Tên doanh nghiệp – một vấn đề nan giải với mọi doanh nghiệp mới thành lập | LTS LAW FIRM

Việc đặt tên doanh nghiệp là một trong những việc đầu tiên và quan trọng nhất mà chủ sở hữu phải làm trước khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tên gắn liền với doanh nghiệp xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh và là nền móng quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu lâu dài cho doanh nghiệp.

Đối với danh nghiệp mới thành lập, tên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bước đầu xây dựng thương hiệu và là ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Vậy đặt tên doanh nghiệp như thế nào để vừa phù hợp với quy định của pháp luật vừa tạo ấn tượng với khách hàng? Bài viết này sẽ là tài liệu bổ ích cho bạn trong việc đặt tên doanh nghiệp.

Thứ nhất, Phù hợp với quy định của pháp luật 

Việc đăng tên trùng hay tên gây nhầm lần là điều khó tránh khỏi khi mà trên cả nước có hàng trăm nghìn doanh nghiệp đã được đăng ký. Sau đây là quy định của pháp luật về việc đặt tên doanh nghiệp:

  Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014).

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên nước ngoài trùng với tên nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”; bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

  Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó,

  Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ hai, Đặt tên theo lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm

Đặt tên dựa trên lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết khi mà doanh nghiệp vẫn còn là cái tên xa lạ trên thị trường. Ví dụ Công ty TNHH Dệt may ABC, Công ty TNHH Tư vấn LTS, v.v…

Thứ ba, Sử dụng sự sáng tạo của nhiều người.

Thông thường khi thành lập doanh nghiệp chỉ có chủ doanh nghiệp tự mình nghĩ ra tên để đặt cho doanh nghiệp. Nhưng tại sao không thử sử dụng sự sáng tạo của những người xung quanh ví dụ như người thân, bạn bè, nhân viên công ty,v.v…  cùng nhau sáng tạo ra thật nhiều cái tên nhất có thể sau đó chúng ta có thể đánh giá lại  đâu là cái tên hay và phù hợp nhất. Đừng bao giờ gò ép chúng ta vào một danh sách chỉ có vài ba tên mà hãy cùng nhau sáng tạo ra thật nhiều cái tên. Nếu sáng tạo được nhiều tên giúp chúng ta có thêm nhiều sự lựa chọn thì ngại gì không sáng tạo.

Thứ ba: Chọn ngẫu nhiên một ý tưởng nào đó

Thay vì cứ ngồi mệt mỏi suy nghĩ ghép các chữ lại với nhau hay dựa trên những cái tên mà người khác đã sử dụng thì tại sao bạn lại không chọn ngẫu nhiên một chữ nào đó trong một quyển sách hay một bộ phim mà bạn yêu thích. Chọn mốt số trang, số dòng ngẫu nhiên rồi chọn ra một chữ mà bạn tâm đắc nhất hay chọn bất kỳ câu thoại nào đó trong phim mà bạn yêu thích để đặt ra một cái tên.

Thứ tư: Hãy chọn một cái tên đơn giản và dễ nhớ

Việc chọn một cái tên đơn giản và dễ nhớ giúp cho khách hàng lần đầu đọc qua đều có thể nhớ, không nên chọn những từ ngữ có kết cấu quá phức tạp làm cho khách hàng khó có thể nhớ và quan trọng hơn nên nên chọn những cái tên đơn giản nhưng có thể giúp khách hàng đọc vào liền hiểu ý nghĩa mà bạn muốn truyền tải qua cái tên ấy là gì.

Thứ năm: Đặt tên theo tên chủ doanh nghiệp

Có thể nói đây là cách được nhiều chủ doanh nghiệp áp dụng nhất, nó cũng không mất nhiều thời gian và đơn giản nhất. Đồng thời nó dễ dàng bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp.Nhưng nó lại có thể khó khăn nếu sau này chuyển quyền thương hiệu do tên thương hiệu đã gắn bó chặt chẽ với người sáng lập. Thông thường chỉ những doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể hay các doanh nghiệp tư nhân mới sử dụng tên chủ doanh nghiệp để đặt tên cho doanh nghiệp. Những vẫn có những tập đoàn lớn sử dụng tên người sáng lập để đặt tên cho doanh nghiệp như tập đoàn Trump (tên của tổng thống Mỹ Donald Trump), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ( Hoàng Anh tên con chủ tập đoàn)….

Thứ sáu: Đặt tên thương hiệu bằng tên viết tắt

Tên viết tắt được rút gọn từ tên đầy đủ của công ty nó giúp tên công ty trở nên ngắn gọn và hiện đại hơn, đồng thời việc giao dịch với khách hàng cũng trở nên thuận tiện hơn.

Ví dụ: BMW ( Bayerische Motoren Werke), YAME ( You Are My Everything)….

Thứ bảy: Sử dụng ngoại ngữ để đặt tên

Hiện nay xu hướng sử dụng ngoại ngữ để đặt tên doanh nghiệp được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Với thời kỳ hội nhập hiện nay, thì việc sử dụng ngoại ngữ đặt tên doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp mang nét hiện đại hơn, và dễ kết nối với các đối tác nước ngoài hơn. Bạn có thể dịch từ tên tiếng việt sang một ngôn ngữ khác với nghĩa tương ứng.