Tháng Chạp có 4 ngày tốt, đi tảo mộ cuối năm là đẹp, tổ tiên phù hộ, năm sau ăn nên làm ra

Tảo mộ là gì?

Tảo mộ (còn gọi là chạp mả) là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, lau chùi sạch một phần của người thân trong gia đình. Ngoài ra, trong hoạt động tảo mộ, mọi người có thể tiến hành tu sửa lại cho ngôi mộ, chăm sóc cây xanh xung quanh mộ.

Trong dịp tảo mộ cuối năm, các gia đình cũng thường đem theo hoa và lễ vật để thắp hương, mời gia tiền về ăn Tết cùng con cháu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tảo mộ cũng được xem là một dịp dể gia đình sum vầy, cùng nhau tưởng nhớ đến người đã khuất, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên. Đây là nét đẹp văn hóa của người Việt, nhắc nhở con cháu về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”.

Dù đi làm ăn xa cả năm nhưng mỗi khi Tết đến xuân về, những người con xa xứ sẽ sắp xếp thời gian trở về quê hương thăm viếng phần mộ ông bà, tổ tiên.

Tảo mộ vào thời gian nào?

Thông thường, hoạt động tảo mộ cuối năm có thể thực hiện từ ngày 20 tháng Chạp đến 30 tháng Chạp. Tùy theo phong tục địa phương và văn hóa từng vùng mà thời gian tảo mộ sẽ khác nhau.

Gia chủ có thể tham khảo ngày tốt – ngày xấu trong tháng Chạp và chọn ra ngày phù hợp với gia đình để tiến hành nghi lễ tảo mộ sao cho hanh thông, thuận lợi mọi bề. Trong khoảng từ 20 đến 30 tháng Chạp, có 4 ngày tốt:

– Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023)

– Ngày 24 tháng Chạp (15/1/2023)

– Ngày 26 tháng Chạp (17/1/2023)

– Ngày 28 tháng Chạp (19/1/2023)

Ngoài ra, các ngày 21, 22, 23, 29 và 30 tháng Chạp là những ngày bình thường. Riêng ngày 21 tháng Chạp kỵ xây cất mồ mả.

Từ 20 đến 30 tháng Chạp, có 3 ngày xấu là ngày 22, 25 và ngày 27 âm lịch. Trong đó, ngày 22 và 27 âm lịch là ngày Tam nương.

Không có quy định cụ thể về ngày tảo mộ cuối năm nên gia chủ có thể chọn ngày cho thuận tiện với gia đình.

Lễ vật cần có khi đi tảo mộ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số lễ vật cơ bản cần có khi đi tảo mộ là hương/nhang, đèn/nến, trà, rượu, nước, tiền vàng, trầu cau, trái cây…

Bên cạnh những lễ vật cơ bản, một số gia đình còn có thể chuẩn bị cả mâm lễ chay (oản, gạo, muối, chén mật, xôi chè, bỏng…) và lễ mặn (chân giò, gà luộc, giò, rượu…).

Về việc cúng lễ chay hay lễ mặn sẽ phụ thuộc vào quan niệm của từng gia đình. Đa số mọi người cho rằng ngày tảo mộ chỉ nên cúng bằng lễ chay để hạn chế sát sinh.

Bài văn khấn tảo mộ ngày Tết

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ: ……………………

Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm Nhâm Dần, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là: ………………

Ngụ tại: ………………

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:.. có phần mộ táng tại… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn Hóa Thông tin)

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.