Thai nhi quá cân, phải làm thế nào?

Thai nhi tăng cân quá nhanh không hề tốt. Bên cạnh việc tăng nguy cơ phải sinh mổ, thai nhi quá cân còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý như đái tháo đường, gây biến chứng cho mẹ và bé trong quá trình sinh và sau sinh. Vậy mẹ cần chú ý những gì khi phát hiện thai quá cân?

Mẹ bầu có thể tham khảo cân nặng của thai nhi theo từng tháng:

  • Từ tháng thứ 1-3 của thai kỳ: Thông thường nặng khoảng 14g
  • Từ tháng thứ 4-7 của thai kỳ: Nặng khoảng 900-1300g
  • Từ tháng thứ 8- hết thai kỳ: Nặng khoảng 2900-3400g

Những em bé sinh ra với trọng lượng từ 4kg được coi là trẻ lớn. Cân nặng thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Yếu tố di truyền, chủng tộc và độ tuổi mang thai: Là yếu tố hàng đầu đã được quy định từ trước, quyết định đến gần 1/3 cân nặng của thai nhi. Thông thường độ tuổi sinh dưới 18 và trên 40 tuổi thì cân nặng thai nhi nhỏ hơn so lứa tuổi sinh sản.

Lần mang thai thứ mấy và khoảng cách hai lần sinh: Con so thường bé hơn con lần sau. Liên quan việc khoảng cách con sau sinh quá sát lần trước cơ thể mẹ chưa kịp hồi phục thì thai nhi nhẹ cân hơn.

Sức khỏe và thể trạng của người mẹ: Thể trạng mẹ thấp, sức đề kháng kém thì bé cũng khó phát triển tốt. Nếu mẹ mắc các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường hoặc béo phì thì cân nặng thai nhi lớn hơn bình thường.

Giới tính và bản thân thai nhi mắc bệnh lý: Thường bé trai cân sẽ nặng hơn bé gái.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Nếu được đảm bảo chăm sóc chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vi lượng và đa lượng hợp lý thai nhi sẽ phát triển cân nặng chuẩn hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc khả năng hấp thu của thai phụ qua chế độ ăn uống thì mới có dinh dưỡng tốt cho con hấp thu được. Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường cố gắng tập trung bồi bổ dẫn đến thai nhi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn và đây cũng không phải dấu hiệu tốt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.