Tết Nguyên Đán và ý nghĩa sự đoàn viên sum vầy
Tết Nguyên Đán và
ý nghĩa sự đoàn viên sum vầy
✧✧✧
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất hàng năm. Trải qua những năm tháng đi từ văn minh lúa nước, ta mới thấy được quý trọng cội nguồn và văn hóa đoàn viên sum vầy.
Phối cảnh 3D tạo hình chuột trên trục đường Nguyễn Huệ trong Tết Nguyên Đán 2020.
Đường hoa năm nay được thiết kế thành 3 phân đoạn chính, trải dài suốt 700m phố đi bộ Nguyễn Huệ bắt đầu từ đài phun nước nghệ thuật đến giao lộ Tôn Đức Thắng.
Đặc biệt, năm 2020 khởi đầu một thập kỷ mới (chu kỳ 10 năm) theo Dương lịch và năm bắt đầu một chu kỳ 12 giáp mới theo Âm lịch – con giáp Tý. Vì thế, tạo hình linh vật chuột được xem là linh hồn và cũng là phân cảnh kiến trúc được trông đợi nhất. Có gần 130 linh vật năm Canh Tý được tạo hình độc đáo, bố cục trải dài trục đường hoa.
Theo Ban tổ chức, đường hoa năm nay sẽ tập trung chuyển tải đúng ý nghĩa của lễ hội Tết cổ truyền. Sắc thái văn hóa truyền thống được thổi vào hình tượng chú chuột năm Canh Tý thông minh, linh hoạt và đoàn kết gắn với các chủ đề về con người, văn hoá của vùng đồng bằng sông nước Nam bộ và môi trường xã hội hiện đại.
Điểm nhấn của Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2020 là được thiết kế dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên, sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng không quên nét truyền thống, bản sắc văn hóa tết cổ truyền với kiến trúc hiện đại đi cùng ý nghĩa xã hội tích cực.
Song hành cùng sự kiện Đường hoa, không khí mùa xuân sẽ ngập tràn ý vị với các chương trình hoạt động phụ trợ như trang hoàng mặt phố Tết, biểu diễn Doorshows tại mặt tiền các đơn vị thuộc hệ thống Saigontourist xung quanh khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ và các tuyến đường phụ cận.
Đường hoa Nguyễn Huệ 2020 là Đường hoa thứ 17 được thực hiện trong dịp Tết cổ truyền tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, kể từ năm 2004. Công trình do UBND TPHCM chỉ đạo, với sự chủ trì thực hiện của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn .
Lịch sử Tết Nguyên Đán
Tết hay Tiết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền – hay chỉ thân thương là Tết. Là dịp lễ truyền thống có ý nghĩa quan trọng của người Vệt Nam ta. Cùng với các quốc gia khu vực Đông Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, (trước đây có Nhật Bản) – đây mới là dịp lễ lớn nhất cả năm.
Vậy lịch sử đón Tết Nguyên Đán từ khi nào?
Mỗi quốc đều có câu chuyện khác nhau trong câu chuyện: Tại sao lại đón Tết Nguyên Đán. Đối với Việt Nam, tục đón Tết Nguyên Đán có thể xuất phát từ truyền thuyết “Bánh chưng – Bánh dày”. Khoảng hơn 3000 -4000 năm trước.
Nếu nói theo khoa học ngày xưa, gắn liền với nền văn minh lúa nước, thì người dân luôn phải tính toán được sự đổi mùa màng trong năm. Trước Tết Nguyên Đán, dựa theo thời tiết là thời gian đã thu hoạch xong mùa vụ. Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất hàng năm.
Trải qua những năm tháng đi từ văn minh lúa nước, ta mới thấy được quý trọng cội nguồn và văn hóa đoàn viên sum vầy. Người dân sau một năm làm lụng vất vả, cần một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, đồng lúa cũng không phù hợp để nối tiếp mùa vụ.
Những việc cần làm trong Tết Nguyên Đán và ý nghĩa đoàn viên?
1- Đón ông Táo
Rục rịch trước tiên, chính là việc đón ông Táo. Người Việt ta, coi trọng văn hóa gia đình, coi trọng mối liên kết giữa mỗi người trong gia đình. Và cái Bếp là nơi thể hiện sự đầm ấm, no đủ. Người xưa quan niệm mỗi nhà đều có vị thần cai quản, cuối năm, vị Táo Quân này sẽ về Thiên Đình, tâu với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu trong gia đình lên trên.
Cúng ông Táo không thể thiếu truyền thống thả cá chép của chúng ta. Việc thả cá chép được xem là phương tiện để ông Táo về trời.
Ý nghĩa của việc này chỉ đơn thuần ở việc thời đó người ta xem trọng văn hóa nông nghiệp mà thôi. Cá chép lại là loài động vật gần gũi, hiền lành, tính thiện.
2- Dọn dẹp và mua sắm trước nền Tết Nguyên Đán
Cuối năm, cho dù bận rộn thế nào, vẫn phải dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, trang hoàng đẹp đẽ đón năm mới. Ngày xưa, giao thông không thuận tiện, ngày Tết Nguyên Đán, hàng quán cũng đóng cửa nghỉ ngơi. Vì vậy, việc mua sắm tiêu dùng trước Tết là điều quan trọng. Chuẩn bị các món ăn Tết cũng là điều các mẹ, các chị lo lắng.
3- Đón giao thừa
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ và đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Ngay sau khoảnh khắc đón giao thừa mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, nâng ly rượu chúc mừng năm mới. Các thành viên trong gia đình gửi cho nhau những lời chúc vô cùng ý nghĩa, hi vọng các thành viên trong gia đình có nhiều điều tốt đẹp trong năm mới này.
“Tống cựu, nghinh tân” Đêm giao thừa, mọi người cùng nhau chờ đến khoảnh khắc giao mùa. Ngày xưa, khi còn được đốt pháo, đúng giấc giao thừa, tiếng pháo sẽ đì đùng khắp các hẻm ngõ. Đêm giao thừa còn được gọi là đêm “Trừ Tịch”, bắt nguồn từ điển tích ngày xưa.
Thuở khi còn yêu quái, cứ vào đêm đầu năm, có một con yêu quái tên là Tịch từ dưới biển lên các làng. Yêu quái này chuyên bắt cóc trẻ em. Sau khi biết chuyện 1 trong 8 vị Bát Tiên, mới bày cho cách đốt pháo để đuổi quái. Từ đó về sau, người ta quen với việc đốt pháo đêm giao thừa.
4- Xông đất
Sau khi cúng giao thừa xong là đến lễ xông đất, đây là một việc không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Việt Nam. Bởi việc xông đất là một việc rất quan trọng, quyết định sự may mắn, tài lộc trong năm. Và việc chọn người xông đất đầu năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Việt.
Thường sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước vào nhà chúc mừng năm mới gia đình sẽ được gọi là người xông đất cho gia chủ. Nếu người xông đất hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ giúp chủ nhà làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn.
Chính vì điều này nên nhiều gia đình đã chủ động xem tuổi xông đất đầu năm để chon được một người hợp mệnh hợp tuổi với gia chủ đến xông đất. Bên cạnh hợp tuổi hợp mệnh thì người được chọn phải là người vui vẻ,nhanh nhẹn, hòa đồng để khi xông đất sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.
Ở một số địa phương có quan niệm ngay sau thời khắc giao thừa người xông đất sẽ đi lấy nước, lửa và cây xanh mang vào gia chủ để đem lại may mắn đủ đầy.
5- Chúc Tết và lì xì
Thông thường, cứ tới ngày mùng 1 Tết, người lớn hay trẻ nhỏ đều xúng xính trong bộ quần áo mới, sửa soạn để đi chúc Tết họ hàng và bạn bè. Và có lẽ điều mong đợi nhất đối với tất cả mọi người luôn là màn lì xì đầu năm mới. Dù là Tết nay hay Tết xưa, tục lệ này vẫn luôn được gìn giữ và thực sự trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt.
Tín ngưỡng Chúc những lời hay, ý đẹp, may mắn, chỉ mong cho một năm luôn bình an, may mắn. Trong thời gian này, mọi người sẽ cùng đi thăm hỏi, chúc tết các cụ được khỏe mạnh. Rồi lì xì cho các bé như phát lộc – ấy là chia sẻ.
Quan niệm 3 ngày đầu năm là quan trọng nhất, vì vậy mọi người mặc đồ đẹp, nói chuyện cũng ý tứ, lễ phép và kiêng kị những lời không hay.
Tết Là Để Đoàn Viên
Khi những cánh én thực hiện những cuộc hành trình trở về từ phương Nam, khi những cánh mai bắt đầu vàng tươi, những bông hoa đào trở nên đỏ thắm cũng là lúc Tết đến, một mùa xuân mới đã về.
Trong tâm thức của người Việt, có đi xa tận đâu, làm công việc gì, giàu sang hay khốn khó thì cứ Tết đến đều phải trở về bên cạnh gia đình mình, bên những người thân yêu. Bởi là Tết là để sum họp, đoàn viên, tết của tình thân ấm áp.
Tết nguyên đán là dịp Tết quan trọng nhất của người Việt, còn được gọi là Tết Cả. Trên khắp mọi nẻo đường, trên tất cả các miền quê, ai cũng muốn tìm về với những người thân yêu của mình, đó là những khoảnh khắc bình yên và hạnh phúc nhất.
Dù giàu sang, đầy đủ hay thiếu thốn, khó khăn thì ai ai cũng cố gắng trở về nhà, đón Tết cùng cha mẹ, anh em mình, để cảm nhận tình thương yêu, sự đầm ấm và hạnh phúc.
Cứ mỗi dịp Tết về con cháu trở về sum họp cùng ông bà,
cha mẹ trong không khí rộn ràng và ấm áp
Từ xa xưa, Tết đã là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, hỏi han sức khỏe, kể lại cho nhau những điều đã diễn ra trong một năm. Tết là dịp để nhắc nhở quá khứ, trân trọng những gì đã qua và hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai. Điều đó đã trở thành truyền thống, là nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam.
Cho đến hôm nay, ý nghĩa Tết đoàn viên, Tết sum họp vẫn còn vẹn nguyên như thế trong tâm thức người Việt. Dù cho những chuyến tàu, chuyến xe ngày Tết có đông đúc, chen chúc và vất vả như thế nào, dù cho khoảng cách có xa xôi Nam – Bắc đến hàng ngàn cây số, hay là ở một đất nước cách cả một nửa vòng Trái Đất thì những người con đất Việt vẫn luôn có một ước mơ trở về sum họp bên những người thân yêu nhất của mình.
Dù một năm đã qua có bao điều lo lắng, có bao nỗi vất vả với những xô bồ của cuộc sống thì những ngày Tết cũng mong được về sum họp cùng với gia đình của mình. Trẻ con thì từng ngày được mong đến kỳ nghỉ để được đi chơi Tết, sắm quần áo mới, được bố mẹ đưa về quê thăm ông bà.
Người lớn bận rộn lo sắm sửa quà để biếu bố mẹ, ông bà, họ hàng và trang hoàng nhà cửa… Nhà nhà, phố phố lúc nào cũng nhộn nhịp và tấp nập, nơi nơi đều tràn ngập không khí Tết.
Hạnh phúc và sự ấm cúng hiện hữu trong tất cả các ngôi nhà trên đất Việt
Trong gia đình dù có mâu thuẫn, có không vừa lòng nhau thì khi Tết đến, mọi người cũng tự mở lòng mà bỏ qua mọi điều cho nhau, để không khí gia đình được thuận hòa, vui vẻ. Tết sum họp nên yêu thương cũng nhiều hơn, chia sẻ cũng nhiều hơn.
Dịp Tết đến, nhà nhà sửa soạn nào lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn rồi dưa hành, bánh mứt để mang đến cho gia đình một cái Tết đủ đầy nhất. Bên nồi bánh chưng, cạnh bếp lửa hồng, ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe về lịch sử gia đình, về những chuyện buồn vui trong cuộc sống.
Một vài củ khoai, bắp ngô nướng vùi vào bếp than hồng để câu chuyện thêm phần rôm rả. Thêm một nồi nước lá mùi thơm phức để rửa mặt sáng sớm ngày mồng 1, mong cho một năm mới lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho và sáng sủa.
Gói bánh chưng xanh, ông bà cha mẹ nhắc nhớ con cháu về truyền thống gia đình
Những ngày cuối năm, cả gia đình quây quần bên nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí, sửa soạn lại đồ đạc trong nhà. Ngày đầu năm mới thì cùng nhau đi chúc Tết họ hàng, anh em, làng xóm.
Gặp gỡ người thân sau cả năm xa cách đi làm ăn, học tập. Con trẻ chúc thọ các cụ cao niên và trẻ con được nhận tiền mừng tuổi. Không khí quây quần, đầm ấm đó thật rõ nét trong dịp Tết truyền thống.
Trong đêm giao thừa, trong thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, cả gia đình đứng trước bàn thờ tiên tổ, cùng thành kính thể hiện tấm lòng trước những người đi trước. Cha mẹ, ông bà cũng nhân dịp này mà dạy cho con cháu phải biết ơn ông bà, tổ tiên, để gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Niềm hạnh phúc bên gia đình và đón nhận yêu thương từ mái ấm của mình trong dịp Tết
Trong ngày thường, đôi khi người ta mải mê và bận rộn với những công việc, các mối quan hệ bạn bè, xã hội mà một lúc nào đó bỗng lãng quên đi tình cảm gia đình. Tết hôm nay, có những gia đình hiện đại lại muốn tự do bay nhảy, ở lại thành phố để đến những khu vui chơi, giải trí hay có những chuyến du lịch trong nước, ngoài nước. Sự sum họp gia đình chính vì thế mà không trọn vẹn, niềm vui đoàn tụ dịp Tết không còn đủ đầy nữa…
Dù có bận rộn đến đâu, dù có muốn đến những địa điểm vui chơi nhiều đến như thế nào, mỗi chúng ta hãy luôn nhớ hãy trở về bên gia đình mình, bên những người thân yêu, ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bởi vì Tết là để yêu thương, để đoàn viên và sum họp.
———–
Hình Internet
Kim Quy sưu tập.