Thánh Augustino, Chủ Chăn Và Tiến Sĩ
THÁNH AUGUSTIN
CHỦ
CHĂN VÀ TIẾN SĨ
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thánh Augustin được kể vào thời hoàng kim của các Giáo
Phụ, dù ngài đến sau và rất khác. Năm 395, khi ngài trở thành Giám Mục, trong
35 năm, thì tất cả các Giáo Phụ miền Cappadoce đã khuất bóng ; Théodose, vị
hoàng đế cuối cùng của nền thống nhất đã băng hà, và hai năm sau thánh Ambroise
cũng theo chân. Ðức Giám Mục thành Milan đã đón nhận vị giáo sư xuất sắc, lúc
bấy giờ đang vướng vào thuyết Maniché, với tình “phụ tử và lòng nhân từ của một vị Giám Mục”, thánh
nhân đã giảng dạy và Rửa tội cho ngài. Khi thánh Ambroise mất, Augustin chỉ mới
bắt đầu soạn cuốn “Tự thuật”, hầu
như tất cả công trình sáng tác của ngài vẫn còn ở phía trước. Trong số các Giáo
Phụ lớn, chỉ còn mình thánh Jérome, với “tuổi
già sắp chết” của mình, cùng đi suốt 25 năm với vị Giám Mục
Hippone mà ngài gọi rất đúng là “chàng
trai trẻ”. Dù sao vị Giám Mục Phi Châu này rất khác với các
Giám Mục Hylạp và những vị Latinh sống nhờ vào di sản của các ngài. Augustin
hầu như là người tự đào tạo chính mình. Qua sự tiếp xúc với triết học ngoại
giáo và dựa trên nền tảng truyền thống Latinh, đồng thời nhờ trí tuệ và một đời
sống tinh thần phong phú, ngài đã xây dựng nên một nền thần học của riêng mình,
một nền thần học phong phú nhất mà Tây phương chưa từng biết đến.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
I. CUỘC TRỞ LẠI (386) VÀ CUỐN “TỰ
THUẬT” (397)
CON ÐƯỜNG ÐI ÐẾN MỘT NIỀM TIN MÃNH LIỆT.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Augustin sinh ngày 13 tháng 11 năm 354 tại Thagaste xứ
Numidie, nay là Souk-Ahras, Algérie. Monique mẹ ngài, một Kitô hữu, và cha
ngài, một người ngoại giáo mãi cho tới trước ngày chết, làm thành một gia đình
tiểu trưởng giả : ít tài sản nhưng nhiều tham vọng đối với con cái. Chàng thanh
niên theo học các lớp tu từ tại Madaure, một trung tâm trí thức có tiếng, nhưng
vì thiếu tiền, việc học bị chậm lại và không kéo dài được. Ngài chỉ biết chút
ít tiếng Hylạp, nhưng cũng chẳng đào sâu thêm. Triết học của ngài là triết học
của một người tự học. Năm 18 tuổi, ngài trở thành cha của Adéodat và ngài đã
trung thành với người bạn gái suốt 15 năm. Trong cuộc đời có phần phóng túng
này, ngài bỏ mặc cho đức tin leo lét, nhưng vẫn giữ tên Chúa Kitô nơi đáy lòng
mình. Một tác phẩm đời, mà nay đã mất, là cuốn Hortensius của Cicéron, nhắc lại
cho ngài “sự bất tử của đức khôn
ngoan” và đánh thức trong ngài niềm khắc khoải về Thiên Chúa : “Con đã bắt đầu chỗi dậy để trở lại với
Ngài”. Augustin đã 19 tuổi và đã bắt đầu dạy tu từ học. Tham
vọng đưa ngài tới Thagaste, đến Carthage trong 9 năm, đến Roma và cuối cùng vào
năm 384 đến Milan, ở đó ngài còn được viên thị trưởng nổi tiếng là Symaque chọn
làm nhà diễn thuyết chính thức của triều đình. Trong suốt quãng thời gian này,
ngài bị thuyết Maniché lôi cuốn. Thế nhưng ngài dần dần cảm thấy dè dặt trước
chủ trương duy vật của hệ thống và sự an toàn tuyệt đối của niềm tin mà chủ
thuyết này muốn khẳng định, và rồi, cuộc gặp gỡ với Fauste, một Giám Mục phái
Maniché ở Milève và là nhà thông thái của giáo phái, tuy không đi đến sự cắt
đứt hoàn toàn nhưng cũng làm cho ngài thêm ngờ vực. Tại Milan, ngài theo dõi
các bài giảng thuyết của thánh Ambroise, người đã làm cho ngài “say mê bằng sự dịu ngọt trong các điễn từ của
người” và bằng khoa chú giải thiêng liêng các sách Cựu Ước.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Sau cuộc khủng hoảng do chủ thuyết hoài nghi (scepticisme)
ngài còn khám phá ra tính thiêng liêng của Thiên Chúa và luôn cảm thấy trong
đáy sâu tâm hồn mình “niềm tin vào Ðức
Giêsu Kitô đã bén rễ vững chắc”. Thế rồi, mẹ ngài, các bạn
Alypius, Nébridius và chắc là cả Romanianus giàu có, đến với ngài. Tuy nhiên,
chúng ta đừng vội tưởng đấy là tấm phông đẹp đẽ dựng nên để chuẩn bị cho một
biến cố soi sáng, giác ngộ bất ngờ. Ðể dễ bề thăng tiến hơn trên con đường sự
nghiệp, và với sự trợ lực của bà Monique, ngài đã bỏ người mẹ của Adéodat và
đính ước với một cô gái rất trẻ tại nơi ngài ở, rồi trong khi chờ đợi nàng tới
tuổi kết hôn, ngài lại kiếm một phụ nữ khác . Nhưng, sau một thời gian say mê
phái khắc kỷ, ngài khám phá ra tác phẩm Ennéades của Plotin do Marius
Victorinus dịch, tác phẩm này đã vén mở cho ngài một thứ thần học về Ngôi Lời
cùng với tính chất thuần túy tiêu cực của sự dữ, và về thế giới bên kia, là
những điều mà các dữ kiện của mạc khải Kitô giáo sẽ bổ túc và thăng hoa. Tư
tưởng của ngài thực sự bị lay động. Nhưng vì yếu đuối, ngài vẫn còn cưỡng lại
sự lay động đó. Cuối cùng, ngài đọc các thư thánh Phaolô, những bức thư công bố
về Ngôi Lời Nhập Thể, về Ơn Cứu Ðộ như là Hồng Ân của Thiên Chúa và về sự khiêm
hạ. Ngài còn gặp được cuốn sách nổi tiếng :
“Hạnh thánh Antoine”. Các biến cố xảy ra làm tăng thêm tác
động của những gì ngài đọc : những cuộc trở lại, như cuộc trở lại của nhà tu từ
nổi tiếng Marius Victorius, vốn là người theo thuyết Tân-Platon. Ngài bị bao
vây tứ phía. Cuối cùng, vào tháng 8 năm 836 trong khu vườn nhà, một giọng nói
cất lên : “Hãy cầm lấy, hãy đọc, hãy
cầm lấy, hãy đọc”. Ngài mở thư thánh Phaolô (Rm 13, 13) và “Tất cả những bóng tối nghi nan đã tan
biến” : “Ngài đã quay con về phía Ngài, đến nỗi con không còn tìm
kiếm vợ, cũng chẳng tìm bất cứ điều gì người ta hy vọng ở cõi đời này : con
đứng thẳng trên qui luật đức tin”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ngài từ bỏ sự nghiệp, cùng với những người thân lui về
trong gia trang của một người bạn tại Cassiciacum, ở đó ngài bàn bạc, suy nghĩ
và viết lách. Ngài chuẩn bị cho phép Thánh Tẩy mà ngài sẽ lãnh nhận từ tay
thánh Ambroise trong đêm canh thức Phục Sinh năm 387 (24 – 25.4). ngài sắp lên
đường về lại Phi Châu thì mẹ ngài mất tại Ostie. Việc khởi hành được hoãn lại
tới mùa thu năm 388. Cuối cùng ngài tới Thagaste, ở đó, cùng với các bạn, ngài
sống một cuộc đời “tìm vui” trong
triết học và tôn giáo. Nhưng rồi, mặc dầu là người thường trốn tránh các thành
phố có Tòa Giám Mục đang trống ngôi, khi đi ngang Hippone, dân chúng đã bắt
ngài để làm phụ tá cho Ðức Giám Mục Valère già yếu : “Bị bắt, tôi đã được phong chức Linh Mục, rồi từ đó, tôi lên chức
Giám Mục” vào năm 395.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trong bản thành tích của mình, Augustin đã soạn được một
tác phẩm, vào khoảng năm 380, ngài bắt đầu viết khảo luận “Sur le beau et le convenable” (về
cái đẹp và về sự thích hợp) nay đã thất lạc. Thoời gian lưu trú ở Cassiacum gắn
liền với những tác phẩm triết học : “Contre
les académiciens sceptiques” (chống phái Platon-Hoài Nghi), “Du bonheur” (Về hạnh phúc), “De lordre” (Về trật tự). Khi về
Thagaste và cả sau đó, nguồn cảm hứng triết học của ngài hãy còn rất phong phú
; “De limmortalité de lâme” (Về
tính bất tử của linh hồn), “De la
quantité de lâme” (Về tượng tính của linh hồn), “Du libre arbitre” (Về ý chí tự
do), trong đó ngài trình bày tư tưởng ban đầu của ngài về vấn đề này, khác biệt
với những quan điểm về sau. “Du
Maitre” (Về Vị Tôn Sư), trong đó ngài dành cho “Vị Thầy nội tâm” mãi mãi chiếm
vị trí hàng đầu, và bàn luận với người con 16 tuổi về giá trị của ngôn ngữ đối
với tri thức. Ngài còn bàn về “Tôn giáo
đích thực” (De la vraie religion). Trong tác phẩm này ngài cho
thấy tầm quan trọng của lý trí đối với thế giá của đức tin, dưới sự dẫn dắt của
Chúa, một vấn đề mà ngài sẽ đề cập trong cuốn “Lutilité
de croire” (Sự hữu ích của lòng tin) được soạn lại sau đó ít
lâu, và về sau được dùng để chống lại phái Manichée, và trong khảo luận “De la Trinité” (Về Ba Ngôi).
Xung quanh Phép Rửa mà ngài lãnh nhận, ngài đã khai mào một cuộc đối thoại với
lý trí của mình về những vấn đề siêu hình và về cuộc đời Kitô hữu : đó là “những lời tự thoại” (Soliloques)
mà đặc tính riêng tư của nó báo trước kiệt tác, cuốn “Confessions” (Tự thuật).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
“CON
KIẾM CHO MÌNH MỘT NGƯỜI ÐÀN BÀ KHÁC .”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tuy nhiên, tội lỗi
con ngày càng chồng chất. Khi người phụ nữ đã quen chung chăn xẻ gối với con (1)
bị giựt khỏi con như một trở ngại cho cuộc hôn nhân, thì điều đó khiến cho trái
tim con, trái tim mà cô ta từng gắn bó, tan nát, mang lấy vết thương và cứ mãi
rướm máu. Nàng trở về Phi châu khi đã hứa với Chúa sẽ không biết một người đàn
ông nào khác và để lại cho con đức con sinh ra từ cuộc sống chúng ấy.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nhưng con, trong nỗi
bất hạnh của mình, con đã không thể theo gương người phụ nữ. Vì con chẳng phải
là người yêu thích hôn nhân cho bằng là tên nô lệ lạc thú, con không thể chịu
đựng nổi cái kỳ hạn theo đó hai năm sau con mới cưới người phụ nữ con mong ước,
nên con đã kiếm cho mình một người đàn bà khác, không hề là vợ, để một cách nào
đó nuôi dưỡng và kéo dài cơn bệnh của tâm hồn con, một cơn bệnh vẫn còn y
nguyên, hay đã nặng thêm, do một thói quen con còn giữ mãi cho tới khi cưới.
Nhưng điều đó không thể chữa lành vết thương sâu nặng mà sự giựt bỏ ngày trước
gây ra : sau cơn đau cháy bỏng và dữ dội, vết thưông đã mưng mủ và niềm đau như
càng thêm băng giá và tuyệt vọng hơn.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Xin chúc tụng Chúa,
xin tôn vinh Danh Ngài, lạy nguồn mạch xót thương. Phần con, con đã trở nên
khốn khổ hơn, còn Chúa lại gần gũi hơn. Giữa lúc đó cánh tay phải của Ngài ở đó
giựt thoát con khỏi bùn nhơ và rửa sạch, nhưng con lại không hay biết. Chỉ có
nỗi sợ hãi trước cái chết và sự phán xét mai sau của Chúa mới khiến con tránh
rơi sâu hơn vào hố thẳm của thú vui xác thịt, một nỗi sợ hãi vẫn hằng canh cánh
bên lòng qua bao nhiêu bước đường lầm lạc rõ ràng trong tư tưởng của con.
(Confessions VI. 15, 25 – 16, 26. Texte CUF 1925, p. 141 – 142, Trad.
Personnelle).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
TỪ
TÁC PHẨM HORTENSIUS ÐẾN PLOTIN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Từ tuổi 19, sau khi
đọc một tác phẩm của Cicéron mà người ta gọi là Hortencius tại trường của nhà
tu từ, lòng tôi cháy bừng ngọn lửa yêu mến đối với triết học, đến nỗi tôi dự
tính sẽ miệt mài với nó, không trì hoãn. Nhưng con đường tìm kiếm của tôi không
thiếu mây mù làm lạc lối. Phải thú nhận rằng trong một thời gian dài, tôi đã để
mình bị dẫn dắt trong lầm lạc, khi dán mắt vào các vì sao băng mình trong
khoảng mênh mông. Quả vậy, một nỗi ngại ngùng trẻ con khiến tôi thấy sợ sự tìm
kiếm đích thực. Khi tôi chỗi dậy và xua tan những bóng tối đó, tôi cảm thấy xác
tín rằng, phải tín nhiệm những người dạy dỗ hơn là những người áp đặt. Tôi rơi
vào tay những người nắm giữ thứ ánh sáng mà người ta nhìn thấy bằng mắt, đôi
mắt được xem như xứng đáng với sự phụng thờ dành cho các thực tại tối cao và
thần linh. Tôi không tán thành, nhưng tôi nghĩ rằng họ che giấu sau những bức
màn đó một điều gì đó lớn lao mà họ sẽ đến vén mở (2). Nhưng, khi đã
hiểu rõ họ, tôi trốn thoát ra đi, nhất là khi băng qua biển cả, chính những
người theo thuyết Platon đã kìm giữ bánh lái thuyền tôi giữa trùng khơi, phải
chống chọi với muôn sóng gió.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Sau đó, tôi đã tới
miền đất tôi đang ở. Tại đây tôi học biết phải tín thác vào ánh sao nào. Thật
vậy, qua những cuộctrao đổi với Ðức Giám Mục của chúng ta, cũng như qua một vài
lần nói chuyện với ngài (3) , tôi hiểu ra rằng Thiên Chúa chỉ có thể
quan niệm như là Ðấng vô hình vô thể (incorporel), linh hồn cũng vậy, vì trong
số các hữu thể, chỉ có linh hồn là gần với Thiên Chúa hơn. Nhưng xin thú nhận
rằng, lúc đó sự lôi cuốn của đàn bà và danh vọng đã ngăn cản tôi lao nhanh vào
khung trời triết học. Tôi dự tính đạt cho được những lợi thú đó trước rồi cuối
cùng, như một số kẻ đã no đầy có thể thực hiện, tôi sẽ hết sức giương buồm,
tung cánh, bay vào lãnh vực triết học và an nghỉ trong đó.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nhưng, sau khi đọc
một ít sách của Plotin mà tôi biết ngài cũng rất ham thích, sau khi đã hết sức
đối chiếu và dựa vào thẩm quyền của những người đã trao cho chúng ta các Mầu
Nhiệm Thánh, thì lòng tôi như thiêu đốt, đến nỗi tôi muốn cắt bỏ mọi dây neo
ràng buộc, nếu như lòng quí mến của tôi đối với một số người không làm tôi ban
khoăn nghĩ ngợi.
Du Bonheur I, 4 Bibl.Augustin. IV, 1,
R. Jolivet, 1948,
p. 227 – 229 et J. Daigon. Ibid. 1986,
p 55 – 59 Trad. Modifiée.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
(1) Việc chung sống
là một tình trạng gần như đã được nhìn nhận và sự chung thủy của bà là một
á-nhân-đức (semi – vertu).
(2) Ở đây, Augustin
gợi lại kinh nghiệm về thuyết Manichée của ngài trước khi nói về những người
theo triết thuyết Platon.
(3) Ngài nói với
Mallius Théodorus, một lãnh sự, là Kitô hữu, chịu ảnh hưởng triết Platon
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
TỪ
PLOTIN TỚI THÁNH PHAOLÔ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thế rồi, một cuốn
sách thật tràn đầy, nói như Cellinus, đã đổ xuống trên chúng tôi những hương
thơm của xứ Ảrập và nhỏ xuống trên những ngọn lửa bé nhỏ này những giọt tinh dầu
quí giá. Thật không tin nổi, thưa ngài Romanianus, thật không tin nổi, và vựot
xa những gì ngài có thể tưởng về tôi. Biết nói sao nữa ? Ðối với tôi, đối với
con người tôi, đám lửa sáng rực mà những giọt tinh dầu đó làm bừng lên, thật
không tin nổi (1) . Từ nay, có thứ danh dự, danh vọng thế nhân nào,
có thứ thèm khát nào, có thứ vinh hoa phù phiếm nào, có thứ quyến rũ, quyến
luyến nào trong cõi đời này có thể chạm đến tôi được ? Ngay lập tức, tôi vội vã
trở về với lòng mình. Thú thực rằng, tôi chỉ liếc nhìn qua cái tôn giáo vốn đã
được cấy trồng trong tôi từ thưở ấu thơ, và như đã ăn sâu đến tận xương tủy,
chính tôn giáo đó mới là điều lôi cuốn tôi mà tôi nào có hay. Và thế là, tôi
lảo đảo, hết sức vội vàng nhưng cũng thật do dự, cầm lấy sách Tông Ðồ Phaolô,
tôi tự nhủ, những người này hẳn không thể làm những việc lớn lao đến thế, không
thể sống như họ chắc chắn đã sống, nếu Thánh Kinh và giáo thuyết của họ lại mâu
thuẩn với một sự thiện lớn lao dường ấy. Tôi đã đọc trọn cuốn sách một cách rất
chăm chú và với tâm hồn hết sức trong sáng.
(Contre les académiciens II, II, 5,
Bibl. Augustin IV, 1,
1948, p. 69, Trad. Inspirée de R.
Jolivet).
LÒNG
KHAO KHÁT CHIÊM NGẮM.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
2. Ôi Thiên Chúa Ðấng
sáng tạo vũ hoàn. Xin ban cho con, trước hết, được biết nguyện cầu cùng Ngài
cho nên, cho con xứng đáng được nhậm lời và sau cùng xin cho con được giải
thoát (.) Ôi Thiên Chúa, Người Cha của chân lý, của khôn ngoan, Người Cha của
sự sống đích thật và tối thượng, Người Cha của Chân hạnh phúc, của Thiện và Mỹ,
Người Cha của ánh sáng khả tri, của sự thức tỉnh và giác ngộ của chúng con,
Người Cha của những lời hứa khiến chúng con dạn dĩ trở lại cùng Ngài.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
3. Con cầu khấn cùng
Ngài, ôi lạy Thiên Chúa chân lý ; trong Ngài, vì Ngài và nhờ Ngài mà tất cả
những gì chân thật là chân thật, Thiên Chúa khôn ngoan, trong Ngài, vì Ngài và
nhờ Ngài, tất cả những gì khôn ngoan là khôn ngoan (.) Thiên Chúa mà Vương Quốc
của Ngài là tất cả thế giới mà giác quan chúng con không hay biết (.). Ôi lạy
Thiên Chúa, Ðấng mà nếu quay lại với Ngài chúng con sẽ chỗi dậy, lưu lại trong
Ngài chúng con sẽ đứng vững. Thiên Chúa, Ðấng mà nếu rời bỏ Ngài chúng con sẽ
chết, trở lại cùng Ngài, chúng con sống lại và cư ngụ nơi Ngài, chúng con được
sống. Ôi Thiên Chúa, Ðấng mà chẳng ai mất Ngài nếu đã không lầm lạc, Ðấng mà
không tìm kiếm nếu không được Ngài đón trước, và không ai gặp được nếu đã không
nên thanh sạch tinh tuyền. Ôi Thiên Chúa, từ bỏ Ngài và chết chỉ là một. Lạy
Thiên Chúa, niềm tin thúc đẩy chúng con đến với Ngài, niềm hy vọng nâng chúng
con lên cùng Ngài và niềm yêu mến liên kết chúng con với Ngài (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
5. Này đây, con yêu
Ngài, chỉ mình Ngài mà thôi. Con theo Ngài, chỉ mình Ngài mà thôi, con tìm kiếm
Ngài, chỉ một mình Ngài ; con sẵn lòng phục vụ Ngài, chỉ một mình Ngài mà thôi
; và chỉ mình Ngài mới đúng là vị Tôn Sư. Con khao khát tùy thuộc vào Ngài
(.).xin xua trừ sự điên rồ khỏi con để con nhận biết Ngài. Xin nói cho con phải
quay về đâu để khám phá ra Ngài và con hy vọng sẽ chu toàn tất cả những gì Ngài
truyền phán (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
6. (.) Ôi lạy Cha,
xin cho con tìm kiếm Ngài và giải thoát con khỏi lầm lạc. Ước gì trong cuộc tìm
kiếm, ngoài Ngài ra con không tìm kiếm bất cứ điều gì khác. Nếu quả con không
khao khát gì ngoài Ngài thì, ôi lạy Cha, con nguyện xin Ngài cho con được tìm
thấy Ngài. Và nếu trong con còn đọng lại niềm khao khát vô ích nào đó, thì xin
chính Ngài hãy gột bỏ khỏi con và làm cho con có thể nhìn thấy Ngài.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
——————
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
(1) Những cuốn sách
được đề cập ở đầu đoạn là những tác phẩm của những người theo triết thuyết
Platon. “Ngọn lửa bé nhỏ” là sở thích triết học, nay có phần phai
lạt, đã từng sưởi ấm Augustin trước khi ngài khám phá ra Plotin. Ở đây, ngài
bộc lộ niềm hứng khởi của mình Với Romanianus, bạn và là ân nhân của ngài.
Trong cuốn “Rétractation”, sự ngưỡng mộ này giảm đi.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
(soliloques, I, 1. 2 – 6. Bibl.
Augustin. V, 2, 1939,
p. 27 – 35, trad. Personnelle)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
NB. Lời cầu nguyện
tốt đẹp này, được dâng lên Thiên Chúa của các triết gia, hãy còn nặng màu sắc
của triết thuyết Platon. Tuy nhiên, một vài đề tài Kitô giáo và thậm chí đặc
thù của Augustin đã xuất hiện : những nhân đức chính (ban đức), việc tìm kiếm
Thiên Chúa, vai trò của ân sủng.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
BẢN TỔNG KẾT GIAI ÐOẠN
ÐẦU DƯỚI CÁI NHÌN CỦA THIÊN CHÚA.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Bộ “Confessions”
(Tự thuật, Lời trần tình) được soạn từ năm 397 – 461, thuật lại,
trong chín cuốn đầu và kết thúc ở cuốn thứ mười, cuộc đời thánh Augustin cho
tới khi mẹ ngài qua đời : Ngài nói đến nỗi khốn cùng của con người không có
Thiên Chúa, và sự vươn lên từng bước của ngài đến niềm tôn thờ một Thiên Chúa
hiện diện. Nhưng đây không phải là một trình thuật, một nhật ký, cũng không
phải là góp nhặt các kỷ niệm. “Confessions”
là một lời cầu nguyện dài hơn là một tài liệu lịch sử. Trong lời cầu
nguyện đó, tác giả thân thưa với Chúa về 34 năm cuộc đời, ngài suy gẫm hành
trình thiêng liêng của mình, sống lại cuộc tìm kiếm Thiên Chúa, vừa xưng thú
những bước chân lìa xa Thiên Chúa (aversions) của con người mình, đồng thời
công bố lòng thương xót toàn năng không hề lay chuyển của Thiên Chúa đã thứ tha
và nâng ngài dậy. Trong “hố thẳm của ý
thức nhân linh” ngài cố nắm bắt tia phản chiếu của Thiên Chúa
vốn đã bị dục vọng dập tắt, cho đến khi phục hồi được hình ảnh trong cuộc trùng
phùng với Thiên Chúa : “Ngài đã tạo
dựng chúng con hướng về Ngài, tâm hồn chúng con xao xuyến bao lâu chưa được nghỉ
yên trong Chúa” (I, 1, 1 Conff.) Con người – Augustin chỉ thật
là mình khi được sự hiện diện của Thiên Chúa nâng cao, siêu vượt trên chính
mình ; Thiên Chúa, Ðấng hiện diện “sâu
thẳm hơn những gì sâu thẳm nhất của con, và cao vút hơn những gì cao vút nhất
của con”. Thiên Chúa hiện diện trong nội tâm nhưng tội lỗi phân
tán con người ra ngoại giới, khiến con người thẩn thơ với dấu chỉ mà không màng
đến ý nghĩa, dừng lại nơi nghệ phẩm mà không biết đến người nghệ sĩ. Chính “trong nội tâm”, “chốn thâm nội vĩnh
hằng” mà Augustin gặp lại được Thiên Chúa của mình. Ðây là con
đường thường hằng của Augustin và cũng là nét độc sáng của ngài.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ngay trong cuốn Soliloques (Tự thoại),
ngài đã cầu xin với Vị “Thiên Chúa
không hề đổi thay, xin cho con biết con và xin cho con biết Chúa. Ðó là tất cả
điều con nài xin”. Ngài biết chiêm ngưỡng vũ trụ, nhưng con
người mới là điều duy nhất ngài lưu tâm, vì chính qua con người mà ngài tìm gặp
Thiên Chúa. Sau này trong “khảo luận về
Tin Mừng Thánh Gioan” (Traités sur lÉvang de Saint Jean) ngài
giải thích dài hơn : “Hãy trở vào tâm
hồn con (.), hình ảnh Thiên Chúa là ở đó”. Người Hylạp nghiên
cứu niềm tin thướng là nơi đối tượng mà họ phóng chiếu sang bên kia (au-delà),
ra bên ngoài (au-dehors) trong khi Augustin lại đi từ chính huyền nhiệm của con
người mình, “một câu hỏi vĩ đại”, để
đến với huyền nhiệm Thiên Chúa. Theo hướng đi đó, trong chín cuốn đều của bộ
Confessions, ngài xem xét dưới góc độ chủ thể sự gắn bó tiệm tiến của một chủ
vị, một cái “tôi” với
đối tượng đức tin. Còn trong cuốn mười ngài trình bày hiện trạng của mình vào
năm 400 : “Không phải như tôi đã là,
nhưng như tôi đang là”. Ngài ngợi ca thời-gian-tìm-lại-được
(temps retrouvé) trong “những lâu đài
mênh mông của ký ức”, của thời gian, ngợi ca ân sủng của Thiên
Chúa và sự đáp trả luôn luôn bất toàn của con người. Tiếp đó, Augustin xác định
rõ ràng, ngài xưng ra những điều đó không chỉ với Thiên Chúa “mà còn với các độc giả của ngài”, với
các “nhân chứng”, “những đồng
bạn nghèo khó” và là “những
người bạn đường” của ngài, như ngài nói sau này, và ngài chờ
đợi nơi họ, không phải một sự tò mò thiếu lành mạnh, nhưng là những “tấm lòng huynh đệ”, cùng tìm
kiếm với ngài. Họ cùng nhau hướng về phía Chúa, trong tình yêu thương lẫn nhau,
và đó cũng chính là tình yêu đối với Thiên Chúa. Cuối cùng, ngài dành các cuốn
XI – XIII để bàn về những chương đầu sách Khởi Nguyên, là những chương thiết
lập mối dây nối kết đích thực giữa con người và Thiên Chúa trong công cuộc tạo
dựng, hình ảnh của Giáo Hội và là bằng chứng về vinh quang mai sau.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Suy tư về triết học và thần học tất
nhiên làm cho diễn tiến câu chuyện chậm lại, thêm nhiều trang khô khan và đôi
khi gai góc, khó hiểu. Tuy nhiên, việc đào sâu suy tư là điều cốt yếu trong ý
định của Augustin : cây lê bị đức trẻ vô cớ tàn phá minh họa cho những tác hại
và những nguy hiểm của tự do con người. nghiên cứu tâm lý được đẩy đi rất xa,
ngay cả đối với những cảm xúc mà đối với chúng ta có vẻ quá tầm thường, chẳng
hạn như việc khóc ở rạp hát. Chính những phân tích tâm lý này đã khiến cho bộ “Tự thuật” trở thành miếng mồi
cho các nhà phân tâm học thuộc đủ mọi hạng. Cùng với bộ Vulgata (Bản Phổ
Thông), cuộc đối thoại chân thành và khiêm tốn này giữa một con người với Thiên
Chúa của mình – “Chỉ một mình con trước
Thánh Nhan Ngài”, diễn tả bằng một ngôn ngữ tao nhã, đã làm
thành tòa lâu đài tráng lệ nhất của nền văn chương Latinh Kitô giáo và là một
trong những tác phẩm cổ điển của văn chương Tây phương.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
NỘI
TÂM HÓA : “ÐIỀU TÔI YÊU KHI TÔI YÊU THIÊN CHÚA”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Lay chúa, con ý thức
chắc chắn chứ không nghi ngờ rằng con yêu Ngài. Chúa đã đánh động trái tim con
bằng Lời của Chúa và con đã yêu Chúa. Nhưng bầu trời, trái đất và mọi điều
chúng chứa đựng, tất cả đều nói với con : Hãy yêu Ngài, chúng không ngừng nói
điều đó với tất cả mọi người để họ không còn lời bàu chữa .
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nhưng con yêu gì khi
yêu Ngài ? Ðó không phải là vẻ đẹp của một thân hình, không phải sự quyến rũ
của một khoảnh khắc, không phải vẻ huy hoàng của làn ánh sáng, vốn thân quen
với mắt con, cũng chẳng phải sự dịu dàng của những giai điệu trữ tình được hát
trên mọi cung bậc, không phải hương của hoa, của dầu hay hương liệu, chẳng phải
man-na, chẳng phải mật ong, cũng không phải những tay chân khéo léo trong vòng
ôm xác thịt, không, đó không phải là điều con yêu khi con yêu Chúa của con. Nhưng
dầu vậy con vẫn yêu một làn ánh sáng, một giọng nói, một hương thơm, một của
ăn, một vòng tây ôm nào đó khi con yêu Chúa của con ; ánh sáng, giọng nói,
hương thơm, của ăn, vòng tay ôm của con người nội tâm của con, nơi rực sáng
trên tâm hồn con điều mà không gian không chứa đựng, nơi ngân vang điều thời
gian không cướp mất, nơi tỏa ngát điều hơi gió không làm tan bay, nơi được
thưởng nếm thứ của ăn mà sự nghiến ngấu không làm vơi cạn, nơi nối vòng tay ghì
siết mà sự thỏa mãn không làm buông lơi. Ðấy là những gì con yêu khi con yêu
Thiên Chúa của con.
(Confessions X. 6, 8, CUF, 1926,
p. 245 – 246, trad. Personnelle).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tất cả được nội tâm
hóa trong “lâu đài ký ức” và con người tìm thấy trong mọi sự ở trong
mình cùng với Thiên Chúa”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
II. NHỮNG THỬ NGHIỆM
ÐỜI SỐNG CỘNG ÐOÀN VÀ BỘ LUẬT CỦA THÁNH AUGUSTIN.
CUỘC TÌM TÒI VỀ ÐỜI
SỐNG CỘNG ÐOÀN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Khi thánh Augustin bắt đầu soạn cuốn “Tự Thuật” , năm 397, thì ngài
cũng dự tính một công trình khác ngắn hơn, ít hấp dẫn hơn nhiều nhưng lại gây
ảnh hưởng quan trọng trong một lãnh vực hoàn toàn khác. Ðó là bộ quy luật đời
sống cộng đoàn. Augustin đã hoán cải giữa một cộng đoàn bằng hữu, ngay từ đầu
cuộc đối thoại của ngài với Chúa, ngài đã ca ngợi tình bạn, và đây là một chủ
đề xuyên suốt tác phẩm của ngài : “Tình
bạn thật dịu êm nhờ mối dây thân hữu liên kết nhiều tâm hồn nên một”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Như cha De Beer đã nhận xét, “nhóm”, dù đạo hay đời, đều đóng
một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Augustin. Ngay trong chuyện mình ăn
cắp lê, ngài đã nhấn mạnh đến sự “đồng
phận (consortium) của những người mà cùng với họ ngài đã phạm tội đó”, vả
lại ngài coi đó như một hoàn cảnh khiến tội thêm nặng. Sau này, khi dạy học ở
Carthage, ngài lập một hội ái hữu đúng nghĩa của nó, trao đổi với nhau rất
phong phú trong bầu không khí của thuyết Manichée. Nhiều người trong nhóm họ đã
gặp lại nhau ở Milan, và cùng một số khác, họ nhất tâm sống chung với nhau
những lúc rãnh rỗi, của cải để chung. Chính ở đây, Cộng Ðoàn đã trở về với Kitô
giáo, với sự trở lại cùng lúc của Alypius và Augustin để rồi đạt tới cuộc ẩn cư
nghiên cứu triết học tại Cassiacum, ngâm ngợi Thánh Vịnh. Evodius đã đến với họ
: “Chúng tôi ở bên nhau, nhất định sống
chung, bằng một quyết định thánh thiện”. Ở Phi Châu, xem ra
Augustin có những điều kiện tốt hơn để phục vụ đời sống cộng đoàn. Augustin đã
hiến
ngôi nhà của mình ở Thagaste [Augustin trở về Thagaste, Phi Châu, khoảng năm 388] (1).
Alypius, vị “huynh
trưởng” , sau khi tìm hiểu một cách có phương pháp, đã soạn ra
bản “Qui luật Ðan Viện” (Ordo
monasterii) và được thầy mình xem lại. Giữa lúc đó, Augustin nghĩ tới việc lập
một “đan viện của những anh em” tại
Hippone. Khi Ðức Giám Mục Valère nhờ ngài phụ giúp, thì vị phụ tá đã đặt điều
kiện là không phải rời bỏ anh em mình, trong khu vườn của Tòa Giám Mục, ngài sẽ
có một khu đất riêng rào kín. Possidius, nhà viết tiểu sử đồng thời với
Augustin cho biết những giáo hữu này sống theo tinh thần của cộng đoàn tông đồ
tại Jérusalem. Năm 396, khi trở thành người coi sóc Giáo Phận, Augustin đã dần
dần, nhưng không phải là không gặp đau khổ, áp dụng “Luật các tông đồ” cho hàng giáo sĩ của mình : tài
sản để chung, sống trong khiết tịnh và khổ chế tùy sức chịu đựng của mỗi người.
Ngài sống xa anh em giáo hữu, sợ các hoạt động mục vụ của mình làm xáo trộn sự
tĩnh lặng của họ, tuy nhiên, theo yêu cầu của giáo dân, vào khoảng năm 397 ngài
soạn cho họ một cuốn thủ bản đời sống Kitô hữu (De agone Christiano).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
BỘ LUẬT CỦA THÁNH
AUGUSTIN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Bộ luật (praeceptum) hay Chỉ Thị
(Intruction) này, cùng với 9 tác phẩm cùng loại, tất cả ít ra, đã được soạn
theo tinh thần của Augustin, mặc dầu người ta vẫn luôn tranh cãi về tính chính
thực (authenticité littéral) của các bản văn đó, bộ luật này sẽ gặt hái thành
công vang dội về sau. Cũng như bộ “Tự
Thuật” đã chuyển thành lời cầu nguyện mọi khúc quanh trong cuộc
tìm kiếm Thiên Chúa của Augustin, thì bộ luật ghi lại, chuyển thành văn, cuộc
tìm tòi lâu dài về đời sống cộng đoàn của ngài. Trong thực tế, nó tiếp nhận
những thói quen của nếp sống Roma, cùng với việc để giờ nghiên cứu triết học
như đã được duy trì ở Cassiacum. Ðòi hỏi khổ chế của bộ luật rất gắt gao nhưng
uyển chuyển, thích ứng với khả năng mỗi người. Tất nhiên, nó duy trì việc đọc
Kinh Thánh, nhất là sách Thánh Vịnh, vì lúc bấy giờ Thánh Vịnh diễn tả tuyệt
vời niềm hăng say nhiệt thành của những chàng thanh niên mới trở lại. Một trong
số các tác phẩm cùng loại còn nói lên mối quan tâm làm sao có được một bản dịch
chính xác và tao nhã. Trong các vấn đề liên quan đến Kinh Thánh, vị “huynh trưởng” (Prévêt) có thể
được môt Linh Mục giúp đỡ. Trong một tác phẩm soạn năm 401, “Về các sinh hoạt của đan sĩ”
(Sur les activités des moines) có cách diễn tả rất gần với bộ luật, thánh
Augustin đòi anh em ngài ở Carthage, bên cạnh việc cầu nguyện, phải làm việc
trí thức, mục vụ hoặc làm việc tay chân, và ngài còn ám chỉ đến cộng đoàn Tông
Ðồ tiên khởi.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thánh Augustin đặt hai bản văn sách
Công Vụ liên quan đến cộng đoàn Jérusalem vào trung tâm của bộ luật : một mặt,
là sự duy nhất “một tấm lòng, một linh
hồn” bao hàm việc chia sẻ với nhau hoàn toàn (Cv 4, 32 – 36) và
đây là điều làm nên nền tảng và tinh thần của cộng đoàn, có giá trị phổ quát,
mặt khác là những thực hành đạo đức, chung quanh việc để chung của cải, diễn tả
tùy theo các hoàn cảnh sự duy nhất của Thiên Chúa (Cv 2, 42 – 47), khi phải
nhận định về bản luật mà Alypius soạn, ngài thấy nó quá nghiêng về thực hành,
và đã cho viết thêm vào đầu bộ luật : Trước hết chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa
và anh em đồng loại. Như thế, ở đây, ngài đặt đức ái của Thần Khí lên đầu bộ
luật, chính đức ái đó sẽ kéo theo cộng đoàn cụ thể bên ngoài. Cũng vậy sau khi
kể ra các giới luật, ngài nhắc nhở trong lời nguyện kết thúc : tinh thần bác ái
và tự do phải là sức sống linh hoạt tất cả. Các qui định cụ thể, tuy ít và có
thể thích nghi theo hoàn cảnh, nhưng chúng chỉ có ý nghĩa khi đặt vào trong
tinh thần đó. Chính Tình Yêu là lý do hiện hữu của Ðan Viện, và chính tình yêu
mới mang lại chứng tá. Lại nữa, với thời gian, dường như bộ luật được gắn vào
trong “Thành Ðô Thiên Chúa”. Có
thể hình dung các đan viện như những điểm thả neo của Tình Yêu, nơi mà Thành Ðô
Thiên Chúa vươn tới sự tỏ lộ hữu hình giữa nhân loại. Tuy nhiên, không phải chỉ
có các đan viện mới là không gian của thánh thiện, vì thánh thiện là lý tưởng
phổ quát, dành cho mọi người.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Bộ luật thánh Augustin, cùng với nhiều
bản luật khác, lần lượt xuất hiện ở Tây Phương từ thế kỷ V – VII, nhất là bộ
luật của thánh Benoit de Nursie vào thế kỷ VI, càng có một ảnh hưởng rộng lớn
hơn
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
—————–
(1) Chú thích của người dịch.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
khi nó áp dụng cho nữ đan sĩ lẫn nam
đan sĩ. Bản văn soạn cho các nữ đan sĩ nằm trong một tài liệu quan trọng (Thư
221), nhưng đôi lúc, mãi cho tới sau này, người ta nghĩ rằng ban đầu Bộ Luật
được soạn cho các nữ tu hơn là cho cộng đoàn Hippone. Dầu sao, lúc vị Giám Mục
còn sống, thì đã có các nữ tu “Augustines”,
chủ yếu sống đời chiêm niệm, nhưng họ còn lo cho các trẻ em bị bỏ
rơi. Thánh Augustin đã tổ chức hàng giáo sĩ của ngài thành cộng đoàn, theo kinh
nghiệm đã được Eusèbe de Verceil thử nghiệm 30 năm trước, rồi được thánh
Ambroise lặp lại. Theo gương Hippone, các Giám Mục của Giáo Hội Latinh ngày
càng hướng dần đến việc sống chung với các giáo sĩ xung quanh nhà thờ Chính Tòa
của các ngài. Ðó là nguồn gốc các kinh sĩ dòng rồi tiếp đến là các nữ kinh sĩ.
Bộ luật, với sự uyển chuyển và chứa đựng một kinh nhgiệm phong phú, đa dạng,
cũng đã làm phát triển ngành đan tu của mình, điển hình là các ẩn sĩ dòng thánh
Augustin rất có uy thế ở thời Trung cổ (1250), các nữ ẩn sĩ dòng thánh
Augustin, các hội dòng nghiêng về hoạt động tông đồ như dòng Ba Ngôi, dòng
Thương Xót (LOrdre de la Merci) hay dòng Nữ Tỳ (Les Servites). Ơn gọi giáo dục
và phục vụ bệnh viện manh nha ngay từ buổi đầu, đã phát triển cách lạ lùng
trong giới phụ nữ. Bộ luật – với 246 dòng, theo ấn bản phê bình của cha
Verheigen (-đã bảo đảm urbi et orbi khắp nơi) một sự hiện diện thường xuyên và
sẽ kéo dài mãi của thánh Augustin.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
BẢN
“QUI LUẬT ÐAN VIỆN” THAGASTE.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Anh em rất thân mến,
trước tiên chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa, và rồi, hãy yêu mến anh em như vậy,
bởi đó là những giới luật đầu tiên được ban cho chúng ta.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðây là cách chúng ta
phải cầu nguyện hay đọc Thánh Vịnh. Buổi sáng chúng ta sẽ đọc 3 Thánh Vịnh :
62, 5 và 89 (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Sẽ làm việc từ sáng
tới Kinh giờ thứ Sáu (Sexte), từ giờ Kinh Trưa đến giờ Kinh thứ Chín (None)
chúng ta đọc sách (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðừng ai đòi điều gì
như của riêng mình, -đừng đòi áo cũng đừng đòi bất cứ vật gì, vì chúng ta đã
chọn sống cuộc đời tông đồ (Cv 4, 32).
(1, 4 PL 32, 1449 – 1450, trad. V.
Desprez, Règles monastique)
dOccident IV è – VI è siècle. DAugustin
à Ferréol,
Abbaye de Bellefontiane, Vie
monastique, No. 9, 1980, pp. 68 – 80)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
QUI
LUẬT CỦA ÐAN VIỆN HIPPONE (ÐAN VIỆN CỦA GIÁO DÂN) THEO POSSIDIUS.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Sau khi thụ phong
Linh Mục, Augustin đã sớm thiết lập một đan viện trong khuôn viên nhà thờ và
bắt đầu sống với những tôi tớ Chúa theo đời sống và những thể thức được thiết
lập dưới thời các tông đồ : trước hết, trong cộng đoàn này không ai sở hữu bất
cứ điều gì làm của riêng, nhưng với họ tất cả là của chung và được phân chia
cho từng người theo nhu cầu của họ (Cv 4, 32 và 35) đó là điều mà chính ngài đã
thực hiện trước tiên, khi ngài từ hải ngoại trở về với phần sản nghiệp của
mình.
(Vie dAugustin, V, PL 32, 37).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
“CHỈ
THỊ” (INSTRUCTION)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðây là những điều
chúng tôi truyền cho anh em là những người đến ở trong đan viện phải tuân giữ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trước hết hãy đồng
lòng ở trong một ngôi nhà (Ps 67, 7) và hãy có chỉ một tâm hồn, chỉ một tấm
lòng hướng về Thiên Chúa (Cv 4, 32) bởi chính vì đó mà anh em tập hợp thành
cộng đoàn.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Anh em đừng nói : cái
này thuộc về tôi ; nhưng chớ gì giữa anh em, mọi sự đều là của chung. Vị huynh
trưởng của anh em phải phân phát cho từng người torng anh em cơm ăn và áo mặc,
không phải mọi người đồng đều với nhau, nhưng đúng hơn, cho mỗi người theo nhu
cầu của họ vì không phải tất cả anh em đều có sức khoẻ như nhau. Thật vậy, đó
là điều anh em đọc thấy trong sách Công Vụ : “Giữa họ, tất cả là của
chung, và người ta phân phát cho mỗi người tùy theo nhu cầu” (Cv 4, 32 và
35).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Những ai có chút của
cải gì lúc còn ở ngoài đời, thì khi vào đan viện họ sẽ tự nguyện để điều đó trở
nên của chung của mọi người.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Về phần những ai
không có của cải gì, thì họ đừng tìm kiếm trong đan viện điều mà ngay ở ngoài
đời họ đã không thể có được. Nhưng người ta sẽ phân phát điều cần thiết cho sự
yếu nhược của họ, dẫu rằng, vì nghèo túng họ không có được điều đó lúc còn ở
ngoài đời. Chỉ cần họ tránh đừng tự coi là mình hạnh phúc vì đã có được một chế
độ ăn uống và những áo quần mà họ không thể tìm được ở bên ngoài (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nhưng mặt khác, những
ai được trọng vọng lúc còn ở thế gian thì đừng khinh thị những người anh em
mình đã từ trong nghèo khó đến với cộng đoàn thánh thiện này. Họ hãy cố gắng
lấy làm vinh dự về cộng đoàn những anh em nghèo, hơn là vinh vang về chức vị
của cha mẹ giàu sang (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Vậy tất cả anh em hãy
sống trong sự đồng tâm và hòa hợp, và anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa ở trong
nhau, Vị Thiên Chúa mà anh em đã trở nên đền thờ của Người (1Cr 3, 16.) (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nếu người ta có dành
một chế độ ăn uống đặc biệt cho những người bị suy yếu đi do những thói quen
ngày trước của họ thì chớ gì những người được khoẻ mạnh hơn nhờ những thói quen
khác đừng lấy làm khó chịu hay cảm thấy bất công. Và chớ gì họ dừng coi những
người khác là hạnh phúc hơn vì được nhận điều mà chính họ không nhận, đúng hơn,
họ hãy lấy làm vui mừng vì sức khoẻ mà những anh em khác không được hưởng.
(I, 1 – 5 et 8 et III, PL 32. 1377 –
1380, Trad. V. Desprez,
Règles monastiques dOccident, IV è – VI
è siècles.
DAugustin à Ferréol, Abbaye de
Bellefontaine,
Vie monastique, no. 9, 1980,
pp. 73 – 75 và 77)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
“CHỈ
THỊ” VÀ VIỆC SỬA ÐỔI CHO THÍCH HỢP VỚI PHỤ NỮ (THƯ 211)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
“CHỈ THỊ”
đã được chép lại nguyên văn cho các phụ nữ lúc thánh Augustin còn sống. Hình
thức cuối cùng của bản văn này không còn như bản nguyên thủy, nó đã có thêm một
số điểm bổ túc, biến cải.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
“CHỈ THỊ”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Sao cho y phục anh em
đừng lôi kéo sự chú ý ; đừng nhắm là làm vui lòng người bằng áo quần nhưng bằng
cách sống của anh em.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Khi anh em đi đâu,
hãy đi chung với nhau ; khi anh em đến nơi mình muốn tới, hãy ở chung với nhau
(.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tình thương mến ở
giữa anh em phải là tình thương mến thiêng liêng chứ không phải tình thương
theo xác thịt.
(IV, 1 – 2 và VI, 3, PL 32, 1380 và
1384,
Trad. V. Desprez, pp. 79 và 86).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
THƯ 211
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Sao cho y phục của
chị em đừng lôi cuốn sự chú ý. Ðừng nhắm làm vui lòng người bằng áo quần nhưng
bằng cách sống của chị em. Voan trùm đầu của chị em đừng mỏng manh quá đến nỗi
còn thấy được phía dưới mạng che. Bất cứ ở đâu cũng đừng để tóc lộ ra ; đừng vì
cẩu thả mà để tóc xòa ra bên ngoài, cũng đừng sắp xếp nó cách giả tạo.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Khi chị em đi đâu,
hãy đi chung với nhau ; khi chị em đến nơi mình muốn tới, hãy ở chung với nhau
(.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tình thương mến ở
giữa chị em phải là tình thương mến thiêng liêng chứ không phải tình thương
theo xác thịt. Thật vậy, điều mà người ta làm, quên cả ngượng ngùng, ngay cả
giữa phụ nữ với phụ nữ, về những chuyện đùa cợt không xứng đáng, những trò chơi
giỡn, thì không phải chỉ các góa phụ và những nữ tỳ hoàn toàn trong trắng của
Chúa đã sống trong lời tuyên thệ thánh thiện phải tránh mà nói chung ngay cả
các phụ nữ có chồng và các thiếu nữ sẽ tiến tới hôn nhân.
(10 và 14, CSEF 57, 362, 10 – 363, 4 ;
369, 16 – 21).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
III. VỊ CHỦ CHĂN VÀ
TIẾN SĨ (396 – 416) – TÁC PHẨM “VỀ MẦU NHIỆM BA NGÔI”.
VỊ CHỦ CHĂN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Hippone, nơi mà thánh Augustin làm Giám
Mục Chính Tòa năm 396, ngày nay là Annaba (Bône) hay gần như vậy, lúc đó là
thành phố thứ nhì của Phi Châu, một Giáo Phận tùy thuộc (suffragante) Tổng Giáo
Phận Carthage, lúc đó thuộc quyền Aurélius. Giáo Phận của ngài chắc chắn là
không dễ cai quản. Giáo Phái Donatô chiếm đa số và rất mạnh, những người theo
bè Manichée cũng rất nhiều. Quan chức hành chánh còn là ngoại giáo. Tổ chức dân
sự mặc dầu còn hữu hiệu, thế nhưng vị Giám Mục vẫn phải gánh vác nặng nề đối
với việc dân việc nước. Thánh Augustin đề nghị giáo dân hãy lo quản lý những
tài sản dùng vào việc phượng tự và giúp đỡ người nghèo nhưng vô hiệu. Giống như
thánh Basile trước đó ít lâu, ngài cho xây các nhà cứu tế để đón khách kiều cư,
bệnh nhân và những người cùng khổ. Ngài phân xử cả những chuyện tầm thường
nhất, vì những người thưa kiện, theo luật, ngay cả là ngoại giáo, nếu muốn nại
đến quyền tài thẩm bên đạo hơn là bên dân sự, thì ngài cũng phân xử. Ngài phàn
nàn về việc không khi nào thiếu các thân chủ. Dĩ nhiên, ngài ưu tiên hơn cho
công việc mục vụ, như ta thấy về cuộc cải tổ hàng giáo sĩ được tổ chức thành
cộng đoàn, về phụng vụ, dự tòng, những lần giảng thuyết kéo dài nhiều tuần lễ
(hiện còn hơn 500 bài giảng), những cuộc gặp gỡ trao đổi về đời sống thiêng
liêng và đủ mọi hình thức của lòng nhiệt thành tông đồ, thư từ : người ta giữ
được 218 bức thư, trong đó có nhiều thư là những bài khảo luận ; và còn đang
tiếp tục khám phá thêm nữa. Trong số các hoạt động này, nhiều hoạt động vượt
qua ranh giới Giáo Phận : ngài quan tâm đến việc Tin Mừng hóa người da đen,
trao đổi với Paulin de Nole, Jérome, các nhà chức trách . Thêm vào đó là Thượng
Hội Ðồng, Công Ðồng đòi hỏi. Ðó là “trách
vụ Giám Mục” mà ngài nói đến : “Tôi
oằn lưng dưới gánh nặng, nhưng tôi đã được nâng dậy ngay tại nơi tôi bị dồn ép,
vì tôi cảm thấy mình được yêu”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tuy nhiên, Augustin ý thức đến việc
tiết kiệm “những giọt thời gian” dành
cho công việc trí thức của mình. Công trình trước tác, mà chủ yếu là viết cho
các Kitô hữu và những người lạc giáo, là phần ưu tiên trong nhiệm vụ mục tử của
ngài. Vị Giám Mục không phải là không biết đến tầm quan trọng của nó đối với
hiện tại cũng như đối với hậu thế. Khi thi hành các chức năng, ngài luôn luôn
có một ý thức cao cả về trách nhiệm của mình đồng thời thể hiện một lòng khiêm
hạ chân thực.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
TRÁCH
NHIỆM VÀ LÒNG KHIÊM HẠ CỦA MỘT GIÁM MỤC :
MỤC
TỬ VÀ CON CHIÊN, THẦY VÀ MÔN ÐỆ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
“CHO ANH EM, TÔI
LÀ GIÁM MỤC, VỚI ANH EM TÔI LÀ KITÔ HỮU”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nếu theo cái nhìn vật
chất bên ngoài thì các Giám Mục được đặt ở một vị trí trên cao, nhưng đó là để
các ngài có thể chăm chú “trông nom”, và có thể nói, để bảo vệ dân
(.) Ðối với chúng tôi, ngồi ở vị trí cao trọng như vậy, sẽ có điều hết sức nguy
hiểm, là chúng tôi phải trả lẽ về việc, khi ngồi chỗ cao, chúng tôi có luôn
mang tâm tình khiêm hạ, đặt mình dưới chân anh em, khẩn xin cho anh em trong
kinh nguyện của chúng tôi, xin Ðấng thấu suốt lòng dạ để chính Ngài gìn giữ anh
em . Vậy chúng tôi bảo vệ anh em như thế nào ? Như con người thực của chúng
tôi, nghĩa là hết sức chúng tôi, hết những gì chúng tôi đã lãnh nhận để chu
toàn trách vụ đó. Và bởi vì chúng tôi bảo vệ anh em với con người thực của
chúng tôi, và vì chúng tôi lại không thể là những người bảo vệ hoàn hảo, vậy
phải chăng đó là lý do khiến anh em không có người bảo vệ ? Lạy Chúa, đâu phải
như vậy ! Nếu thế thì Ðấng mà có lời nói về Ngài : “Thành kia mà Chúa
không gìn giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm” (Tv 126, 1). Ngài sẽ ở
đâu ? Chúng tôi làm việc để bảo vệ, nhưng lao khổ của chúng tôi cũng hoài công
nếu Ngài, Ðấng thấu suốt tư tưởng anh em, lại không gìn giữ. Nhưng, dù anh em
thức hay dù anh em ngủ, Ngài vẫn hằng canh giữ anh em.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thật vậy, Ngài đã ngủ
một lần trên thập giá, và Ngài đã Phục Sinh. Từ nay, Ngài không còn ngủ nữa.
Anh em hãy là Israel : “Vì Ðấng canh giữ Israel không chợp mắt và cũng
chẳng ngủ quên” (Tv 120, 4). Vậy thưa anh em. Nếu chúng ta muốn được gìn
giữ “dưới bóng cánh” của Ngài (Tv 16, 8), chúng ta hãy trở nên
Israel.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Chúng tôi quả là
người bảo vệ anh em, xem đó như là bổn phận nằm trong trách vụ của chúng tôi,
nhưng chúng tôi muốn chính mình cũng được gìn giữ cùng với anh em. Theo một
nghĩa, quả thực chúng tôi là mục tử cho anh em, nhưng dưới cây gậy của cùng một
Vị Mục Tử, thì chúng tôi là con chiên cùng với anh em. Theo một nghĩa, từ chỗ
đứng này, chúng tôi là những người giảng dạy cho anh em, nhưng dưới sự hướng
dẫn của Vị Thầy độc nhất, thì tại đây, chúng tôi ở dưới cùng một mái trường với
anh em, và chúng tôi là bạn đồng môn với anh em.
Expl. Des Pasaumes 126, 3 CSSL 40,
1855, 21 – 1859, 46
Trad. A. MANDOUZE
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ý tưởng cùng đi với
các tín hữu, cùng ở dưới một mái trường, cùng có chung một Vị thầy ở trên trời,
còn trở lại trong các “Bài giảng” (Les Sermons, 298, 5, PL 38, 1367,
cf. 261, 2, PL 38, 1203). Cũng ở đó, thánh Augustin nói ngài là Giám Mục cho
các tín hữu và cùng với họ ngài là Kitô hữu (Những bản văn này được Césare
dArles lấy lại).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Từ khi Thiên Chúa đặt
trên vai tôi một gánh nặng thật khó chu toàn, lòng tôi rất âu lo khi nghĩ đến
vinh dự đó.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Vậy điều gì khiến
chúng tôi sợ hãi trong trách vụ Giám Mục ? Chúng tôi sợ bị lôi cuốn trước một
mối nguy, khi cho mình được vinh dự, hơn là trước điều sinh ích lợi, khi mang
ơn cứu độ đến cho anh em (.) Ðiều tôi là-cho-anh-em làm tôi kinh hãi, điều tôi
là-cùng-với-anh-em, lại khiến tôi được an ủi : Vì, cho anh em, tôi là Giám Mục,
cùng với anh em tôi là Kitô hữu. Tước hiệu thứ nhất là trách vụ đã lãnh nhận,
tước hiệu thứ hai là của ân sủng. Tước hiệu đầu nói lên mối nguy hiểm, tước
hiệu sau nói lên ơn cứu độ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
NHỮNG CUỘC CHIẾN ÐẤU
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
A.CHỐNG BÈ MANICHÉE.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Các tranh luận thần học chiếm phần lớn
nhất trong công trình trước tác của ngài. Ngay khi trở lại, việc đầu tiên là
phải dứt ra khỏi những người bạn cũ, những người Manichée. Vừa tới Thagaste,
ngài bắt tay biên soạn “Những tập tục
của Giáo Hội Công Giáo và những tập tục của phái Manichée” ; “Chống Fauste,
người theo bè Manichée” ; “Chống Sécundinus, người theo bè
Manichée”. Khoảng một chục khảo luận hay tập sách nhỏ. Nhiều
tác phẩm của ngài mang tính hộ giáo. Ngài bảo vệ phẩm giá của Giáo Hội Công
Giáo và độc quyền của Giáo Hội được tự xưng là Giáo Hội Chúa Kitô. Mani đã hoài
công khi đòi đi ngược lên Ðấng Cứu Thế, trong khi Giáo Hội đích thực, qua các
tông đồ, nhận lãnh thẩm quyền chỉ từ một mình Ðức Giêsu, và quyền đó trở thành
cơ sở cho đức tin : “Tôi sẽ không tin
vào Phúc Âm, nếu thẩm quyền của Giáo Hội không dẫn tôi đến đó”. Chống
lại chủ trương duy lý của các đối thủ, thánh Augustin cho thấy thẩm quyền Giáo
Hội còn can thiệp vào rất nhiều lãnh vực khác. Tuy nhiên, đức tin không loại
trừ trí tuệ ; cả hai soi sáng và củng cố lẫn nhau : “Hãy hiểu để tin và hãy tin để hiểu”. Ngài cũng
bảo vệ Cựu Ước như là sự chuẩn bị cho Tân Ước, Tân Ước tiếp nối và hài hòa với
Cựu Ước. Công trình sáng tạo là một công trình tốt đẹp và tích cực. Sự dữ là
kết quả của tội lỗi mà con người đã phạm khi sử dụng tự do của mình. Sự dữ
không là cái đối nghịch lại với Thiên Chúa (anti-Dieu), đối nghịch lại sự thiện
(anti-bien) nhưng là một khiếm khuyết hữu thể (manque dêtre). Dưới ảnh hưởng
của Plotin và với thiên tài tư tưởng riêng của mình, Augustin đã đặc biệt tố
giác chủ trương nhị nguyên siêu hình của thuyết Manichée cùng với chủ trương
phiếm thần và duy vật của nó.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
HAI
KHÍA CẠNH CỦA THUYẾT MANICHÉE.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Mani khẳng định hai
nguyên lý, khác biệt nhau và đối lập với nhau, nhưng cùng là vĩnh cửu và đồng
vĩnh cửu, nghĩa là đã luôn luôn hiện hữu. Ông cũng đưa ra hai bản tính hay hai
bản thể của Thiện và Ác, và về điều này, ông theo những lạc giáo ngày xưa. Theo
giáo thuyết của họ, các bản thể này chống lại nhau và lẫn lộn với nhau, sự
thiện tự thanh tẩy khỏi sự ác, nhưng phần sự thiện nào không thể tự thanh tẩy
khỏi sự ác thì bị kết án cùng với sự ác đến muôn đời. Ðấy là những khẳng định
của họ, họ bịa ra bao nhiêu là chuyện hoang đường (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
(Họ nói rằng) vị
Thiên Chúa đã ban lề luật qua Môsê và đã phán qua miệng các tiên tri Dothái
không phải là Thiên Chúa thật, nhưng là một trong số các ông hoàng của tối tăm.
Còn về các sách Tân Ước, họ đọc, nhưng như đã bị bóp méo đi, đến nỗi họ chỉ
chấp nhận những gì họ yêu thích và loại bỏ những gì không vừa ý : họ thích các
ngụy thư hơn là các Sách Thánh, như thể chúng chứa đựng tất cả các chân lý. Họ
khẳng định rằng Lời Hứa của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, về Chúa Thánh Thần,
Ðấng Bàu Chữa, đã được hoàn thành nơi ông tổ Mani của họ (.)
(Traité des Hérésies, 46 PL 42, 34 và
39 =
CCSL 46, 313, 7 – 14 và 318, 158 –
165).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
VÀ
CÂU TRẢ LỜI CỦA AUGUSTIN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðức tin Công Giáo dạy
rằng, chỉ duy có Thiên Chúa là bản tính (nature) phi-nguyên lý, nghĩa là sự
Thiện tối cao và bất biến (.), tiếp đến, đức tin dạy rằng, từ sự thiện tối cao
và bất biến này, vũ trụ và mọi sự tốt lành đã được sáng tạo, dầu rằng, chúng
không ngang bằng với Ðấng Sáng Tạo, vì chúng đã được tạo dựng từ hư không và do
đó chúng biến dịch . Như vậy, hoàn toàn không một bản tính nào mà lại không
phải, hoặc là chính Thiên Chúa, hoặc do Người sáng tạo, đến nỗi không một hữu
thể nào, xét theo bản tính, mà lại không tốt lành.
Contre Julien 1. 8, 36 – 37 PL 44, 666
– 667
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nếu ông muốn vâng
nghe thế giá của Thánh Kinh, là sách mà người ta phải coi trọng trên tất cả thì
ông hãy vâng nghe thế giá mà từ thời Ðức Kitô còn sống, qua thừa tác vụ của các
Tông Ðồ và qua sự kế tục của các Giám Mục trên những ngai tòa do các Tông Ðồ để
lại, đã được bảo tồn cho đến ngày nay, trên toàn thế giới, được quí trọng và
suy tôn. Thực vậy, trong đó ông sẽ thấy rằng, ngay cả những đoạn dù là tối tăm
của Cựu Ước cũng được soi sáng và những lời tiên báo của Cựu Ước được viên
thành.
Contre Fauste, XXXIII. 9, PL 42, 527 –
518
B. CHỐNG BÈ DONATÔ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trong Giáo Phận của ngài, thánh
Augustin phải đương đầu với bè Donatô, một ly giáo hình thành vào khoảng năm
312 do những người chủ trương nghiêm nhặt (rigoristes) từ chối việc tấn phong
một Giám mục bị nghi là đã giao nộp Sách Thánh trong một cuộc bách hại. Việc
kết án cùng với những nhiễu loạn trong nhiều thập niên đã biến những người bất
phục tùng, thành những nạn nhân và những ông thánh. Họ tự đứng lên thành lập
một Giáo Hội những người tinh tuyền (purs) và kịch liệt phê phán người Công
Giáo là đã quá khoan dung đối với những người trở lại hay những người yếu đuối
và đã thông đồng với quyền lực Roma. Họ chối bỏ cả tính thành sự (validité) của
các Bí Tích do những người chủ trương khoan hòa ban (laxistes). Tuy nhiên lập
trường của họ không chỉ đơn thuần là tôn giáo, và ngày nay người ta ngày càng
vạch ra những liên lụy về mặt chính trị và xã hội của họ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Qua cuộc xung đột này, thần học của
thánh Augustin về Bí Tích và về Giáo Hội đã đạt tới mức hết sức tinh tế, sâu
sắc, vả lại, như ngài minh nhiên nhìn nhận, thần học của ngài chịu ảnh hưởng
của thánh Optat de Milève, là người đi trước ngài trong cuộc chiến đấu chống
lại bè Donatô.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Từ năm 394, ngài biên soạn cuốn “Thánh Vịnh theo vần” (Psaume
abécédaire), chú ý đến vần (rime) hơn là số lượng (quantité) và được cắt ra bởi
những điệp khúc diẫn cảm giúp cho việc hát cộng đoàn được dễ dàng, rồi ngài
cũng soạn khoảng 20 văn phẩm khác, nặng về tín lý hơn nhằm đáp lại nền văn
chương phong phú của phái Donatô. Ngài trả lời ad hominem (nhắm đối thủ) bằng
một câu vẫn thường được chính ngài và các tác giả sau này lấy lại : “người ta không trở thành tử đạo bởi hình khổ
nhưng bởi chính nghĩa (cause)”, và cái chính nghĩa của phái
Donatô lại lẫn lộn nhiều điều bất chính.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
So với thánh Cyprien ngày xưa khi đối
diện với Ðức Giáo Hoàng Stephane (Étiene) (Liébaert I, p. 175), Augustin đã tỏ
ra sáng suốt hơn. Ngài khẳng định một cách chắc chắn rằng ơn Bí Tích là do
chính Bí Tích, tình trạng của thừa tác viên chỉ là tùy phụ, và nhất là, ngài đã
xây dựng một Giáo Hội học rất vững chắc : Giáo Hội là Thân Thể Chúa Kitô, được
hợp nhất nhờ TÌNH YÊU trong Thánh Thần. Nếu rời xa Giáo Hội thì dù người ta có
đức tin, có các bí tích, các nhân đức anh dũng cũng vô ích. Tất nhiên, có một
Giáo Hội thánh thiẹn vô hình giữa lòng Giáo Hội hữu hình, nhưng chỉ duy Thiên
Chúa là Ðấng sẽ xét định điều đó. Trong khi chờ đợi ngày Chúa quang lâm, thánh
nhân và tội nhân còn lẫn lộn với nhau : việc của chúng ta là chờ đợi trong đức
tin, trong kiên nhẫn và can đảm, cuộc lựa lọc tối hậu sẽ diễn ra lúc cùng tận
của thế giới.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Cùng với việc biên soạn các tác phẩm,
thánh Augustin còn có những cuộc gặp gỡ, tranh luận, trong đó ngài tỏ ra rất
khoan dung và hiểu biết.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Năm 411, một hội nghị công khai tại
Carthage tập trung 286 Giám Mục Công Giáo và 279 giám mục phe Donatô. Phe Giám
Mục Công Giáo thắng thế và chính quyền dân sự đã gia tăng thêm các biện pháp
đàn áp, đến mức tử hình. Trong suốt thời gian xảy ra chuyện này, thánh Augustin
luôn cố tìm cách gạt bỏ những cực hình và án tử hình. Tuy nhiên, ngài đã chấp
nhận và nhiều lần biện minh cho một mức độ áp chế nào đó “vì muốn điều tốt hơn” : vì phần
rỗi linh hồn và sự duy nhất của Giáo Hội. Ngài nói, cần phải thấy “người ta cưỡng ép làm gì, điều tốt hay điều
xấu”. Ngài không kết án việc “xử
dụng sức mạnh để cứu một người khỏi hư mất trong lầm lạc”. Ðứng
trước kết quả là trật tự được vãn hồi, những cuộc trở lại được xem là trung
thực, Augustin chào mừng những thiện ích của biện pháp trấn áp.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Như thế, người nhiệt thành chủ trương
thuyết phục đã tự đặt mình làm trạng sư cho một mức độ cưỡng bách nào đó nhằm
phục vụ cho chính nghĩa. Thái độ của thánh Augustin phù hợp với đường lối suy
nghĩ của ngài. Người tông đồ nhẫn nại không phải là người chủ hòa (pacifiste).
Do sự công kích của Volugien, thị trưởng tương lai của thành phố Roma, quan
niệm rằng tính phi bạo lực của Tin Mừng không dung hợp được với những lợi ích
chính trị, ngài cũng xem đó chủ yếu là một thài độ nội tâm, không loại trừ
những can thiệp hữu ích”. Trong
suốt sự nghiệp của mình, khi cần, nhất là nhân danh trật tự, ngài đã chấp nhận
biện pháp bảo vệ hợp pháp, án tử hình và chiến tranh chính đáng. Tuy nhiên, hòa
bình và việc “lấy hòa bình gìn giữ hòa
bình” vẫn là điều ngài đặt lên trên hết. Ðó cũng là mục tiêu
của một trong số những lá thư sau cùng của ngài.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
CHÍNH
LÝ DO MỚI LÀM NÊN VỊ TỬ ÐẠO.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tất cả những người lạc giáo cũng chịu đau khổ,
nhưng họ chịu vì sai lầm chứ không phải vì chân lý, bởi họ đã nói dối chống lại
chính Ðức Kitô. Tất cả những người ngoại giáo chịu mọi đau khổ vì sai lầm,
trong sự vô đạo của họ. Vậy, đừng ai tự đề cao hay vinh vang vì đau khổ của
mình, nhưng trước hết anh ta hãy chứng tỏ chân lý bằng lời nói. Anh, anh chỉ
cho tôi hình khổ, còn tôi, tôi muốn hỏi lý do ? Anh, anh nói : tôi chịu đau
khổ, còn tôi, tôi nói : Anh chịu đau khổ vì lẽ gì ? Vì nếu chúng ta chỉ xét đến
đau khổ, thì những tên cướp cũng có được triều thiên của chúng (.). Nếu phải
vinh vang về đau khổ của mình, thì chính quỷ dữ cũng có thể tự vinh vang. Hãy
nhìn những đau khổ lớn lao của nó : khắp nơi đền thờ của nó bị lật đổ, ngẫu
tượng bị đập tan, các tư tế và những kẻ thuộc về nó bị tàn sát. Nhưng như vậy
phải chăng nó có thể nói : Cả ta nữa, ta cũng là tử đạo, vì ta đã chịu đựng
những đau khổ rất lớn lao ? Trước hết, người của Chúa hãy chọn cho mình một lý
do và hãy bình thản tiến tới khổ hình. Nếu anh ta tiến đến khổ hình vì một chính
nghĩa, thì sau khi chịu khổ hình, anh cũng sẽ lãnh nhận được triều thiên.
(Bài giảng 328, IV. 4, PL 38, 1453).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Khi ca tụng sự thánh
thiện của vị tử đạo Vincent, ngài cũng nói : Chính “lý do” phân biệt
vị tử đạo với sự chịu đựng hay đúng hơn, phân biệt với sự tàn nhẫn của những
tên gian ác. Hình khổ thì như nhau, nhưng lý do thì không (.) (Vincent) đã
chiến đấu vì chân lý, vì sự công chính, vì Thiên Chúa, vì Ðức Kitô, vì đức tin,
vì sự duy nhất của Giáo Hội, vì đức ái không phân chia.
(Bài giảng 274, PL 38, 1253).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
CHẤM
DỨT CHIẾN TRANH BẰNG THƯƠNG THUYẾT.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Năm 429, Darius, vị
bá tước trẻ tuổi được giao trách nhiệm giải hòa Boniface với giới cầm quyền
Roma, Boniface là vị tướng phản loạn, đã lôi kéo quân Vandales kéo sang Phi
Châu.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thật vĩ đại và vinh
quang thay, không những, những chiến binh can trường, mà cả những chiến sĩ rất
mực trung thành, có thể nói đó mới là công trạng thực sự của họ, qua bao khó
khăn, hiểm nguy và với sự trợ giúp của Thiên Chúa, Ðấng trợ lực và bảo vệ, đã
chiến thắng một kẻ thù bất trị đem lại yên ổn cho các tỉnh, yên hàn cho đất
nước. Thế nhưng, dùng lời nói mà chấm dứt được các cuộc chiến tranh thì vinh
quang hơn những người làm điều đó bằng gươm giáo, và càng vinh quang hơn khi
đạt được hay duy trì hòa bình bằng hòa bình chứ không phải bằng chiến tranh.
Thực vậy, những người chiến sĩ, nếu là người ngay, thì chắc chắn họ tìm kiếm
hòa bình, nhưng có điều phải ngang qua máu. Còn ngài, ngài được phái đi mà
người ta không tìm kiếm máu của ai cả. Như thế, với những người khác là chuyện tất
yếu, còn với ngài lại là diễm phúc lớn lao.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Vậy, thưa ngài, một
người thật lừng danh và rất mực hào hiệp, một người con rất yêu dấu trong Chúa
Kitô, hãy vui mừng vì điều tốt lành rất lớn lao và chân thực đó và hãy vui
hưởng nó trong Chúa, Ðấng mà ngài phải biết tạ ơn vì đã được như thế và vì đã
được nhận những sứ mạng vinh quang như vậy. Xin Chúa củng cố điều Người đã thực
hiện nơi ngài.
(Thư 229, 2 CSEL 57. 497, 18 – 498, 13)
C. CHỐNG BÈ PÉLAGEÔ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Vừa chiến thắng bè Donatô, ngài lại
phải đương đầu với thuyết Pélage. Pélage là người gốc Breton (Britannique ?)
đến Roma và thực tế đã sống ở đó một cuộc đời khổ hạnh và trí thức ; ông đã lôi
kéo được Célestius. Chạy trốn trước những đợt xâm lăng, khoảng năm 410, họ cùng
nhau đến Phi Châu. Trong khi ông thầy (Pélage) trẩy đi Palestine, thì tại
Carthage, Célestius, người môn đệ, tiếp tục cuộc chiến đấu của mình một cách
hung hãn hơn, và vào khoảng năm 417, được Julien, Giám Mục Éclane, Campanie
tiếp nối. Ông này công kích ngay vào tác phẩm của Augustin. Những lời kết án
cũng như những trừng phạt không làm cho ba nhân vật vừa khôn khéo, vừa đạo đức,
vừa trí thức này thối chí. Họ là những người binh vực tự do của con người và
dường như họ sợ tất cả những gì người ta gán cho ân sủng cũng sẽ làm giảm thiểu
tự do con người như thể Thiên Chúa cùng ở trong một bình diện với con người. Vì
thế họ nhấn mạnh đến những khả năng tự nhiên, đề cao ý chí tự do đến nỗi hạ
thấp tác động của Thiên Chúa. Ðược trang bị giáo lý và lề luật, con người có
khả năng đạt mọi nhận thức. Tội Ađam chỉ tác hại như một gương xấu, chứ không
làm tổn hại tình trạng tốt lành nguyên khởi, còn ân sủng Chúa Kitô chỉ có tác
dụng nâng đỡ và kiện toàn. Thực ra mà nói, học thuyết của Giáo Hội trong lãnh
vực này hãy còn chưa được xác định rõ và các Ðức Giáo Hoàng không có một thái
độ nhất quán đối với học thuyết của Pélage. Tuy nhiên, chủ trương đặt tin tưởng
vào con người một cách tiên thiên như thế đã trực tiếp đối nghịch lại với kinh
nghiệm của Augustin, một người ý thức về nỗi yếu hèn không thể vượt thắng của
bản thân và về sức manh của Thiên Chúa. Ngài viết khoảng 15 tác phẩm chống lạc
giáo, đặc biệt là cuốn “Chống
Julien” (COntre Julien), xuất bản khoảng năm 421, là cuốn sách
tóm tắt mọi khía cạnh của cuộc tranh luận.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Dưới mắt vị Giám Mục Hippone, tội nguyên
thủy của Ađam trầm trọng hơn đôi với chính bản thân ông, xét vì tình trạng ưu
đãi mà Ađam đã được hưởng, và trầm trọng đối với nhân loại, vốn liên đới với
nhau trong quyết định và trách nhiệm. Chứng cớ ngài đưa ra đó là tính truyền
thống của Giáo Hội rửa tội cho trẻ em “để
tha thứ tội lỗi”. Như thế, tất cả con cháu Ađam đã bị hư hỏng
trong ý chí tự do, từ nay ý chí đó bị dục vọng thống trị. Nhân loại là một “đám người tội lỗi và hư mất”, “đám
người bị kết án”. Vì đám người này đã được giao hòa, được chuộc
lại trong toàn thể, nên một số người được cử do sự tiền định nhân từ của Thiên
Chúa, Ðấng ban cho họ những phương tiện cần có, trong “quyền tối thượng phổ quát của ân sủng
Ngài”, không tùy thuộc những “công
nghiệp” của họ trong tương lai. Tự mình, tự do không còn khả
năng làm điều lành, nhưng nó không bị loại bỏ. Tự do sẽ chọn lựa Thiên Chúa nếu
ân sủng bao bọc nó từ bên trong, đi trước, đi kèm, làm cho nó trở nên hữu hiệu,
cho nó khả năng lập “công nghiệp”.
“Thiên Chúa làm cho chúng ta muốn (.), chính Ngài thực hiện hành động này
trong chúng ta” (Phil. 2, 13). Ngài viết trong cuốn “”Tự Thuật” : ” Xin ban điều Chúa
truyền và hãy truyền điều Chúa muốn”. Trong ân sủng, ý chí tự
do phục hồi sự tự do đích thực. Con người cộng tác, nhưng trong khiêm hạ, sửa
chữa lại sự kiêu căng của Ađam ; lòng khiêm hạ này là tư tưởng cốt yếu trong
tác phẩm của Augustin đối lại với khát vọng thốg trị đang đè nặng trên thành đô
của con người (cité des hommes). Câu nói của thánh Giacôbê (4, 6) : “Thiên Chúa chống lại người kiêu ngạo và ban ơn
cho những kẻ khiêm nhường” được ngài trích dẫn 55 lần.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trong những tác phẩm sau cùng của ngài,
thánh Augustin càng bàn nhiều hơn đến ân sủng và tiền-dự-kiện (prédisposition,
ân sủng chuẩn bị, tạo thuận lợi trước) trong hành động của con người. Rõ ràng,
sự gay go, quyết liệt trong cuộc chiến chống Julien đã khiến cho tư tưởng
Augustin thêm cứng rắn. Ngoài luồng tư tưởng của Pélage đúng nghĩa, thì một sự
phản bác khác bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 412 nơi các đan sĩ miền Hadrimète
(Tunisie ngày nay), rồi những đan sĩ ở Marseille mà vào thế kỷ XVI người ta gọi
là phái “bán-pélage” (semi-pélagiens).
Họ bảo vệ ý chí tự do và nhất là họ muốn khẳng định rằng ý chí tự do cũng có
một vai trò nào đó trong việc làm phát khởi sự hoán cải và hành vi tốt. Ðể trả
lời, thánh Augustin đã viết những tác phẩm quan trọng, trong đó có “ân sủng và ý chí tự do” (La
grâce et le libre arbitre), “Sửa sai
huynh đệ và ân sủng” (La correction [fraternelle] et la grâce).
trong các tác phẩm đó, ngài mời gọi hãy nắm giữ cùng lúc “hai đầu của sợi dây” : mặc dầu
sự dung hợp giữa hai yếu tố đó vẫn là điều bí ẩn. Bất cứ khởi đầu đức tin nào,
bất cứ sự bền đỗ chung cuộc nào, theo thánh Augustin, cũng phải được hiểu trong
những điều kiện đó. Cuộc tìm kiếm kết thúc trong huyền nhiệm.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Augustin trả lời cho Julien dÉclane một
lần nữa khi cái chết đến cắt đứt công trình của ngài. Ngài viết xong cuốn thứ
sáu trong số tám cuốn ngài dự định viết. Ðiều này mang một ý nghĩa biểu tượng.
Học thuyết về ân sủng của thánh Augustin được soạn thảo trong một cuộc chiến
đấu, vào một thời mà từ “bản tính”
còn rất mơ hồ, chưa xác định nếu so với ngày nay. Luther và
Jansénius đã tìm thấy trong học thuyết đó – một cách thành thực – đa số các
luận đề của họ, và Giáo Hội Công Giáo đã không bao giờ lấy những chi tiết trong
mỗi tác phẩm của Augustin làm của mình. Dù sao, vị tiến sĩ này cũng đã đặt ân
sủng vào tâm điểm của Kitô giáo và ngài vẫn là chuyên viên vĩ đại nhất về ân
sủng trong tất cả lịch sử thần học cổ thời.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
XIN
BAN CHO CON ÐIỀU CHÚA TRUYỀN VÀ XIN TRUYỀN CHO CON ÐIỀU CHÚA MUỐN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Và con đặt trọn niềm
hy vọng duy nơi lòng thương xót thật bao la của Chúa. Xin ban cho con điều Chúa
truyền và xin truyền cho con điều Chúa muốn. Chúa truyền cho chúng con giữ đức
thanh khiết. Vì con biết, như người ta nói : chẳng ai có thể thanh khiết nếu
không do ân huệ Chúa ban, và ngay cả việc nhận thức được ân huệ đó tùy thuộc
vào ai cũng đã là hoa quả của đức khôn ngoan rồi. Quả vậy, nhờ đức thanh khiết,
chúng con được thu họp lại và đưa về hiệp nhất, một sự duy nhất mà từ đó chúng
con đã tuôn ra muôn ngả. Quả thực, kẻ nào yêu Chúa lại yêu đồng thời một điều
gì khác, và cũng không phải yêu vì Chúa, thì người đó đã yêu Chúa ít. Ôi tình
yêu luôn thiêu đốt và không bao giờ lịm tắt, ôi Ðức Ái, Thiên Chúa của con, xin
thắp sáng con ! Chúa truyền giữ thanh khiết : xin ban cho con điều Chúa truyền
và xin truyền cho con điều Chúa muốn.
(Confessions, X, 29, 40, CUF 1926
p. 270, Trad. Personnelle).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
“ÔI
KẺ NGHÈO KHỔ, TRƯỚC CỬA NHÀ VỊ THIÊN CHÚA RẤT GIÀU SANG,
NỖI
KHAO KHÁT NÀO ÐÃ KHIẾN BẠN VAN XIN ?”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðứng trước lòng kiêu
ngạo nguyên thủy và sự khiêm hạ của Chúa Kitô, thánh Augustin đã luôn cho rằng
trên tất cả, chính sự kiêu ngạo đã cầm giữ ngài xa khỏi Thiên Chúa. Ngài nhấn
mạnh đến lòng khiêm tốn, và điều này phản ảnh quan niệm của ngài về ân sủng. Ở
đây, ngài dạy cho một sinh viên trẻ tuổi hay quấy rầy và cao ngạo một bài học.
Nhưng lời giáo huấn không vì thế mà kém nghiêm túc.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Dioscore của tôi, tôi
muốn anh hãy nghe theo con đường này với tất cả lòng nhiệt thành của anh. Trong
nỗ lực đạt tới và giữ gìn chân lý, anh đừng dọn cho mình con đường nào khác
ngoài con đường mà Ðấng thấu suốt nỗi yếu hèn trong bước chân của chúng ta –
bởi Ngài là Thiên Chúa – đã dọn cho anh. Con đường đó trước hết là lòng khiêm
tốn, thứ đến là lòng khiêm tốn và thứ ba là lòng khiêm tốn. Nếu anh có hỏi tôi
bao nhiêu lần thì tôi cũng vẫn nói như thế, chẳng phải vì không còn lề luật nào
khác được khẳng định, nhưng vì nếu lòng khiêm tốn không đi trước tất cả những
gì chúng ta làm cách tốt đẹp, không đi kèm và không đi theo sau nó, nếu lòng
khiêm tốn không được đưa ra cho chúng ta chiêm ngắm, giới thiệu cho chúng ta
gắn bó và áp đặt để chúng ta khép mình vào, thì lập tức, lòng kiêu ngạo sẽ tước
mất tất cả khỏi tay chúng ta, khi chúng ta lấy làm vui thích vì một hành vi tốt
nào đó. Sở dĩ như thế là vì các nết xấu khác đáng sợ trong hành vi tội lỗi, còn
lòng kiêu ngạo lại đáng sợ ngay trong hành vi tốt, nếu người ta không muốn
những hành động được thực hiện một cách đáng khen bị mất đi vì sự khát khao
chính lời khen ngợi. Vì thế, cũng như nhà diễn thuyết rất nổi tiếng nọ lúc được
hỏi, theo ý kiến ông, điều gì phải giữ trước nhất trong số những qui tắc của
thuật hùng biện, nghe nói ông đã trả lời : cách diễn đạt, về điều phải giữ tiếp
theo, ông trả lời : cũng chính là cách diễn đạt, và thứ ba, ông cũng không trả
lời gì khác hơn là cách diễn đạt, nếu anh có hỏi tôi bao nhiêu lần về những qui
tắc của Kitô giáo, tôi cũng sẽ không trả lời gì khác hơn là lòng khiêm tốn,
ngay cả khi tình cờ buộc tôi phải nói điều khác.
(Thư 118, 22, CSEL 34. 685, 9 – 686,
3).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
ÐỨC
BÁC ÁI ? “TỐT HƠN LÀ ÐỪNG CÓ AI PHẢI ÐÓI”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Chúng ta quả không
nên mong ước có những người bất hạnh để có cơ hội làm việc từ thiện. Bạn cho
người đói bánh ăn ư : tốt hơn là đừng có ai đói và bạn không còn ai để cho. Bạn
mặc cho kẻ trần truồng ư : Lạy Chúa ! mong cho tất cả đều có áo mặc và đừng quá
thiếu thốn. Bạn chôn xác kẻ chết ư : Lạy Chúa ! chớ gì đời sống ấy đến, một đời
sống trong đó không còn ai phải chết nữa ! Bạn dàn hòa những mối tranh chấp ư :
Lạy Trời ! Mong ngày kia hòa bình của Jérusalem vĩnh cửu sẽ ngự trị, và trong
đó chẳng còn ai bất hòa. Tất cả những việc bạn làm quả có đáp ứng lại những nhu
cầu cần thiết. Nhưng hãy làm cho không còn người bất hạnh ; việc thiện sẽ chẳng
còn. Việc thiện không còn, vậy phải chăng lòng bác ái nhiệt thành sẽ lịm tắt ?
(Không phải thế) Tình yêu mà bạn đem đến cho một người hạnh phúc, một người
chẳng cần đến những ân ban của bạn thì chân thực hơn ; tình yêu đó sẽ tinh ròng
và cũng chân thành hơn. Vì khi giúp đỡ một người bất hạnh, có thể bạn muốn đưa
mình lên cao trước mặt anh ta, và muốn anh ta là người phải mang ơn bạn, trong
khi anh ta lại là căn nguyên của việc thiện bạn làm. Anh ta túng thiếu, bạn cho
một phần tài sản : vì là người cho, bạn có vẻ ở trên người được cho. Hãy ước
mong cho anh ta được ngang hàng với bạn : sao cho cả hai người đều tùy thuộc
vào Ðấng mà không ai có thể cho Ngài điều gì.
Sur la 1 ère Ep. De saint Jean, VIII,
5, SG no. 75,
pp. 348 – 349, trad. P. Agaesse.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
NHỮNG TÁC PHẨM KHÁC, BÊN
NGOÀI CÁC CUỘC BÚT CHIẾN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
CHÚ GIẢI.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Các tác phẩm của thánh Augustin, không
phải tất cả đều là tác phẩm bút chiến. Trong số những tác phẩm thời còn trẻ đã
được nhắc tới ở trên, ngài đã chẳng viết một khảo luận về âm nhạc đó sao ? Về
luân lý, Augustin nổi tiếng không những về học thuyết chống Pélage mà còn về
các nghiên cứu khác : về sự nói dối (2 khảo luận), về chay tịnh, hôn nhân (2
khảo luận), thủ tiết, khiết tịnh, tiết dục, kiên nhẫn. Cuốn “Về giáo dục Kitô giáo” (De
lenseignement chrétien) là một suy tư rất phong phú trải dài suốt 20 năm, và
đây thực sự là một “chương trình đào
tạo Kitô giáo” tập trung vào Kinh Thánh ; tính chắc chắn, không
sai lầm, nội dung thiêng liêng và thể văn của Kinh Thánh. Trong tác phẩm này,
tác giả, tuy là người chống lại chủ trương duy mỹ (esthéticisme), nhưng đã
chứng tỏ một sự nhạy cảm đối với vẻ đẹp dẫn tới Thiên Chúa, “ngọn cuồng phong” có thể cuốn
theo tất cả tình yêu. Cuốn sách này là một loại dẫn nhập vào các chú giải Kinh
Thánh.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Công trình chú giải của Augustin rất đồ
sộ, thường thì đó là những bài giảng, tất nhiên có liên quan đến các tranh
luận, nhưng đồng thời vượt trên các cuộc luận chiến đó. Augustin chú giải đến
sáu lần phần đầu của sách Khởi Nguyên, cuốn “Giải
thích các Thánh Vịnh” (Explications des Psaumes) gồm 2000
trang, rất cao nhã. Ngài soạn “Chú giải
Phúc Âm theo thánh Gioan” trong 124 diễn từ, và “chú giải thư thánh Gioan gửi tín hữu
Parthes” gồm 10 bài trong đó chứa đựng những trang đẹp nhất của
ngài về Tình Yêu, với ngòi bút sáng suốt, đến độ tố cáo thói cha chú
(paternalisme), táo bạo đến mức tuyên bố : “Cứ
yêu đi rồi hãy làm điều gì bạn muốn”, vì một tình yêu đích thực
phát xuất từ Thiên Chúa, chỉ có thể làm điều thiện. Ðứng trước vấn đề Nhất Lãm
(le problème des Synoptiques), ngài nghiêng về “sự
hòa hợp giữa các tác giả Tin Mừng”. Còn về thánh Phaolô, ngài
tuy chỉ viết một tác phẩm nhưng trong toàn bộ tác phẩm của ngài, ngài thường
xuyên xử dụng bản văn của Phaolô. Phương pháp chú giải của Augustin không có gì
độc sáng, vì ngài không có được một cơ sở ngữ học cần cho một cuộc cách tân.
Ngài say mê ý nghĩa thiêng liêng đến mức đôi khi làm chúng ta ngạc nhiên, chẳng
hạn trong các suy nghĩ của ngài về các con số. Nhưng các bài chú giải của ngài
là cơ hội cho những trình bày giáo lý rất phong phú và những đà vươn thần bí,
nâng tâm hồn lên tới Chúa (Élévations mystique) thật tuyệt vời, đó là những yếu
tố đem lại cho nhiều bài giảng của ngài một vẻ đẹp nồng ấm.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Augustin đặt Chúa Kitô ở trung tâm thần
học của ngài. Ðức Kitô là con đường độc nhất dẫn chúng ta tới Thiên Chúa, như
Người đã nhắc nhớ khi gặp các môn đệ trên đường Emmaus. Nhưng Ðức Kitô không
chỉ là nhân vật lịch sử, Augustin còn nhìn thấy Người nơi Giáo Hội, Thân Mình
Ðức Kitô. Ngài đã đề cập tới điều đó bằng những từ ngữ vừa rất hiện thực vừa hết
sức cao siêu : “Bạn đã kêu gào suốt
những ngày đời bạn và những ngày đời bạn đã trôi qua ; một người khác tiếp nối
bạn và anh ta đã kêu gào hết mọi ngày đời. Bạn ở đây, một người khác ở kia,
người thứ ba ở chỗ khác, thân Thể Chúa Kitô kêu gào suốt ngày, các chi thể của
Ngài khuất bóng và nối tiếp nhau”. Thánh Augustin là một lý
thuyết gia phi thường về Nhiệm Thể Chúa Kitô. Trong Nhiệm Thể đó, tình yêu
Thiên Chúa và tình yêu tha nhân nối kết với nhau trong một Ðức Ái phổ quát làm
nên sự duy nhất.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
“NGÀI
LÀ CON ÐƯỜNG CỦA HỌ (.) HỌ, NHỮNG KẺ CHẾT, BƯỚC ÐI CÙNG VỚI SỰ SỐNG”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
VỀ CÁC MÔN ÐỆ TRÊN
ÐƯỜNG VỀ EMMAUS (Lc, 24, 13 – 31).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
2. Vậy bài học này
đem lại cho chúng ta điều gì ? Một chân lý lớn lao, nếu chúng ta biết lắng
nghe. Chúa Giêsu xuất hiện : Ngài tỏ mình trước mắt các ông nhưng không để mình
bị nhận ra. Vị Thầy cùng đi với họ, và chính Ngài là con đường của họ. Nhưng họ
còn chưa ở trên đường ; Chúa Giêsu gặp họ còn cách xa con đường.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trước khi chết, lúc
còn ở với họ, Ngài đã báo trước cho họ tất cả : Ngài sẽ chịu đau khổ, sẽ chết
và ngày thứ ba Ngài sẽ Phục Sinh. Ngài đã báo trước mọi sự. Nhưng cái chết của
Ngài đã khiến họ quên mất tất cả. Họ kinh hoàng thảng thốt khi thấy Ngài bị
đóng đinh trên thập giá, đến mức không còn nhớ gì đến Lời Ngài dạy, không chờ
mong Ngài Phục Sinh và không còn giữ trong lòng Lời Ngài hứa. Họ nói :
“Chúng tôi đã hy vọng rằng chính Ngài là Ðấng sẽ giải thoát Israel”.
Ôi các môn đệ ! Các vị đã hy vọng ư ? Thế sao bây giờ các vị không còn hy vọng
nữa ? Này, Ðức Kitô đang sống còn niềm hy vọng thì lại chết trong lòng quí vị !
Vâng, Ðức Kitô đang sống. Nhưng Ðức Kitô đang sống đã gặp thấy cõi lòng đã chết
của các môn đệ Ngài. Ngài đã hiện ra trước mắt họ nhưng không hiện ra cho họ.
Ngài vừa hữu hình, vừa ẩn giấu. Vì nếu Ngài đã không tỏ hiện làm sao các môn đệ
có thể nghe và trả lời câu hỏi của Ngài ? Ngài cùng đi đường với họ như một bạn
đồng hành, và Ngài lại là hướng đạo của họ. Họ trông thấy Ngài rất rõ, nhưng đã
không nhận ra Ngài : “Mắt họ bị ngăn không nhận ra Ngài”, như chúng
ta đã nghe. Họ không bị ngăn nhìn thấy Ngài nhưng “họ bị ngăn không nhận
ra Ngài”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
3. Vậy thưa anh em,
Chúa đã tỏ mình ra khi nào ? Khi bẻ bánh. Nơi chúng ta, không có gì phải bối
rối lo lắng : chúng ta bẻ bánh và chúng ta nhận ra Chúa. Chỉ nơi đây Ngài mới
để cho chúng ta nhận ra Ngài, chúng ta, những người không nhìn thấy trong xác
thịt nhưng lại được ăn chính xác thịt Ngài. Hỡi bạn là người tin vào Ngài,
người không mang danh Kitô hữu cách luống công, người không tình cờ đi vào Giáo
Hội, người nghe lời Thiên Chúa trong niềm kính sợ và trong hy vọng, dù bạn là
ai, bạn hãy an tâm trong việc bẻ bánh này. Sự vắng mặt của Chúa không phải là
vắng mặt đâu. Hãy tin, và (bạn sẽ thấy) Ngài đang hiện diện với bạn, dù bạn
không thấy Ngài. Các môn đệ đã chẳng có đức tin khi Chúa nói với họ. Họ không
tin rằng Ngài đã Phục Sinh, họ không hy vọng người ta có thể sống lại. Họ đã
mất đức tin. Họ đã mất niềm hy vọng. Họ, những kẻ đã chết, bước đi với Ðấng
đang sống, họ, những kẻ chết, bước đi cùng chính sự sống. Sự sống bước đi với
họ. Nhưng trong lòng họ, không một chút sự sống nào đã hồi sinh.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Còn bạn, bạn có khát
khao sự sống không ? Hãy làm những gì họ đã làm và bạn sẽ nhận ra Chúa. Họ đã
dâng cho Ngài lòng hiếu khách. Chúa làm như thể còn phải đi xa hơn, nhưng họ đã
giữ Ngài lại. Và đến lúc cuối cuộc hành trình, họ nói với Ngài : “Xin lưu
lại với chúng tôi, vì ngày đã xế”. Hãy giữ người khách lạ ở lại, nếu bạn
muốn nhận ra Cứu Chúa của mình. Ðiều mà nỗi hoài nghi đã lấy mất của họ, thì
lòng hiếu khách đã trả lại cho họ. Chúa đã tỏ mình ra trong việc bẻ bánh. Anh
em hãy học cho biết phải tìm Chúa ở đâu, hãy học cho biết phải chiếm hữu Chúa ở
đâu, và nhận ra Ngài ở đâu : Khi ăn.
(Bài giảng 235, 2 – 3, PL 38, 1118 –
1119)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
TÍN LÝ, VỀ MẦU NHIỆM
BA NGÔI.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thánh Augustin cũng đã biên soạn những
tác phẩm thần học ở ngoài bối cảnh chống lạc giáo. Qua các tác phẩm “Giáo lý sơ cấp”, một tác phẩm
rất có sư phạm, qua “Thủ bản gởi
Laurent về Ðức Tin, Ðức Cậy và Ðức Ái” hay trong cuốn “Cuộc chiến đấu của Kitô hữu” mà
ngài dùng để giải thích về biểu tượng, Augustin đã trở thành người phổ cập hóa
tư tưởng Kitô giáo. Ngài soạn “Sáu vấn
nạn trình bày cho người ngoại giáo” (Six questions exposées à
des paiens) và “Những câu hỏi khác nhau
gởi Simplicien”, vị cố vấn và người kế nhiệm thánh Ambroise. Ðể
giúp Paulin de Nole, ngài soạn cuốn “Những
việc cần làm để lo cho người quá cố” (Des soins à prendre des
morts). Nhưng tác phẩm tín lý quan trọng nhất là bộ “DE LA TRINITÉ”,
một công trình được biên soạn trong suốt 20 năm vào lúc rảnh rang, nếu có thể
dùng kiểu nói đó cho Augustin. Hilaire de Poitiers và Marius Victorinus đã đi
trước thánh nhân trong lãnh vực này, nhưng chủ yếu là để chống lại bè Ariô.
Thánh Augustin khởi đi từ những dữ kiện Kinh Thánh, và dữ kiện trước tiên và
chính yếu mà Ngài tìm thấy đó là sự duy nhất của Thiên Chúa siêu việt, duy nhất
về yếu tính kéo theo duy nhất về hành động. Bên cạnh đó, ngài cũng khám phá
thấy trong Thánh Kinh Mầu Nhiệm Ba Ngôi. Trong loạt bảy cuốn sách đầu của khảo
luận, ngài đưa ra một lối giải thích triết học về những mầu nhiệm được mạc
khải. Chỉ có tương quan “điều người này
là trong tương quan với người kia” mới hàm chứa số nhiều
(nombre), trong khi bản thể (substance) lại đòi hỏi sự duy nhất (unité) : “nói bản thể theo tương quan là điều vô
nghĩa”, nhưng “chúng ta
tin vào Ba Ngôi Vị có tương quan giữa Ngôi Vị này với Ngôi Vị kia, và tin vào
sự duy nhất của một yếu tính ngang bằng nhau”. Chúa Cha và Chúa
Con cùng là một “nguyên lý độc nhất của
Chúa Thánh Thần”, Ðấng bởi “Ngôi
này và Ngôi kia” (Ab utroque). Nhưng Chúa Thánh Thần nhiệm xuất
“chính yếu” (principaliter)
là từ Chúa Cha, vì chính chúa Con cũng nhận lãnh vai trò của mình từ Chúa Cha.
Trong các cuốn VIII – XV, thánh Augustin triển khai các loại suy về Ba Ngôi mà
ngài khám phá thấy cách đặc biệt trong linh hồn con người, được tạo dựng theo
hình ảnh Thiên Chúa, và cả Lời của Ngài. Ðiểm sau cùng này làm nên nét độc sáng
nhất của thánh nhân trong lãnh vực Mầu Nhiệm Ba Ngôi. Ngài phân tích một cách
rất tinh tế các đối tượng, các tương quan và hoạt động của Ba cơ năng của linh
hồn, nhất là ký ức (mémoire), trí tuệ (intelligence) và ý chí (volonté), chúng
thâm nhập vào nhau và chỉ là một với nhau. Ngài nhận ra ở đó những “dấu vết” của Mầu Nhiệm Ba Ngôi,
không chỉ như một so sánh đơn thuần nhưng như một con đường dẫn vào huyền
nhiệm. Nếu trong “”Tự thuật” ngài
đã tìm gặp lại Thiên Chúa trong chính mình thì ở đây, ngài cũng đọc thấy Ba
Ngôi nơi chính mình. Nhưng dù dưới khía cạnh này hay khía cạnh khác, mầu nhiệm
mãi mãi là vô phương đạt đáo. Lý trí thức tỉnh chiêm ngắm, nhưng cả hai cùng
dừng lại trước ngưỡng cửa của hố thẳm.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
PHẢI
TÌM CHÚA KITÔ TRONG CHÍNH GIÁO HỘI CỦA NGÀI.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðấng cư ngụ chốn vô
hình trên cõi cao xanh, cũng có một chiếc lều trên trái đất. Lều của Ngài đó là
Giáo Hội còn đang lữ hành. Chính đó là nơi phải tìm kiếm Ngài, vì trong căn
lều, người ta tìm thấy con đường dẫn tới nơi Ngài ở. Thật vậy, khi tôi thả hồn,
bay cao lên khỏi chính mình để vươn tới Thiên Chúa, tại sao tôi làm thế ? (.)
“vì tôi sẽ tiến vào nơi nhà lều (tabernacle), nhà lều kỳ diệu, đến tận Nhà
Thiên Chúa” (.) Nhà Lều Thiên Chúa trên mặt đất được làm nên bằng những
con người trung tín (.).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tiên tri (David) đã
bước vào lều và từ đó, ngài đạt tới tận Nhà Thiên Chúa. Trong khi ngài chiêm
ngưỡng những thành phần (membres) của nhà lều, ngài đã được dẫn tới Nhà Thiên
Chúa, bị lôi cuốn bởi một niềm dịu ngọt nào đó, một sự quyến rủ thâm sâu bí ẩn,
như thể từ Nhà Thiên Chúa vẳng lên những âm thanh ngây ngất mê lòng của một
nhạc cụ nào đó. Ngài bước đi trong nhà lều và khi nghe thấy tiếng nhạc trầm sâu
quyến rũ, ngài bắt đầu cất bước dõi theo (.) và ngài đã tới tận Nhà Thiên Chúa
(.) ngài đã vào tận trong niềm bí ẩn của Nhà Thiên Chúa như thế nào ? Ngài trả
lời : “Giữa những tiếng hát hân hoan chúc tụng, giữa muôn hòa tấu đàn ca,
mừng các ngày đại lễ” (.) Trong Nhà Thiên Chúa là cả một ngày lễ triền
miên bất tuyệt. Bầu khí lễ hội, đó là ca đoàn các thiên thần, là Dung Nhan
Thiên Chúa tận mắt nhìn ngắm, tạo nên niềm vui không bao giờ phai nhạc. Ngày lễ
này không có khởi đầu cũng không có kết thúc. Từ buổi lễ triền miên vĩnh cửu
thoát ra một thứ âm thanh nào đó mà tôi không rõ, một âm thanh ngân dịu dàng
vào đôi tai của tâm hồn, miễn là đừng có một tiếng động nào của phàm nhân xen
lẫn vào đó. Khúc thần nhạc của ngày lễ khiến người ta bước đi trong căn lều say
mê lắng nghe và chiêm ngắm những kỳ công Thiên Chúa thực hiện để cứu chuộc các
tín hữu và khiến nai vàng quay gót về nguồn suối trong.
(Exposé des psaumes 41, 9, CSSL,
38. 466, 1 – 467, 62.Trad. O.
Clémentrevue)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
NHỮNG
CHI THỂ CỦA CHÚA KITÔ ÐÃ TRẢI RỘNG TRÊN THẾ GIỚI.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
8. Hãy trải rộng Ðức
Ái trên toàn thế giới, nếu bạn muốn yêu Chúa Kitô : vì những Chi Thể của Ðức
Kitô giang rộng trên toàn thế giới. Nếu bạn chỉ yêu một phần Thân Thể Ðức Kitô
thì bạn bị phân chia ; nếu bạn bị phân chia, bạn không còn ở trong Thân Thể nữa
; nếu bạn không còn ở trong Thân Thể, bạn không còn dưới ảnh hưởng của Ðầu.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tin có ích gì nếu
cùng lúc đó bạn lăng nhục ? Bạn tôn thờ Ngài ở nơi đầu, nhưng lại lăng nhục
Ngài nơi Thân Thể Ngài. Còn Ngài, Ngài yêu Thân Thể mình. Nếu bạn, bạn tự tách
khỏi Thân Thể, thì Ðầu không tự tách lìa khỏi Thân Mình. Từ cõi trời cao Ðầu
kêu lên với bạn : Ngươi tôn kính Ta vô ích, ngươi tôn kính Ta vô ích. Ðiều bạn
làm cũng giống như kẻ muốn ôm hôn bạn ở đầu trong khi lại đạp lên chân bạn :
lúc muốn ôm lấy đầu bạn để hôn, biết đâu hắn chẳng nghiền nát chân bạn bằng
những đôi giầy sắt. Chẳng lẽ bạn lại không la lên để chấm dứt những kiểu biểu
lộ lòng kính trong như thế : khốn khổ ! anh làm gì vậy, anh nghiền nát chân tôi
rồi ! (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
9. Và đó là lý do tại
sao Chúa chúng ta, Ðức Giêsu Kitô, khi Ngài lên trời bốn mươi ngày sau khi Phục
Sinh, đã gửi gắm cho chúng ta Thân Thể còn lưu lại dưới thế của Ngài. Ngài đã
thấy rằng nhiều người sẽ tôn vinh Ngài vì Ngài đã lên trời ; và Ngài đã thấy
vinh dự đó sẽ vô ích, nếu người ta chà đạp dưới chân những chi thể còn ở lại
trần gian, và để người ta đừng lầm lẫn, đừng tôn thờ Ðầu ở trên trời trong lúc
người ta nghiền nát chân dưới đất, Ngài đã nói rõ các Chi Thể Ngài ở đâu.
(Sur la 1 ère Ep. De saint Jean X, 8 –
9 SC
no. 75, pp. 431 – 433, Trad.
P. Agaesse).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
SỰ
PHÂN BIỆT CÁC NGÔI VỊ TRONG THIÊN CHÚA ÐƯỢC ÐƯA VỀ CÁC TƯƠNG QUAN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trong Thiên Chúa,
không gì có thể nói theo tùy thể, vì trong Ngài không có gì thay đổi. Tuy
nhiên, tất cả những gì nói được về Thiên Chúa, cũng không thể nói theo bản thể.
Thực vậy, nó được nói trong tương quan với điều gì đó, như Cha là trong tương
quan với Con, và Con là trong tương quan với Cha, nhưng điều này không phải là
tùy thể, bởi vì một Ðấng luôn luôn là Cha, một Ðấng luôn luôn là Con (.).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tương tự như thế,
không phải theo bản thể mà các Ngài được gọi như thế, bởi vì những danh xưng
này không được gán cho các Ngài trong tương quan với chính mình nhưng trong
tương quan Ðấng này với Ðấng khác (.). Bởi vậy, dù rằng có sự khác biệt giữa
“là Cha” (être Père) và “là Con” (être Fils), song bản thể
thì không khác biệt, vì các Ngài được gọi như thế là theo tương quan
(relativement) chứ không phải theo bản thể, tuy nhiên tương quan này không phải
là tùy thể vì nó không phải là đối tượng của đổi thay.
(De la Trinité, V. 5, 6 Bibl, Aug. XV,
1955, pp. 432 – 434).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
IV. NHỮNG NĂM CUỐI ÐỜI
: THÀNH ÐÔ TRẦN THẾ VÀ THÀNH ÐÔ THIÊN QUỐC.
KẾT THÚC CUỘC ÐỜI TRẦN
THẾ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Augustin là con người đã đi sâu vào thế
giới Roma. Ngài biết rõ các thủ phủ : Roma, Milan, và đã đi qua lại nhiều thành
phố lớn của thế giới đó tại Phi Châu : Hippone, Carthage, trong khi vẫn giữ các
mối quan hệ ở khắp nơi. Tuy nhiên, vào thời của ngài, thế giới bắt đầu suy vong
trước các đợt tấn công của quân Man-di. Như thánh Jérome, Augustin cũng thuật
lại việc Alaric chiếm thành Roma năm 410, nhưng với một cung giọng ít bi quan
hơn tuy ngài có mặt trong các biến cố đó : “Roma
bị trừng phạt nhưng không bị hủy diệt. Nó đang nằm trên máy ép ; xác thịt bị
nghiền tán nhưng tinh thần lại trào vọt như sóng cồn”. Những
năm 371 – 375 chính Phi Châu cũng trải qua cuộc nỗi dậy của thủ lĩnh người
Berbères là Firmus, và năm 413 lại trải qua cuộc nỗi loạn của Héraclien, trong
đó Marcellin, người bạn của Augustin bị liên lụy rồi bị hành quyết ; năm 427,
cuộc nỗi dậy của tướng Boniface, người đã tự phong làm bá tước và đã chủ trương
một nền chính trị đối nghịch lại với nền chính trị của Ravenne. Thánh Augustin
có đề cập đến các biến cố đó trong những lá thư của ngài. Tuy nhiên, đối với
ngài, công việc mục vụ vẫn chiếm vị trí ưu tiên. Sự chỗi dậy của bè Ariô, với
Giám Mục Maximin, đã lôi cuốn ngài vào một cuộc chiến mới. Năm 426, ngài uỷ
thác phần lớn công việc của mình cho Héraclius, một Linh Mục đã được chỉ định
làm người kế vị, và dành ra năm ngày trong một tuần lễ để làm việc trí thức : ở
tuổi 75, con người say mê làm việc đó đã xem xét lại các tác phẩm của mình qua
cuốn “Rétractations”, một
loại điểm sách [điểm lại 94 tác phẩm, trình
bày nội dung, hoàn cảnh sáng tác, ý tưởng chính của mỗi tác phẩm] (1),
và ngài còn soạn ra một cuốn thứ hai trả lời cho Julien, ngày đêm
đọc cho người ta chép hai cuốn sách đó.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Năm 429, do sự nhân nhượng của
Boniface, quân Vandales do Genséri cầm đầu đã kéo sang Phi Châu. Ngày 28.8.430,
vị Giám Mục qua đời trong thành Hippone đang bị bao vây, sau chuỗi ngày dài
đồng hành với một đế quốc suy tàn. Nhưng Augustin đã hiểu rằng, xuyên qua thành
đô trần thế [thành đô – cité, theo Augustin
đây có nghĩa tương tương với “xã hội” – société] (2) và
“những cơ cấu sẽ qua đi của nó, vị kiến
trúc sư đang xây dựng tòa nhà tồn tại mãi mãi” :Ðó là ý nghĩa
của cuốn “Thành Ðô Thiên Quốc” (Thành
Ðô Thiên Chúa – Cité de Dieu) mà ngài đã xây dựng từ năm 413 đến năm 427.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
——————
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
(1), (2) : chú thích người dịch.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
MARCELLIN,
NGƯỜI ÐƯỢC ÐỀ TẶNG CUỐN “THÀNH ÐÔ THIÊN QUỐC” VÀ ÐÃ BỊ CHÉM ÐẦU.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Marcellin, một nhân
vật cao cấp, vào năm 411, đã chủ trì hội nghị tập trung các Giám Mục Công Giáo
và phe Donatô, như một uỷ viên của hoàng đế. Ðược coi như một vị thánh, ông đã
trở nên bạn của Augustin, vì sự can thiệp của những người Donatô, ông bị dính
líu vào cuộc nỗi loạn của Héraclien năm 413 ; và đã bị tên bá tước Marin khủng
khiếp kết án tử hình bất kể lời cầu bầu của vị Giám Mục, ông bị chém đầu ở công
trường Carthage. Thánh Augustin vừa mới đề tặng ông cuốn “Thành Ðô Thiên
Quốc”, vì thế nó rất gần với các biến cố xảy ra. Bản văn này mở đầu cuốn
sách, xác định tư tưởng của chính tác phẩm.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
3. “Thành Ðô rất
vinh quang của Thiên Chúa được xem xét, một mặt, theo dòng các thời đại dưới
trần thế này nơi nó “sống bởi đức tin” (Hab 2, 4), lữ hành giữa những
quân vô đạo, và mặt khác, xét theo sự vững bền nơi chốn vĩnh cửu, mà “hiện
thời nó đang kiên nhẫn đợi trông” (Kn 8, 25) “cho đến ngày công minh
sẽ trở về với người công chính” (Tv 95, 15) và là nơi mà, nhờ sự thánh
thiện của mình, nó sẽ chiếm được nền hòa bình trọn vẹn bằng một chiến thắng tối
hậu. Marcellin rất yêu dấu của tôi, đó là mục tiêu của tác phẩm này. Tôi đã
thực hiện nó – theo yêu cầu của bạn – để chu toàn lời tôi hứa bảo vệ Thành Ðô
này, chống lại những kẻ yêu thích thần minh của họ hơn là đấng sáng lập Thành
Ðô. Công trình thật lớn lao và gian khổ ! Nhưng “Thiên Chúa là Ðấng phù
trợ ta” (Tv 61, 9)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thật vậy, tôi biết
mình cần đến những sức mạnh nào để chứng minh cho phường kiêu ngạo hiểu rằng
đức khiêm tốn mạnh mẽ dường bao, bởi lẽ, đức khiêm tốn đạt tới một đỉnh cao,
vượt trên mọi quyền lực dâu bể, phù du của trần gian này, và đó không phải là
sự chiếm đoạt của lòng kiêu ngạo của con người, nhưng là tặng phẩm của ân sủng thần
linh. Thực thế Ðức Vua và là Ðấng Sáng Lập Thành Ðô mà chúng ta có ý bàn đến,
đã mạc khải cho các Sách Thánh của dân ngài một sắc lệnh của Bộ Luật Thần Linh
: “Thiên Chúa chống lại phường kiêu ngạo và ban ân sủng cho những kẻ khiêm
nhường” (Cn 3, 34).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
4. Nhưng ưu quyền đó
là của riêng Thiên Chúa, thế là tâm hồn đầy kiêu ngạo lại toan đoạt lấy làm của
riêng, và nó thích nghe lời tán tụng mình : “Người (tâm hồn kiêu ngạo)
dung tha những kẻ thần phục và chế ngự bọn kiêu căng” (Virgile, En VI, 835).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Về thành đô trần thế
cũng vậy, mặc dù nắm lấy các dân tộc, nhưng vì muốn thống trị tất cả, nên chính
nó đã bị thống trị bởi đam mê thống trị. Cần phải nói hết tất cả, không bỏ sót
điều gì nằm trong đề cương của tác phẩm này, và trong độ khả năng của tôi và tôi
cho phép.
(Cité de Dieu, Préambule, Bibl. Aug.,
XXXIII,
1959, pp. 191 – 193, trad. Combes).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
THÀNH ÐÔ THIÊN QUỐC
(413 – 427) : “MỘT TÁC PHẨM VĨ ÐẠI VÀ HIỂM HÓC”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Dù có những thỏa hiệp tạm thời với các
lạc giáo, nhưng từ thời Constantin, nhà nước Roma đã chọn Giáo Hội và với
Théodose, thoả ước đó đã được nhìn nhận một cách dứt khoát. Ðáp lại, Giáo Hội
tự coi mình như thuộc về Roma và chúng ta đã từng thấy thánh Ambroise tố cáo
những người lạc giáo như những kẻ xâm lăng. Tuy không có sự lẫn lộn trong nhiệm
vụ, nhưng Giáo Hội không quan niệm mình ở bên ngoài đế quốc và ngoài công trình
khai hóa của nó. Khi Roma phải hứng chịu cuộc xâm lăng của quân Man-di, không
thiếu những người ngoại giáo tố cáo sự thông đồng này và coi việc khinh thị các
thần minh ngày xưa như là nguyên nhân dẫn tới các tai họa. Khi sự xúc động đã
lắng xuống, Augustin suy tư và hướng cái nhìn về các cội nguồn của lịch sử. Ðó
là lời giải thích của cuốn “Thành đô
Thiên Quốc”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Roma sụp đổ không phải vì đã bỏ các
thần minh, bởi lẽ các thần minh này đã không bao giờ có thể đảm bảo hạnh phúc
trần thế của con người, nói chi đến hạnh phúc vĩnh cửu (cuốn I – X). Năm 416,
nhà-hộ-giáo-mới đã mời một người bạn đi ngang qua đó là Oros, người vừa đánh
bại phe Priscillien và phe Pélage, xác minh lại nhận định của mình dựa vào lịch
sử của cả thế giới. Từ năm 417 – 418, người cộng sự đã đáp lời bằng “Bảy cuốn sách về lịch sử chống lại người ngoại
giáo” (Sept livres dhistoires contre les paiens). Qua tập sách
này, ông vừa bộc lộ một sự gắn bó với Roma vừa có một sự tin tưởng nào đó đối
với người man-di, tin rằng họ có thể nên hoàn thiện. Tác phẩm này có thể coi
như một minh họa hùng tráng cho nhận định của Augustin.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Theo Augustin, hai thành đô xuất hiện
cùng với sự khởi đầu của nhân loại. Thành Ðô Thiên Chúa với việc sáng tạo,
thành đô con người với kẻ sát nhân Cain và bản năng thống trị của hắn. Roma,
một Babel mới, phát xuất từ việc sát hại Rémus ; nếu như khát vọng chinh phục
có thể mặc lấy vẻ cao cả trong việc tìm kiếm vinh quang, thì nhà nước, dù tốt
lành, dù theo Kitô giáo, cũng vẫn là kẻ tiếp nối Cain. Thiên Chúa có thể xử
dụng nó nhưng không vì thế mà nó trở thành Kitô giới (Chrétienté) [thế giới
Kitô, xã hội Kitô], nó vẫn là thực tại bị giới hạn vào trần thế, vào thời gian
có sức hủy hoại. Ngược lại Thành Ðô Thiên Quốc không hiện hữu như một thực tại
chính trị (existence politique). Công dân của Thành Ðô này là cư dân của trời
cao, là khách tha hương, ngay cả trong thành đô trần gian, đã chọn đứng về phía
Thiên Chúa ; đối với họ, tự đồng hoá với một thành đô (xã hội) nào của con
người thì cũng có nghĩa là tự cắt xén chính mình. Thành Ðô của họ không là
Roma, mà là một Thành Ðô siêu việt và phổ quát, có khả năng thích hợp với mọi
thành đô (xã hội) khác và tất cả những gì tích cực mà các thành đô đó đem đến.
Thành Ðô đó không ở trong không gian, nhưng ở trong thời gian đã được cứu chuộc
(temps racheté) và mở ra với vĩnh cửu. Nó là miền đất “Utopique” (phi-không-gian
ou-tonos, siêu tưởng) của trật tự, của hòa bình, của khiêm hạ, của Tình Yêu Thiên Chúa đến độ khinh bản thân mình” đối
diện với Tình yêu bản thân đến độ khinh Thiên Chúa”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tượng trưng cho hai trào lưu của nhân
loại, hai thành đô vừa là đồng bạn vừa là đối thủ trong suốt thời gian của lịch
sử, suốt thời gian của nhẫn nại và xây dựng Nhiệm Thể chúa Kitô, trong đó Thiên
Chúa sẽ là Ðấng dẫn dắt cả hai thành đô trong sự quan phòng toàn năng của
người, và thời gian đó sẽ được hoàn tất trong chiến thắng của Thành Ðô Thiên
Quốc (cuốn XI – XXII). Như thế, với cái nhìn sáng suốt đến lạ lùng, Augustin
cho thấy rõ sự già nua tàn tạ của mọi nền văn minh so với ơn gọi siêu nhiên của
nhân loại. Ngài đã cẩn thận không xác định ranh giới của cả hai thành đô. Nếu
Giáo hội nơi trần gian gần như là phần tại thế hay là phần lữ hành của Thành Ðô
Thiên Quốc “đang tiến bước giữa những
bách hại của con người và những an ủi cũa Thiên Chúa” thì không
phải tất cả mọi chi thể đều thuộc về cộng đoàn các thánh. Ngược lại, những
người được tuyển chọn là những người không xen gì vào xã hội hữu hình của các
Kitô hữu. Tình Yêu Thiên Chúa và tình yêu bản thân làm nên hai thành đô, thế
nhưng sự phận chia giữa hai thành đô đó được thực hiện nơi đáy sâu các tâm hồn
mà chỉ mình Thiên Chúa biết.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thời Trung cổ quả đã rất sai lầm khi
rút từ cuốn “Thành Ðô” một
học thuyết về Giáo Hội, quyền lực được thiêng liêng hóa, đối lại với các nhà
nước, một lý thuyết về Giáo Hoàng đối lại với các hoàng đế. Tư Tế đối lại với
đế quốc, tượng trưng bằng hai thanh gươm. Chủ thuyết Augustin về mặt chính trị
(Augustinisme politique) gặt hái thành công trong một thời gian dài. Nhưng
ngược lại, Augustin đã không có ý niệm về một Kitô giới (Chrétienté). Ngài đặt
mình trên bình diện thiêng liêng và các vị, trong tác phẩm cũng như trong cuộc
đời của ngài, Augustin chỉ mời gọi Giáo Hội và nhà nước cùng làm việc với nhau
nơi trần thế này để xây dựng Thành Ðô Thiên Quốc.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
HAI
THÀNH ÐÔ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thánh Augustin vừa
nhắc đến sự duy nhất nguyên thủy của nhân loại trong chương trình của Thiên
Chúa, và họa tai của tội lỗi đã xây nên “Vương quyền sự chết”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Từ đó xảy ra là,
trong biết bao nhiêu dân tộc vĩ đại lan tràn trên mặt đất, và mặc đầu có nhiều
phong tục tập quán khác nhau, với những ngôn ngữ, vũ khí, y phục vô cùng khác
biệt, người ta cũng chỉ tìm thấy có hai hình thái xã hội loài người, và dựa vào
Thánh Kinh, chúng ta có thể gọi một cách chính đáng là hai thành đô, một thành
đô của những con người xác thịt, một của những con người thần thiêng, mỗi người
muốn sống yên hàn trong loại của mình – và sống yên hàn theo loại của mình, đó
là khi họ đạt được những gì họ khát khao.
(La Cité de Dieu, XIV, 1 bibl. Aug.
XXXV,
1959, p. 349 – 351, Trad. G. Combes).
THÀNH
ÐÔ CỦA KHIÊM TỐN VÀ THÀNH ÐÔ CỦA KIÊU NGẠO.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Như chúng ta thấy,
trong Thành Ðô Thiên Quốc, lòng khiêm hạ là huấn giới mà Thành Ðô tuân theo
trong cuộc lữ thứ trần gian, và Thành đã được siêu tôn trong Ðức Kitô, Vua của
mình. Còn trong thành kia là nết xấu trái ngược, tức là lòng kiêu căng thống
trị, như Sách Thánh chỉ cho thấy nơi đối thủ của mình là quỷ dữ. Và đó là sự
khác biệt lớn lao, đối lập với hai thành mà chúng ta nói tới : một, là xã hội
của những người thành tín ; một của những người vô đạo. Mỗi bên với các thiên
thần thuộc về mình, và sự khác biệt đó trước hết, hoặc là tình yêu Thiên Chúa,
hoặc là tình yêu bản thân thắng thế.
(La Cité de Dieu, XIV, 13, 1, ibid. p.
415,
Trad. G. Combes).
“HAI
TÌNH YÊU ÐÃ LÀM NÊN HAI THÀNH ÐÔ”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Vậy hai tình yêu đã
làm nên hai Thành Ðô : tình yêu bản thân đến độ khinh Thiên Chúa làm nên thành
đô trần gian, tình yêu Thiên Chúa đến độ khinh bản thân mình làm nên Thành Ðô
Thiên Quốc.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Một thành đô vinh
vang nơi bản thân mình, một vinh vang nơi Thiên Chúa ; một tìm vinh quang nơi
con người, còn bên kia thì Thiên Chúa, Ðấng làm chứng cho lương tâm mình, là
vinh quang lớn nhất. Trong vinh quang thì một bên cất cao đầu, còn bên kia thưa
cùng Thiên Chúa : “Ngài là vinh quang của con, Ðấng cho con hiên ngang
ngẩng đầu” (Tv 3, 4). Một thành thống trị bởi đam mê thống trị nơi các thủ
lãnh, và nơi các quốc gia mà nó chinh phục. Còn trong thành kia, con người lấy
đức ái mà phục vụ lẫn nhau, người đứng đầu phục vụ qua việc lãnh đạo, người
dưới quyền thì qua sự vâng phục. Một bên yêu chính sức mạnh của mình nơi các
chủ tể của nó, bên kia, thưa cùng Thiên Chúa : “Tôi yêu mến Người, lạy
Giavê, sức mạnh của tôi” (Tv 17, 2).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Vì thế, trong một
thành, những kẻ khôn ngoan theo kiểu loài người, tìm kiếm những lợi ích của
thân xác hay của linh hồn hoặc cả hai, và những kẻ lẽ ra đã có thể nhận biết
Thiên Chúa lại “đã không tôn vinh Người như Thiên Chúa, hay không tạ ơn
Người, nhưng họ đã ra hư luống trong các suy tưởng của họ và lòng ngu muội của
họ đã ra tối tăm, trong khi họ huênh hoang mình khôn ngoan” (nghĩa là tự
tôn tự đắc trong sự khôn ngoan của họ, một sự khôn ngoan nằm dưới quyền lực của
kiêu ngạo), “họ đã tráo đổi vinh quang Thiên Chúa bất hoại với hình tượng
loài người hư nát và bao cầm thú, rắn rít” (vì họ đã dẫn các dân hoặc đã
đi theo các dân tôn thờ những ngẫu tượng như thế), “họ đã khâm sùng kính
báo tạo vật thay vì Ðấng Tạo Hóa – Ðấng đáng chúc tụng muôn đời” (Rm 1, 21
– 25).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trái lại, trong Thành
Ðô kia, chỉ có một sự khôn ngoan duy nhất, đó là lòng thành tín biết phụng thờ
Thiên Chúa như Ngài phải được phụng thờ, và trong xã hội gồm các thánh, con
người và thiên thần đó, phần thưởng chờ đợi đó là : “Thiên Chúa nên mọi sự
trong mọi người” (Rm 1, 25).
(La Cité de Dieu, XIV, ibid. p. 465 –
467,
Trad. G. Combes).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Một tiểu thuyết gia
hiện đại, Maxence Van der Meerch, người đoạt giải Goncourt, đã lồng tác phẩm
chính của ông : “Thân xác và linh hồn”(Corps et Âmes, Paris 1943) vào
khung cảnh của bản văn trên, ông đã trích rõ đoạn đầu : “Hai tình yêu (.)
Thành Ðô Thiên Quốc (t. I, p.9). Ðứng trước các sự kiện ông bình luận :
“Dù chúng ta có biết hay không, bên kia sự thiện vẫn luôn luôn có Thiên
Chúa, vì con người, trong tất cả những gì mình yêu, chỉ có thể yêu chính mình
hoặc yêu Thiên Chúa. Chỉ có hai tình yêu” (t II, p. 232). Cuối sách ông
lập lại : “Chỉ có hai tình yêu, yêu chính mình hay yêu các tạo vật sống
động khác. Ðàng sau tình yêu bản thân, có đau khổ và sự dữ. Ðàng sau tình yêu
tha nhân, có sự thiện, có Thiên Chúa. Mỗi khi con người yêu ngoài con người
mình, thì dù ý thức hay không, đó là một hành vi tin vào Thiên Chúa. Chỉ có hai
tình yêu, tình yêu bản thân hay tình yêu Thiên Chúa” (t II, p. 333).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
V. KHUÔN MẶT AUGUSTIN.
CON NGƯỜI.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Qua phần trình bày cũng như phần trích
dẫn trên, hẳn có thể thấy Augustin xuất hiện trong vẻ đẹp rất đáng yêu của
ngài. Con người của Augustin quả đáng để dừng lại nhìn ngắm. Người con trai của
Monique có một tâm hồn thật dịu dàng. Vào lúc cuối đời, khi Julien dÉclane dám
đả động đến mẹ ngài, tấm lòng con thảo đã khiến Augustin bừng giận : và có lẽ
đó là lần duy nhất, ngòi bút của ngài tỏ ra ác nghiệt, dữ dằn. Các mối tương
giao bằng hữu của Augustin thời thanh niên là những mối tình tri kỷ tri âm, một
người bạn nào đó của ngài qua đời đã khiến Augustin viết nên những trang thật
lãng mạn. Suốt cuộc đời, Augustin kết thêm những người bạn mới, và là những mối
thâm tình, bền chặt, như các bức thư của ngài chứng tỏ. Ðứng trước trách nhiệm,
ngài còn là người lo âu đến xao xuyến, khắc khoải : Liệu ai đếm được những giọt
nước mắt ngài nhỏ xuống trong mỗi hoàn cảnh.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tâm hồn nhạy cảm đó còn là một tâm hồn
hết sức trung thực. Ngài tôn ttrọng đối thủ trong các cuộc tranh luận, đến mức
tuyên bố Pélage là nhà thông thái và là một thánh nhân. Ngài trích thuật các
bản văn một cách chặt chẽ, chứ không làm một cách dễ dãi. Có những điều ngài
khẳng định nhưng vẫn thú nhận là mình chưa hoàn toàn chắc chắn. Khi thay đổi ý
kiến về tương quan giữa ân sủng và đức tin thì ngài nói rõ là mình thay đổi ý
kiến. Kết thúc khảo luận “Về Ba
Ngôi” ngài xin Chúa “tha
thứ nếu có điều gì do con đưa ra” mà lại không thuộc vào giáo
lý chung của Giáo Hội. Trong khi tự phê bình về các tác phẩm của mình, ngài
thường tự sửa mình : “Về chân lý này,
tôi đã có những quan niệm không chính xác”. Thái độ thẳng thắn
như vậy bộc lộ một tâm hồn khiêm hạ thẳm sâu mà có lẽ phải chiến đấu quyết liệt
lắm mới đạt được. Chúng ta đã thấy quan niệm của ngài về chức Giám Mục và trách
nhiệm mục vụ của mình. Cũng trong tinh thần khiêm tốn như vậy, mà tại hội nghị
được tổ chức giữa hai hàng Giám Mục, Công Giáo và Donatô, ngài đã thuyết phục
được tất cả các Giám Mục Công Giáo đưa ra lời hứa sẽ từ nhiệm trong trường hợp
các Giám Mục thuộc bè Donatô thắng. Trong các tác phẩm, ngài luôn tự thấy mình
ở dưới tầm mức của vấn đề : “Trong biết
bao nhiêu điều tôi nói ra, tôi không dám khẳng định là mình nói được điều gì
xứng đáng với Mầu Nhiệm Ba Ngôi cao vời và khôn tả”. Lòng khiêm
tốn thật đáng khâm phục biết bao, nếu so với những lời huênh hoang khinh bạc
của Jérome !
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
So về ngữ học thì nhà Kinh Thánh thông
thạo hơn Augustin rất nhiều, nhưng so về trí tuệ thì vị Giám Mục lại bao quát
và sâu xa hơn gấp bội. Cả Augustin cũng từng bước đi sâu vào bút chiến, và có
nguy cơ giản lược các vấn đề. Thế nhưng tinh thần khinh thoát của ngài thường
vượt lên trên cuộc tranh luận. Là con người giàu óc tưởng tượng, ngài điểm
những trực giác bất ngờ vào mọi suy tư của mình, đem lại nét quyến rũ, phong
phú, chẳng hạn như trong các bài chú giải của ngài. Là người có óc suy lý, ngài
vận dụng khả năng trừu tượng hóa (trừu xuất, abstraction) trong mọi lãnh vực
một cách hết sức dễ dàng, tự nhiên, tuy có khi hơi quá đối với lối thẩm định
của chúng ta. Là người có óc sáng tạo và là một thiên tài, ngài là người có khả
năng đưa ra những cái nhìn rộng lớn nhất và những hệ thống vĩ đại : đó là điều
ngài đã chứng tỏ trong cuốn “Thành Ðô
Thiên Quốc”. Tuy nhiên, tư tưởng của Augustin không bao giờ rơi
vào sự suy tư suông, thuần túy lý thuyết. ngài hầu như phải luôn luôn đương đầu với sai lạc, và chân lý là mối
ám ảnh bi đát thường hằng đối với ngài.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nhưng trước hết, Augustin là một tâm
hồn tôn giáo sâu xa, một kẻ truy tìm Thiên Chúa, Ðấng mà ta “tìm kiếm để rồi gặp được Ngài dịu ngọt hơn và
gặp được Ngài để rồi khao khát tìm kiếm hơn”. Nơi Augustin, đối
tượng nghiên cứu thường trở thành đối tượng chiêm ngắm, như cuộc chuyện vãn với
bà Monique tại cảng Ostie đã trở thành một thị kiến chung của hai người. Nghiên
cứu kết thúc trong lời cầu nguyện như khảo luận “Về Ba Ngôi”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
VÀNH
KHĂN TANG CỦA MỘT TÂM HỒN LÃNG MẠN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Lúc khoảng 20 tuổi,
Augustin mất một người bạn mà ngài rất yêu quí, ngài không nêu danh cũng như đã
không nêu danh người bạn đường dấu yêu của ngài.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nỗi đau mất anh ấy
khiến lòng con sầm tối, trước mắt con tất cả chỉ còn là nỗi chết, quê hương trở
thành mối dằn vặt và nhà cha mẹ nên chốn sầu não lạ lùng. Nay không còn anh,
tất cả những gì con đã cùng anh chia sẻ đều trở thành nỗi dày vò ghê gớm. Con
khao khát đuợc nhìn thấy anh khắp nơi nhưng nào có thấy. Mọi sự đều đáng ghét
đối với con, vì không có anh ở đó, không còn điều gì có thể nói lên với con :
anh ấy sắp tới, kia kìa, như ngày xưa khi anh đi vắng. Cả con người con cũng
trở nên hết sức bí ẩn : con hỏi hồn mình sao lại thổn thức sao làm con bối rối
giao động quá và hồn con đã lặng câm, không biết nói gì. Nếu con có bảo : Hãy
hy vọng vào Chúa, nó cũng chẳng nghe, mà cũng đúng, bởi người bạn đã khuất,
người bạn rất dấu yêu của con, anh ấy thật tuyệt vời hơn cái ảo tưởng mà con
bảo nó cậy trông. Chỗ của anh ấy trong những hoan lạc của lòng con nay được
thay bằng những giọt nước mắt, chỉ còn nước mắt là êm dịu.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Con ngạc nhiên khi
nhìn thấy những người khác sống, bởi lẽ người mà con yêu mến, anh ấy như thể
không bao giờ phải chết, thế mà anh đã chết. Và con càng ngạc nhiên hơn, tại
sao con, một con người khác của chính anh (un autre luimême), lại sống, còn anh
thì chết. Thành ngữ người bạn là “một nửa hồn mình” thật tuyệt vời.
Ðúng vậy, con, con cảm thấy hồn anh ấy và hồn con chỉ là một linh hồn trong hai
thân xác. Chính vì thế mà cuộc sống với con thật khủng khiếp : con không muốn
chỉ sống một nửa. Và có lẽ nếu con có sợ chết thì cũng chỉ vì e rằng anh ấy,
người con vô cùng mến yêu, sẽ chết hoàn toàn.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ôi điên rồ, kẻ không
biết yêu con người như là con người. Ôi kẻ rồ dại, không còn làm chủ con người
mình để cam chịu kiếp nhân sinh. Ðó cũng là cái tên xứng với con ngày ấy. Cũng
vì thế mà sinh ra những cơn sốt, những tiếng thở dài, khóc than, lòng như tơ
vò, không thể nào nghỉ ngơi hay suy nghĩ. Con mang một linh hồn tan nát, rướm
máu, một linh hồn không muốn để con mang theo, mà con cũng không biết nơi nào
để đặt hồn con lại.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Dù là vẻ đẹp của cánh
rừng, dù những đùa chơi hay ca hát, dù những cảnh vật dịu ngọt hương thơm, dù
những bữa tiệc xa hoa, hay khoái lạc phòng the, chăn gối, mà ngay cả sách vở và
những vần thơ, cũng không làm nó nguôi ngoai. Tất cả, cho dẫu là ánh sáng đều
làm con ghê sợ. Tất cả những gì không phải là anh ấy ngày xưa đều khiến con cảm
thấy chán ngán, muốn vứt bỏ, ngoại trừ những tiếng than van và những giọt nước
mắt ; chỉ có ở đó con mới tìm được một chút thư thái. Ra khỏi đó là gánh sầu
đau lại đè nặng trên con.
Confessions IV. 4, 9 – 7, 12. CUF 1925,
p. 72 – 75.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
CẢNG
OSTIE : TỪ TRAO ÐỔI ÐẾN THỊ KIẾN.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Chúng con mở đôi mắt
thèm khát của linh hồn trước những giòng nước thiêng chảy từ nguồn suối sự sống
ở nơi Chúa, để một khi được tưới thấm theo khả năng lãnh nhận của chúng con,
chúng con có được một ý niệm nào đó về sự sống siêu vời ấy.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Cuộc trao đổi đưa
chúng con đến kết luận này là, so với niềm dịu ngọt của sự sống ấy thì những
khoái lạc của ngũ quan, dù lớn lao đến đâu, dù có huy hoàng đến mấy dưới ánh
sáng của trần gian này cũng không thể sánh ví nổi, thậm chí không xứng đáng
được nhắc tới, thế là chúng con nâng tâm hồn lên, với niềm khao khát cháy bỏng
hơn, về với chính Hữu Thể, rồi cả bầu trời, nơi mặt trời, mặt trăng và các tinh
sao chiếu sáng mặt đất. Rồi chúng con lên cao mãi, và lòng cứ gẫm suy, ca tụng
và cảm phục những công trình của Chúa ; và chúng con lên tới tâm hồn mình, rồi
vượt qua linh hồn để đến miền phì nhiêu vô tận, nơi Chúa chăn dắt Israel đến
muôn đời trong đồng cỏ chân lý, nơi sự sống là sự khôn ngoan, mà nhờ đó mọi sự
hiện có, đã có và sẽ có được hiện hữu, nhưng chính khôn ngoan thì không được
tạo thành, bởi khôn ngoan hiện hữu như đã hiện hữu, hay đúng hơn, nơi khôn
ngoan không có quá khứ, không có tương lai mà chỉ là hữu, vì khôn ngoan thì
vĩnh cửu, đã có và sẽ có thì không phải là vĩnh cửu. Ðang khi đàm đạo và khao
khát sự khôn ngoan đó, tâm hồn chúng con chợt vươn cao chất ngất, chúng con đã
chạm tới nó trong một khoảnh khắc. Thế rồi chúng con thở dài, để lại đó những
“hoa quả đầu mùa của Thánh Thần” và chúng con trở về với tiếng động
của môi miệng chúng con, nơi mà lời nói khởi đầu và kết thúc. Lời nói chúng con
quả khác xa Lời của Người, lạy Chúa, vì Lời của Người tồn hữu trong chính mình,
không bao giờ già cỗi nhưng lại đổi mới mọi sự.
(COnfessions X, 10, 23 – 24, CUF, 1926,
p. 228 – 229).
THIÊN
CHÚA ÐỘC NHẤT – THIÊN CHÚA BA NGÔI.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Con đã tìm kiếm Ngài
bằng cách hết sức hướng tâm về qui luật Ðức Tin (Thánh Kinh), hết sức mà Ngài
đã ban cho con, và con đã ước ao được nhìn thấy điều con tin bằng đôi mắt trí
tuệ ; con đã bàn bạc và làm việc rất nhiều. Lạy Chúa, Thiên Chúa của con, niềm
hy vọng độc nhất của con, xin cho con đừng mỏi mệt mà không thôi tìm kiếm Ngài,
nhưng ngược lại, cho con luôn hăng say tìm kiếm nhan Ngài (Tv 104, 4). Xin ban
cho con sức mạnh tìm kiếm Ngài, bởi Ngài là Ðấng đã cho con người tìm gặp và đã
ban niềm hy vọng sẽ không ngừng tìm gặp Ngài thêm nữa. Sức mạnh và sự yếu đuối
của con ở trước nhan Ngài : Xin bảo tồn sức mạnh và chữa lành sự yếu đuối của
con. Hiểu biết và ngu dốt của con ở trước nhan Ngài : Xin đón con ở lối vào,
nơi Ngài đã mở cửa cho con ; nơi nào Ngài đã đóng cửa, xin mở ra cho n gõ. Ước
chi con nhớ đến Ngài, ước chi con hiểu biết Ngài, ước chi con yêu mến Ngài. Xin
tăng thêm cho con những ân huệ đó, cho đến khi con đổi mới hoàn toàn (.)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Lạy Chúa, lạy Thiên
Chúa độc nhất, Thiên Chúa Ba Ngôi, ước gì các tôi tớ Chúa cũng chấp nhận tất cả
những gì con đã nói nhân Danh Ngài trong những quyển sách này ; nếu có điều gì
là do con, thì xin Chúa và những người Chúa tha thứ cho con. Amen.
(De la Trinité. XV. 28, 51. Bib. Aug.
XVI, 1955, p. 564 – 566.
Trad. A. M. La Nonnardière (revue),
dans H. Marrou,
Saint Augustin et lAugustinisme, Paris,
1953, pp. 101 – 102).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
NHÀ NGHỆ SĨ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Cuối cùng, ngài là một nghệ sĩ. Người
ta thấy ngài để lại một tập khảo luận chưa hoàn thành Về âm nhạc” (De la musicque), một
khảo luận “Về cái đẹp” (Du
beau) tiếc là đã mất. Ngài say mê vẻ đẹp, luôn nhắc đến nó trong mọi trường
hợp, thậm chí ngay cả trong bộ luật đan tu của ngài. Các bài giảng thường giản
dị đơn sơ, dù trong đó ngài rất hay dùng phép đối ngẫu (antithèses) và những
thành ngữ lạ lùng, gây ấn tượng. Là chuyên viên sử dụng động từ, bậc thầy về âm
vận, về láy âm (điệp vận, allitération) câu văn của ngài mang một nhịp điệu lúc
nhặt lúc khoan. Câu nói lập đi lập lại rất hữu ý, thông minh. Ðặc biệt ngài
thích liên kết những câu ngắn với nhau, lấy chữ cuối câu trước làm chữ đầu cho
câu sau : “Nơi đó, chúng ta sẽ nghỉ
ngơi và nhìn ngắm ; chúng ta sẽ nhìn ngắm và mến yêu ; chúng ta mến yêu và ca
tụng. Và cứ thế miên man bất tận”. Trong những chuỗi liên tiếp
đó, rõ ràng ngài ưa thích lối chuyển động nhịp ba (mouvement ternaire) : “O éternelle (1) vérité (2) et vraie (3) et
chére (3) éternité (1)” (Ôi chân lý vĩnh hằng, ôi đức ái chân
thực và vĩnh cửu dấu yêu). Mầu Nhiệm Ba Ngôi đã gợi hứng như một biểu tượng hay
có thể nói như là thực chất của lối khai triển nhịp ba này. Hẳn người ta sẽ bảo
là giả tạo, cũng đúng thôi, hoặc một lối cầu kỳ đã lỗi thời, có thể. Nhưng
những thanh âm của các từ ngữ nơi Augustin không phải là “thứ đồ giải trí khua vang, vô nghĩa”, nhưng
để phục vụ cho một lời kinh, một học thuyết mà ngài là người điều khiển, phối
hợp hài hòa các thanh âm. Ðôi lúc có hơi thái quá nhưng thường khi, nó giúp cho
tư tưởng hiện diện một cách rất chân thực, như trong bài Thánh Thi bất hủ ca
ngợi Vẻ Ðẹp – lại Vẻ Ðẹp ! – nằm ở tâm điểm cuốn “”Tự thuật”, một chiếc kính vạn hoa kết bởi
nghệ thuật muôn hình vạn trạng của ngài.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Augustin luôn
dẫn dắt độc giả đến với vị thầy nội tâm mà ngài đặt lên trên tất cả. Thế nhưng,
chính ngài cũng là một vị thầy phi thường. Ngài là bậc thầy của thời đại mình :
mọi hạng người đến nhờ cậy ngài, lắm lần các Giám Mục đồng sự xin ngài tạm
ngưng những dự định lớn lao để đáp ứng các vấn đề tức thời như một thần học gia
“thường trực”. Mặc dầu
có những người phản đối tư tưởng của ngài, nhưng ngay cả nơi những người phản
đối, Cassien chẳng hạn, ngài đã có một ảnh hưởng rất lớn trên tất cả tư tưởng
Giáo Phụ Tây phương : Prosper dAquitaine, Fulgence de Ruspe, Césaire dArles, là
người đôi khi lấy lại gần như nguyên văn, Grégoire Cả, mặc dầu có một nhân cách
mạnh mẽ, hoặc Isidore de Séville, mặc dầu là bậc uyên bác, Augustin hầu như là
nhà thần học của thế giới Latinh cho tới thế kỷ XIII là thế kỷ mà triết học
kinh viện, tuy không hề chối bỏ ngài, đúng hơn, đã tìm cho mình những khung tư
tưởng nơi Aristote. Từ thế kỷ XVI, ngài lại chiếm một vị trí rất quan trọng với
phong trào Cải Cách và sau đó là phái Jansénisme, đồng thời ngài còn gợi hứng
cho một chủ thuyết Augustin hoàn toàn chính thống, nhưng ít được biết đến.
Augustin có lẽ là con người phong phú nhất mà Kitô giáo Tây phương đả sản sinh.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
VẺ ÐẸP RẤT CỔ XƯA VÀ RẤT MỚI MẺ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Con đã yêu Người thật muộn màng, ôi Vẻ Ðẹp rất cổ xưa và rất
mới mẻ, con đã yêu Người thật muộn. Mà kìa, Người vẫn trong con, còn con lại ở
bên ngoài. Với tâm hồn lầm lạc con tưởng tìm kiếm Người nhưng lại lăn xả vào
những vẻ đẹp do tay Người tác tạo. Người ở bên con, còn con lại không ở với
Người. Chính những tạo vật, mà nếu không hiện hữu ở trong Người thì đã không
bao giờ hiện hữu, đã cầm giữ con xa khỏi Chúa. Người đã kêu gọi, gào thét và đã
xuyên thủng sự điếc lác của con. Người đã chói rạng, đã sáng lòa rực rỡ, xua
tan sự mù lòa của con. Người đã tỏa ngát hương thơm, và con đã hít lấy và khát
vọng về Người. Con đã thưởng nếm và cảm thấy đói, khát. Người đã chạm tới con
và con như khát khao, như thiêu đốt niềm bình an của Người.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Khi gắn bó với Chúa bằng tất cả con người của con, thì với
con, sẽ chẳng bao giờ còn đớn đau và lao nhọc, và cuộc đời tràn đầy Chúa sẽ trở
nên tràn sức sống. Nhưng hiện thời, vì kẻ tràn đầy Chúa thì được Người làm cho
nhẹ vơi, mà con lại không tràn đầy Chúa, nên con người con trĩu nặng. Những thú
vui đáng khóc than của con đang giằng co với những nỗi buồn đáng vui mừng và
con không biết bên nào sẽ thắng.
Khổ thân con ! Lạy Chúa, xin thương xót con. Ðây những vết
thương của con, con không che giấu : Người là Lương Y mà con thì tật bệnh,
Người hay xót thương, thân con lại khốn khổ. Kiếp nhân sinh trên mặt đất này
phải chăng là cơn thử thách ? Nào có ai ước mong những phiền sầu và gian khó.
Người lại truyền phải chịu đựng chúng (.) Khốn cho những thành công của trần
gian : chẳng những một mà hai lần khốn : vì người ta sợ gặp thất bại và niềm
vui lại phai mau. Khốn cho những thất bại của trần gian. Chẳng những một lần mà
hai, ba lần khốn : người ta nuối tiếc thành công, còn chính thất bại lại cay
đắng và nếu nó lại làm tiêu tan sức chịu đựng ! Kiếp con người trên dương thế
này há không phải là một thử thách miên trường hay sao ?
(Confessions, X. 27, 38 – 28, 39, CUF. 268 – 269).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trang này đã gợi hứng cho Renan trong “Lời kinh trên
đỉnh thành” (prière sur lacropole) của ông (tạp chí “Des deux
mondes”, 1. 12. 1876, pp. 483 – 487) : “Ôi cao quí ! Ôi vẻ đẹp đơn sơ
và chân thực (.) tôi tới ngưỡng cửa những huyền nhiệm của Người thật muộn
màng” (p. 483). “Tôi đã biết Người thật muộn màng, ôi vẻ đẹp hoàn
hảo” (p. 486). Ở đây thánh Augustin vận dụng dễ dàng tất cả các lối hành
văn, các ngón của khoa tu từ : lặp lại, đối ngẫu, chơi chữ, điệp văn, âm vận,
hình ảnh, các nhóm cặp ba (groupes ternaires). Sau đây là hai trường hợp khác
của những chuyển động nhịp ba trong cuốn “”Tự thuật” : “Con
trốn chạy đau khổ (1), đê hèn (2), ngu dốt (3) (.). Nơi các tạo vật (.), con đã
tìm kiếm thú vui (1), sự cao cả (2), chân lý (3) và qua đó con lao mình vào
những đau khổ (1), hỗn độn (2), lầm lạc (3). Xin tạ ơn Người, sự dịu ngọt của
con (1), danh dự của con (2) và niềm tin tưởng của con (3)” (I. 20, 31).
Hiện hữu (être) (1), biết (2), muốn (3) : Tôi hiện hữu (1) và tôi biết (2) và
tôi muốn (3) ; tôi biết (2) rằng tôi hiện hữu (1) và tôi muốn (3) ; Tôi muốn
(3) hiện hữu (1) và biết (2) (XIII. 11, 12). Trong ví dụ thứ nhất, người ta ghi
nhận rằng ba yếu tố được lặp lại bốn lần theo cũng một thứ tự dưới những dạng
biến đổi (variantes) hay trái ngược.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
SÁCH ÐỌC THÊM.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Về khung cảnh sống :
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– A. G.
HAMMANN, La vie quotidienne en Afrique du Nord au temps de St. Augustin, Paris,
1979.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðể có thể hiểu biết sơ bộ :
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– Saint
Augustin, évêque et pasteur, bào Fêtes et Saissons, No. 418,
10/1987, 32p.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðể có cái nhìn chung nghiêm túc :
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– H. MARROU
(và (A. M. LA BONNARDIÈRE), Saint Augustin et lAugustinisme, Paris, Seuil,
coll. Maitres spirituels, 1955 (thường xuyên tái bản).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðể đào sâu (ngoài các luận án của H. MARROU, A. MANDOUSE .) :
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– Còn giá trị và quan trọng :
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– F. Van Der
MEER, Saint Augustin, Pasteur dâmes, 2 vol. Colmar-Paris, 1955 (Hấp dẫn và tái
liệu phong phú).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– P. BROWN,
La vie de Saint Augustin, Paris, 1971.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– Mới đây vừa
xuất hiện khoảng một chục đặc san (monographie), thường nhấn mạnh một khía cạnh
; chúng ta giữ lại như một tổng hợp tốt.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– A. TRAPÉ,
Saint Augustin, lhomme, le pasteur, le mystique, Paris, 1988.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
BẢN DỊCH.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– “Tủ sách Augustin” (La Bibliothèque Augustinienne) cung
cấp một sưu tập rất phong phú các tác phẩm dịch (cùng với bản văn Latinh). Luôn
luôn thông dụng.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
– Bộ “Sources
chrétiennes” mới chỉ phát hành cuốn “Chú giải Thư I của thánh Gioan” (No.
75) và “Các bài giảng lễ Phục
Sinh” (No. 116).
Trở về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà