Thác Grăng Quảng Nam, Nam Giang, Quảng Nam

Thác G’răng nằm trên suối Pà La, con suối bắt nguồn từ dải núi cao 700m ở phía bắc xã Tà Bhing. Suối chảy về hướng nam tới làng Pà La thì đổ vào sông Thanh trong mạng lưới sông Vu Gia – Thu Bồn. Thác G’răng hiện còn giữ nét đẹp tự nhiên đầy hoang sơ, có tiềm năng du lịch mạo hiểm cao. Hiện đã thành lập Khu Du lịch Sinh thái Thác Grăng, phục vụ và hướng dẫn tham quan thác.

Thời điểm thích hợp để đi phượt thác Grăng

Thác Grăng là một ngọn thác ở Quảng Nam vô cùng hùng vĩ và đẹp. Thác không chỉ đẹp mà còn có một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ vây quanh. Theo kinh nghiệm du lịch thác Grăng thì thời điểm thích hợp nhất để phượt thác là vào các tháng hè trong năm từ tháng 5 tới tháng 8 dương lịch. Bạn nên đi thác sau ngày mưa khoảng 2 ngày để vừa dễ đi lại vừa có thể thấy lúc thác đẹp và hùng vĩ nhất.

Hướng dẫn đường đi tới thác Grăng du lịch

Địa chỉ: Thác Grăng (xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam). Cách Đà nẵng khoảng 80km.

Xuất phát từ Đà Nẵng bạn chạy xe hướng về cầu Cẩm Lệ. Đi được một đoạn thấy biển chỉ dẫn về Ái Nghĩa, Thạnh Mỹ thì bạn chạy theo hướng Thạnh Mỹ. Bạn để ý trên đường đi chạy qua Khe Lim là đúng đường nhé. Bạn tiếp tục chạy thẳng tới cổng chào thì đi tiếp thêm khoảng 2km nữa là tới thác.


Du lịch thác Grăng có gì hay?

Sau khi chuẩn bị sức khỏe bạn leo qua con dốc dài khoảng 300m là thác Grăng hiện ra nét hoang sơ giữa núi non, trùng điệp. Đức trên thác nhìn lên bạn sẽ thấy những màn sương trắng bay theo chiều gió tạo một cảm giác dịu mát. Đi qua dốc mệt mỏi thì cảm giác này sẽ cực kỳ sảng khoái.

Thác Grăng là một thác nước mà còn là cụm thác nước ba tầng bởi vậy đây còn được gọi là tam thác Grăng. Nước trong dòng thác luôn tuôn chảy ồ ạt tấp vào vách đá rồi lại lọt qua các khe đá tạo thành các dòng suối nhỏ.

Thác Grăng được ví von như dải lụa vắt ngang qua sườn núi. Nằm giữa núi rừng trùng điệp vẻ đẹp của thác chẳng có bức tranh nào có thể miêu tả được trọn vẹn. Theo kinh nghiệm du lịch thác Grăng thì thác ở tầng 3 chính là tầng thác đẹp nhất. Tại thác không có dịch vụ phát triển nên vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có.

Đứng từ trên cao nhìn xuống, du khách sẽ bắt gặp những nụ cười tươi tắn của các nàng thôn nữ người Cơ Tu đang đùa nghịch bên dưới làn nước, tiếng cười lanh lảnh hòa cùng tiếng nước đổ, trong bản giao hưởng của chim muông líu lo, núi rừng réo rắt, vậy mới thấy được món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho địa điểm du lịch này.

Du khách khám phá tam thác Grăng còn có dịp đến thăm quan những ngôi làng của người Cơ Tu nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nơi nhà thơ nhà Tố Hữu, nhà cách mạng Huỳnh Ngọc Huệ đã sống cùng bà con dân bản, thăm và tìm hiểu phong tục, văn hoá nơi đây tại khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh.

Thú vị hơn nếu may mắn đến đúng vào dịp người Cơ Tu tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới, du khách sẽ được tham gia, hoà mình vào cuộc sống, không khí tưng bừng tràn đầy niềm vui và tiếng cười, tiếng chiêng theo vũ điệu hoang dã, thưởng thức các món ăn đặc sản của miền đất nơi đây như cơm lam, thịt lợn rừng nướng, các loại rau rừng cùng với đó không thể không nhâm nhi rượu tà vạt cay nồng nhưng xuống tới bụng lại mát ngọt lạ thường. Đến địa điểm tham quan này, du khách sẽ thực sự được tận hưởng những cảnh đẹp, những trò chơi đầy thú vị.

Khám phá trò chơi mạo hiểm

Không chỉ có cảnh đẹp, điểm đến Hội An – thác Grăng còn là nơi đem lại một trò chơi rất thú vị nhưng đòi hỏi sự can đảm của du khách, từ độ cao 10 m du khách có thể chơi trò nhào lộn, tung mình xuống mặt nước bên cạnh sự cổ vũ của bạn bè, người thân hay cũng có thể thư giãn bằng cách câu cá, bơi lội trong làn nước mát. Nếu như khéo tay trong việc câu cá, du khách sẽ được thưởng thức bữa ăn hấp dẫn với cá chiên nướng ăn kèm rau, măng rừng luộc chấm muối ớt tại các con suối, hồ nước trong khu vực của thác.

“Vì cuộc đời là những chuyến đi”, hãy để mình có thật nhiều trải nghiệm và lưu lại những kỉ niệm đẹp bên gia đình, bạn bè ngay giữa thiên nhiên bao la của danh thắng Hội An.