Tham khảo khung chương trình và các môn học ngành Y học cổ truyền

Cập nhật: 27/04/2020 12:51

|

Trần Thị Mai

Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền

Để xác định có nên theo học ngành Y Học cổ truyền (YHCT) hay không thì các bạn học sinh cần biết đến  các yếu tố như cơ hội việc làm, chương trình đào tạo, khó khăn của ngành…Khi theo học ngành YHCT sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức như: Dược học cổ truyền; chế biến Dược liệu; Dưỡng sinh; Châm cứu; Bệnh học; bấm huyệt;…. Nhìn chung, các em sẽ được học các phương chữa trị bệnh bằng Y học cổ truyền. 

Ngoài ra, các sinh viên cũng sẽ được học tập, đào tạo chuyên sâu về việc sử dụng, chữa trị bệnh bằng Y học cổ truyền như sử dụng thuốc bắc, thuốc nam, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,… Đặc biệt sinh viên theo học ngành y học cổ truyền cũng được đào tạo rất kỹ về y đức thầy thuốc để sau khi tốt nghiệp sẽ biết cách chăm sóc người bệnh của mình.

Cụ thể các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Y học cổ truyền trong bảng dưới đây.

Kiến thức giáo dục Đại cương         

Các môn chung

  1. Những nguyên lý CB của CNMLN 1                          

  2. Những nguyên lý CB của CNMLN 2                          

  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                 

  4. Đường lối CM của ĐCS Việt Nam                                   

  5. Ngoại ngữ 1                                                                 

  6. Ngoại ngữ 2                                                                

  7. Ngoại ngữ 3 (NNCN)                                                       

  8. Tin học đại cương                                                         

  9. Giáo dục thể chất*                                                 

  10. Giáo dục quốc phòng – an ninh*   

Các phần học cơ sở ngành

  1. Dân số học       

  2. Sinh học  

  3. Di truyền học    

  4. Lý sinh     

  5. Hóa học   

  6. Tin học ứng dụng       

  7. Xác suất và thống kê y học   

  8. Tâm lý y học – Đạo đức y học                                                                                   

  9. Truyền thông và GDSK      

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành  

– Các phần học của cơ sở ngành

  1. Giải phẫu 1      

  2. Giải phẫu 2       

  3. Mô phôi   

  4. Sinh lý     

  5. Hóa sinh  

  6. Vi sinh      

  7. Ký sinh trùng  

  8. Giải phẫu bệnh  

  9. Sinh lý bệnh – Miễn dịch     

  10. Thực vật dược    

  11. Lý luận cơ bản của YHCT 1 4 

  12. Lý luận cơ bản của YHCT 2 4 

  13. Dịch tể học         

  14. Điều dưỡng cơ bản    

  15. Chẩn đoán hình ảnh    

– Kiến thức ngành

  1. Nội cơ sở 1    

  2. Nội cơ sở 2        

  3. Ngoại cơ sở 1    

  4. Ngoại cơ sở 2     

  5. Nội bệnh lý 1 (YHHĐ)          

  6. Nội bệnh lý 2 (YHHĐ)        

  7. Nội bệnh lý 4 (YHCT) 

  8. Ngoại bệnh lý 1 (YHHĐ)     

  9. Ngoại bệnh lý 2 (YHCT)       

  10. Phụ sản 1 (YHHĐ)      

  11. Phụ sản 2 (YHCT)      

  12. Nhi khoa 1 (YHHĐ)    

  13. Nhi khoa 2 (YHCT)    

  14. Lao 3 (2-1)

  15. Da liễu 1 (YHHĐ)       

  16. Da liễu 2 (YHCT)       

  17. Phục hồi chức năng      

  18. Thần kinh  

  19. Ung thư     

  20. Tiền lâm sàng    

  21. Chương trình y tế quốc gia    

  22. Tổ chức và quản lý y tế         

  23. Tác phẩm kinh điển về YHCT Việt Nam                        

  24. Chế biến dược liệu       

  25. Thuốc YHCT 1  

  26. Thuốc YHCT 2 

  27. Phương tễ 1       

  28. PP điều trị không dùng thuốc  

  29. Châm cứu học 1 

  30. Châm cứu học 2 

  31. Bệnh học ngũ quan 1  

  32. Bệnh học lão khoa YHCT     

  33. Ôn bệnh    

  34. Thực tập cộng đồng (YHCT) 1             

  35. Thực tập cộng đồng (YHCT) 2    

Kiến thức bổ trợ, tự chọn

  1. Hồi sức cấp cứu 

  2. Răng hàm mặt   

  3. Mắt 

  4. Tai mũi họng      

  5. Truyền nhiễm 1 (YHHĐ)   

  6. Truyền nhiễm 2 (YHCT)     

  7. Tâm thần  

  8. Dinh dưỡng và VSATTP     

  9. SKMT và SKNN      

  10. Phương pháp nghiên cứu khoa học               

  11. Điều trị YHCT   

  12. Kim quỹ yếu lược        

  13. Nội kinh 1         

  14. Nội kinh 2 (Phương tễ 2)       

  15. Nội kinh 3 (Bệnh học ngũ quan 2)                                                                         

  16. Thương hàn luận        

  17. Y dịch 1   

  18.  Y dịch 2 (Hán văn trong Đông y)           

  19. Y dịch 3 (Tiếng Hoa trong Đông y)        

Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp

Khi đã kết thúc chương trình học, người học có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc khám và điều trị bệnh theo quy định, chăm sóc bảo vệ sức khỏe mọi người hoặc cũng có thể trở thành người cán bộ y tế. Đối với những người lựa chọn học Y sĩ YHCT thì sau đó có thể học liên  thông lên trình độ bác sĩ YHCT.

Tuy nhiên bất cứ ngành nào cũng có những khó khăn và thuận lợi đi song song cùng nhau. Ngành YHCT cũng không ngoại lệ:

  • Nói về yếu tố thuận lợi, đây là một trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển rất lớn. Dự báo thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của thuốc được bào chế từ thảo dược.

  • Khó khăn của ngành: Do ngành có nguồn gốc từ Trung Quốc nên  tài liệu ngành học của nước ta còn hạn chế. Các tại liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, sinh viên sẽ bị hạn chế về kiến thức khi không biết tiếng Trung và Tiếng Anh.  Hầu hết việc chẩn đoán và điều trị bằng YHCT đều sử dụng từ ngữ Hán – Việt. Nhưng điều quan trọng vẫn là cần có quyết tâm để có thể theo đuổi đam mê. Ngành YHCT chỉ dành cho người thực sự yêu nghề và có tâm phát triển nghề. 

Chính vì vậy, các sinh viên ngành Y học cổ truyền cần nỗ lực, quyết tâm hết mình để có thể cháy cùng đam mê. Rõ ràng, ngành Y học cổ truyền sở hữu rất nhiều cơ hội để phát triển và tiến thân. Đặc biệt, các sinh viên phải sở hữu tình yêu thương con người bao la mới có thể phát triển ngành này tốt nhất. Ngoài Đại học thì các bạn cũng có thể chọn các trường Cao đẳng Dược xét học bạ để thỏa mãn niềm đam mê. 

=> Xem thêm: Các khối thi đại học

cac-mon-hoc-YHCT

Khám và chữa bệnh bằng phương pháp YHCT

Các tố chất phù hợp với ngành Y học cổ truyền

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Y học cổ truyền thì bạn cần có những tố chất sau:

  • Tố chất đầu tiên cần có của một người bác sĩ Y học cổ truyền đó là đức tính tỉ mỉ, cẩn thận. Bởi vì nếu bạn không cân nhắc cẩn thận đưa ra quyết định vội vàng hoặc không kịp thời, thiếu thận trọng và không trung thực sẽ gây nguy hại rất lớn cho tính mạng người bệnh.

  • Tấm lòng bao dung, nhân hậu để cảm nhận được nỗi đau của người bệnh, từ đó có những phương pháp và cử chỉ nhẹ nhàng, tình cảm. Khi làm nghề Y, bạn thường xuyên tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nếu không có lòng  thương người thì sao có thể cảm nhận nỗi đau của họ và hết lòng cứu chữa.

  • Nhẫn nại, kiên trì để tìm mọi biện pháp có thể để chữa bệnh cho bệnh nhân. Khi bạn có đủ bình tĩnh và yêu nghề, kiên trì với bệnh nhân nghĩa là bạn đã cho bệnh nhân có thêm được 30% cơ hội chữa trị bệnh, khỏi bệnh.

  • Đáng tin cậy, biết chia sẻ: Người bệnh tìm đến bạn trong nỗi đau đớn, mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần. Lúc này chính bạn sẽ là niềm hi vongjm trở thành người an ủi và là vị cứu tinh của họ. Để trỏe thành một bác sĩ có tài và tâm thì cần biết cách tạo cho bệnh nhân sự tin tưởng, không chỉ ở trình độ mà ở cả tấm lòng..

  • Sự can đảm: ngành Y công việc hàng ngày có thể sẽ phải tiếp xúc với máu hoặc các bộ phận trên cơ thể, đôi khi còn có thể là cả những thi thể. Do đó cần ở bạn là lòng can đảm. Nếu những người sợ máu, sợ bẩn, yếu bóng vía thì có thể bạn sẽ bối rối và khó để tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành bác  sĩ  giỏi của mình.

  • Khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén hình thành cho mình thói quen và cách thức chữa bệnh của riêng mình, tạo thêm cơ hội chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.

  • Bất cứ ngành nghề nào cũng cần sức khỏe và đặc biệt đối với nghề y thì sức khỏe là điều quan trọng. Ví dụ như vào những đợt dịch bệnh, lượng người bệnh nhiều có thể bạn sẽ phải làm việc thâu đêm suốt sáng hoặc đi công  tác cuống tuyến dươi hàng tuần. Điều kiện sức khỏe tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để bạn làm việc hiệu quả.

Dù là ngành nghề nào cũng cần phải đề cao chữ Đức lên hàng đầu nhưng trong ngành y, thì y đức luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, bởi vì nghề y nói chung và ngành YHCT nói riêng là một nghề liên quan đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của con người, do vậy người làm các công việc chữa bệnh về YHCT  không chỉ giỏi về chuyên môn mà cần phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Hy vọng những thông tin các môn học của ngành YHCT  được Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Y học cổ truyền và có định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.