lợi.

VIVA BUSINESS CONSULTING

VIVA BUSINESS CONSULTING là công ty tư vấn doanh nghiệp được tín nhiệm bởi hằng ngàn khách hàng danh tiếng từ năm 2006. Dịch vụ của VIVA là sự kết hợp đồng thời của: Luật pháp trong kinh doanh – Kế toán và quản lý thuế – Quản trị quan hệ lao động – Tài chính doanh nghiệp – Thủ tục hành chính trong kinh doanh. Năng lực của chúng tôi giúp khách hàng lường trước các rủi ro, tối ưu chi phí, kiến tạo lợi thế kinh doanh.

Chúng tôi liên tục cải tiến và tích hợp năng lực để  tạo ra giá trị gia tăng cho từng khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ theo cách may đo và độc quyền liên quan đến việc gia nhập thị trường và tuân thủ kinh doanh, giúp giữ tín nhiệm doanh nghiệp theo cách tối ưu, xuyên suốt theo qui định tại Việt Nam.

VIVA  đã phục vụ thành công nhiều ngàn khách hàng là những doanh nghiệp, doanh nhân hàng đầu đến từ các Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Singapore, Hongkong, Trung Quốc… dưới các mô hình công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Văn phòng đại diện nước ngoài, Chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi đồng thời cung cấp dịch vụ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nhân Việt Nam phát triển kinh doanh theo cách bền vững và tối ưu.

 

Footer content bài viết con

Tham vấn cùng chuyên gia

 

 

 

 

Xem thêm:

THÀNH LẬP VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

was last modified: by