Thành lập công ty logistics thành công – QUY TRÌNH 10 BƯỚC

  • Thành lập công ty logistics – Quy trình chi tiết

    Logistics là ngành, nghề có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hệ thống giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi… không ngừng được mở rộng với quy mô lớn tạo điều kiện thúc đẩy cho dịch vụ logistics. Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều nhà đầu tư có ý tưởng khởi nghiệp thành lập công ty logistics. Tuy nhiên để có thể tiến hành thành lập công ty Logistics đúng quy định thì phải tuân thủ các điều kiện kèm theo. bên cạnh đó các công ty cần phải xem xét và chuẩn bị những gì để việc thành lập được hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn!

    Logistics là gì? Công việc ngành Logistics

    Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

    • Điều kiện thành lập công ty logistics;

    • Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty logistics;

    • Những kinh nghiệm khi thực hiện thành lập công ty logistics;

    • Dịch vụ thành lập công ty logistics tại Nam Việt Luật;

    Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

    Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

    Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty Logistics

    • Luật Doanh nghiệp 2020;

    • Luật Đầu tư 2020;

    • Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics;

    • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

    Điều kiện thành lập công ty Logistics

    Theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Logistic thì dịch vụ Logistic cung cấp rất nhiều dịch vụ, bao gồm: Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải., dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, …

    Tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics như sau:

    Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

    1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

    2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

    Song song đó, đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài khoản 1, 2 điều 4 kể trên vẫn cần đáp ứng thêm những điều khác được quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này.

    Trong các hoạt động Logistics, phổ biến nhất có thể nói đến chính là “Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ”, đây cũng là 1 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì thế, khi muốn thành lập một công ty vận tải, doanh nghiệp của bạn cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 67, điều 72 Luật giao thông đường bộ 2008 và điều 14, nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

    Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

    1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

    b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

    c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

    d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

    đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

    2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

    c) Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

    3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

    Điều 72. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

    1. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:

    a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;

    b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.

    2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

    a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;

    b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.

    Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

    1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

    2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

    a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

    b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

    Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện  

    Vận tải hàng hóa đường bộ được xem là phổ biến nhất trong các hoạt động Logistics

    Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty Logistics

    Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch & Đầu tư

    1. Thủ tục đăng ký thành lập công ty Logistics

    Tùy thuộc vào số lượng những người tham gia, quy mô công ty kinh doanh mà doanh nghiệp có thể quyết định hình thức mô hình công ty đang được phổ biến hiện nay như loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Tuy nhiên cho dù lựa chọn loại hình nào, để thành lập công ty Logistics cũng sẽ trải quan những công tác chính như sau:

    • Đơn vị tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư

    • Quy trình thực hiện thông qua 03 bước như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư

    Trong thời gian từ 03-05 ngày làm việc, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

    Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

    Công ty Logistics sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh.

    Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu doanh nghiệp

    Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư hoặc ủy quyền cho cá nhân, đơn vị dịch vụ khác.

    Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu.

    2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty Logistics

    Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

    a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;

    b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

    c) Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

    d) Bản sao các giấy tờ sau đây:

    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

    • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền

    Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật

    Giai đoạn 2: Bổ sung giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Sở Giao thông – Vận tải

    • Đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    • Quy trình thực hiện thông qua các bước được quy định tại điều 19, nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

    Điều 19. Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh

    1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

    a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

    4. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi cấp Giấy phép kinh doanh.

    5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

    Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

    • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được quy định tại điều 18, nghị định 10/2020/NĐ-CP bao gồm:

    Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

    1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

    a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

    b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

    c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

    2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

    a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

    b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Đối với trường hợp cấp lại do thay đổi nội dung, bị mất/ bị hư hỏng hoặc do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng sẽ cos sự khác biệt so với khi cấp mới. Bạn có thể xem thêm tại khoản 3, 4, 5 điều này để có thể hiểu rõ hơn hoặc liên hệ nhân viên tư vấn tại Nam Việt Luật hỗ trợ bạn.

    Các dịch vụ Logistics được các nhà đầu tư quan tâm

    Những kinh nghiệm khi thành lập công ty Logistics

    1. Những điều cần lưu ý trước khi thành lập công ty Logistics

    Điều kiện về tên của công ty Logistics

    Tên công ty Logistics không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty khác đã được đăng ký trên cổng đăng ký doanh nghiệp, áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

    Để đảm bảo đúng quy định của luật tên công ty giải trí phải bảo đảm ít nhất có hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

    >> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty.

    Điều kiện về vốn và kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty Logistics

    Vốn là vấn đề quan trọng khi doanh nghiệp mở công ty. Trên thực tế, vì lĩnh vực rất đa dạng nên vốn thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khả năng hay điều kiện về tài chính, kinh tế của doanh nghiệp, chủ đầu tư và yêu cầu về vốn của từng ngành nghề khi đăng ký kinh doanh.

    >>Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?

    Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp với  khả năng, điều kiện của công ty mình hoặc tùy theo quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh.

    >> Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?

    Điều kiện về loại hình của công ty Logistics khi đăng ký kinh doanh

    Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn khi thành lập công ty Logistics mà điều kiện về chủ sở hữu công ty có thể có điều kiện khác nhau. Hiện nay pháp luật đang quy định về 4 loại hình doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn:

    • Doanh nghiệp tư nhân;

    • Công ty hợp danh;

    • Công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên;

    • Công ty cổ phần.

    Đối với công ty tư nhân và công ty hợp danh thì chủ sở hữu chỉ có thể là cá nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần thì chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức đều được.

    >> Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

    Điều kiện về địa chỉ đặt công ty Logistics

    Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định cụ thể về địa chỉ công ty như sau:

    Trụ sở chính của công ty đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

    Theo Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 và Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.

    >> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty

    Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh công ty Logistics

    – Khi thành lập công ty Logistics thì doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp, liên quan để có thể tiến hành mở công ty.

    – Một số ngành nghề kinh doanh lĩnh vực logistics

    Ngành nghề

    Mã ngành

    Dịch vụ đóng gói

    8292

    Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

    5210

    Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

    7120

    Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

    5229

    Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

    5222

    Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

    5012

    Bốc xếp hàng hóa

    5224

    Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

    4933

    Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa

    5022

    Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp

    4653

    Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

    4659

    Cho thuê xe có động cơ

    7710

     Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của công ty Logistics

    • Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    • Công ty cần chọn người đại diện pháp luật có năng lực, khả năng, bởi đây là người quan trọng, quyết định những công việc liên quan đến công ty. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.

    2. Những thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty Logistics

    Bước 1: Treo bảng hiệu công ty logistic

    Công ty logistics cần đặt làm bảng hiệu công ty có đầy đủ những thông tin cần thiết và thực hiện treo bảng hiệu công ty theo đúng quy định và thuận tiện cho việc quản lý.

    Bước 2: Doanh nghiệp phải mua chữ ký số

    • Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.

    • Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

    Bước 3: Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty

    Công ty logistics cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.

    Bước 4 Tiến hành kê khai và đóng thuế

    Công ty logistics cần thực hiện kê khai và nộp tờ kê khai thuế đầy đủ, đúng thời hạn sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh.

    Hơn nữa, doanh nghiệp cần đóng những loại thuế như:

    + Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý.

    + Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng theo mức lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp.

    + Thuế môn bài, đóng sau khi công ty thành lập, trong vòng 30 ngày. Mức thuế môn bài do mức vốn điều lệ công ty kê khai quyết định.

    Bước 5: Góp vốn vào công ty logistics

    • Thành viên, cổ đông công ty logistics phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    • Thành viên, cổ đông công ty có thể góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản đã cam kết. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

    >>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp.

    Bước 6: Thuê kế toán và sử dụng dịch vụ kế toán

    Công ty logistics cần thuê một kế toán để có thể quyết toán sổ sách, thuế ban đầu, nộp tờ khai thuế đúng quy định. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Nam Việt Luật.

    Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật

    Dịch vụ thành lập công ty Logistics tại Nam Việt Luật

    Thấu hiểu những lo lắng của nhiều đơn vị khi bắt tay thực hiện các công tác giấy tờ, thủ tục, hồ sơ… Hãy đến với dịch vụ thành lập công ty truyền thông của Nam Việt Luật, Quý khách hàng sẽ có những lợi ích sau:

    • Tư vấn chi tiết & đầy đủ về các quy định của pháp luật có liên quan;

    • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ & chuẩn bị giấy tờ theo đúng quy định;

    • Đại diện nộp hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính với Phòng đăng ký kinh doanh;

    • Tư vấn các cách thức chọn mã ngành nghề để đạt kết quả tốt nhất;

    • Thành lập công ty và làm thủ tục xin các Giấy phép con liên quan tới ngành nghề kinh doanh;

    • Sẽ thay mặt khách hàng thông qua Hợp đồng ủy quyền để nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    • Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, bổ sung, điều chỉnh hồ sơ nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

    • Khách hàng chỉ cần cung cấp những hồ sơ cần thiết, đơn giản, còn những hồ sơ khác Công ty sẽ soạn thảo và chuẩn bị theo đúng quy định của pháp luật;

    Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty Logistics của Nam Việt Luật

    ——————————————————————————————————–

    Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty logictics,, thủ tục đăng ký giấy phép thành lập thành lập công ty logictics, dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Để tinh gọn thủ tục cũng như tiết kiệm thời gian & công sức, hãy để Nam Việt Luật giúp bạn!