“Tất tần tật” về kem chống nắng – Đào Minh Châu %
Mùa hè nắng gay gắt suốt cả ngày dài, tia UV hoạt động mạnh, thì việc dùng kem chống nắng là điều cần thiết. Thế nhưng kem chống nắng có bao nhiêu loại, cơ chế hoạt động thế nào và loại nào sẽ phù hợp với da của mình thì không phải ai cũng biết! Cùng khám phá 101 thắc mắc trong bài viết này bạn nhé!
Kem chống nắng là gì? Tại sao phải dùng hàng ngày?
Kem chống nắng là một loại kem có khả năng hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời do đó giúp làn da chống lại tác hại của ánh mặt trời khi tiếp xúc trực tiếp.
Ánh nắng mặt trời gây hại cho da nghiêm trọng
Bởi vì, bên cạnh những tác động tích cực, ánh nắng mặt trời luôn ẩn chứa trong tia cực tím UV A/B/C những nguy cơ gây hại. Khi các tia đó chiếu vào da sẽ bị cháy nắng, bỏng nắng, sạm da, lão hoá sớm, da đồi mồi,… nghiêm trọng nhất là nguy cơ ung thư da. Vì thế, sử dụng kem chống nắng hàng ngày là điều cần thiết để bảo vệ da khỏi các tác nhân xấu.
Có những loại kem chống nắng nào?
Hiện nay, có 3 dòng chống nắng trên thị trường: Kem chống nắng vật lý, hoá học và vật lý lai hoá học.
Kem chống nắng vật lý – tạo lớp lá chắn bảo vệ da hiệu quả.
Kem chống nắng vật lý được hiểu là dạng chống nắng vô cơ. Với dạng này, các bạn có thể nhận ra nếu để ý 1 số chất đặc trưng nhất định sẽ có trong thành phần như: Titanium Dioxide và Zinc Oxide. Trong đó, Titanium Dioxide được coi là thành phần có tác dụng chính, giúp tạo nên một lớp màng trắng phản xạ lại các tia UV, khiến các tia này không thể tác động lên da.
Kem chống nắng vât lý tạo lớp màng bảo vệ da
Với dạng chống nắng vật lý, cơ chế hoạt động chính là lớp kem khi được bôi lên bề mặt da sẽ tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da. Ánh nắng, tia UV khi vừa tiếp xúc, sẽ bị lớp màng này ngay lập tức chặn và phản xạ lại. Tuy nhiên, do không thẩm thấu nên nếu không massage kỹ sẽ để lại vệt trắng trên da, tạo cảm giác bết dính và hơi nặng mặt.
Kem chống nắng hoá học – chuyển đổi UV gây hại thành vô hại trong nháy mắt.
Kem chống nắng hoá học được hiểu là loại kem dạng hữu cơ. Dễ dàng nhận biết dạng kem này bởi các thành phần chính như: Avobenzone, Oxybenzone.
Kem chống nắng hoá học bảo vệ da như một màng lọc UV
Về cơ chế hoạt động, chống nắng hoá học sẽ hoạt động với chức năng tương tự như 1 màng lọc cho da. Có nghĩa là, khi các tia gây hại tiếp xúc tới da, các hoạt chất trong kem sẽ ngay lập tức hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này để đảm bảo chúng sẽ thành những tia an toàn trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Tuy nhiên vì thành phần hoá học thẩm thấu nên loại kem này kém lành tính hơn so với dạng kem vật lý, phù hợp với da khoẻ, ít mụn.
Dòng chống nắng vật lý lai hoá học – phiên bản “con lai” chống nắng đỉnh cao cho mọi loại da.
Trong thành phần của dòng kem này sẽ gồm cả các chất hóa học và các chất có khả năng phản xạ tia UV như titanium dioxide. Do vậy, đây là loại kem ưu việt. Giúp khắc phục được nhược điểm của các loại chống nắng vật lý hay hóa học trước kia và vẫn bảo vệ làn da một cách toàn diện.
Dòng sản phẩm lai vật lý – hoá học đang dần trở thành xu hướng
Dòng kem này sẽ phù hợp với mọi loại da. Không tạo cảm giác nặng mặt cũng như lành tính ngay cả với da nhạy cảm. Sử dụng kem vật lý lai hoá học đang dần trở thành xu hướng hiện nay.
Các chỉ số trên kem chống nắng có ý nghĩa gì?
Chỉ số PA giúp đo lường khả năng lọc tia UVA.
Chỉ số PA giúp đo lường khả năng lọc tia UVA
Chỉ số PA thể hiện khả năng chống tia UVA bằng dấu cộng (+). Chỉ số PA càng nhiều dấu (+) chứng tỏ khả năng chống tia UVA càng tốt. Cụ thể như sau:
- PA+ có khả năng chống được 40-50% tia UVA
- PA++ có khả năng chống được 60-70% tia UVA
- PA+++ có khả năng chống được khoảng 80-90% tia UVA
- PA++++ thì có khả năng chống được trên 90% tia UVA.
Chỉ số SPF giúp đo lường khả năng chống tia UVB.
Chỉ số SPF giúp đo lường khả năng chống tia UVB
Thời gian chống chống tia UVB theo thang số SPF
Chỉ số SPF càng cao chứng tỏ thời gian chống tia UVB càng lâu. Ngăn ngừa da khô bị sạm, cháy nắng, bỏng rát do ánh nắng mặt trời. 1 SPF có thể bảo vệ da được khoảng thời gian 15 phút.
- SPF 30 có thời gian chống nắng là: (30×15) : 60 = 7,5 (giờ)
- SPF 50 có thời gian chống nắng là: (50×15) : 60 = 12,5 (giờ)
- ….
Khả năng chống tia UVB chia theo thang số SPF
Khả năng chống tia UVB ta chia theo thang số SPF
Mức độ bảo vệ da khỏi UVB cũng được thể hiện theo thông số như sau
- SPF 15: Mức độ bảo vệ trước tia UVB là 93%
- SPF 30: Mức độ bảo vệ trước tia UVB là 97%
- SPF 50: Mức độ bảo vệ trước tia UVB là 98%
- SPF 100: Mức độ bảo vệ trước tia UVB là 98.6%
Chú ý: Chỉ số chống nắng cao thì kem càng chứa nhiều hoạt chất hóa học có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm, dễ nổi mụn hoặc bí da. Vì thế, chỉ số SPF từ 30-50 là thích hợp để sử dụng hằng ngày.
Kết luận
Kem chống nắng là loại kem phải dùng hàng ngày để bảo vệ da. Do đó, bạn hãy nắm chắc các thông tin để hiểu rõ về loại kem mình đang dùng và đưa ra những lựa chọn an toàn nhất cho làn da nhé!
Xem thêm các kiến thức khác tại: