Tết Nhật Bản như thế nào? Sự trải nghiệm mới mẻ dành cho du học sinh

Tết Nhật Bản được hiểu là lễ mừng năm mới, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng ở Nhật. Đây là thời điểm bắt đầu của năm mới với nhiều dự định và khởi đầu tốt đẹp. Vậy tết ở Nhật Bản có phong tục gì đặc biệt, hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

thắp hương ngày tết tại nhật bản

Phong tục chuẩn bị đón tết ở Nhật

Ở Nhật, người dân cũng đón tết theo lịch âm như ở Việt Nam. Tuy nhiên, bắt đầu từ thời Minh Trị thứ 5, họ bắt đầu sử dụng lịch phương Tây thay thế lịch âm. 

Tuy vậy, tết Nhật Bản vẫn luôn giữ gìn những nét văn hóa truyền thống mang sắc thái đặc trưng của phương Đông. Các phong tục chuẩn bị đón tết gồm:

>>> Dọn vệ sinh nhà cửa

Đây là phong tục rất giống với ở Việt Nam. Trước tết, mọi người thường có xu hướng dọn dẹp lại nhà cửa để đón tết. Họ quan niệm rằng, vào dịp tết thần Toshigami sẽ ghé thăm vào từng nhà dịp năm mới.

Vì vậy, việc tổng vệ sinh toàn nhà rất quan trọng, mang ý nghĩa rửa trôi những điều không may mắn từ năm cũ. Đồng thời, nghi lễ treo bùa shimenawa trước cửa để mời ông vào nhà, rước điều may tới và cầu chúc sức khỏe.

>>> Trang trí nhà ở

Trang trí nhà ở là một trong những việc thường làm ở tất cả mọi nơi trước ngày tết không chỉ riêng Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Nhật khi dọn nhà bạn cần lưu ý tránh ngày 29/12, theo nghĩa đây là ngày thể hiện “2 lần nỗi đau”.

Thông thường họ thường hay chọn ngày 28 hoặc 30 để dọn và trang trí nhà cửa. Phong tục trang trí ở mỗi nước khác nhau, ở Nhật cũng vậy. Nếu ở Việt Nam, vào ngày tết thường chơi hoa đào, hoa mai, cây quất, đến Nhật bạn sẽ thấy trước các cửa nhà sẽ trang trí rất nhiều thứ như:

  • Trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng nhằm thể hiện sự minh bạch không tì vết.

  • Treo vòng dây thừng được bện bằng cỏ hay dải giấy trắng, vật này được treo nhiều ở nơi thờ cúng, dâng thần linh. Giải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch mọi vết nhơ 

  • Treo bùa Shimenawa trước cửa nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma

  • Trang trí cây tùng trước cửa với hàm ý cầu cho năm mới trẻ mãi không già….

>>> Treo Shimenawa trước cửa nhà

Ở Nhật, trước ngày tết họ thường treo Shimenawa trước cổng nhà hoặc cây Kadomatsu với nhiều cành thông được cắm vào những ống tre tươi vắt chéo.

Người dân ở đây có quan niệm rằng, tre biểu tượng cho chiếc thang đón thần năm mới, thông sẽ mang lại sự trường thọ. Trong khi đó treo bùa Shimenawa với ý nghĩa trừ ma tà.

>>> Lắng Nghe Tiếng Chuông Của Đêm Giao Thừa

Với Nhật, vào đêm giao thừa họ thường chờ đợi và nghe tiếng chuông vang lên. Hồi chuông thường kéo dài và vang lên 108 lần để tạm biệt năm cũ và bắt đầu một năm mới.

Tuy nhiên, để được đón và lắng nghe tiếng chuông này bạn cần phải đi sớm và xếp hàng để trải nghiệm lễ nghi này.

Các nghi lễ ngày tết ở Nhật

lì xì đầu năm mới tại nhật bản

Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với những nét đẹp về nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Bên cạnh đó, các nghi lễ cũng được truyền lại cho các đời sau với mục đích duy trì và gìn giữ những nét đẹp văn hóa của đất nước. 

Vào ngày Tết Nhật Bản cũng vậy, bạn sẽ thấy có nhiều nét khác lạ khi sinh sống tại đây. Một trong số nghi lễ có thể kể đến như sau:

>>> Đi chùa 

Một trong những nghi lễ truyền thống của người Nhật đó là đi lễ chùa vào đầu năm. Họ thường đến các đền, chùa để cầu một năm mới bình an, hạnh phúc, có sức khỏe, làm ăn kinh tế thuận lợi.

Bên cạnh đó, họ thường mua bùa và rút quẻ để xem và chuẩn đoán cho cả một năm mới. Một trong những điều khác lạ ở Nhật, vào ngày tết họ không có thói quen viếng thăm nhà người thân, bạn bè.

Ở Nhật, Tết là thời điểm sum vầy, đoàn viên của mọi người trong gia đình nên thường họ sẽ chỉ ở nhà đón tết cùng nhau. Thậm chí phong tục đốt pháo ngày Tết ở Nhật cũng không có như mọi nước khác.

>>> Gửi thiệp chúc tết

Đây là một trong những nghi lễ khác lạ ở Nhật. Vào dịp tháng 12 cận kề với ngày tết, người Nhật thường có phong tục chuẩn bị sẵn các thiệp chúc tết để tặng cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp.

Dù sống trong thời đại công nghệ, tuy nhiên phong tục này vẫn được truyền lại và lưu giữ qua nhiều thế hệ. 

>>> Lì xì đầu năm

Cũng như ở các nước khác, vào ngày đầu năm mới trẻ em sẽ được nhận tiền lì xì từ ông bà, bố mẹ, họ hàng, làng xóm…. Tiền mừng tuổi Otoshidama đó nhằm biểu đạt hi vọng các con có một năm mới vui vẻ, thêm tuổi thêm vui, có sức khỏe, hay ăn chóng lớn và thành công trong học tập.

>>> Thờ cúng tổ tiên và các vị thần

Ngày tết là ngày đoàn viên với các thành viên trong gia đình. Trong dịp này là dịp tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên đã mất và các vị thần. Do vậy, trên bàn thờ người Nhật thường đặt các loại bánh dày, bánh Tokonoma với hi vọng cầu thần linh phù hộ cho họ.

Món ăn truyền thống dịp đầu năm mới ở Nhật

bánh dầy ozoni

Nét độc đáo trong dịp Tết Nhật Bản không chỉ ở phong tục chuẩn bị đón tết hay các nghi lễ truyền thống. Trong dịp lễ mừng năm mới này, các món ăn của Nhật cũng mang nét đặc trưng riêng.

>>> Mâm cỗ ngày tết

Từ hơn 1000 năm trước, Osechi là món ăn phổ biến và hình thành từ đây vào dịp lễ mừng năm mới. Ở Việt Nam, ngày tết Nguyên Đán sẽ có bánh chưng, bánh dày, Osechi Ryori lại là món phổ biến của người Nhật.

Osechi là thể hiện cho cuộc sống dư dả và viên mãn đón chào một năm mới tốt đẹp. 

Ngoài ra, trước ngày tết, ngày cuối cùng của năm mới, người Nhật cũng có phong tục cùng nhau ăn bữa cơm tất niên với đông đủ các thành viên trong gia đình, được 

sử dụng những món ăn truyền thống làm từ cá, hải sản và ngũ cốc. Trong ngày này, họ sẽ cùng chia sẻ cho nhau về dự định trong năm mới trong không khí thật vui vẻ, ấm áp.

>>> Mì Trường Thọ Toshikoshi Soba

Đây là món ăn đặc trưng vào ngày cuối cùng của năm cũ. Trong ngày này, mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức mì Soba. Loại mì này thường dài và dai nhưng dễ bị cắt đứt.

Chính vì vậy, dùng món ăn này với mong muốn chấm dứt mọi xui xẻo của năm cũ để đón một năm mới với nhiều điều tốt đẹp hơn.

>>> Bánh Dày Ozoni

Theo truyền thống cổ từ xa xưa, vào ngày mùng một tết vị thần Toshidon sẽ xuất hiện. Đồng thời ban tặng cho các bé loại bánh dầy Ozoni để thưởng cho các con ngoan luôn nghe lời cha mẹ. 

Vì vậy, để được hưởng những điều phúc phần, tốt đẹp từ các vị thần, người Nhật Bản họ sẽ có thói quen ăn món bánh dày Ozoni vào ngày tết.

 shimenawa

Tết Nhật Bản thật độc đáo không chỉ kế thừa những phong tục truyền thống tốt đẹp, đồng thời mang những nét đặc sắc và khác lạ so với các nước khác. Hy vọng, với chia sẻ của Thanh Giang ở trên, vào mỗi dịp tết xa nhà của các bạn học sinh du học Nhật Bản, dù không ở nhà nhưng các bạn sẽ cảm thấy được an ủi phần nào và sớm hòa nhập với phong tục đón tết của họ.

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

  • DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc

    : https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn

  • XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc

    : https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon

Bài viết cùng chủ đề Đất nước Nhật Bản

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn