Thẩm định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá doanh nghiệp

Định giá Doanh Nghiệp được công nhận và được hiểu rộng rãi là việc điều tra và xem xét đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp. Thẩm định giá nhằm mục đích xác định được giá trị hiện hữu và giá trị tiềm năng tương lai. Chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp dùng cho các hoạt động nội bộ hoặc bên ngoài của doanh nghiệp.

Thẩm định giá doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa; thay đổi quyền sở hữu hoặc cơ cấu lại vốn của công ty như: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, góp vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh.

Thẩm định giá doanh nghiệp chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu; mở rộng quy mô hoạt động hoặc có sự thay đổi tổ chức hoạt động sản xuất, quy mô và cơ cấu hoạt động kinh doanh.

Thẩm định giá doanh nghiệp muốn cải tổ mô hình doanh nghiệp, cải tiến bộ máy hoặc nâng cấp hiệu quả hoạt động kinh doanh, cần xác định lại các tài sản như bất động sản, động sản như “phương tiện vận tải, tàu thuyền biển, …”, dây chuyền sản xuất.

Thẩm định giá doanh nghiệp nhằm thành lập hoặc giải thể, vì nhiều lý do các doanh nghiệp buộc phải thẩm định giá trị các tài sản đang sở hửu nhằm mục đích thành lập hoặc giải thể.

Cho dù hoạt động của doanh nghiệp là gì thì việc thẩm định giá doanh nghiệp luôn là bước cơ sở của sự đánh giá với các yếu tố và phạm vi rộng lớn tác động đến sự hoạt động của doanh nghiệp, các quyết định đều căn cứ trực tiếp của giá trị doanh nghiệp để thương thuyết, đàm phán và ra quyết định giao dịch mua bán, hợp nhất, sát nhập, cải tổ, phát hành cổ phiếu – trái phiếu hoặc thậm chí tuyên bố thành lập hoặc giải thể.

Chứng thư thẩm định giá doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi phản ánh rỏ ràng về sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng của một doanh nghiệp. Trong mắt của các nhà đầu tư, ngân hàng, các doanh nghiệp khác thì đó là cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định đầu tư, tài trợ, tiếp tục hoặc dừng việc cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra các thẩm định viên chuyên nghiệp và thâm niên có thể ước tính giá trị tài sản theo phương pháp đơn giản trước và sẽ thực hiện thẩm định giá kiểm tra chi tiết sau.

Với 18 năm kinh nghiệp dẫn đầu trong ngành thẩm định giá tại Việt Nam nói riêng và Quốc tế nói chung, Đông Dương (INA) luôn sẳn sàng phục vụ quý khách hàng, với đội ngũ chuyên nghiệp và thâm niên hàng đầu, nhanh chóng và hiệu quả.

Thẩm định giá doanh nghiệp có nội dung và yếu tố nào ?

Gồm 2 yếu tố chủ chốt là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Yếu tố khách quan:

  • Phân tích ngành: Trong nền kinh tế thị trường, ngoại trừ một số ngành nghề đặc thù như điện, nước hoặc các dạng tài nguyên đặc biệt chỉ được phép khai thác của nhà nước thì các doanh nghiệp, công ty đều có sự phân chia trong các ngành nghề khác nhau.

  • Việc phân tích ngành cụ thể, sản xuất, dịch vụ, thương mại nhằm mục đích chỉ ra năng lực cạnh tranh, thứ hạng vị thế doanh nghiệp so với tổng thể tất cả các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động cùng một lĩnh vực, bao gồm: thống kê cung cầu, mức độ cạnh tranh trong ngành và các ngành mới nỗi khác, cơ hội phát triển và tiềm năng trong tương lai, sức ảnh hưởng của các yếu tố khách quan bên ngoài ngành.

  • Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khách quan bên ngoài và xu hướng kinh tế thị trường để phân tích cơ hội tiềm năng phát triển trong tương lai, lợi thế cạnh tranh và rủi ro của doanh nghiệp. Dựa trên các phản ứng “nhạy cảm” của thị trường. Ví dụ điển hình là làn sóng Covid-19 thời gian vừa qua, các nhà đầu tư và chủ đầu tư từ cá nhân, môi giới trung gian cho đến các doanh nghiệp công ty đả cực kỳ nhạy cảm trước những công bố về việc cách ly của chính phủ, khiến nền kinh tế đột ngột chững lại.

Yếu tố chủ quan:

  • Báo cáo tài chính: Tổng hợp báo cáo với độ chính xác cao về tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích rõ tổng tài sản và tiền mặt.

  • Bên cạnh đó đối với các tài sản đặc thù hoặc có những biến động theo yếu tố thị trường thì sẽ luôn cần thẩm định giá trị tài sản đó và đi kèm với chứng thư thẩm định giá của

    tài sản

    , nhằm đảm bảo giá trị quy ra tiền, tình trạng và quyền sở hửu của tài sản đó.

  • Nguồn nhân lực của doanh nghiệp: xác định khả năng chuyên môn và hành nghề của đội ngũ nhân viên, quyết định phần lớn đến tiến độ công việc của doanh nghiệp.

  • Chiến lược kinh doanh – bán hàng – marketing: Chính sách hoạt động, định hướng kinh doanh, chiến lược marketing – bán hàng và đánh giá tính hiệu quả/ không hiệu quả của chiến lược, tối ưu hóa chiến lược đem lại hiệu quả kinh doanh mong muốn.

  • Lĩnh vực hoạt động và đối thủ cạnh tranh: Đánh giá đúng vị thế của công ty và định vị đúng vị trí thương hiệu, nắm bắt những rủi ro tiềm ẩn và những cơ hội tiềm năng để phát triển.

  • Các ban hành, quyết định và cơ cấu thay đổi của chính phủ: Dựa theo các hoạt động của thị trường, chính phủ rất hạn chế can thiệp nhưng nếu xảy ra những vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế quốc gia theo hướng tiêu cực thì các ban hành sẽ phần nào hổ trợ các doanh nghiệp có thêm cơ hội để phục hồi và phát triển.

Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp:

  • Thẩm định giá trị theo phương pháp tài sản thuần.

  • Thẩm định giá trị theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức.

  • Thẩm định giá trị theo phương pháp chiết khấu lợi nhuận.

  • Thẩm định giá trị theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.

  • Thẩm định giá trị theo phương pháp hệ số giá/ thu nhập (P/E).

  • Các giấy tờ cần thiết đối với thẩm định giá doanh nghiệp.

Hồ sơ pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp trước khi thẩm định giá:

  • Hồ sơ chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Hồ sơ chứng nhận đăng ký thuế (MST).

  • Các quyết định, công văn, văn bản liên quan đến mô hình hoạt động theo từng loại hình hoạt động của Doanh nghiệp.

  • Tư liệu cần có để tiền hành thẩm định giá doanh nghiệp.

  • Đối với DN sản xuất thì cần có Bảng cân đối kế toán 3 năm, đối với DN dịch vụ thì 5 năm liền kề trước khi thẩm định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm thẩm định giá trị doanh nghiệp, bao gồm quyết toán thuế (nếu có).

  • Đối với DN sản xuất cần Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm, đối với DN dịch vụ thì 5 năm liền kề trước khi thẩm định giá và tại thời điểm thẩm định giá trị doanh nghiệp, bao gồm quyết toán thuế (nếu có).

  • Bảng cân đối tài khoản và Bảng lưu chuyển tiền tệ tại thời điểm thẩm định giá trị doanh nghiệp.

Kèm theo các bảng kê chi tiết tài khoản như: xem thêm

  • Tiền mặt: Bảng thống kê và kiểm kê quỹ tiền mặt.

  • Tiền gửi ngân hàng = Bảng kê tiền gửi ngân hàng + Bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng.

  • Bảng kê các tài khoản đầu tư ngắn và dài hạn, ký cược và ký quỹ dài hạn, chi phí trả trước dài hạn.

  • Các khoản phải thu, phải trả: Các khoản vay ngắn và dài hạn. Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả nợ. Các khoản chênh lệch tỷ giá trong thanh toán (nếu có)

  • Khối lượng hàng tồn, khấu hao công cụ dụng cụ và tài sản cố định.

  • Bảng kiểm kê tài sản doanh nghiệp: phân loại rõ ràng nhưng tài sản thuê mượn, nhận góp vốn liên quan – liên kết, tài sản không cần dùng đến, ứ đọng tồn kho hoặc chờ thanh lý.

  • Bảng kiểm kê chi tiết nguồn vốn đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác (nếu có) như: vốn góp liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty TNHH, báo cáo tài chính 5 năm đã được kiểm toán, hợp đồng vốn liên doanh, điều lệ thành lập Công ty liên doanh, bảng thống kê lãi liên doanh được chia từ khi thành lập.

  • Bảng kiểm kê chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

  • Tất cả các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản (bất động sản và động sản) của doanh nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Công Ty CP Đầu Tư & Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương (INA)

  • Địa chỉ: 121 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

  • Hotline : 0934 252 707 / Email: [email protected]