Tết miền Bắc: Những đặc trưng cần biết khi tìm hiểu phong tục vùng miền

Phong tục đón Tết ở mỗi miền trên Việt Nam mang những đặc trưng khác nhau. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Tết miền Bắc xem đặc trưng thú vị ở đây là gì nhé!

Hoa đào – Biểu tượng hoa tết miền Bắc 

Hoa đào - biểu tượng hoa tết miền Bắc 

Nếu như Tết ở miền Nam được biết đến với những cành mai vàng rực rỡ; thì tết miền Bắc đặc trưng bởi những cành hoa đào dịu dàng. Mỗi mùa xuân về, màu hồng lại bao trùm khắp các ngọn núi Tây Bắc, phủ khắp các phiên chợ miền xuôi.  Đây là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn; và điều đặc biệt là hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc. Thế nên, mỗi khi Tết đến nhà ai cũng chọn một cành đào thật ưng ý cắm trên bàn thờ hoặc trang trí trong nhà với ước mong mang lại sự an lành, hạnh phúc. Nếu Tết miền Bắc mà thiếu đào là thiếu luôn cái hương sắc của nàng xuân.

Mâm cỗ Tết

tôi có một cái tết

Phong tục đón Tết miền Bắc đặc biệt không thể nào thiếu được mâm cỗ cúng gia tiên. Mâm cỗ Tết ở miền Bắc được chuẩn bị rất cầu kỳ từ màu sắc, hương vị đến cả hình thức đều vô cùng đẹp mắt. Ăn Tết Bắc thì không thể bỏ qua món bánh chưng ăn kèm dưa hành. Bởi thời tiết mùa đông đặc trưng là rét lạnh nên những món ăn như giò xào, thịt nấu đông trở thành những món gắn đặc biệt liền với Tết. Món chè kho từ lâu đã trở thành món ăn thân thiết; luôn hiện diện trong mâm cỗ cúng gia tiên mỗi đêm giao thừa ở một số địa phương.

Mâm cỗ truyền thống là 4 bát, 4 đĩa; cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…; đĩa xôi gấc đỏ tươi như thể hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới. Thịt gà dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30. Thói quen coi trọng hình thức đã ăn sâu vào tiềm thức của người Bắc; nên việc trình bày mâm cỗ ngày Tết càng chăm chút, tinh tế và không thể qua loa.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả không chỉ có ý nghĩa biểu trưng cho sự tròn đầy, sung túc; mà còn là một cách thức báo cáo thành quả lao động sau cả một năm của gia đình. 

Đối với người Bắc, mâm ngũ quả không nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả để đọc lái thành một câu trọn vẹn ý nghĩa như trong Nam; nhưng trước hết là phải đẹp. Thường trên mâm ngũ quả có 5 loại trái cây chính là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. So với trong Nam thì mâm ngũ quả ở ngoài Bắc nhỏ hơn.

Ngoài mâm ngũ quả, tủ thờ còn có gì?

Ngoài mâm ngũ quả, tủ thờ còn Miền Bắc còn có bát đũa; những gói bánh nhiều màu, những gói kẹo lớn và 2 cây mía ở 2 bên để cho ông bà chống gậy lên trời cầu bình an cho con cháu. Vì là nơi đầu tiên khách nhìn thấy khi bước chân vào nhà nên tủ thờ sẽ là nơi bày biện đẹp mắt nhất. Người Bắc khá coi trọng hình thức vì thế họ luôn thể hiện khả năng kinh tế của mình cho khách khứa biết thông qua các loại hàng hóa bày trên tủ thờ. 

Phong tục truyền thống tết miền Bắc 

23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Táo về trời. Ngoài lễ vật, người Bắc còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước; ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” sau khi cúng.

Trước khi chia tay năm cũ để chào đón năm mới thì bao giờ cũng sẽ bắt đầu từ những bữa cơm tất niên bên gia đình ngày hội ngộ. Giao thừa luôn là khoảnh khắc thiêng liêng và ý nghĩa nhất. Mọi người trong gia đình sẽ tề tựu bên nhau, cùng nhau đi hái lộc đầu năm.

Kiêng kỵ đầu năm

Người miền Bắc có khá nhiều tục kiêng trong ngày Tết bởi câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”: 

Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết, vì sợ quét hết vận đỏ đi.

Kiêng không treo những tranh xui xẻo như: đánh ghen, kiện tụng…; mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…

Kiêng cho nước và lửa ngày tết vì nước là nguồn tài lộc và lửa là sự may mắn. Nếu cho, cả năm sẽ mất lộc và không may mắn.

Xông nhà: những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ, gia đình đang có tang đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm để tránh xui xẻo.

Tránh nói giông: ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may; còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: chết rồi, tiêu rồi…

Kiêng làm vỡ bát, đĩa: bát, đĩa tượng trưng cho gia đình. Vì thế, trong ngày Tết không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau,…không vui xảy ra với gia đình.

Kỵ mai táng: ngày tết Nguyên đán là ngày vui, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm. Vì thế có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng; ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Trên đây là một số phong tục đón Tết miền Bắc. Nếu bạn muốn tìm hiểu những đặc trưng đón Tết ở các vùng miền khác của nước ta; thì hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Xem thêm video Ý nghĩa Tết Nguyên Đán, Tết Cổ Truyền và các phong tục của người Việt Nam bên dưới bạn nhé!

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin tức của kinhdoanhbdschiase.com bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>>> Thiệp giáng sinh – Món quà không thể thiếu đêm Noel

Họ và tên

Số điện thoại

Nội dung câu hỏi của bạn