Thắng đường để nấu đồ ăn gây nguy hiểm cho sức khỏe
Việc sử dụng đường hay bất kể loại gia vị nào khác trong món ăn, ngoài vấn đề để món ăn ngon miệng thì luôn phải chú ý đến vấn đề sức khỏe. Vì thế, nên hạn chế hoặc sử dụng đường khi nấu ăn một cách vừa đủ, chứ không nên lạm dụng.
Đường có vai trò như thế nào trong đời sống?
Đường là loại nguyên liệu rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Đường tạo vị ngọt, tạo màu và độ ẩm cho món ăn. Hiện nay có rất nhiều loại đường được người tiêu dùng sử dụng, nhưng càng ngày, người ta càng hướng đến những sản phẩm sạch, có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, không đúng đối tượng sẽ có tác dụng ngược với sức khỏe con người.
Sai lầm khi sử dụng đường khi nấu ăn
Đa số người dân Việt Nam vẫn nghĩ, đường là một loại gia vị lành tính nên sử dụng thoải mái để tạo vị ngọt cho các món ăn, nhất là ở khu vực miền Nam. Điều này là hoàn toàn sai.
Việc sử dụng đường hay bất kể loại gia vị nào khác trong món ăn, ngoài vấn đề để món ăn ngon miệng thì luôn phải chú ý đến vấn đề sức khỏe. Vì thế, nên hạn chế hoặc sử dụng đường khi nấu ăn một cách vừa đủ, chứ không nên lạm dụng.
Chỉ sử dụng trong một số món ăn thực sự cần thiết, bởi trong thực phẩm vốn cũng đã có hàm lượng đường nhất định. Nếu nêm thêm đường vào các món ăn sẽ gây ra tình trạng thừa đường.
Một vấn đề khác là thói quen dùng đường để chưng nước hàng (thắng đường) cho các món ăn để tạo màu ví dụ kho thịt, kho cá. Điều này là không nên, bởi đường khi chưng ở nhiệt độ cao sẽ bị bẻ gẫy các phân tử có lợi, tạo ra chất ô xy hóa gây hại cho cơ thể. Lâu dần sẽ mắc bệnh.
Với các món thịt, cá kho nên dùng các gói nước hàng đảm bảo chất lượng, nguồn gốc để sử dụng. Các sản phẩm này thường được nhà sản xuất tính toán để sử dụng với số lượng thực phẩm nhất định, nên hạn chế được việc dư thừa đường.
Lạm dụng đường gây ra bệnh gì?
Ngoài ra, việc lạm dụng đường trong nấu ăn về lâu dài sẽ dễ sinh ra các bệnh lý. Do đường sẽ làm tăng năng lượng có thể dễ gây ra tình trạng cơ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư.
Ăn nhiều đường sẽ khiến tạo ra gánh nặng đối với gan do quá trình chuyển hóa đường thành lipid, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ do ăn quá nhiều đường. Ăn thừa đường còn có liên quan tới chức năng của tuyến tụy làm lượng insulin trong máu tăng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.
Những ai cần hạn chế ăn đường
– Đối với các bệnh nhân đái tháo đường thì việc hạn chế đường hấp thu nhanh là tiêu chí số một trong ăn uống.
– Một số bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính khác như: suy thận, suy tim… cũng cần phải cân nhắc dùng đường và các gia vị khác khi nấu ăn.
Dùng đường sao cho an toàn
Chỉ nên sử dụng đường dưới 5 thìa/ngày. Nếu phải sử dụng đường trong chế biến, thì tốt nhất là nên sử dụng đường cát/ đường nâu, mật ong, không nên sử dụng đường tinh luyện. Trong thành phần của đường tinh luyện chứa hàm lượng đường nhiều hơn và cung cấp năng lượng cao hơn.
Tiêu thụ 100 gam đường tinh luyện với 99,3% đường, tương đương với nạp vào trong cơ thể 397 kcal. Nếu 100 gam đường cát, đường nâu với 94,6% là đường, năng lượng tạo ra là 383 kcal.
Người mắc bệnh lý tiểu đường, bệnh chuyển hóa có thể sử dụng sản phẩm đường không sinh năng lượng để vẫn ăn được các món ăn đúng hương vị. Tuy nhiên, khi sử dụng vẫn cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Hạn chế thêm đường vào trong chế biến thực phẩm, không những trong nấu nướng mà còn trong pha chế các loại đồ uống. Không đun nấu đường ở nhiệt độ cao để tránh gây biến tính.