Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải – Quy trình & Điều kiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh vận tải;

  • Điều lệ công ty;

  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Bước 4: Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế

  • Treo biển tại trụ sở công ty;

  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;

  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;

  • Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;

  • Kê khai và nộp thuế môn bài;

  • In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.

 

Bước 5: Xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Trường hợp 1: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Cơ quan giải quyết: Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.

——————————————————————————

Trường hợp 2: Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm (trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường sắt)

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận tải hàng nguy hiểm;
  • Bảng kê danh mục, khối lượng và tuyến vận tải hàng nguy hiểm (ga đi, ga đến); danh sách người áp tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp đối với hợp đồng vận tải hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt giữa người thuê vận tải hàng nguy hiểm với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
  • Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận tải hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm;
  • Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận tải theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

Cơ quan giải quyết:

  • Bộ Công an cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 và không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Quốc phòng cấp giấy phép vận tải hoặc mệnh lệnh vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 5, 7 và 8;
  • Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại thuốc bảo vệ thực vật;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc loại 6.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho người đề nghị.

—————————————————————————–

Trường hợp 3: Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không

Khách hàng chỉ cần chuẩn bị Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân gồm thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập.

Mọi thủ tục còn lại, Quốc Luật sẽ giúp bạn:

  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh lĩnh vực xây dựng theo thông tin doanh nghiệp cung cấp và theo đúng với quy định của pháp luật;

  • Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giúp doanh nghiệp đăng ký thành lập;

  • Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập của doanh nghiệp;

  • Hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục pháp lý có liên quan sau khi Thành lập công ty;

  • Tư vấn các thủ tục về pháp luật, thuế, kế toán cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Qúy khách vui lòng tham khảo Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Bảng giá dịch vụ của chúng tôi tại đây: Thành lập công ty trọn gói

Dịch vụ thành lập công ty


Qúy khách có nhu cầu thành lập Công ty Xây dựng có nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vui lòng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết: 

Thành lập công ty xây dựng có nguồn vốn nước ngoài tại Việt Nam