Tham khảo ngay 15 cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt đơn giản
Cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt là thông tin được nhiều người tìm kiếm. Bởi không chỉ gây cảm giác khó chịu mà tình trạng này còn làm mất thẩm mỹ. Dưới đây là một vài phương pháp mà người bệnh có thể tham khảo.
5/5 – (122 bình chọn)
Nội Dung Chính
1. Dị ứng mẩn ngứa ở mặt là gì?
Dị ứng mẩn ngứa ở mặt là tình trạng phát ban, xuất hiện nhiều đốm đỏ trên mặt, da khô, nẻ, dị ứng nổi mụn ẩn, dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Dị ứng mỹ phẩm, ăn thức ăn bị dị ứng ngứa, dị ứng thời tiết, lông vật nuôi, thuốc, môi trường ô nhiễm …
Dị ứng mỹ phẩm: Việc lạm dụng các sản phẩm trang điểm hoặc thử một loại mỹ phẩm mới cho thể gây kích ứng da. Đôi khi việc dị ứng mỹ phẩm còn trở nên nghiêm trọng với biểu hiện sưng môi, lưỡi.
Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất đột nhiên thay đổi sẽ tác động tới da mặt. Không chỉ gây dị ứng ở mặt nó có thể lan sang các vùng khác trên cơ thể.
Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể kích thích phản ứng quá mẫn của cơ thể như hải sản, măng, nấm… Bên cạnh đó, thực phẩm tái sống cũng có nguy cơ gây dị ứng cao hơn thực phẩm được nấu chín.
Tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây dị ứng trên mặt.
Tiếp xúc với khói bụi, lông vật nuôi: Các yếu tố này khi tiếp xúc với da mặt sẽ gây mẩn ngứa, đặc biệt là đối với những người cơ địa nhạy cảm.
2. Tầm quan trọng của việc lựa chọn cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt
Da mặt là phần da khá nhạy cảm lại thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây hại như tia UV, khói bụi. Do đó, việc lựa chọn cách chữa dị ứng mẩn ngứa da mặt cần thận trọng. Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều lượng.
Bên cạnh đó, các cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt tại nhà với thành phần từ thiên nhiên có thể là gợi ý. Vì chúng khá lành tính, không yêu cầu người bệnh phải ra ngoài nên hạn chế tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh.
3. Top 15 cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt
Những cách chữa mẩn ngứa ở mặt dưới đây là gợi ý giúp giải tỏa băn khoăn bị dị ứng làm sao cho hết ngứa, hết mẩn đỏ trên mặt. Trong số đó có cả những cách chữa dị ứng mẩn ngứa trên cơ thể nói chung mà không chỉ riêng da mặt. Đây là mẹo dân gian chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt đơn giản, tiết kiệm chi phí, có thể áp dụng tại nhà. Người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và lựa chọn cách phù hợp để hỗ trợ cải thiện tình trạng của mình.
3.1. Cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt bằng chườm lạnh
Đây được coi là cách khắc phục dị ứng da mặt đơn giản và khá phổ biến. Nó giúp giảm tạm thời cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát trên mặt. Người bệnh có thể chườm khăn lạnh, khăn bọc đá, chai nước lạnh lên vùng da mặt trong 15 phút. Lưu ý là không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với da mặt.
3.2. Nha đam tươi
Một trong những cách chữa viêm da dị ứng ở mặt phải kể tới là đắp nha đam tươi. Bởi nha đam có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn. Các axit béo thiết yếu, vitamin A, C, E, B12… trong nha đam cũng hỗ trợ tốt cho sức khỏe làn da.
– Cắt một lá nha đam tươi, rửa sạch, bỏ vỏ và lấy phần gel nha đam và cắt nhỏ. Chú ý là cần làm sạch lớp nhựa.
– Đắp gel nha đam trực tiếp lên mặt, không đắp lên vết thương hở.
– Sau 15 phút hãy lấy ra và rửa lại bằng nước sạch.
3.3. Bột yến mạch
Nếu là người thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thì bạn có lẽ sẽ thấy nhiều loại có thành phần là bột yến mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong yến mạch chứa nhiều chất chống viêm, giảm ngứa da, tăng độ ẩm và phục hồi da.
– Xay thật mịn yến mạch bằng máy xay.
– Hòa 1 cốc nhỏ bột yến mạch vào nước ấm để rửa mặt.
– Rửa mặt lại bằng nước sạch ấm.
3.4. Dầu hoa cúc
Hoa cúc thường được dùng để pha trà giúp thư giãn và làm mát cơ thể. Loại hoa này chứa azulene, bisabolol và farnesene có khả năng chống viêm, kháng histamine. Thoa dầu hoa cúc là cách chữa dị ứng ngoài da, giúp giảm ngứa, giảm mẩn đỏ. Sau khoảng 15 phút hãy rửa mặt bằng nước sạch.
3.5. Cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt bằng dầu oliu
Dầu oliu chứa axit oleic cùng axit béo và 200 hợp chất hóa học khác. Dầu oliu có tác dụng giảm viêm, làm lành vết thương. Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm dầu oliu nguyên chất trên thị trường. Thoa dầu oliu lên mặt để trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
3.6. Dầu dừa
Dầu dừa có khả năng khử trùng, chống viêm nhiễm. Nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy dầu dừa nguyên chất giúp cải thiện tình trạng hydrat hóa và lipid bề mặt trên da. Người bệnh nên sử dụng dầu dừa nguyên chất, dạng lỏng để thoa lên mặt. Nó sẽ kích thích quá trình tự làm lành tổn thương ở da, giảm viêm da. Chú ý chọn mua dầu dừa có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng.
3.7. Dầu dừa và bột trà xanh
Trà xanh từ lâu đã được biết tới với khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa. Nó xuất hiện trong thành phần của nhiều sản phẩm dưỡng da. Sử dụng bột trà xanh có thể giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên mặt. Trong phương pháp này cần kết hợp thêm dầu dừa để làm lên hỗn hợp đắp mặt cũng như tăng tác dụng.
– Trộn 1 thìa cà phê bột trà xanh với dầu dừa cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt.
– Rửa mặt và lau khô.
– Thoa đều hỗn hợp lên mặt và để trong 30 phút.
– Rửa lại mặt bằng nước ấm.
3.8. Bột yến mạch và dầu dừa
Như đã đề cập ở trên bột yến mạch và dầu dừa đều tốt cho da, trị mẩn ngứa ở mặt. Việc kết hợp hai loại nguyên liệu này càng làm tăng thêm công dụng điều trị. Đắp hỗn hợp sệt bao gồm 1/4 bát bột yến mạch trộn với dầu dừa lên mặt cho tới khi khô lại. Sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch.
3.9. Cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt với mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm lành vết thương. Sử dụng mật ong có thể giúp khắc phục tình trạng dị ứng trên da mặt.
– Lấy mật ong nguyên chất xoa đều lên mặt.
– Sau 30 phút rửa lại mặt bằng nước ấm.
3.10. Baking soda
Nhiều người thường dùng hỗn hợp dạng sệt baking soda để thoa lên vùng mặt dị ứng lên mụn. Trong baking soda có chứa chất giúp cân bằng độ pH trên da, hạn chế tình trạng mặt bị khô rát đỏ. Vì thế nó sẽ giúp dịu bớt ngứa, rát, nổi mẩn ở da mặt.
– Trộn 4 thìa baking soda với 12 thìa nước cất để tạo thành hỗn hợp sệt.
– Đắp hỗn hợp lên mặt trong 15 phút.
– Rửa lại mặt bằng nước ấm.
3.11. Mướp đắng
Mướp đắng có tính kháng khuẩn, chống viêm, tăng đào thải độc tố, làm mát gan. Sử dụng mướp đắng sẽ giúp giảm tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa ở mặt.
– Lấy 1 quả mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch và ngâm nước muối trong 15 phút.
– Thái mỏng mướp đắng rồi cho vào máy xay nhuyễn.
– Dùng hỗn hợp này đắp lên mặt khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
3.12. Lòng trắng trứng gà
Lòng trắng trứng gà cũng có thể kích thích làm lành tổn thương tại da. Kết hợp lòng trắng trứng gà với mật ong sẽ đem tới nhiều lợi ích hơn.
– Lọc lấy một lòng trắng trứng gà.
– Đánh đều lòng trắng với 1 thìa mật ong.
– Dùng bông thấm hỗn hợp này xoa lên mặt.
– Để khoảng 15 phút sau đó rửa mặt bằng nước sạch.
3.13. Cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt bằng sữa chua
Sữa chua cấp ẩm và giúp kích thích quá trình tự làm lành tổn thương trên da, hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Dùng sữa chua cũng là một biện pháp khá lành tính dành cho da mặt nhạy cảm. Lấy sữa chua không đường thoa đều lên mặt và để khoảng 15 phút. Sau đó rửa mặt lại bằng nước ẩm.
3.14. Lá bạc hà
Trong lá bạc hà chứa menthol giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm. Tinh dầu trong lá bạc hà giúp làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa nhiễm trùng.
– Lấy một nắm lá bạc hà rửa sạch.
– Cho vào nồi đun sôi với 700ml nước.
– Đổ nước ra chậu dùng để xông mặt tới khi nước nguội.
3.15. Muối Epsom
Nhiều người vẫn thường cho loại muối này vào nước tắm hoặc nước ngâm chân để giảm đau nhức xương khớp, mô mềm. Nhưng ít người biết rằng magie và khoáng chất trong loại muối này giúp giảm ngứa, làm mềm da. Người bệnh chỉ cần hòa một ít muối Epsom vào nước ấm để rửa mặt. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
4. Lưu ý dành cho người bệnh
– Trước khi áp dụng các cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt tại nhà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt không được tự ý sử dụng các cách này với trẻ em và người già.
– Hiệu quả đối với mỗi người là khác nhau. Sau một thời gian nếu tình trạng bệnh không cải thiện hãy ngưng dùng và chuyển sang phương pháp khác.
– Đối với những người bị dị ứng với một trong các thành phần kể trên thì không được sử dụng. Để thăm dò phản ứng của cơ thể hãy thử một chút ra mặt trong của cổ tay. Nếu sau 24 giờ mà không xuất hiện các triệu chứng dị ứng thì có thể dùng.
– Khi sử dụng nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mẩn ngứa tăng thì cần ngưng ngay và báo cho bác sĩ.
– Giữ gìn vệ sinh cho da mặt, không sờ tay lên mặt, không gãi, chà xát mạnh.
– Vệ sinh chăn, ga, gối, khăn mặt thường xuyên.
– Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, trang điểm.
– Che mặt cẩn thận khi ra ngoài trời nắng và nhiều khói bụi.
– Xây dựng bữa ăn đủ dinh dưỡng. Bổ sung hoa quả, rau xanh. Uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, bia rượu.
Các cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt trên đây chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh không nên chủ quan trước tình trạng này mà để kéo dài triệu chứng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.
XEM THÊM