“Tất tần tật” thông tin về màn hình OLED: Nó có thật sự “thần thánh” như lời đồn?

Màn hình OLED một trong những cái tên được xuất hiện nhiều trên các hãng điện thoại, tivi, laptop hiện nay. Vậy chiếc màn hình thần thánh nổi bật này là gì, nó có những điểm gì nổi bật mà lại được nhiều người dùng lựa chọn như vậy? Hãy cùng bài viết tìm hiểu kỹ hơn về tấm nền này nhé. 

1. Khái niệm OLED

Diode phát sáng hữu cơ (tiếng Anh là organic light-emitting diode, viết tắt là OLED), là một loại Diode phát sáng (LED) trong đó lớp phát xạ điện quang là một màng thuốc (film) làm bằng vật liệu là một loại chất bán dẫn hữu cơ có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Lớp phát sáng này, được đặt giữa hai điện cực và thường thì ít nhất một trong hai điện cực này là trong suốt.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Diode_phát_sáng_hữu_cơ

2. Công nghệ màn hình OLED là gì?

Màn hình OLED hay còn có tên gọi đầy đủ là Organic Light Emitting Diodes, một trong những loại diode phát sáng LED. Chỉ cần có một dòng điện chạy ngang qua màn hình của máy. Thì sẽ có một lớp điện phát quang được làm từ vật liệu bán dẫn cho phép màn hình máy phát sáng.  

Màn hình này có khá nhiều ưu điểm nổi bật so với các công nghệ màn hình trước đây. Tuy nhiên đối với người dùng cần một chất lượng hiển thị trung thực cho công việc thì vẫn nên chọn LCD. 

Bạn cần nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mua các thiết bị công nghệ được trang bị màn hình OLED. Sự phát triển của thị trường màn hình này mở ra khá nhiều cơ hội lớn cho các nhà sản xuất lĩnh vực điện tử. Các nhà sản xuất sẽ có nhiều lựa chọn hơn về việc có thể tận dụng tiềm năng của chiếc màn hình này với khả năng tùy biến và trọng lượng. Tuy nhiên cũng có một số khó khăn vì chi phí sản xuất của loại màn hình này khá là cao. Và nó cũng chưa được phổ biến trên thị trường hiện tại.  

màn hình oledmàn hình oledCông nghệ màn hình OLED là gì?

3. Cấu tạo của màn hình OLED

Một chiếc màn hình OLED về cơ bản thì nó sẽ có 4 thành phần chính lần lượt như sau:

  • Đầu tiên chính là tấm nền, bộ phần này được chế tạo bởi thủy tinh hoặc nhựa. Chức năng của nó là giúp làm bệ đỡ cho các bộ phận khác trên màn hình. 
  • Tiếp theo là Anode, giúp tạo ra những khoảng trống để có thể chứa được lượng điện tích dương khi dòng điện đi qua. 
  • Cathode thì sẽ trái ngược với Anode, nó sẽ chịu trách nhiệm giúp tạo ra các điện tích ấm hoặc là electron khi dòng điện chạy qua. 
  • Lớp bán dẫn hữu cơ, đây là một bộ phận được cấu thành bởi hai thành phần chính với chức năng khác nhau. Đầu tiên là lớp dẫn, được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ, sẽ giúp vận chuyển các chỗ trống từ Anode. Thứ hai sẽ là lớp phát sáng, electron từ trong cathode sẽ được truyền tải qua lớp này. 

màn hình oledmàn hình oledCấu tạo của màn hình OLED

4. Lý do màn hình OLED dẫn đầu xu hướng màn hình hiện nay

Màn hình OLED là một trong những loại công nghệ được đánh giá rất cao trên thị trường hiện tại, hứa hẹn sẽ dẫn đầu được xu hướng trên thị trường công nghệ trong tương lai. Vậy những lý do nào để chứng minh việc chiếc màn hình này lại được đánh giá cao như vậy. Hãy cùng bài viết điểm qua 4 lý do chính nổ bật sau đây:

4.1. Chất lượng hình ảnh tốt

Thiết kế của chiếc màn hình này là sử dụng một bộ lọc màu sắc riêng biệt, nên màu sắc hiển thị sẽ được đen hơn và sâu hơn, gam màu của sẽ rộng hơn. Việc không sử dụng đèn nền đã giúp cho chiếc màn hình này có một độ tương phải cao hơn. 

Chính vì vậy khi hiển thị hình ảnh trên màn hình, người dùng sẽ thấy chất lượng hình ảnh sắc nét hơn, màu sắc sống động hơn. 

màn hình oledmàn hình oledChất lượng hình ảnh tốt

4.2. Tiêu thụ ít điện năng

Một chiếc màn hình OLED không cần bất kỳ một dòng điện hay mạch điện nào để có thể phát sáng đèn LED. Vì thế khi sử dụng màn hình này sẽ giúp cho thiết bị tiết kiệm điện hơn. Tạo ra được nhiều màu đen sâu hơn khi đóng tất cả màn hình trập của các điểm ảnh và ánh sáng của nền. 

Tuy vẫn còn ánh sáng nhưng về cơ bản thì đều sẽ bị chặn lại. Màn hình này sẽ tắt toàn bộ điểm ảnh để có thể tạo ra được một màu đen sâu hơn, tiết kiệm tối đa lượng điện năng trong quá trình sử dụng. 

màn hình oledmàn hình oledTiêu thụ ít điện năng

4.3. Góc nhìn rộng hơn

Góc nhìn được hiển thị trên tấm nền này sẽ rộng hơn, người dùng có gần 90 độ trên nhiều tấm nền. Mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng hình ảnh hiển thị. Cũng như giữ được một độ sắc nét ổn định so với màn hình LED truyền thống. 

màn hình oledmàn hình oledGóc nhìn rộng hơn

4.4. Bền hơn, nhẹ hơn

Tấm nền OLED sẽ giúp loại bỏ đi đèn nền cùng với lớp màn trập. Đồng nghĩa với việc nhà sản xuất sẽ thay đi những lớp kính nền nặng và dễ vỡ. Thay vào đó bằng một tấm nền chất liệu nhựa có trọng lượng nhẹ hơn và đầy bền bỉ hơn. 

Người ta đã tạo ra một thiết bị khá kỳ lạ với bề mặt được uống cong. Các tấm film OLED có thể chịu được một khoảng nhiệt độ hoạt động lớn hơn nhiều so với màn hình đèn LED truyền thống.  

màn hình oledmàn hình oledBền hơn, nhẹ hơn

5. Một số điểm hạn chế của màn hình OLED

Màn hình OLED là  một trong những cái tên chất lượng, được đánh giá cao với nhiều ưu điểm trên thị trường. Nhưng tấm nền này cũng không thể nào hoàn mỹ không có một nhược điểm gì. Chiếc màn hình có những nhược điểm như sau:

  • Chiếc màn hình này sẽ gây ảnh hưởng đến người dùng khi sử dụng liên tục ở ngoài trời nắng. 
  • Có tuổi thọ sử dụng bị giới hạn.
  • Màn hình thường sẽ có hiện tượng Burn-in.
  • Chi phí để sản xuất cũng như mua sản phẩm có màn hình này khá là cao. 
  • Màn hình này sẽ không phù hợp sử dụng trong môi trường bị ẩm.

màn hình oledmàn hình oledMột số điểm hạn chế của màn hình OLED

6. So sánh màn hình OLED và LCD, AMOLED

Trên thị trường hiện nay thì bên cạnh màn hình OLED thì còn có hai loại là LCD và AMOLED. Hai loại màn hình này đang được sử dụng nhiều trên thị trường. Cả 3 loại màn hình này đều có những đặc điểm nổi bật riêng và nhược điểm. 

Hãy cùng bài viết so sánh sơ qua 3 loại màn hình này để có một cái nhìn tổng quan hơn nhé. 

Đặc điểm so sánh

OLED

LCD

AMOLED

Cấu tạo nguyên lýĐược sử dụng tấm nền diode hữu cơ. Màn hình sẽ tự động phát sáng khi có một luồng điện đi qua. Màn hình này được phát sáng gián tiếp. Được phát sáng thông qua đèn nền, cùng với những hạt tinh thể lỏng. Màn hình này giống với cấu tạo nguyên lý với OLED. Nhưng nó sử dụng hệ thống điều khiển Active Matrix hoặc là ma trận chủ động. Bề dày Thiết kế mỏng Thiết kế khá dàyThiết kế siêu mỏngMàu đen có độ sâuMàu đen có độ sâu caoVẫn có hiện tượng bị hở sángMàu đen hiển thị có độ sâu caoCác góc nhìnCó thể nhìn được với góc nhỏ hơn 40 độ. Mà vẫn giữ được độ nét và màu sắc hiển thị. Sẽ xuất hiện sự khác biệt nếu như đổi góc nhìn nghiêng về 40 độ. Góc nhìn màn hình siêu rộng, cùng với một độ sắc nét cực tốt. Chất lượng hiển thị màu sắcMàu sắc hiển thị vô cùng sặc sỡ hơn so với máu thật. Màu sắc hiển thị có độ chân thật cao.Màu sắc hiển thị với một dải màu rực rỡ và đa dạng. Độ bền tuổi thọ Giao động từ 20.000 giờ đến khoảng 50.000 giờ. Giao động từ 40.000 giờ đến khoảng 100.000 giờ. Thời gian được khoảng vài năm sử dụng.Mức tiêu thụ điện năngThấpCaoThấp ở mức tối đaxMức giá caoMức giá trung bìnhMức giá cao

7. Thiết bị nào sử dụng màn hình OLED?

Màn hình OLED hiện nay được trang bị trên rất nhiều thiết bị như: 

7.1. Tivi

Màn hình OLED được tích hợp trên các thương hiệu tivi OLED khá nổi tiếng là LG, Sony, Panasonic. Các dòng Tivi sử dụng tấm nền này thường cực mỏng và gần như không cần đến blacklight. Độ mỏng chỉ tầm 2.57mm, đem đến một trong lượng siêu nhẹ và cực mỏng khi so với QLED. 

màn hình oledmàn hình oledTivi OLED

7.2. Điện thoại

Màn hình OLED đã được ứng dụng khá là rộng rãi với nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt phổ biến nhất chính là điện thoại thông minh, tai nghe VR, máy tính bảng,… 

Samsung Display là một trong những chi nhánh con của gã khổng lồ Hàn Quốc. Công ty này chuyên sản xuất những chiếc màn hình OLED hiện đại cho dòng điện thoại Samsung. Hãng hiện đã trang bị loại màn hình này cho rất nhiều dòng sản phẩm của họ. Mới nhất chính là dòng S8, Note 8. 

màn hình oledmàn hình oledĐiện thoại OLED

7.3. Laptop

Màn hình OLED không chỉ được trang bị trên di động mà nó đã tiến bước sang thị trường laptop. Có rất nhiều hãng lớn đã bắt đầu trang bị màn hình này trên sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Hãy cùng điểm qua một số dòng laptop OLED nổi bật dưới đây: 

  • Dell XPS 13 OLED (9310) màn hình 13.4inch, chip Intel Core i7-1185G7. 
  • HP Spectre x360 14 màn hình 13.5inch, chip Intel Core i7-1165G7.
  • Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 3 Extreme Gen 3 màn hình 15.6inch, Intel Core i7-10850H.
  • HP ZBook Create G7 màn hình 15.6 inch, chip Intel Core i9-10885H. 
  • Gigabyte Aero 15 OLED XC màn hình 15.6 inch, chip Intel Core i7-10870H. 
  • Alienware m15 R4 màn hình 15.6inch, chip Intel Core i7-1087H. 
  • Lenovo ThinkPad P1 Gen 2 màn hình 15.6 inch, chip Intel Xeon E-2276M. 
  • Asus ZenBook Pro Duo màn hình 15.6inch, chip Intel Core i9-9980 HK. 
  • Razer Blade 15 Studio Edition màn hình 15.6 inch, chip Intel Core i7-9750 H.

màn hình oledmàn hình oledLaptop OLED

8. Tổng kết 

Bài viết Màn hình Oled là gì? Ưu điểm ra sao? Dùng trên thiết bị gì? Đã cung cấp những thông tin cần thiết nhất về chiếc màn hình này để các bạn đọc có thể nắm qua. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích được các bạn đọc khi lựa chọn chiếc laptop, điện thoại, có màn hình phù hợp. 

Trang tin tức Dchannel của Di Động Việt, mỗi ngày đều sẽ cập nhật những bài viết mới nhất của các sản phẩm công nghệ trên thị trường. Hãy theo dõi trang để biết thêm nhiều thông tin hay nhé. 

 Xem thêm:

Di Động Việt

5/5 – (1 bình chọn)