Tết Nguyên Đán ở miền Nam có những lễ hội nào? – Miền Nam vui

Cập nhật vào 08/11

Nhiều du khách muốn tìm hiểu miền Nam có những lễ hội nào dịp Tết 2017 để thực hiện chuyến du lịch đầu năm. Đón mừng không khí tưng bừng của ngày Tết Nguyên Đán, Nam Bộ cũng có nhiều lễ hội đặc trưng của các địa phương.

Miền Nam vui

Các lễ hội đáng chú ý ở miền Nam Tết 2017 này sẽ cho bạn trải nghiệm du lịch mới mẻ, mở đầu cho những chuyến “xê dịch” đầy hấp dẫn trong năm mới. Cùng Miền Nam vui điểm danh những lễ hội tiêu biểu được nhiều người dân bản địa cũng như khách du lịch phương xa quan tâm.

TP. HCM: Hội hoa xuân Tao Đàn và hội bánh tét (tháng Chạp, tháng Giêng)

Đây là hội hoa lớn nhất TP.HCM được tổ chức định kì hàng năm tại công viên Tao Đàn. Hội Hoa Xuân 2017 được tổ chức tại Công trường quốc tế và Công viên Tao Đàn từ 25 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng. Các chợ hoa Tết cấp thành phố và các chợ hoa ở quận huyện cũng diễn ra trong khoảng thời gian này.

Tết Nguyên Đán ở miền Nam có những lễ hội nào?

Giá vé tham quan Hội hoa xuân là 30.000 đồng, miễn phí trẻ em dưới 12 tuổi. Có 1.000 tập vé xe buýt và 1.000 vé tham quan Hội Hoa Xuân sẽ được gửi tặng cho công nhân không có điều kiện về quê đón Tết được vui xuân tại TP.HCM.

Ngoài khai mạc các hội hoa thì trong các dịp Tết Nguyên Đán ở TP.HCM không thể thiếu ngày hội Bánh Tét. Khắp các quận huyện tổ chức hội bánh tét tưng bừng, thường diễn ra vào cuối tháng Chạp. Còn Lễ dâng Bánh Tét tưởng niệm các vua Hùng được tổ chức tại khu tưởng niệm các vua Hùng, Công viên lịch sử văn hóa dân tộc và 24 quận, huyện.

Xem thêm bài viết : 

Tết Nguyên Đán ở miền Nam có những lễ hội nào?

Từ lâu, bánh tét hiện diện như một nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ. Đặc biệt trong những ngày giỗ, ngày lễ hội và ngày Tết, bánh tét là một trong những món không thể thiếu để các gia đình dâng cúng ông bà, tổ tiên. Hương vị bánh tét làm cho Tết cổ truyền trở nên ấm áp hơn. Lễ hội bánh Tét hàng năm góp phần làm cho không khí vui tươi, đậm nét văn hóa cổ truyền dân tộc mỗi dịp Tết đến xuân về.

Bình Dương: Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (13-15 tháng Giêng)

Lễ hội chùa Bà hàng năm được tổ chức vào 3 ngày từ 13 đến 15 tháng 1 âm lịch. Ðêm 13/1 âm lịch, nhân dân ở thị xã Thủ Dầu Một bàn bày ra trước nhà để cúng tế chuẩn bị cho lễ rước Bà ngày hôm sau. Dân chúng các vùng lân cận cũng đổ về đây khá đông.

Tết Nguyên Đán ở miền Nam có những lễ hội nào?

Sáng 14/1 lễ rước Bà được tổ chức theo nghi thức cổ truyền: kiệu Bà được rước đi khắp các đường phố cùng với những đội múa lân, sư tử, rồng, cờ xí ngợp trời. Ngày 15/1 dân chúng lại kéo nhau về chùa Bà để thắp hương cúng lễ, cầu phúc, cầu lộc cho năm mới.

Tết Nguyên Đán ở miền Nam có những lễ hội nào?

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, Bình Dương là một lễ hội dân gian mang những nét văn hoá độc đáo riêng của vùng Ðông Nam Bộ.

Tây Ninh: Lễ hội núi Bà Đen (tháng Giêng, tháng Hai âm lịch)

Núi Bà – thường được gọi là Núi Bà Ðen do truyền thuyết, có một người con gái tên là Ðênh (sau gọi chệch sang là Ðen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 Tết nguyên Ðán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch – nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.

Tết Nguyên Đán ở miền Nam có những lễ hội nào?

Từ chân núi, khách trẩy Hội phải đi bộ và leo núi. Ðến lưng chừng núi khách vào lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu rồi nghỉ ngơi. Ai khoẻ chân lại tiếp tục đường mòn leo núi để lễ chùa. Nơi đây, nhà chùa có cơm chay đãi khách, khách cứ việc dùng rồi cúng tiền vào chùa, có hoặc không, nhiều hoặc ít tuỳ tâm. Thậm chí nếu khách muốn lưu lại chùa một, hai ngày vẫn được nhà chùa thết đãi nồng hậu – vì rằng ở chốn tu hành, đồng tiền không có nghĩa và người mộ đạo ai cũng như ai. Lên cao chút nữa, gần đỉnh núi là Miếu Sơn Thần. Dừng tại đây, du khách có cảm giác nhiều đám mây còn bay dưới chân mình và từ đấy có thể ngắm toàn ảnh hồ nước Dầu Tiếng – Một công trình thuỷ lợi đẹp và lớn ở nước ta hiện nay. Những năm gần đây mỗi mùa Xuân tới, dân chúng Nam Bộ kéo tới lễ Ðiện Bà đông như nước chảy. Mọi người tin rằng lễ Ðiện Bà để cầu phù hộ, giải toả nhu cầu tâm linh, cũng nhân dịp du lịch ngắm phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.

Tham khảo thêm những lễ hội của miền nam khác tại đây

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này