Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam – Luật Việt An
Trong tình hình hội nhập kinh tế, Việt Nam là một trong số các quốc gia tích cực nhất trong việc tham gia và đàm phán các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương. Lợi ích của việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại tự do này là nền kinh tế ngày càng được mở cửa, loại bỏ các rào cản cho các doanh nghiệp, thương nhân và đặc biệt là cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam đã không còn trờ nên xa lạ và khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ngoài có ý định muốn đầu tư vào Việt Nam. Vì lẽ đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam sẽ bao gồm các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và pháp luật quốc gia của Việt Nam. Dưới đây Công ty Luật Việt An xin đưa ra những hướng dẫn sơ bộ nhất để doanh nghiệp nước ngoài có thể tiến hành thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý về việc thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
- Biểu cam kết WTO, các hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và các quốc gia khác;
- Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
- Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
Xác định quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam
Việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư giúp cho nhà đầu tư có thể xem được quốc gia mà nhà đầu tư mang quốc tịch có là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay không hoặc giữa Việt Nam và quốc gia mà nhà đầu tư mang quốc tịch có các hiệp định thương mại tự do hay không? Việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư xác định xem được là mình sẽ được hưởng những ưu đãi nào và sẽ có các rào cản nào khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam.
Đối với các ngành nghề khác nhau sẽ có các điều kiện khác nhau để nhà đầu tư có thể đầu tư vào Việt Nam, và trong mỗi hiệp định thương mại tự do khác nhau cũng sẽ có mức độ mở cửa khác nhau.
Xác định ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của công ty nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam
Theo Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời PCPC của Liên hợp quốc, các ngành nghề dịch vụ mà nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam được chia thành 12 ngành bao gồm: Dịch vụ kinh doanh, Dịch vụ thông tin, Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan, Dịch vụ phân phối; Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ môi trường; Dịch vụ tài chính; Dịch vụ y tế và xã hội; Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan; Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao; Dịch vụ vận tải; Dịch vụ khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, các rào cản dần được gỡ bỏ và nhiều ngành đã được mở cửa hoàn toàn, đồng nghĩa với việc khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ không cần đáp ứng các điều kiện của ngành nghề đó vì các rào cản đã được rõ bỏ hết theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngành vẫn duy trì một số hạn chế, căn cứ vào các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại, Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, một số ngàng nghề cần có điều kiện như sau:
- Bất động sản
- Các dịch vụ kinh doanh khác
- Dịch vụ chuyên môn
- Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan
- Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao
- Dịch vụ máy tính và nghe nhìn
- Dịch vụ nghiên cứu và phát triển
- Dịch vụ thông tin
- Dịch vụ thuê hoặc cho thuê kèm hoặc không kèm người điều khiển
- Dịch vụ vận tải
- Dịch vụ xây dựng
- Dịch vụ y tế và xã hội
- Giáo dục đào tạo – dạy nghề và các dịch vụ liên quan
- Môi trường
- Nông lâm ngư nghiệp
- Sản xuất, kinh doanh hàng hóa
- Bán lẻ hàng hóa, thương mại điện tử,..
Ví dụ: Dịch vụ thi công xây dựng công trình (CPC 511-8)
Căn cứ pháp lý: WTO, AFAS, FTAs, VKFTA
- WTO, AFAS, FTAs, VKFTA
a, Nhà đầu tư nước ngoài: phải là pháp nhân của một Thành viên WTO hoặc thuộc quốc gia thành viên ASEAN (Nếu là nhà đầu tư Hàn Quốc thì theo VKFTA: không yêu cầu nhà đầu tư phải thành lập pháp nhân của Hàn Quốc)
b, Phạm vi hoạt động của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
- Thi công xây dựng nhà cao tầng (CPC 512);
- Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân sự (CPC 513)
- Công tác hoàn thiện lắp đặt (CPC 514, 516)
- Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng (CPC 511, 515, 518)
- Pháp luật Việt Nam: không quy định điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
Để biết thêm các điều kiện của các ngành nghề khác, một cách đầy đủ và chính xác nhất, nhà đầu tư có thể truy cập vào Website của Bộ kế hoạch và đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài: http://fdi.gov.vn/pages/trangchu.aspx
Thủ tục đầu tư đối với các dự án nước ngoài tại Việt Nam
Các dự án nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2020: đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên công ty là cá nhân, tổ chức nước ngoaì nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Các dự án nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó nhà đầu tư chỉ thực hiện thành lập như doanh nghiệp vốn Việt Nam và thủ tục mua phần vốn góp bao gồm:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc có thiểu số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên công ty là cá nhân, tổ chức nước ngoaì nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Các dự án nhà đầu tư nước phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư tại Ủy ban nhân dân tỉnh (Điều 32 Luật Đầu tư 2020)
- Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
- Đối với dự án đầu tư nêu trên thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.
Các dự án nhà đầu tư nước phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội (Điều 30 Luật Đầu tư 2020)
- Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
- Nhà máy điện hạt nhân;
- Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
- Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
- Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
- Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Các dự án nhà đầu tư nước phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ (Điều 31 Luật Đầu tư 2020)
- Trừ các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
- Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
- Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
- Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
- Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
- Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
- Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
- Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ nhà đầu tư thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cần cung cấp
Nhà đầu tư có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư chuẩn bị các thành phần hồ sơ, tài liệu chung không phân biệt thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư. Thành phần hồ sơ chung bao gồm:
STT
Tên tài liệu
Số lượng
Công chứng tại nước ngoài
Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự
Thực hiện tại Việt Nam
1.
Giấy chứng nhận thành lập/ Giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức
Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân
02
Có
Có
Dịch sang tiếng Việt, Công chứng
2.
Báo cáo tài chính kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; hoặc Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.
01
Có
Không
Dịch sang tiếng Việt, Công chứng
3.
Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân công chứng người đại diện theo pháp luật công ty tại Việt Nam
02
Có
Có
Dịch sang tiếng Việt, Công chứng
4.
Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê tại Việt Nam (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương)
01
Công chứng
5.
Trường hợp là nhà đầu tư pháp nhân cần cung cấp thêm:
– Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư.
01
Có
Có
Dịch sang tiếng Việt, Công chứng
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư
Tại Việt Nam có hai cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
Tùy vào địa điểm thực hiện dự án mà nhà đầu tư sẽ nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở một trong hai cơ quan dưới đây.
Sở Kế hoạch đầu tư sẽ tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án sau đây:
- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu kinh tế tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, gồm:
- Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Sở Kế hoạch đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận hồ sơ và Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với:
- Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Lưu ý về trụ sở công ty và địa điểm thực hiện dự án của công ty dự kiến thành lập
Tùy vào từng địa điểm thực hiện dự án nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi khác nhau liên quan đến thuế về đất, cũng như thủ tục đầu tư của các cơ quan thuộc địa điểm đó.
- Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công cần mặt bằng nhà xưởng: Bắt buộc phải cần có hợp đồng thuê nhà xưởng, mặt bằng để có nhà xưởng hoặc có chấp thuận chủ trương về việc cho sử dụng đất để sản xuất mới có thể tiến hành thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam.
- Đối với các công ty hoạt động thương mại, dịch vụ: Cần có hợp đồng thuê văn phòng và Giấy tờ nhà đất liên quan về việc thuê văn phòng. Không sử dụng nhà chung cư để làm trụ sở công ty.
Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam của Công ty luật Việt An
- Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư tìm, thuê trụ sở, nhà xưởng, thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng về điều kiện liên quan đến ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư muốn đầu tư.
- Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cho nhà đầu tư;
- Thay mặt nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước.
- Nhận kết quả hồ sơ của khách hàng.
- Việt An Law tiến hành hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các hoạt động sau khi được thành lập công ty tại Việt Nam cũng như sau thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường, giấy phép phòng cháy chữa cháy, các giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
- Tư vấn toàn diện các quy định của pháp luật lao động, thuế, tài chính, chuyển ngoại tệ, nhận góp vốn…