Tất tần tận về nghề giao dịch viên đáng mơ ước – Cơ hội thăng tiến và nghiệp vụ cần phải biết – Góc Nghề Nghiệp – Việc Làm Đà Nẵng
Giao dịch viên được cho là một nghề khá “hot”. Trong thị trường tuyển dụng nhân viên ngân hàng hiện nay. Vậy điều gì làm nên sự đặc biệt của nó? Giao dịch viên ngân hàng là gì? Tiêu chí tuyển giao dịch viên là gì? Mô tả công việc giao dịch viên ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Giao dịch viên là gì?
Giao dịch viên (còn được chuyên môn gọi là Teller) – GDV là gì? Là vị trí việc làm trong ngành ngân hàng nhận được nhiều sự quan tâm từ đông đảo người lao động. Đây là thuật ngữ dùng để định danh vị cho những nhân viên làm việc trong ngân hàng, tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hay các điểm giao dịch cụ thể của một ngân hàng.
Công việc chính của vị trí giao dịch viên là tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp với khách hàng mỗi ngày. Phục vụ các nhu cầu cơ bản của khách hàng như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, giao ủy nhiệm chi; thực hiện thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý các thông tin về tài khoản, hạch toán các giao dịch. Ghi chép lại tất cả các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng đã phát sinh trong ngày tại quầy của họ.
Nếu công việc lễ tân là bộ mặt của công ty, nhà hàng khách sạn. Thì giao dịch viên lại là bộ mặt của cả một ngân hàng. Khi thực hiện giao dịch tại một ngân hàng bất kỳ. Bạn sẽ luôn được tiếp xúc và làm việc cùng các giao dịch viên thân thiệ. Họ xuất hiện với bộ đồng phục chỉnh chu và bắt mắt, luôn có nụ cười hòa nhã, cùng thái độ chuyên nghiệp và nhiệt tình với khách hàng.
Xem thêm: “Tất Tần Tật Các Vị Trí Nhân Viên Ngân Hàng Hot Nhất Hiện Nay”
Bảng mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng
Công việc của giao dịch viên ngân hàng phải đảm nhận là tiếp xúc trực tiếp, tư vấn và thực hiện các yêu cầu dịch vụ của khách hàng tại quầy giao dịch trong phạm vi thẩm quyền của mình. Đòi hỏi các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng phải luôn chính xác. Đề cao tính chuyên nghiệp và thể hiện được văn hóa ngân hàng đối với khách hàng của mình.
Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
- Tìm hiểu hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang mong muốn để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời.
- Là người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, vì vậy mỗi GDV cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp để khách hàng có thể cảm nhận được sự thân thiện, nhiệt tình, chu đáo từ phía giao dịch viên.
Tư vấn, hướng dẫn khách hàng
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thủ tục dịch vụ đúng yêu cầu khách hàng muốn thực hiện.
- Giới thiệu tư vấn các dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi đến khách hàng.
Giải đáp các thắc mắc của khách hàng
- Trao đổi để hiểu được các nhu cầu của khách hàng đang cần để tư vấn các dịch vụ cần thiết.
- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép
- Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc trên cơ sở lấy KH làm trọng tâm và đảm bảo uy tín của Ngân hàng
Thực hiện thao tác nghiệp vụ
- Thực hiện các giao dịch cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như mở và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền…
- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại quầy cho khách hàng an toàn, hiệu quả, nhanh chóng theo đúng quy trình, quy định của ngân hàng với chất lượng tốt nhất.
- Quản lý tốt duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao.
Chăm sóc khách hàng
- Chăm sóc khách hàng, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng theo quy định của ngân hàng.
- Quan tâm, chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ nhằm tạo thiện cảm tốt đẹp, thúc đẩy khách sử dụng thêm sản phẩm/ dịch vụ khác.
Cơ hội cùng những thách thức khi làm công việc giao dịch viên
Cơ hội khi là một giao dịch viên ngân hàng
Môi trường làm việc trẻ trung, năng động
Giao dịch viên được coi là bộ mặt của ngân hàng. Chính vì vậy, bộ phận này luôn là nơi tụ họp những con người trẻ trung, nhiều năng lượng, sáng tạo và đầy nhiệt huyết cống hiến
Nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng mối quan hệ
Đặc thù của công việc GDV chính là phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng. Do vậy, kỹ năng giao tiếp và nói chuyện luôn cần được cải thiện và nâng cao. Công việc này cũng tạo cho giao dịch viên nhiều cơ hội tiếp xúc với KH mà mở rộng các mối quan hệ.
Chế độ lương thưởng, đãi ngộ tương xứng
So với nhiều ngành nghề khác trên thị trường tuyển dụng Đà Nẵng. Chính sách lương thưởng tại vị trí GDV được nhận xét ở mức khá và ổn định. Tuy nhiên, mức lương thưởng sẽ còn phụ thuộc vào chỉ tiêu hoàn thành các công việc và mức độ hài lòng của khách hàng.
Sự thăng tiến trong công việc
Sau 1 thời gian làm việc và cống hiến. Nếu các GDV có thể khẳng định được năng lực của bản thân, cùng với tố chất lãnh đạo và khả năng tổ chức sẽ được thăng chức lên những vị trí tốt hơn trong ngân hàng. Từ đó chế độ lương thưởng, đãi ngộ cũng tuyệt vời hơn nhiều.
Đào tạo nhiều về chuyên môn và kỹ năng
Các ngân hàng luôn rất chú trọng trong công tác đào tạo chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ GDV. Để qua đó, có thể giúp họ tự tin phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, xử lý tốt mọi trường hợp có thể xảy ra.
Những thách thức mà giao dịch viên phải đối mặt
Áp lực về thời gian, tính chính xác trong công việc
Số lượng các giao dịch mà mỗi người GDV phải xử lý hàng ngày có thể lên đến hàng trăm giao dịch. Vì vậy, bên cạnh tốc độ làm việc nhanh chóng, tính chính xác trong các quyết định cũng rất quan trọng. Để tránh xảy ra các sai sót gây tổn thất cho khách hàng và các ngân hàng. Đây là điều kiện tiên quyết cần đáp ứng của bất cứ giao dịch viên nào.
Áp lực về doanh số
Các ngân hàng hầu hết đều áp dụng chỉ tiêu doanh số (KPI). Tùy vào từng ngân hàng và bộ phận khác nhau sẽ có những KPI khác nhau. Chỉ tiêu của GDV thường về khả năng huy động vốn hoặc số khách hàng vay hàng tháng…
Áp lực về trách nhiệm công việc
Là người trực tiếp làm việc với khách hàng và xử lý các vấn đề. Nếu xảy ra các tình huống rủi ro, sai sót như phân biệt tiền giả/tiền thật. Nhầm lẫn về lượng tiền trong các giao dịch thì GDV sẽ bị quy trách nhiệm và phải đền bù.
Lộ trình thăng tiến của nghề giao dịch viên
Con đường thăng tiến của giao dịch viên dựa vào số năm kinh nghiệm và những thành tích đạt được. Dựa trên các chỉ tiêu này, thông qua mỗi kỳ đánh giá, GDV sẽ được cân nhắc đề đề bạt lên các vị trí cấp cao hơn
Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Giao dịch viên
Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên
Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh
Trong thực tế, mỗi giao dịch viên có thể được điều chuyển sang các vị trí khác như tư vấn tài chính cá nhân, hành chính nhân sự… Tùy vào định hướng và mong ước của mỗi nhân viên.
Mức lương của giao dịch viên ngân hàng
Giao dịch viên ngân hàng lương bao nhiêu? Luôn là thắc mắc của rất nhiều người có mong muốn tìm kiếm các vị trí nhân sự trong hệ thống việc làm ngân hàng Đà Nẵng. Không chỉ bởi họ có mong muốn được làm việc ở vị trí này. Mà còn vì “tiếng vang” đồn đoán lâu nay về nghề GDV ngân hàng được xem là một trong những ngành có mức lương cao trên thị trường.
Dựa trên kết quả tổng hợp từ những thông tin tuyển dụng của các ngân hàng nổi tiếng, có uy tín trên cả nước. Theo cập nhật mới nhất từ vieclamdanang.vn thì mức lương cơ bản của giao dịch viên sẽ ở mức độ như sau:
Mức lương thấp nhất là 3.000.000 VNĐ/tháng.
Mức lương thấp là 5.700.000 VNĐ/tháng.
Mức lương trung bình là 6.800.000 VNĐ/tháng.
Mức lương cao là 8.000.000 VNĐ/tháng.
Mức lương cao nhất là 16.000.000 VNĐ/tháng.
Mức lương này sẽ được điều chỉnh theo từng ngân hàng, vị trí công việc mà GDV đảm nhiệm. Nhân viên thử việc sẽ có mức lương thấp nhất. Sau khi đã được trở thành nhân viên chính thức. Mức lương sẽ được điều chỉnh lại phù hợp với công việc, thời gian làm việc và hiệu quả công việc đạt được.
Mức lương chính của giao dịch viên ngân hàng sẽ bao gồm như: lương cố định theo quy định, trợ cấp, đi lại, nhà ở,…
Các yêu cầu đối với một giao dịch viên cần có
- Ngoại hình: Nam từ 1m65; Nữ từ 1m58
- Phát âm chuẩn không ngọng hoặc nói tiếng địa phương.
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ
- Hòa nhã, thân thiện.
- Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.
- Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng;
- Biết cách lắng nghe và kiểm soát tốt cảm xúc.
- Thái độ cầu thị trong công việc
Kiến thức Nghiệp vụ Giao dịch viên phải biết
- Có kiến thức về kế toán ngân hàng, kho quỹ
- Có kiến thức về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh
- Có kiến thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan..
Vị trí giao dịch viên không quá kén chọn ngành học. Ứng viên tốt nghiệp các trường kinh tế thuộc các chuyên ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp… vẫn có thể xin thi tuyển và làm giao dịch viên. Tuy nhiên phải trang bị cho mình kiến thức bộ môn kế toán ngân hàng.
Kết luận
Việc làm giao dịch viên là không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm dày dặn. Tuy vậy, để có thể đảm bảo một chỗ đứng vững chắc và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng để đảm đương thật tốt công việc này. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp!