Tết Thanh minh năm 2021 rơi vào ngày nào?
Ý nghĩa ngày Tết thanh minh
Tuy tết thanh minh không phải là ngày lễ lớn trong năm nhưng nó lại mang đậm nét văn hóa của người Việt. Đây là phong tục truyền thống gắn liền với cuộc sống và đạo đức của con người Việt Nam.
Theo phong thủy tâm linh, ngày thanh minh là ngày con cháu làm tròn đạo hiếu với gia tiên. Ngày tưởng nhớ công lao các bậc sinh thành đã hi sinh và duy trì thế hệ con cháu mai sau. Trong ngày thanh minh, mọi người thường chuẩn bị lễ vật tươm tất như đèn, nhang, hoa quả để dâng lên gia tiên.
Tất cả lễ vật được bày trí trước phần bia mộ người mất, cùng lời khấn vái mong tổ tiên phù hộ con cháu được bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Lễ cúng vái này được nhiều người gọi là tảo mộ. Sau khi cúng vái, tàn nhang con cháu cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ tổ tiên đã khuất.
Tảo mộ trong tết thanh minh giúp con cháu nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Là ngày để các thế hệ con cháu sum vầy bên nhau, cùng nhau báo hiếu các bậc sinh thành đã khuất.
Tết Thanh minh năm 2021 rơi vào ngày 23/2 Âm lịch
Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết quan trọng.
24 tiết khí bao gồm: Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Tiết Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Tiết Đại Thử, Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tiết Thu Phân,Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng, Tiết Lập Đông,Tiết Tiểu Tuyết, Tiết Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Tiết Đại Hàn.
Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết này được gọi là Tết Thanh minh.
Năm nay ngày Lập xuân là 3/2/2021 nên Tết Thanh minh năm 2021 sẽ là ngày 4/4/2021 (tức ngày 23/2 Âm lịch).
Trong ngày này, con cháu cùng hướng về tổ tiên, cội nguồn bằng cách tảo mộ, dọn dẹp ngôi mộ của người đã khuất.
Tảo mộ trong ngày Tiết thanh minh
Tảo mộ là hoạt động tiêu biểu nhất của tiết thanh minh và cũng là việc làm ý nghĩa nhất trong thời gian này. Tảo mộ là đi sửa sang lại các lăng mộ của tổ tiên, ông bà sao cho sạch sẽ. Theo đó thì trong ngày đi tảo mộ mọi người sẽ mang theo cuốc xẻng để dọn sạch cỏ dại, đắp lại mồ mã, phát quang sạch sẽ cho mộ.
Đặc biệt phải kiểm tra xem mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật nhỏ đục khoét hay không. Vì đây thuộc trường hợp mộ kết, khá hung hiểm đối với phong thủy âm trạch nên cần phải được xử lý ngay.
Sau đó mọi người có thể cúng và đọc văn khấn để thể hiện lòng thành kính và cầu xin những điều tốt đẹp cho gia đình. Ngoài mộ của ông bà tổ tiên thì người đi tảo mộ cũng thắp hương cho cả những ngôi mộ vô chủ không người thăm viếng. Mọi người cũng thường thắp hương cho cả thổ công, thổ địa và hương hồn xung quanh mộ ông bà khi đi tảo mộ để xin phép trong khi dọn dẹp và cầu bình an.