Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi đó – Megatop – Kênh đánh giá các sản phẩm dịch vụ chất lượng toàn quốc
Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi đó
Du lịch
Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi đó
5
/
5
(
10
bình chọn
)
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống quan trọng đối với những người dân tại Việt Nam. Thế nhưng có khi nào bạn thắc mắc rằng ngoài tên gọi Tết Nguyên Đán thì ngày tết còn tên khác hay không? Những tên gọi này có ý nghĩa như thế nào và bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì ngay dưới đây nhé!
Xem thêm : Bài cúng đêm giao thừa theo phong tục cổ truyền Việt Nam mới nhất 2022
Ý nghĩa của tên gọi Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán luôn là dịp lễ lớn tại Việt Nam được rất nhiều người mong đợi. Đây là dịp để mọi người đi du xuân hay chúc nhau những câu chúc tốt lành cho năm mới hạnh phúc, bình an.
Theo tiếng Hán, “Nguyên” có nghĩa là một sự khởi đầu mới, một bắt đầu mới, còn “Đán” là buổi sáng sớm. Khi ghép lại thành hai chữ “Nguyên Đán” thì mang nghĩa là một buổi sáng sớm cho sự khởi đầu mới hay buổi sáng bắt đầu cho năm mới. Không chỉ vật có thông tin rằng chữ “Tết” là một cách đọc chệch đi của chữ “Tiết” trong tiếng Hán.
Bởi vì theo lịch của người Trung Quốc, một năm sẽ có 24 tiết và Nguyên Đán là tiết đầu tiên trong năm. Chính vì thế từ xưa đến nay Nguyên Đán đã trở thành tên gọi truyền thống cho ngày tết cổ truyền Việt Nam.
Không chỉ vậy gọi là Tết Nguyên Đán là để phân biệt với Tết Nguyên Tiêu, Tết Đoan Ngọ hay Tết Trung Thu,… Đồng thời với tên gọi sang trọng và ý nghĩa như vậy sẽ tạo nên một điều đặc biệt đối với ngày tết Việt.
back to menu ↑
Phân biệt “Tết Tây” và “Tết Ta”
Vậy tên gọi “Tết Ta” có giống với “Tết Tây” hay được sử dụng vào ngày tết 1/1 hằng năm hay không? Hai tên gọi này là hoàn toàn khác nhau, tết tây là lịch tết theo quốc tế phương Tây, mọi người thường ăn tết vào ngày 1/1 dương lịch của năm. Tuy nhiên tết ta của Việt Nam lại theo lịch âm, kéo dài từ 23 tháng chạp của năm cũ đến ngày 15 tháng giêng của năm mới. Vì thế tết cổ truyền là ngày tết rất quan trọng đối với người Việt, mang ý nghĩa tiễn những điều không may mắn trong năm cũ đi và đón những điều mới, vui vẻ trong năm mới.
back to menu ↑
Những hoạt động nên làm vào ngày Tết Nguyên Đán
Vì đây là một ngày lễ lớn tại Việt Nam nên có rất nhiều hoạt động được diễn ra vào dịp tết này. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình những hoạt động để thực hiện khác nhau, tùy vào sở thích và mong muốn của họ. Nếu như bạn vẫn chưa nghĩ ra được nên làm gì vào dịp tết Nguyên Đán thì hãy tham khảo một số hoạt động dưới đây nhé.
Đi chúc tết người thân, bạn bè
Lựa chọn quà tặng tết hoặc gói bánh chưng, bánh tét thì đi chúc tết những người xung quanh là một hoạt động không thể thiếu trong ngày tết. Mọi người đi thăm nhà nhau, chúc những lời tốt đẹp, mong muốn yên bình, an lành trong năm mới tiếp theo. Thêm vào đó nếu chúng ta sẽ được những phong bao lì xì mừng tuổi, tuy các món quà tết giá rẻ giá trị không cao nhưng đem lại niềm vui cho mọi người.
Trang trí, dọn dẹp nhà cửa
Dọn dẹp nhà cửa để xua đuổi điều xấu luôn là hoạt động mà bất cứ gia đình người Việt nào cũng làm đấy. Không chỉ vậy còn giúp cho nhà được sạch sẽ, tươm tất hơn trong năm mới. Bạn có thể dán những câu đối, bức tranh mới để trang trí cho nhà cửa thêm sinh động hơn. Không chỉ vậy bạn có thể giúp đỡ cho bố mẹ dọn dẹp sau một năm xa nhà, hàn gắn tình cảm nữa đấy.
Gói bánh chưng, bánh tét cùng gia đình
Bánh chưng, bánh tét là một món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt, nếu thiếu thì ngày tết không còn đủ đầy nữa. Vì thế mà hiện nay mọi người cũng bày bán rất nhiều loại bánh chưng, bánh tét đã được làm sẵn. Tuy nhiên việc gói bánh chưng, bánh tét lại là một hoạt động giúp gắn kết tình cảm gia đình, người thân lại với nhau sau một năm học tập hay làm việc.
Công đoạn chuẩn bị và gói bánh chưng, bánh tét chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ nhất trong đời đấy. Mọi người cùng quây quần bên nhau, cùng nhau hướng dẫn gói bánh hay cùng nhau thức đêm để hấp bánh. Mặc dù mệt và mất nhiều thời gian nhưng đây dường như là một hoạt động truyền thống của người Việt, đặc biệt là ở những vùng quê. Vì vậy nếu có cơ hội bạn hãy cùng gia đình gói bánh chưng, bánh tét ngày tết nhé!
Đi lễ chùa đầu năm
Vào những ngày đầu năm mới, mọi người thường đi lễ chùa để xin những điều may mắn trong công việc, trong cuộc sống,… Không chỉ vậy mọi người còn lễ Phật, lễ các vị thần thánh để cầu may, cầu sức khỏe, dâng hương hay lễ vật khác. Đây dường như là một hoạt động không thể thiếu đối với ngày tết Việt. Bạn cũng có thể tham gia vào hoạt động này để được trải nghiệm không khí hân hoan, vui mừng vào ngày tết khi mọi người cùng nhau nô nức đi chùa nhé.
Tết Nguyên Đán với nhiều tên gọi khác nhau nhưng chung quy lại đều là ngày đầu năm mới, một sự khởi đầu mới với tất cả mọi người. Nut Corner hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cái tên Tết Nguyên Đán và những tên gọi khác nhé!