Tất cả về Phương pháp chiết khấu dòng tiền – DCF [2022]

Trong đầu tư chứng khoán, để xác định giá trị thực của công ty thì người ta sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất chính là định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền – DCF (Discount Cash Flow).

Để biết cách định giá theo chiết khấu dòng tiền được tính như thế nào; ưu nhược điểm ra sao; công thức excel, google sheet; các ví dụ, bài tập liên quan đến phương pháp này thì xin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Trong bài viết này, Stockwithme.com chỉ giới thiệu mô hình DCF dùng cho việc định giá cổ phiếu, doanh nghiệp. Đối với các loại tài sản khác Stock With Me xin hẹn bạn ở một bài viết khác nhé.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm liên quan đến phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Dòng tiền chiết khấu là gì

Dòng tiền chiết khấu DCF là dòng tiền mà tài sản (ví dụ như công ty) có thể sản sinh ra trong tương lai được chiết khấu về đúng với giá trị hiện tại của dòng tiền.

Tại sao phải chiết khấu dòng tiền

Vì bản chất mất giá của đồng tiền do lạm phát, rủi ro kinh doanh, đầu tư, … dòng tiền ở tương lai luôn có giá trị thấp hơn so với dòng tiền cùng mệnh giá tại thời điểm hiện tại.

Việc xác định dòng tiền chiết khấu giúp nhà đầu tư, nhà kinh doanh có thể ước đoán giá trị thực của các tài sản tương ứng.

Nhờ vậy họ có thể so sánh giá chào bán của tài sản ( ví dụ cổ phiếu) có cao hay thấp hơn giá trị thực (giá trị nội tại).

Dựa trên sự chênh lệch giữa giá chào bán và giá trị thực, nhà đầu tư, nhà kinh doanh có thể đưa ra các quyết định mua/bán thích hợp.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền là gì

Phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp tính dòng tiền chiết khấu khi đưa tất cả dòng tiền ở tương lai về đúng với thị giá hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định.

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc xác định giá trị thực của tài sản, đặc biệt là cổ phiếu, doanh nghiệp.

Mô hình chiết khấu dòng tiền DCF có thể ứng dụng trong những lĩnh vực nào của tài chính công ty

Như đã nói ở trên, phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) được dùng rất phổ biến trong hoạt động định giá tài sản, đặc biệt là định giá doanh nghiệp.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền được dùng khi:

  • Cần tìm ra giá trị thực hay giá trị nội tại của tài sản. Từ đó, có thể ra quyết định mua/bán phù hợp.
  • Phân tích tiềm năng của dự án để ra quyết định đầu tư, kinh doanh hợp lý hơn.
  • Biết được nên mua hay thuê tài sản cố định.

Công thức tính chiết khấu dòng tiền

Công thức tính dòng tiền chiết khấu (DCF) là:

DCF = CFn/(1+r)^n

Trong đó:

  1. CF: là dòng tiền từng kỳ.
  2. r: lãi suất hoặc lãi suất chiết khấu.
  3. n: là số kỳ.

1. CF là dòng tiền thu được từng kỳ

Đối với định giá doanh nghiệp, dòng tiền này chính là Dòng tiền tự do thu được sau mỗi năm.

Đối với các tài sản khác thì đây chính là khoản tiền tự do thu được từ tài sản nhất định.

2. R (r) – tỷ lệ lãi suất hoặc tỷ lệ chiết khấu

Trong mô hình định giá doanh nghiệp, tỷ lệ chiết khấu này là Chi phí vốn bình quân gia quyền – WACC.

Trong nhiều trường hợp, r thường lấy tương đương với tỷ lệ lạm phát thực.

3. Số kỳ (n) 

Thường được tính theo năm.

Ví dụ phương pháp chiết khấu dòng tiền

Hàm trên Excel

Hàm trên Google Sheet

Khi dòng tiền đều
Khi dòng tiền không đều

Công thức Excel

Khi dòng tiền đều

File công thức

Khi dòng tiền không đều

File công thức

Công thức Google Sheet

Khi dòng tiền đều

File công thức

Khi dòng tiền không đều

File công thức

Bài tập đơn giản về phương pháp chiết khấu dòng tiền

Để cho đơn giản mình sẽ tiếp tục lấy ví dụ về cây xăng A ở trên cho bài tập về phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Tuy nhiên, mình sẽ thay đổi số liệu đầu vào. Cụ thể:

Dòng tiền tự dò từng năm (kỳ) lức này sẽ là 50.000 đô la. Tỷ lệ chiết khấu sẽ giảm xuống còn 8%. Và chúng ta sẽ tính dòng tiền chiết khấu từ 8 năm trở lại.

Lúc này ta có:

CF(n) = 50.000 đô la.

r = 8%.

n = chạy từ 1 đến 8 năm.

Đưa các số liệu trên vào bảng tính Excel và Google Sheet mà mình cung cấp, chúng ta sẽ thu Tổng số tiền chiết khấu cuối cùng là: 287 332 đô la.

Ở phía dưới bài viết mình sẽ lấy một ví dụ và bài tập về việc ứng dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền để định giá một doanh nghiệp chi tiết hơn.

Công thức DCF chiết khấu dòng tiền được sử dụng để làm gì?

Trong đầu tư cổ phiếu (phổ thông), DCF được sử dụng chủ yếu trong việc định giá doanh nghiệp. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ tính ra được giá trị thực của công ty và suy ra được giá trị thực của từng cổ phiếu.

Việc ước đoán được giá trị thực của từng cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư biết được liệu giá cổ phiếu đang được giao dịch có cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của nó hay không.

Nếu giá giao dịch đang thấp hơn giá trị thực (nội tại) của cổ phiếu một khoảng nhất định (ví dụ là 40%), lúc này nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào cổ phiếu.

Ngược lại, khi giá cao hơn, bằng hoặc gần bằng giá trị thực, nhà đầu tư có thể xem xét bán ra để chốt lời.

Để dễ hiểu, mình lại lấy ví dụ của cây xăng đầu tiên.

(Mọi người nên nhớ những ví dụ mình đưa ra mục đính chính là giúp chúng ta hình dung được về DCF. Còn trong thực tế, nó sẽ cần nhiều nỗ lực hơn).

Giả sử cây xăng A (ví dụ đầu tiên) có tổng cộng 1000 cổ phiếu đang được giao dịch.

Theo phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF, chúng ta ước đoán giá trị của cây xăng sẽ tương ứng

với tổng dòng tiền chiết khấu thu được sau 10 năm tức là 61 446 đô la.

Khi chia 61 446 đô cho 1000 (tổng số cổ phiếu phát hành) sẽ thu được giá trị thực từng cổ phiếu tức 61,446 đô la.

Bằng việc so sánh giá cổ phiếu đang giao dịch với 61,446 đô, chúng ta sẽ biết được giá giao dịch hiện tại đang rẻ hay đắt, nên mua, giữ hay bán.

Ngoài việc sử dụng trong việc định giá công ty, cổ phiếu thì DCF còn được dùng trong một số trường hợp khác như:

  • Định giá trái phiếu.
  • Định giá bất động sản cho thuê (ví dụ là dãy trọ cho thuê).
  • Định giá các tài sản khác có thể tạo ra dòng tiền qua từng kỳ.

Công thức dòng tiền chiết khấu cho chúng ta biết điều gì?

Công thức chiết khấu dòng tiền giúp chúng ta phải nghĩ xa hơn về năng lực kinh doanh của doanh nghiệp (tài sản).

Hãy so sánh hai công ty có cùng doanh thu và lợi nhuận cũng như có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu như nhau.

Công ty nào có thể giữ được nhiều tiền mặt (dòng tiền tự do) cho cổ đông hơn sẽ có nhiều sức mạnh hơn.

Trong khi công ty phải luôn đầu tư gần hết dòng tiền của mình để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, doanh thu cũng như có được sự tăng trưởng tương ứng sẽ được đánh giá yếu hơn.

Công thức DCF giúp chúng ta phải cân nhắc kỹ về những rủi ro về lạm phát, môi trường kinh doanh, … ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Công thức DCF là cách đơn giản giúp chúng ta ước đoán giá trị nội tại của doanh nghiệp hay tài sản tương ứng.

Nếu bạn cũng quan tâm về giá trị nội tại doanh nghiệp, cách định giá công ty cổ phiếu bằng DCF thì mời bạn đọc tiếp nội dung bên dưới.

Giá trị thực hay giá trị nội tại của doanh nghiệp là gì

Giá trị thực hay giá trị nội tại thước đo giá trị của một tài sản. Giá trị nào được tính hiện bằng một phép tính khách quan hoặc mô hình tài chính phức tạp, thay vì sử dụng giá thị trường đang giao dịch của tài sản đó.

Vậy giá trị thực hay giá trị nội tại của cổ phiếu hay cả doanh nghiệp là thước đo giá trị thật sự của cổ phiếu hay doanh nghiệp đó.

Giá trị này được tính toán bằng các mô hình tài chính nhất định (ví dụ DCF) và khác với giá của cổ phiếu đang giao dịch trên các sàn.

Có nhiều cách khác nhau để xác định giá trị nội tại của một doanh nghiệp như:

Vì nội dung đã khá dài nên bài viết nà chỉ đề cập đến phương pháp định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Xem thêm các đầu sách hay về trường phái đầu tư giá trị tại đây:

Top 10+ sách chứng khoán hay về đầu tư giá trị

Lưu ý về phương pháp định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF

Khi định giá một doanh nghiệp, sẽ hữu ích hơn khi chúng ta sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau chứ không chỉ riêng DCF.

Các phương pháp này có thể cho giá trị thực khác nhau nhưng cũng nhờ vậy mà chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan nhất, khách quan nhất về tiềm năng tăng trưởng của công ty lẫn giá trị thực của công ty đó.

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF là gì

Định giá cổ phiếu/doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp định giá cho rằng giá trị nội tại hay giá trị thực của cổ phiếu/doanh nghiệp tương ứng với tổng dòng tiền tự do có thể sản sinh trong tương lai (ví dụ là 10 năm) được chiết khấu về thị giá của dòng tiền hiện tại.

Bằng cách chia giá trị này cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành, chúng ta sẽ thu được giá trị thực hay giá trị nội tại của từng cổ phiếu.

Công thức định giá cổ phiếu/doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Công thức định giá cổ phiếu/doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền là bằng tổng dòng tiền chiết khấu trong một khoản thời gian nhất định ở tương lai cộng lại với nhau.

Cụ thể là:

DCF = CF1/(1+r)^1 + CF2/(1+r)^2 + CF3/(1+r)^3 + … + CFn/(1+r)^n

Trong đó:

➤  CF1, CF2, CF3, CFn: Dòng tiền tự do mà công ty có thể tạo ra trong các năm 1, 2, 3, …, n.

➤  r: Tỷ lệ chiết khấu tương ứng.

➤  DCF (Discounted Cash Flows): Tổng dòng tiền chiết khấu tính từ năm thứ n về thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là giá trị nội tại hay giá trị thực của doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF..

Cách đơn giản để định giá cổ phiếu/doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF

Dự toán tài chính

Xác định dòng tiền tự do – CF

Xác định tỷ lệ chiết khấu – r

Cách đơn giản là xem r tương ứng với tỷ lệ lạm phát thực.

Cách khác phức tạp hơn là tính tỷ lệ chiết khấu (r) theo hai phương pháp chính:

  1. Trung bình trọng số chi phí vốn – Weighted Average Cost of Capital (WACC).
  2. Chi phí huy động vốn – Funding Cost.

Chi tiết của hai phương pháp này thì bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây:

Lãi suất chiết khấu là gì? Cách tính lãi suất chiết khấu trong hoạt động ngân hàng

Tính dòng tiền chiết khấu từng kỳ (năm)

Tính dòng tiền chiết khấu từng năm theo công thức:

DCFn = CFn/(1+r)^n

Tính tổng tất cả các dòng tiền chiết khấu ở từng kỳ (năm) lại với nhau

Tiến hành tính tổng các dòng tiền chiết khấu ở từng kỳ (năm) lại với nhau thì chúng ta sẽ thu được giá trị nội tại của doanh nghiệp tương ứng với con số này.

Tính giá trị thực hay giá trị nội tại của từng cổ phiếu

Ở bước này, chúng ta sẽ lấy giá trị thực của doanh nghiệp (tức tổng các dòng tiền chiết khấu) chia cho tổng số cổ phiếu phát hành của doanh nghiệp.

Giới thiệu một số mô hình định giá cổ phiếu/doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền

Định giá theo mô hình chiết khấu dòng tiền cổ tức – DDM

Phương pháp chiết khấu dòng tiền - Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu dòng tiền cổ tức DDM Phương pháp chiết khấu dòng tiền – Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu dòng tiền cổ tức DDM

Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu dòng tiền cổ tức – DIVIDEND DISCOUNT MODEL (DDM) là mô hình định giá mà giá trị được xác định theo cổ tức mà công ty trả cho nhà đầu tư cổ đông.

Công thức định giá theo mô hình DDM:

Trong đó:

– P (price): Giá trị cổ phiếu.

– DPS (dividend per share): Cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu tại thời kỳ t.

– ke (cost of equity): Chi phí vốn cổ phần, thường được xác định bằng công thức CAPM.

Khi định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức, nhà đầu tư áp dụng công thức sau:

Ưu điểm của mô hình DDM

  1. Phù hợp với việc định giá một công ty có dòng cổ tức tăng trưởng ổn định trong dài hạn.
  2. Mô hình DDM giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về dòng tiền mà họ sẽ nhận được khi tham gia đầu tư.

Nhược điểm

Vì DDM là mô hình định giá theo cổ tức, nên nó sẽ vô dụng khi:

  1. Doanh nghiệp không trả cổ tức.
  2. Cổ tức doanh nghiệp có được là từ vay nợ chứ không phải từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để khắc phục hai nhược điểm này, chúng ta có thể sử dụng đến một phương pháp định giá cổ phiếu khác có tên là FCFE

Định giá bằng chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu – FCFE

Định giá cổ phiếu bằng chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu – FCFE (Free Cash Flow to Equity) là phương pháp định giá dựa trên dòng tiền tự do của vốn cổ phần mà các cổ đông có thể nhận được sau khi trừ các chi phí vốn, đóng thuế, chi phí hoạt động.

Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu – FCFF

FCFE = Chi phí phi tiền mặt + Lợi nhuận sau thuế + Thay đổi nợ – Chi phí vốn – Thay đổi vốn lưu động 

Trong đó, nr tương tự như ở trong mô hình DDM. Chỉ có tử số là được thay bằng dòng tiền tự do cho các cổ đông, được xác định qua công thức:

Trong đó:

  • Chi  phí phi tiền mặt: Khấu hao…
  • Chi phí vốn: Các khoản mua sắm tài sản
  • Thay đổi nợ: Chênh lệch giữa nợ vay thêm và nợ đã trả.

Ưu điểm của mô hình FCFE

  1. Thích hợp cho những doanh nghiệp không trả cổ tức hay trả rất ít.
  2. Phù hợp để so sánh các doanh nghiệp có cấu trúc vốn tương tự nhau.

Nhược điểm:

  1. Không áp dụng được khi dòng tiền FCFE là âm.

Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể lựa chọn phương pháp định giá FCFF.

Định giá theo chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp – FCFF

Định giá cổ phiếu theo dòng tiền tự do của doanh nghiệp (Free Cash Flow to the Firm – FCFF), là phương pháp định giá mà dòng tiền chiết khấu được xác định theo dòng tiền còn lại sau khi trừ thuế, chi phí hoạt động, chi tiêu vốn và đầu tư bổ sung vốn lưu động thuần.

Mô hình FCFF phản ánh trực tiếp dòng tiền tự do ở tương lai mà cổ đông, chủ nợ, … có thể nhận được trong suốt quá trình hoạt động của công ty sau này.

Công thức định giá chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp – FCFF: 

FCFF = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí phi tiền mặt + Chi phí lãi vay * (1-t) – Thay đổi vốn – thay đổi vốn lưu động

Lưu ý:

Trong mô hình định giá theo FCFF, tỉ lệ chiết khấu (r) lúc này chính là WACC (weighted average cost of capital – chi phí vốn trung bình).

Ưu điểm của phương pháp FCFF:

  1. Phù hợp với doanh nghiệp có cấu trúc vốn đa dạng.
  2. Hạn chế tác động từ việc phát hành cổ tức, cổ phiếu hay đòn bẩy tài chính khiến cơ cấu vốn bị thay đổi.

Nhược điểm của phương pháp FCFF:

  1. Chỉ áp dụng được khi giá trị của FCFF lớn hơn 0.

Cuối cùng, chúng ta sẽ đến với mô hình định giá RI – Định giá cổ phiếu theo chiết khấu thặng dư.

Định giá cổ phiếu doanh nghiệp bằng chiết khấu lợi nhuận thặng dư – RI

Phương pháp định giá theo chiết khấu lợi nhuận thặng dư – RI (Residual Income) là mô hình định giá mà giá trị doanh nghiệp được xác định theo giá trị sổ sách (Book Value) năm hiện tại cộng với các thu nhập thặng dư của doanh nghiệp.

Công thức định giá: 

Công thức định giá cổ phiếu doanh nghiệp bằng chiết khấu lợi nhuận thặng dư – RI:

cong-thuc-dinh-gia-co-phieu-doanh-nghiep-bang-phuong-phap-chiet-khau-dong-tien-theo-loi-nhuan-thang-du-ricong-thuc-dinh-gia-co-phieu-doanh-nghiep-bang-phuong-phap-chiet-khau-dong-tien-theo-loi-nhuan-thang-du-ri

Trong đó:

V 0 = giá trị của một cổ phiếu ngày hôm nay ( t = 0).

B 0 = giá trị sổ sách hiện tại trên mỗi cổ phiếu của vốn chủ sở hữu.

B t = giá trị sổ sách kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu của vốn chủ sở hữu tại bất kỳ thời điểm t nào .

r = tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu (chi phí vốn chủ sở hữu).

E t = thu nhập kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu trong khoảng thời gian t.

RI t = thu nhập thặng dư kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu, bằng E t – rB t –1 hoặc bằng (ROE – r ) × B t –1.

ROE T = lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Ưu điểm của phương pháp định giá theo RI:

  • Rất hữu ích khi FCFE, FCFF âm trong khi giá trị sổ sách thường lớn hơn không và thường được cung cấp trên các website tài chính.
  • Được sử dụng để định giá vốn chủ sở hữu, đo lường hiệu quả hoạt động nội bộ của công ty và để xác định mức thù lao điều hành.
  • Giá trị sổ sách phản ánh gần đúng nhất giá trị nội tại của công ty.

Nhược điểm của phương pháp định giá theo RI: 

  • Phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kế toán và tính trung thực của báo cáo tài chính.
  • Công thức khá rườm rà.

Trên đây là bốn cách định giá cổ phiếu doanh nghiệp phổ biến theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Tùy vào từng doanh nghiệp mà chúng ta sẽ tiến hành lựa chọn phương pháp định giá phù hợp nhất.

Ví dụ về định giá cổ phiếu/doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)

Dưới đây là ví dụ về cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF:

Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu A thu được dòng tiền tự do từng năm lần lượt là

Năm (kỳ) thứ:Dòng tiền tự do từng năm (kỳ) (đô la)Tỉ lệ chiết khấu (%)Dòng tiền chiết khấu DCF hay Giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai (đô la)(n)(CFn)(r)DCFn=CFn/(1+r)^n110.00010%9.091210.00010%8.264310.00010%7.513410.00010%6.830510.00010%6.203610.00010%5.645710.00010%5.132810.00010%4.665910.00010%4.2411010.00010%3.855Tổng:61.446

Bảng ví dụ đơn giản về tính Dòng tiền chiết khấu doanh nghiệp theo công thức DCF

Trong bảng trên:

Ta tiến hành tính dòng tiền chiết khấu cho từng năm (kỳ) theo công thức: DCFn=CFn/(1+r)^n

Sau đó, chúng ta cộng lại tất cả các dòng tiền này lại với nhau thì sẽ thu được Dòng tiền chiết khấu mà ta cần tính từ 10 năm ở tương lai về thời điểm hiện tại.

Ưu nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF

Ưu điểm

  • Dòng tiền tự do là đầu vào giúp ước tính giá trị nội tại chính xác nhất nếu nhà phân tích, nhà đầu tư tin tưởng vào những giả định của mình.
  • Có nhiều mô hình con để lựa chọn theo từng điều kiện doanh nghiệp khác nhau.

Nhược điểm

  • Phụ thuộc nhiều vào việc ước tính tỷ lệ chiết khấu cũng như những nhận định về tỷ lệ tăng trưởng của dòng tiền ở tương lai.
  • Cần thực hiện các nghiên cứu tỉ mỉ để đưa ra những nhận định về tương lai như tỉ lệ tăng trưởng hợp lý nhất.

Bài tập phương pháp chiết khấu dòng tiền – DCF

Vì nội dung bài viết đã khá dài nên mình hẹn bạn ở một bài viết khác.

Lời kết

Bài viết trên đây giới thiệu sơ lược về cách định giá cổ phiếu (doanh nghiệp) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho những thông tin bổ ích nhất liên quan đến mô hình định giá này.

Tuy đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn nội dung sẽ còn nhiều thiếu sót nên bạn có thể comment ở dưới hoặc gửi ý kiến đóng góp với mình tại đây nhé.

Thân ái!

Hãy giúp mình chia sẽ bài viết nếu bạn thấy hữu ích!