Tết Đoan Ngọ ăn gì? Ngày mùng 5 tháng 5 ăn gì? Ngày diệt sâu bọ ăn gì

Tết Đoan Ngọ ăn gì? Ngày mùng 5 tháng 5 ăn gì để xua điềm rủi, đón điều may

02/06/2022

Tết Đoan Ngọ ăn gì để đón vận may là điều mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý các món ăn ngày Tết mùng 5 tháng 5 mà mọi người nên biết. Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết quan trọng của văn hóa người Việt Nam. Tùy theo từng vùng miền mà các món ăn trong ngày mùng 5 tháng 5 sẽ có sự khác biệt.

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Tùy từng vùng miền mà người ta gọi Tết Đoan Ngọ với những cái tên khác nhau như Tết Đoan Dương hay Tết diệt sâu bọ… Hiểu đơn giản thì đây là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Mâm cúng vào ngày Tết Đoan ngọ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch
Mâm cúng vào ngày Tết Đoan ngọ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch

Tết Đoan ngọ là một trong những ngày tết quan trọng của người Việt

Quan niệm của người xưa, Tết Đoan Ngọ là ngày mà hỏa khí trong trời đất tăng cao. Với nông nghiệp, đây là thời điểm sâu bọ nở rất nhiều gây hại cho cây trồng vì thế mà người ta sẽ tiến hành tiêu diệt những loại này. Một số loài sâu bọ còn có thể dùng làm thức ăn.

Tết Đoan Ngọ không chỉ có ở Việt Nam mà còn là ngày tết truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản hay Triều Tiên…

Tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ 2022 mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 3/6/2022 theo dương lịch.

Không quá long trọng như ngày Tết Nguyên đán hay Tết Thanh minh nhưng Tết Đoan Ngọ cũng là dịp mà mọi nhà đều coi trọng. Vào ngày mùng 5 tháng 5 này, mỗi gia đình đều làm các món quen thuộc dâng cúng gia tiên. Trong đó phải kể đến một số món như:

1. Bánh tro (bánh ú tro)

Bánh tro hay còn được biết đến với tên gọi là bánh gio, bánh ú tro. Loại bánh này được làm bằng gạo nếp, ngâm trong nước tro mà tro này sẽ lấy từ việc đốt các loại cây khô.

Gạo nếp sau khi ngâm sẽ gói trong lá chuối. Loại bánh này có thể có nhân hoặc không nhân.

Vào ngày Tết Đoan ngọ, người ta thường ăn bánh tro (bánh ú tro)
Vào ngày Tết Đoan ngọ, người ta thường ăn bánh tro (bánh ú tro)

Bánh tro sau khi chín sẽ có màu nâu trong, khi ăn bạn cảm nhận được độ mềm, dẻo và thanh mát rất lạ miệng. Người ta thường chấm bánh tro với mật mía cực kỳ thơm ngon. Món bánh này cũng đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách làm bánh tro rất đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức sau:

Nguyên liệu cần có: Gạo nếp cái hoa vàng (500g), muối, nước tro tàu (500ml), lá tre/lá dong, dây lạt.

Cách làm bánh tro (bánh ú tro) như sau:

  • Gạo nếp chọn hạt tròn, căng mẩy. Đem vo gạo thật sạch rồi vớt ra cho ráo nước.
  • Pha 500ml nước tro tàu cùng với 1 lít nước rồi khuấy đều lên. Đổ phần gạo nếp đã vo sạch vào ngâm. Thường thời gian ngâm gạo sẽ kéo dài khoảng hơn 20 tiếng như thế hạt gạo mới đủ mềm.
  • Dùng tay vo nhẹ nếu thấy gạo nếp vỡ ra thì đem gạo nếp xả qua với nước lạnh rồi rắc vài hạt muối rồi xóc lên.
  • Lá tre lau sạch rồi tạo thành hình phễu. Lót 1 lớp lá khác ở dưới đáy sau đó cho 1 thìa gạo nếp vào. Gấp phần đầu lá tre lại rồi dùng dây lạt gói chặt bánh lại. Thực hiện tuần tự cho tới khi hết gạo hết lá thì dừng lại.
  • Cho bánh vào nồi, thêm nước ngập mặt bánh sau đó đem luộc trong thời gian từ 2 – 3 tiếng là bánh chín. Vớt bánh ra để nguội và thưởng thức.

Bánh tro truyền thống làm theo cách này ăn cực kỳ ngon. Bánh trong màu hổ phách cực bắt mắt. Phần bánh dẻo dai, mềm thơm đặc trưng của gạo nếp thêm chút hương của lá tre rất hấp dẫn.

Món bánh tro sẽ tròn vị hơn khi chấm với mật mía sánh sệt.

2. Cơm rượu nếp cái hoa vàng

Nếu được hỏi Tết Đoan ngọ ăn gì thì chắc chắn không thể không nhắc tới cơm rượu nếp.

Món ăn này được làm từ nếp cái hoa vàng hoặc nếp cẩm. Hạt nếp tuyển chọn kỹ càng vừa căng tròn lại bóng mẩy.

Rượu nếp cái cay nồng, thơm ngọt
Rượu nếp cái cay nồng, thơm ngọt

Người ta đem vo sạch gạo rồi nấu chín sau đỏ ủ men vài ngày sau đó đem ra thưởng thức. Cơm rượu nếp ngon có độ cay nồng, thơm ngọt vừa đủ. Thời gian ủ và thưởng thức cơm rượu phải chính xác như thế món ăn này mới không bị chua, cay khó ăn.

Theo quan niệm, Tết Đoan ngọ ăn cơm rượu nếp sẽ khiến cho vi khuẩn, sâu bọ trong cơ thể bị say, dễ tiêu diệt hơn.

Để làm cơm rượu nếp ngon chuẩn vị bạn cần có: Gạo nếp ngon (1kg), men rượu (1 túi).

Hướng dẫn cách làm rượu nếp ngon:

  • Gạo nếp vo sạch rồi ngâm khoảng 1 tiếng để khi nấu gạo nở đều, hạt tròn ngon hơn.
  • Cho gạo vào nồi, thêm nước rồi nấu chín. Chú ý, gạo nếp hút rất ít nước nên bạn cần cho nước ít hơn so với nấu cơm bình thường.
  • Khi gạo chín, bạn xơi phần cơm nếp ra mâm sạch rồi chờ cho nguội thì rắc men vào. Dùng tay trộn đều hỗn hợp gạo men sau đó cho vào lá chuối khô gói lại rồi đặt vào nồi sứ đậy nắp kín.
  • Với thời tiết mùa hè thì chỉ khoảng 3 – 5 ngày là cơm rượu nếp của bạn sẽ chín và có thể bỏ ra ăn.

Bằng cách làm cơm rượu nếp này, hạt cơm rượu sẽ cực kỳ căng mọng, thơm ngọt và rất ngấu men. Khi ăn vị hơi cay nồng, thơm thơm sẽ khiến bạn ăn mãi không muốn ngừng.

3. Thịt vịt

Người miền Bắc thường chỉ ăn bánh tro, cơm rượu nếp nhưng người miền Trung lại đặc biệt phải chuẩn bị thêm thịt vịt.

Sở dĩ thịt vịt góp mặt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ là bởi tháng 5 là lúc thịt vịt ngon, thơm và béo múp. Loại thực phẩm này có tính hàn vì thế rất hợp ăn trong những ngày hè nóng bức.

​​​​​​​Người miền Trung thường ăn thịt vịt trong ngày mùng 5 tháng 5
Người miền Trung thường ăn thịt vịt trong ngày mùng 5 tháng 5

Hơn nữa, thịt vịt còn là món ăn giải đen, xua đi mọi xui rủi cầu mong 1 tháng mới nhiều may mắn.

Món ngon từ thịt vịt cho ngày Tết Đoan ngọ được nhiều người lựa chọn là thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng hoặc vịt quay da giòn ngon bắt mắt.

Hướng dẫn luộc vịt ngon:

  • Để tiết kiệm thời gian, bạn mua vịt làm sẵn về sau đó dùng muối, gừng đập dập chà xát bên ngoài rồi rửa sạch với nước để khử mùi hôi.
  • Cho vịt đã làm sạch vào nồi, đổ nước ngập mặt vịt, thêm vài miếng gừng, củ hành tím vào sau đó bật bếp đun sôi.
  • Dùng đũa chọc vào thịt vịt để kiểm tra xem vịt đã chín chưa. Nếu không thấy có nước đỏ chảy ra thì vớt vịt ra đĩa để nguội rồi chặt miếng vừa ăn.
  • Pha nước mắm gừng tỏi ăn kèm hoặc chấm với xì dầu cũng là gợi ý không tồi.

4. Quả Vải, quả mận

Trên mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ cũng không thể thiếu 2 trái cây quen thuộc trong tháng 5 là vải cùng mận.

Người xưa cho rằng, mận có tính nóng nên giúp diệt sâu bọ hiệu quả

Theo quan niệm của người Việt, vì vải và mận có tính nóng vì thế sau khi ăn rượu nếp, sâu bọ đã bị chuốc say thì việc ăn thêm vải mận sẽ giúp tiêu diệt chúng tận gốc.

​​​​​​​Người xưa cho rằng, mận có tính nóng nên giúp diệt sâu bọ hiệu quả

5. Xôi chè

Xôi chè là cái tên tiếp theo góp mặt trong danh sách này. Người miền Bắc sẽ nấu chè đậu xanh, miền Trung là chè hạt sen, hạt kê còn người miền Nam lại lựa chọn chè trôi nước.

Chè đậu xanh là món lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ của người miền Bắc

Những món chè ngon sẽ giúp cho mâm lễ vật ngày Tết Đoan ngọ thêm đủ đầy.

Chè đậu xanh là món lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ của người miền Bắc

Cách nấu chè đậu xanh cúng Tết Đoan ngọ:

  • Đậu xanh bóc vỏ đem vo sạch rồi ngâm khoảng 2 tiếng cho nở.
  • Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi rồi thêm nước ngập mặt đậu khoảng 1 lóng tay. Bật bếp đun sôi khoảng 20 phút thì thêm nước nóng vào và ninh chừng 15 phút.
  • Bột sắn pha loãng rồi đổ từ từ vào nồi chè. Khuấy nhẹ nhàng cho nước chè sánh sệt không bị vón cục.
  • Đun nước cốt dừa cùng đường cho tới khi sánh sệt thì thêm bột vani vào và tắt bếp.
  • Múc chè đậu xanh ra bát, thêm nước cốt dừa lên trên là bạn đã có một bát chè dâng cúng ngày mùng 5 tháng 5 cực kỳ hoàn hảo rồi.

Sau khi dâng cúng gia tiên xong, gia chủ sẽ hạ mâm lễ cúng cho cả nhà thụ lộc.

Vừa rồi là một số gợi ý của Vinalab giúp bạn trả lời câu hỏi Tết Đoan ngọ ăn gì? Mong rằng, qua bài viết này bạn đã biết cách chuẩn bị một mâm lễ dâng cúng đủ đầy cho ngày Tết mùng 5 tháng 5 sắp tới của gia đình.

Chia sẻ: