Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích

Ở tỉnh Tứ Xuyên, chắc hẳn ai cũng từng nghe qua danh thắng cảnh Cửu Trại Câu và thắng cảnh Hoàng Long – hai địa điểm du lịch quen thuộc được nhiều du khách yêu thích về độ nổi tiếng, cảnh đẹp thiên nhiên và phong tục tập quán địa phương. 

Trên thực tế, ở Tứ Xuyên còn có một địa danh khác được nhiều du khách ví như “Tiểu Cửu Trại” – nơi hội tụ vẻ đẹp của cả Cửu Trại Câu và Hoàng Long, nhưng lại không nổi tiếng bằng và không mấy ai biết đến: Khu thắng cảnh Mâu Ni Câu.

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích - Ảnh 1.

Khu thắng cảnh Mâu Ni Câu có diện tích rất lớn, toàn bộ khu danh thắng chủ yếu được tích hợp bởi hai danh lam thắng cảnh: Thác Trát Kiết và hồ Nhị Đạo, ngoài ra còn có: Rừng Mâu Ni, Thạch Lâm, Suối nước nóng Phỉ Thúy, Hồ Thiên Nga, Hồ Mặt Trăng, Hồ Bách Hoa và nhiều danh lam thắng cảnh nhỏ khác…

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích - Ảnh 2.

Ở Mâu Ni Câu, núi, rừng, hang động và biển phối hợp nhịp nhàng với nhau, thế nên tại đây bạn có thể nhìn thấy núi cao và biển rộng không thua gì Cửu Trại, ngoài ra còn được chiêm ngưỡng những thác nước vôi hóa trên cao nguyên đẹp không thua gì Hoàng Long.

Hồ Nhị Đạo – nơi được ví như “nước Cửu Trại” thứ hai ở Tứ Xuyên. Toàn bộ hồ Nhị Đạo được bao bọc hoàn toàn bởi cây cối, bước vào rừng núi sâu, bạn sẽ thấy hồ Nhị Đạo ẩn mình sâu trong đó. Hồ nước trong vắt, không một gợn sóng, khái niệm thời gian như bị đóng băng ở đây, mọi thứ yên tĩnh, thanh bình đến lạ. Khi được giáp mặt với danh thắng này, bạn cứ như bước vào một thế giới khác vậy.

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích - Ảnh 3.

Hồ Nhị Đạo

Hồ Nhị Đạo là hồ lớn nhất của Mâu Ni Câu, toàn bộ hồ có diện tích 13.300 mét vuông, đồng thời nằm trong vị trí cốt lõi của toàn bộ danh thắng. Cỏ cây, hoa màu, cảnh thiên nhiên bên hồ là “cái hồn” độc đáo của cao nguyên mà bạn không thể thấy ở những nơi khác.

Khi được bao quanh bởi các ngọn núi khi đến thăm hồ Nhị Đạo, du khách sẽ được đắm chìm trong làn hương tươi mới của đất trời và trải nghiệm âm hưởng độc đáo giữa núi và nước trên cao nguyên.

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích - Ảnh 4.

Có những mảng lớn hoa Ottelia nổi trên mặt hồ. Đây là loài hoa có yêu cầu rất cao về chất lượng nước. Thông thường hoa Ottelia chỉ sinh trưởng được ở nơi có chất lượng nước tốt, điều này chứng tỏ nước ở hồ Nhị Đạo có độ tinh khiết tuyệt vời.

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích - Ảnh 5.

Hoa Ottelia

Cùng ở Tứ Xuyên, mặc dù danh lam thắng cảnh Mâu Ni Câu chỉ cách Cửu Trại Câu một ngọn núi, nhưng bên cạnh những điểm giống nhau, phong cảnh ở hai địa điểm này cũng có rất điểm khác biệt. 

Không ngoa khi nói Mâu Ni Câu chính là “Tiểu Cửu Trại”, toàn bộ “chốn thần tiên” như được thu vào tầm mắt khi bạn ghé thăm: Những khu rừng nguyên sinh rộng lớn, các hồ trên núi cao chỉ có ở khu vực cao nguyên, suối nước nóng tự nhiên cũng như các thác nước, đầm hổ được tạo ra từ đá travertine khổng lồ hiếm có trên cao nguyên, thác hình khuyên và các cảnh quan thiên nhiên cao nguyên khác nhau…

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích - Ảnh 6.

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích - Ảnh 7.

Thác Trát Kiết

Thác nước Trát Kiết là nhóm thác nước vôi hóa cao nguyên lớn nhất thế giới. Nhìn từ xa, thác Trát Kiết tựa như một dải ngân hà từ trên trời rủ xuống. Khi đến gần, bạn sẽ thấy dòng thác giống như hàng vạn viên ngọc trai đang nhảy múa trên sợi dây đàn vô hình. Toàn bộ thác được bao quanh bởi hồ thượng nguồn và lòng sông ở hạ lưu, nhìn từ những khoảng cách và góc độ khác nhau, cảnh đẹp hiện ở trước mắt cũng hoàn toàn khác nhau.

Vào mùa hè, bạn có thể nhìn thấy thác Trát Kiết cuồn cuộn chảy từ trên núi, nhưng vào mùa đông, thác sẽ được bao phủ bởi tuyết trắng. Với sự thay đổi liên tục của nhiệt độ trong năm, cảnh quan ở hai mùa sẽ hoàn toàn khác biệt. 

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích - Ảnh 8.

Thác Trát Kiết vào mùa đông

Thung Lũng Mâu Ni Câu nằm ở độ cao 4.070 mét, nhiệt độ trung bình quanh năm là 4 độ C. Vào mùa đông, khi các khu vực khác ở cao nguyên đã đóng băng thì nước suối của thác Trát Kiết vẫn ào ạt chảy.

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích - Ảnh 9.

Thung lũng Mâu Ni Câu có rất nhiều địa điểm đáng để bạn check in. Muốn đi hết các danh lam thắng cảnh thường mất 2 ngày, ngoại trừ hai địa điểm nổi tiếng và được nhiều người yêu thích nhất là thác Trát Kiết và hồ Nhị Đạo, những danh lam thắng cảnh còn lại như: Hẻm núi Kiết Kỳ, hồ Vịt Hoang, Thạch Lâm Hải, Ngũ Tọa Hải, hồ Trân Châu, Đền Tiêu Bao, Đền Mâu Ni Hậu… đều đáng để bạn ghé thăm từng địa điểm một.

Theo Toutiao

https://cafef.vn/thang-canh-than-tien-duoc-giau-ky-trong-chon-nui-rung-o-trung-quoc-duoc-vi-nhu-tieu-cuu-trai-cau-nhu-mo-ra-khung-canh-chi-co-trong-co-tich-20220621180602968.chn