Thạc sỹ, bác sỹ Mai Văn Sâm “Bàn tay ma thuật phẫu thuật tuyến giáp”
VHDN: 20 năm trong nghề, Thạc sỹ, Bác sỹ Mai Văn Sâm – Chuyên gia Ung bướu Nội tiết không chỉ đem niềm vui chữa khỏi bệnh mà còn mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho nhiều bệnh nhân. Nhân dịp năm mới, PV Tạp chí Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với bác sỹ Mai Văn Sâm.
Thưa anh, anh có thể chia sẻ đôi chút về công việc và hành trình chinh phục tuyến giáp của mình?
Bác sỹ Mai Văn Sâm: Tốt nghiệp Đại học Y năm 1998, tôi về Bệnh viện Nội tiết Trung ương làm việc. Trước đó, vì chưa có Khoa Ngoại nên khi phẫu thuật cho bệnh nhân, BV phải nhờ Bệnh viện Châm cứu của bác sỹ Nguyễn Tài Thu. Khắc phục khó khăn này, tôi cùng một số bác sỹ là người đầu tiên thành lập Khoa Ngoại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Khi đó các kỹ thuật đều mới bắt đầu được triển khai và dần hoàn thiện, cũng từ đó lượng bệnh nhân cứ đông dần lên và giờ đây gần như đã quá tải. Sau hơn 10 năm làm việc, sau khi tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, tôi chuyển sang Trường Đại học Y Hà Nội làm công tác giảng dạy. Đây chính là cơ hội để tôi tiếp tục phát huy khả năng sẵn có và thể hiện các kỹ thuật độc đáo của riêng mình để phục vụ người bệnh.
Được mệnh danh là người có “bàn tay ma thuật” trong phẫu thuật tuyến giáp, bác sĩ có thể chia sẻ đôi chút về phương pháp mổ này?
Bác sỹ Mai Văn Sâm: Sỡ dĩ được mệnh danh là người có “bàn tay ma thuật” trong phẫu thuật tuyến giáp, vì tôi có những cải tiến trong phương pháp mổ:
1. Sử dụng đường mổ mới thay cho đường mổ cũ tồn tại hàng trăm năm nay: “ở cổ có một đường mổ mang tên bác sỹ Theodor Kocher, đường mổ trên hõm ức một cm, đường vào tuyến giáp cũ có nhiều hạn chế mà các bác sỹ ở Việt Nam đều áp dụng, hoặc là đường mổ theo kiểu Liên Xô cũ rất thấp và rất dài, người ta cứ nghĩ rằng đường mổ ấy có một ưu điểm là dấu được vết sẹo ở dưới khuy cổ áo nhưng nó lại có nhược điểm rất hạn chế, đó là tuyến giáp nó nằm trên cao dẫn đến mổ rất khó khăn và rất dễ dẫn đến tai biến. Đường tuyến giáp có nhiều hạn chế mà hàng trăm năm nay không ai dám thay đổi và tất cả bệnh nhân đều được áp dụng một đường mổ như thế. Anh nhận thấy rằng nếu đường mổ trùng với các ngấn ở cổ sẽ có đường sẹo mổ hoàn hảo mà lại có tính thẩm mỹ cao cho bệnh nhân, điều đặc biệt hơn là với đường mổ này có thể bộc lộ được tuyến giáp một cách dễ dàng, như vậy anh có thể xử lý triệt để các khối u mà lại tránh được tối đa các tai biến có thể xảy ra. Điều này giúp cho khoảng 80% bệnh nhân có được tâm lý thoải mái và hài lòng sau mổ. Đấy là một con số lớn đúng không (cười).
2. Phương pháp mổ bằng dao siêu âm hay mổ nội soi. Phương pháp này có mỗi một ưu điểm không có sẹo ở cổ, nhưng có rất nhiều nhược điểm so với mổ mở. Dao siêu âm có cường độ rất cao nếu không cẩn thận rất dễ gây tổn thương vĩnh viễn các thành phần quan trọng như dây thần kinh, tuyến cận giáp, những rủi ro đấy bệnh nhân là người gánh chịu. Không những thế chi phí mổ bằng dao siêu âm rất cao.
Chính vì thế trong các ca mổ của mình, anh vẫn sử dụng bằng dao thường vừa an toàn, vừa giảm chi phí cho bệnh nhân và nhất là sẽ không gây biến chứng sau mổ.
3. Có 3 vấn đề cần khắc phục trong mổ bướu cổ đó là “đường vào phải thuận lợi – động tác phải nhẹ nhàng – không được sử dụng các dao công suất lớn”.
Bác sỹ có lời khuyên nào cho bệnh nhân của mình khi có nhu cầu khám chữa bệnh, nhát là là căn bệnh ung thư tuyến giáp, bướu cổ ?
Bác sỹ Mai Văn Sâm: Bệnh nhân phải là người bệnh thông thái, phải tìm hiểu rõ về bệnh của mình cũng như tìm hiểu thật kỹ về bác sỹ và các bệnh viện trước khi quyết định mổ, để tránh những tai biến không đáng tiếc có thể xảy ra.
Xin cám ơn Bác sỹ !
Huế Dương