Tết Thanh minh và những việc nên làm để cả năm hanh thông, thuận lợi
Tết Thanh minh là gì?
Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Thanh minh tiết thứ 5 trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Theo nghĩa Hán – Việt, “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh minh.
Nói đến Tết Thanh minh, bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Tại Việt Nam các tỉnh Bắc bộ và cộng đồng người gốc Hoa ăn tết này theo ngày tiết Thanh minh như Trung Quốc, từ các tỉnh Thanh Hóa trở vào Trung bộ vẫn ăn tết Thanh Minh theo truyền thống vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.
Người Tày – Nùng ở vùng đông bắc Bắc Bộ ăn Tết Thanh Minh vào 3 tháng 3 va coi đó là lễ trọng lớn nhất năm.
Tại miền Nam, các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang,…có đông người Hoa sinh sống nên cũng có tập tục ăn Tết Thanh minh vào dịp này. Thường người dân ở đó sẽ lấy ngày 4/4 là ngày chính để cúng Thanh minh, còn việc cúng vào ngày nào là tùy thuộc mỗi gia đình.
Vào ngày Thanh minh, người dân có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ, vừa để tỏ lòng thương nhớ, biết ơn tổ tiên, vừa cầu mong sự an yên, hanh thông, thuận lợi trong một năm.
Tết Thanh minh năm 2019 bắt đầu từ ngày 5/4 Dương lịch (1/3 Âm lịch) và kết thúc vào khoảng ngày 20/4 khi tiết Cốc vũ bắt đầu.
Tết thanh minh vào ngày nào năm 2019
Tết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết này được gọi là Tết Thanh minh.
Năm 2019, ngày Lập xuân rơi trúng vào ngày mùng 1 Tết nguyên đán Kỷ Hợi. Như vậy, Tết Thanh minh năm 2019 bắt đầu từ ngày 5/4 Dương lịch (1/3 Âm lịch) và kết thúc vào khoảng ngày 20/4 khi tiết Cốc vũ bắt đầu.
Tết thanh minh nên làm những gì?
Công việc chính trong Tết Thanh Minh là tảo mộ, tu chỉnh lại mộ phần tổ tiên. Khi đi tảo mộ, các gia đình mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài rắn, chuột đào hang, làm tổ.
Sau khi đã sửa sang sạch sẽ, các gia đình thắp hương khấn vái, có thể dâng hoa quả và các lễ vật khác, thành tâm hướng đến tổ tiên, nguồn cội.
Khi đi tảo mộ, các gia đình cần lưu ý những điều sau:
– Nên chọn hoa cúc màu vàng hoặc trắng. Nếu người đã mất là bạn bè hoặc ít tuổi hơn thì có thể chọn loại hoa lúc sinh thời người đó thích là được, chỉ cần thành tâm và không quá câu nệ hình thức.
– Khi đi tảo mộ, con cháu trong nhà nên tự mang các vật phẩm dâng lễ, không nên nhờ người khác dòng họ, hàng xóm hay người giúp việc, để thể hiện lòng thành kính với gia tiên.
– Trong gia tộc phân công rõ các cụ phụ lão đi trước mang vàng hương, thanh niên đi sau đội mâm lễ. Thứ tự người già, trước rồi trưởng nam, trưởng nữ, con cháu ruột nội ngoại, sau cùng mới đến dâu rể.
– Tới nơi mộ phần, các cụ già và người lớn phụ trách khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ. Mục đích là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên và để tập cho con cháu sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
– Sau phần tảo mộ là việc dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, nơi thờ cúng. Đây là một trong những việc làm quan trọng thể hiện sự quan tâm chăm sóc và tiếp đón của con cháu đối với ông bà, tổ tiên những người đã khuất.
XEM THÊM