Tất Tần Tật Về Chuyên Viên Hoạch Định Tài Chính Là Gì?
Trong nền kinh tế mở và năng động như hiện nay, nhu cầu về vị trí chuyên viên hoạch định tài chính ngày càng tăng cao. Đây cũng là vị trí được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Bởi công việc ổn định, mức thu nhập khủng mà nhiều người mơ ước.
Vậy chuyên viên hoạch định tài chính là gì? Họ có vai trò, nhiệm vụ như thế nào? Qua bài viết sau đây, Glints sẽ giải đáp tất tần tật các thông tin cần thiết cho bạn nhé!
Chuyên viên hoạch định tài chính là gì?
Về cơ bản, chuyên viên hoạch định tài chính là những người thực hiện công việc tư vấn, quản lý về mảng tài chính và giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm giúp khách hàng định hướng và lên kế hoạch đầu tư trong tương lai.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nhà hoạch định tài chính cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Vì nhờ họ tham vấn, lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp, chính xác.
Môi trường làm việc của chuyên viên hoạch định tài chính khá đa dạng, năng động. Họ làm trong các doanh nghiệp về tài chính, tín dụng, quỹ tương hỗ, bảo hiểm, chứng khoán và có thể không cố định tại một công ty duy nhất.
Với những chuyên viên tư vấn tài chính tài năng, họ có thể làm việc tự do, hợp tác cùng lúc với nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Chuyên viên hoạch định tài chính là một trong những công việc đem lại mức thu nhập đáng mơ ước
Mô tả công việc của chuyên viên hoạch định tài chính
Về tính chất công việc, nhiệm vụ cơ bản của một chuyên viên tài chính là hoạch định tài chính cho doanh nghiệp. Vậy cụ thể công việc hoạch định tài chính là gì?
Công việc này sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực ngành nghề, quy mô và chiến lược của từng công ty.
Tuy nhiên, đây là những nhiệm vụ cơ bản một nhà hoạch định tài chính:
- Tiếp cận những đối tượng khách hàng mới, tìm hiểu về quy mô và chiến lược kinh doanh hiện tại của khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng hiện tại, phân tích và tìm hướng phát triển cho khách hàng đang phụ trách.
- Tham gia vào các lớp tập huấn về vấn đề hoạch định tài chính để từ đó nâng cao được năng lực, kiến thức, tầm nhìn và tư duy.
- Trực tiếp tư vấn để đưa ra một số giải pháp tài chính tối ưu nhất cho khách hàng và hỗ trợ các vấn đề liên quan, thuyết phục khách đầu tư.
- Trao đổi giúp khách hàng phân biệt và nhận biết những rủi ro có thể phát sinh trong và sau khi đầu tư.
- Đề xuất cho khách cách để hạn chế hoặc giải quyết các rủi ro phát sinh nếu có. Cách này sẽ giúp tạo niềm tin cho khách hàng vào những tham vấn tài chính nhà hoạch định tài chính đã đưa ra.
Vì công việc này liên quan đến những con số tài chính và ảnh hưởng đến đường hướng phát triển của doanh nghiệp nên vị trí này có yêu cầu khá cao. Nó đòi hỏi bạn không những phải có khả năng chuyên môn tốt mà còn phải chuẩn bị nhiều kỹ năng khác.
Đọc thêm: Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính Là Làm Gì?
Khối lượng công việc của chuyên viên hoạch định tài chính vô cùng nhiều và áp lực
Trở thành nhà hoạch định tài chính giỏi cần gì?
Khả năng giao tiếp tốt
Theo tính chất công việc, chuyên viên hoạch định tài chính cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn cần nhanh nhẹn để có thể tìm kiếm, xây dựng và mở rộng mối quan hệ với nhiều khách hàng, doanh nghiệp khác nhau.
Khả năng thuyết trình đầy thuyết phục
Việc thuyết phục người khác nghe theo lời khuyên của mình là điều không hề dễ dàng gì. Đặc biệt là khi bạn đưa ra lời khuyên cho vấn đề tài chính và con số đầu tư có thể lên đến hàng triệu, hàng tỉ.
Và lúc này, người hoạch định tài chính không chỉ cần kiến thức chuyên môn vững mà còn cần có khả năng thuyết trình cực kỳ tốt. Kỹ năng này giúp bạn có thể trình bày kết quả phân tích của mình một cách rõ ràng, thuyết phục.
Có như vậy, bạn mới có thể lấy được niềm tin của khách hàng.
Khả năng dự báo, phân tích xu hướng
Thị trường tài chính luôn sôi động và có nhiều biến động liên tục. Do đó, người hoạch định tài chính cần có sự nhạy bén với các thay đổi của thị trường tài chính.
Có thể nói, thu thập thông tin nhanh chóng thôi chưa đủ mà chuyên viên tài chính còn cần phải có tầm nhìn chiến lược. Để từ đó, bạn có thể đưa ra những dự đoán hợp lý, thuyết phục về xu hướng tương lai.
Tinh thần năng nổ, nhiệt tình với khách hàng
Bởi bản chất của vị trí này là hỗ trợ và tiếp cận, phát triển thêm khách hàng tiềm năng và đồng hành xuyên suốt quá trình đầu tư, sau đầu tư.
Vì vậy, tinh thần hỗ trợ khách hàng nhiệt tình là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Điều này có thể quyết định đến việc ký kết hợp đồng và khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Khả năng ngoại ngữ và tin học tốt
Môi trường làm việc của chuyên viên hoạch định tài chính luôn luôn thay đổi và phải kịp thời cập nhật với xu thế của thời đại. Đặc biệt, bạn cần phải chạy đua kịp với các tiến bộ công nghệ.
Để có thể phát triển và hội nhập, việc nắm bắt thông tin, nâng cao kỹ năng tin học và khả năng ngoại ngữ là điều không thể thiếu.
Khả năng về chuyên môn cao
Để có thể đưa ra những tư vấn chính xác và đáng tin, chuyên viên hoạch định tài chính cần xây dựng cho mình một nền tảng chuyên môn vững chắc để tạo được ấn tượng và độ tin cậy cao.
Nhà hoạch định tài chính cần trang bị cho mình những bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn giá trị chẳng hạn như: CFP, CHFC, CFA, v.v.
Có đam mê với nghề
Bất kể nghề nào cũng cần phải có đam mê mới có thể tiến xa và đi dài lâu cùng nghề. Vị trí này cũng không ngoại lệ.
Đam mê với nghề sẽ giúp bạn vượt qua những áp lực, khó khăn của công việc và không ngừng thúc đẩy bạn tiến về phía trước.
Vị trí chuyên viên hoạch định tài chính yêu cầu nhiều kỹ năng để có thể thành công với nghề
Tương lai rộng mở với chuyên viên hoạch định tài chính
Với hàng loạt yêu cầu khắt khe của vị trí này như vậy, thì cơ hội của chuyên viên hoạch định tài chính là gì?
Thị trường tài chính luôn biến động và nhiều rủi ro. Và nhu cầu cần tham vấn về tài chính của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao.
Do đó, việc làm chuyên viên hoạch định tài chính luôn là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Thậm chí, đã có nhiều doanh nghiệp ra đời chuyên cung cấp dịch vụ hoạch định tài chính cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Đây là động lực cho những ai đã đang muốn thử sức với vị trí này. Tuy nhiên, vị trí này hiện đang rất hot nhưng khá khan hiếm nguồn nhân lực.
Vì vị trí không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tài chính mà còn có yêu cầu cao về nhiều kỹ năng để có thể làm tốt và tiến xa trong nghề.
Do đó, nếu bạn tự tin và xác định dấn thân vào nghề này, hãy dành thời gian để bồi dưỡng và không ngừng rèn luyện, nâng cao các kỹ năng cần thiết nhé.
Kết luận
Glints Việt Nam mong rằng bài viết này đã giúp cho bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về nghề chuyên viên hoạch định tài chính là gì và các yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm cần có.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Glints Việt Nam nhé! Mến chúc các bạn thành công với lựa chọn công việc của mình.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả