Tap chi nghien cuu tai chinh ke toan – TÀI CHÍNH VĨ MÔ Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật thúc đẩy phát – Studocu

TÀI CHÍNH VĨ MÔ

Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật thúc đẩy phát triển bền
vững thị trường chứng khoán Việt Nam
PGS. Nguyễn Lê Cường
Ths. Nguyễn Trung Ngọc – Ths. Nguyễn Văn Vinh
Mối quan hệ giữa tiêu thụ dùng năng lượng tái tạo và
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
PGS. Nguyễn Thị Việt Nga – Nguyễn Việt Trung
Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế – Bằng
chứng thực nghiệm tại Việt Nam
TS. Lê Thị Thúy Hằng – TS. Trần Thị Diện
Bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
TS. Hồ Thị Hòa – TS. Nguyễn Anh Quang

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán trách
nhiệm tại các doanh nghiệp ngành thép
PGS. Trương Thị Thủy,
Ths. Nguyễn Xuân Lâm – Ths. Trần Thị Toàn
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bằng chứng thực nghiệm tại
Hà Nội, Việt Nam
TS. Võ Thị Vân Khánh
Lý thuyết thực hành xã hội: Ứng dụng trong nghiên cứu kế
toán quản trị
TS. Nguyễn Minh Thành
Khung năng lực đối với nghề kế toán trong bối cảnh hội
nhập quốc tế – Một số gợi ý
TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Khoảng cách quyền lực, quy định pháp lý và sự phát triển
của tín dụng công nghệ tài chính
PGS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Ths. Nguyễn Thị Diễm Kiều
Vai trò tạo lập môi trường đầu tư của chính quyền tỉnh
Bắc Ninh
Ths. Nguyễn Thanh Bình

TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG CƠ

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TSƯT TRƯƠNG THỊ THỦY

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
GS.TS NGÔ THẾ CHI

ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
GS.TS VŨ VĂN HÓA
GS.TSƯT NGUYỄN ĐÌNH ĐỖ
GS.TSƯT ĐOÀN XUÂN TIÊN
GS.ĐINH VĂN SƠN
PGS.TSƯT PHẠM NGỌC ÁNH
PGS.TSƯT PHẠM VĂN ĐĂNG
PGS.TSƯT PHẠM VĂN LIÊN
PGS.TSƯT NGUYỄN VŨ VIỆT
PGS.TS TRẦN XUÂN HẢI
PGS.TSƯT HOÀNG TRẦN HẬU
PGS.TSƯT NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN
PGS.TSỄN BÁ MINH
PGS.TSƯU ĐỨC TUYÊN
PGS.TSÙI VĂN VẦN
TSỄN VIẾT LỢI
TSỄN THỊ LAN
PGS.TSỄN MẠNH THIỀU

THƯ KÝ TÒA SOẠN
ThSỄN THỊ THANH HUYỀN
ĐT: 0904755576

TRỊ SỰ
PGS.TSÔ THANH HOÀNG

TÒA SOẠN
SỐ 58 LÊ VĂN HIẾN
QUẬN BẮC TỪ LIÊM – HÀ NỘI

Điện thoại: 024.
E-mail: [email protected]
Website: https:/[email protected]

Taïp chí

Nghieân cöùu

TAØI CHÍNH

KEÁ TOAÙN

5

9

15

25

21

34

41

45

50

29

Soá 09 (230) – 2022 TAÏP CHÍ NGHIEÂN CÖÙU TAØI CHÍNH KEÁ TOAÙN

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
cho các doanh nghiệp tại Việt Nam
PGS. Ngô Thị Thu Hồng – Hoàng Phương Thảo
Đặng Thị Kim Oanh – Hoàng Kim Liên

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Hành vi hoạch định cơ cấu nguồn vốn của các nhà quản trị tài chính tại các doanh nghiệp vật liệu
xây dựng Việt Nam
Ths. Phạm Minh Đức – TS. Trần Thanh Thu
Ths. Trần Thị Đức Hạnh – Ths. Nguyễn Ngọc Hà
Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
TS. Nguyễn Thị Nga – Lương Lan Hương – Nguyễn Hoàng Long
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải
PGS. Nguyễn Mạnh Thiều
Triển khai mô hình hải quan số ở Việt Nam
TS. Nguyễn Thị Kim Oanh – TS. Nguyễn Thị Lan Hương
Nguyễn Quốc Tùng
Tác động của kiến thức và cam kết thương hiệu đến giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên của các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam
TS. Nguyễn Thị Ngọc Duyên
Phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thuận lợi và thách thức: Nghiên
cứu trường hợp tỉnh Nghệ An
Ths. Hồ Khánh Duy

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Tác động của kiều hối, thể chế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á
Ths. Phạm Thanh Truyền – PGS. Hồ Thủy Tiên
Phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở một số tỉnh và bài học rút ra cho tỉnh Viêng Chăn,
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Bunmixay Vikhamphan

71

75

55

63

67

79

84

88

93

TAÏP CHÍ NGHIEÂN CÖÙU TAØI CHÍNH KEÁ TOAÙN Soá 09 (230) – 2022

In tại Nhà xuất bản Thống kê – Giấy phép số: 144/GP-BTTTT ngày 28/3/
In xong và nộp lưu chiểu tháng 9 năm 2022.

Factors affecting the readiness to adopt International Financial Reporting Standards (IFRS) of
enterprises in Vietnam
Assoc.Prof. Ngo Thi Thu Hong – Hoang Phuong Thao
Dang Thi Kim Oanh – Hoang Kim Lien

CORPORANCE FINANCE

Capital structure planning in Vietnamese building materials companies
MA. Pham Minh Duc – PhD. Tran Thanh Thu
MA. Tran Thi Duc Hanh – MA. Nguyen Ngoc Ha
The internal control system in enterprises
PhD. Nguyen Thi Nga – Luong Lan Huong – Nguyen Hoang Long
Factors affecting the competitiveness of transport enterprises
Assoc.Prof. Nguyen Manh Thieu
The implementation of digital customs in Vietnam
PhD. Nguyen Thi Kim Oanh – PhD. Nguyen Thi Lan Huong
Nguyen Quoc Tung
The impact of brand knowledge and commitment on brand value based on employees of commercial
banks in Vietnam
PhD. Nguyen Thi Ngoc Duyen
Advantages and challenges in developing the crop production in the direction of applying advanced
technology: A case study of Nghe An province
MA. Ho Khanh Duy

INTERNATIONAL FINANCE

The impact of remittances and institution on the economic growth in Asia nations
MA. Pham Thanh Truyen
Assoc.Prof. Ho Thuy Tien
The private economic sector development in agriculture in several provinces and lessons learned
for Vientiane, Laos
Bunmixay Vikhamphan

TAÏP CHÍ NGHIEÂN CÖÙU TAØI CHÍNH KEÁ TOAÙN Soá 09 (230) – 2022

Printed by Statistical Publishing House – Licence No.: 144/GP-BTTTT dated March 28th, 2016
Prints and deposits completed in September, 2022.

55

79

63

67

71

75

84

88

93

Soá 09 (230) – 2022 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

Những kết quả nổi bật về khuôn khổ pháp lý
tổ chức và quản lý hoạt động thị trường chứng
khoán Việt Nam
Hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK
Việt Nam hiện nay có thể khẳng định là tương đối hệ
thống, đa dạng và bao quát, có một bước tiến khó tin
so với thời kỳ đầu mới hình thành TTCK cuối những
năm 90 của thế kỷ trước, đầu những năm 2000.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi
vào hoạt động cuối tháng 7 năm 2000. Để quản lý và
điều chỉnh hoạt động ban đầu đó, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7
năm 1998 về chứng khoán và TTCK. Nghị định đã
xác lập những quy định căn cốt nhất cho quá trình tổ
chức và hoạt động của thị trường chứng khoán, nhất
là hoạt động phát hành trên thị trường sơ cấp và hoạt
động giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp.
Qua từng giai đoạn phát triển, hệ thống “xương
sống” của khuôn khổ pháp luật về chứng khoán và
TTCK Việt Nam liên tục được hoàn thiện, đó là Nghị
định 144/2003/NĐ-CP, ngày 28/11/2003 thay thế
Nghị định 48/1998/NĐ-CP. Luật Chứng khoán đầu
tiên ở Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày

HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

PGS. Nguyễn Lê Cường* – Ths. Nguyễn Trung Ngọc** – Ths. Nguyễn Văn Vinh***

Ngày nhận bài: 01/8/
Ngày gửi phản biện: 03/8/
Ngày nhận kết quả phản biện: 15/8/
Ngày chấp nhận đăng: 01/9/

Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận quan trọng và ngày một trở nên trọng yếu của thị trường
vốn; là không gian để huy động và luân chuyển vốn đầu tư dài hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế. Thị
trường cần không ngừng hoàn thiện và thúc đẩy phát triển ổn định, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và
chức năng của thị trường. Muốn vậy, luôn cần một hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện, hiệu lực và
hiệu quả để tổ chức, quản lý và giám sát thị trường. Trải qua 22 năm hoàn thiện và phát triển của TTCK
Việt Nam, khuôn khổ pháp luật phục vụ tổ chức, quản lý thị trường đã dần được xây dựng và hệ thống
hóa, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, đặc biệt trong điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước đối
diện với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình dịch bệnh phức tạp, các hoạt động chứng khoán và
TTCK ngày một đa dạng, phong phú trên nền tảng phát triển mạnh mẽ của công nghệ – kỹ thuật. Để TTCK
Việt Nam phát triển có chất lượng cao hơn, bền vững hơn, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ
pháp luật quản lý, tổ chức và giám sát thị trường.

  • Từ khóa: khuôn khổ pháp luật; thị trường chứng khoán; phát triển bền vững.

The stock market is an important part of the
capital market; is a space to mobilize and circulate
long-term investment capital for entities in the
economy. To strongly promote the role and
function of the market, to strongly promote the
role and function of stock market, it is always
necessary to have an increasingly complete,
effective and efficient legal system to organize,
manage and supervise the market. After 22 years
of completion and development of the Vietnam
stock market, the legal framework serving the
organization and management of the market
has gradually been built and systematized,
but there are still certain limitations, especially
in terms of regulations. The country’s socio-
economic conditions are facing many difficulties
and challenges due to the complicated epidemic
situation, securities and stock market activities
are increasingly diversified and rich on the basis
of strong development of technology- Skill. In
order for Vietnam’s stock market to develop with
higher quality and sustainability, it is necessary
to continue to improve the legal framework
for market management, organization and
supervision.

  • Keywords: legal framework; stock market;
    sustainable development.
  • Học viện Tài chính
    ** Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo chứng khoán
    *** Cục KHTC, Bộ Tài chính

chứng khoán đã luôn là một chủ đề được quan tâm
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
chứng khoán, TTCK. Trong đó, phương thức phát
hành chứng khoán ra công chúng luôn là một trong
những đối tượng ưu tiên quy định, quản lý.
Về các chủ thể tham gia hoạt động thị trường
chứng khoán

Quy định về các chủ thể chủ yếu tham gia hoạt
động của thị trường, bên cạnh tổ chức phát hành,
còn có nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán,
cơ quan tổ chức và quản lý thị trường,… cũng được
xác lập và quy định ngay từ những văn bản đầu tiên
và ngày một hoàn thiện.

Nhà đầu tư là một trong những chủ thể trọng yếu
trong quá trình hoàn thiện và phát triển TTCK. Quá
trình phát triển thị trường luôn cần quan tâm, xác
định tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, các định
chế đầu tư chuyên nghiệp; đa dạng hoá các loại hình
quỹ đầu tư; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu
tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt
Nam,… Luật chứng khoán 2019 đã rất quan tâm xác
định rõ về một đối tượng nhà đầu tư trên thị trường
là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chuyên
nghiệp được xác định là Nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp tức nhà đầu tư có năng lực tài chính
hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao
gồm: cả các tổ chức đầu tư và các cá nhân thỏa mãn
những điều kiện nhất định. Quy định như trên đã
có sự thay đổi căn bản so với quy định bởi các luật
chứng khoán trước đây.
Về tổ chức hoạt động; quản lý và giám sát thị
trường chứng khoán

Hoạt động của TTCK nằm trong tổng thể hoạt
động của thị trường tài chính và dần trở thành một
trong những bộ phận trọng yếu, điển hình nhất của
thị trường tài chính. Hoạt động của TTCK cơ bản
thực hiện trên các bộ phận thị trường, như TTCK
sơ cấp và TTCK thứ cấp. TTCK sơ cấp chính là bộ
phận thị trường liên quan đến hoạt động phát hành
chứng khoán của các tổ chức được phép phát hành.
Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường gắn
với hoạt động giao dịch, mua đi bán lại chứng khoán.

Pháp luật đối với hoạt động giao dịch chứng
khoán – thị trường chứng khoán thứ cấp, tập trung
quy định những nội dung liên quan đến chủ thể tổ
chức hoạt động giao dịch chứng khoán; các chủ
thể chủ yếu tham gia thiết lập hoạt động giao dịch
chứng khoán trên thị trường; cơ chế xác lập các
đối tượng hàng hóa được giao dịch trên thị trường
chứng khoán, như cơ chế niêm yết chứng khoán, cơ
chế đăng ký giao dịch chứng khoán; các quy định về

quy trình và phương thức giao dịch trên thị trường
chứng khoán; các quy định về hoạt động đăng ký,
lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;…
Công tác quản lý và giám sát nói chung trên
TTCK luôn là một yếu tố song hành đảm bảo cho
sự phát triển dài hạn của TTCK. Cơ chế này bao
gồm cả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
trên toàn bộ các hoạt động của thị trường, bao gồm
hoạt động phát hành chứng khoán, hoạt động giao
dịch chứng khoán, hoạt động kinh doanh và cung
cấp dịch vụ chứng khoán. Hoạt động giám sát thị
trường chứng khoán thường được thực hiện với
hai góc độ chủ yếu: (1) Hoạt động giám sát giao
dịch: gồm SGDCK là tuyến giám sát thứ nhất: Nhận
diện các dấu hiệu giao dịch bất thường (các giao
dịch chạm tiêu chí giám sát của SGDCK xây dựng
và đưa vào áp dụng sau khi được UBCKNN chấp
thuận); UBCKNN là tuyến giám sát thứ hai: Thu
thập dữ liệu, thông tin, tài liệu để phân tích, đánh giá
các giao dịch bất thường để làm rõ bản chất của các
giao dịch đó có vi phạm các quy định của pháp luật
về CK và TTCK hay không. (2) Hoạt động giám sát
tuân thủ: UBCKNN giám sát việc tuân thủ các qui
định của pháp luật về CK và TTCK trong triển khai
các hoạt động nghiệp vụ của Công ty chứng khoán,
Sở GDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Khuôn khổ pháp luật đã dần hoàn thiện và
chuẩn hóa các quy định, quy trình liên quan đến
công tác quản lý và giám sát thị trường chứng
khoán cũng như mô hình tổ chức hoạt động giám
sát. Các quy định hiện hành cũng đã làm rõ khái
niệm về giao dịch bất thường, giao dịch nghi vấn
và giao dịch vi phạm trên cơ sở đó SGDCK xác
định vai trò của mình trong việc làm rõ các giao
dịch chứng khoán bất thường cần phân tích, đánh
giá để xác định là giao dịch nghi vấn hay không,
trường hợp là các giao dịch nghi vấn Sở có trách
nhiệm chuyển UBCKNN.
Một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện
khuôn khổ pháp luật chứng khoán Việt Nam và
các khuyến nghị
Có thể khẳng định, quá trình hoàn thiện và phát
triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam qua 22 năm
có sự đóng góp trọng yếu của khuôn khổ pháp luật
chứng khoán, nhất là hệ thống luật chứng khoán và
văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy vậy, với yêu cầu
thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát
triển nhanh và bền vững trong thời gian tới, khuôn
khổ pháp luật chứng khoán vẫn còn những điểm cần
tiếp tục được hoàn thiện và bổ sung trong thời gian
tới. Tập trung là:

Soá 09 (230) – 2022 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 09 (230) – 2022

  1. Cấu trúc tổ chức thị trường, các bộ phận của
    thị trường đã dần được thiết lập và tổ chức vận
    hành, bao gồm thị trường sơ cấp – thị trường thứ
    cấp; thị trường cổ phiếu – thị trường trái phiếu –
    thị trường chứng khoán phái sinh; thị trường sở
    GDCK – thị trường cổ phiếu của công ty đại chúng
    chưa niêm yết (UpCOM). Tuy nhiên, so với cấu
    trúc thị trường phổ biến trên thế giới, Việt Nam
    cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung thị trường chứng
    khoán phi tập trung (OTC market) với nhiều cấp độ
    giao dịch, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản chứng
    khoán ở mức độ cao nhất cho công chúng đầu tư.
    Khuôn khổ pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện để
    định hướng về thiết lập bộ phận thị trường này,
    định hướng về chủ thể đóng vai trò đầu mối để tổ
    chức và vận hành thị trường OTC, như Hiệp hội
    các tổ chức kinh doanh chứng khoán chẳng hạn.

  2. Thị trường chứng khoán phái sinh đang
    dần hình thành và phát triển; cơ cấu chứng khoán
    phái sinh ngày một đa dạng và phong phú, nhu
    cầu đầu tư vào chứng khoán phái sinh ngày một
    nhiều. Nhưng hệ thống pháp luật về phát hành
    chứng khoán phái sinh, tổ chức và hoạt động của
    thị trường chứng khoán phái sinh còn chưa đầy
    đủ, bao quát, còn nhiều điểm cần được hoàn thiện,
    như các công cụ phái sinh mới, các chủ thể phát
    hành công cụ phái sinh đặc thù, thị trường chứng
    khoán phái sinh chuyên biệt,…

  3. Một TTCK phát triển luôn gắn liền với quá
    trình phát triển cơ sở nhà đầu tư. Cần có chính
    sách phù hợp của nhiều cơ quan liên quan trong
    việc xây dựng và phát triển cơ sở nhà đầu tư trên
    TTCK. Chính sách phát triển cơ sở nhà đầu tư bao
    gồm hai nhóm: (i) Đào tạo chuyên môn và đào tạo
    cộng đồng; (ii) Các chính sách hỗ trợ đầu tư liên
    quan. Pháp luật hiện hành đã có những quy định.
    Tuy vậy, để có thể xác định cụ thể trong thực tiễn
    hoạt động thị trường thì cần những cơ sở, điều kiện
    cụ thể, chi tiết hơn; cũng như bổ sung những tiêu
    chuẩn đầy đủ và hệ thống hơn để xác định đúng
    nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường. Theo
    đó, nhà đầu tư cá nhân muốn được xác định là nhà
    đầu tư chuyên nghiệp cần bổ sung thêm điều kiện
    về trình độ đào tạo, am hiểu về lĩnh vực tài chính

  • chứng khoán, tiêu chuẩn về giá trị giao dịch cần
    xác định theo khoảng thời gian thay vì theo thời
    điểm như quy định hiện hành;…
  1. Về phương thức phát hành chứng khoán, Luật
    chứng khoán 2019 chỉ tập trung quản lý phương

thức phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ
của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công
ty quản lý quỹ đầu tư. Hoạt động phát hành riêng
lẻ của các chủ thể khác được tuân thủ bởi các văn
bản pháp luật khác. Trong đó, phát hành riêng lẻ
của khối doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh bởi Luật
doanh nghiệp. Thực tế, Luật doanh nghiệp mới cũng
đã được Quốc hội khóa XIV thông qua. Trong Luật
doanh nghiệp 2020 đã có các điều quy định về chào
bán cổ phần riêng lẻ, phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Tuy vậy, để thực hiện cần tiếp tục có những quy
định cụ thể hóa bởi Chính phủ và các cơ quan quản
lý nhà nước có liên quan. Đây là một thách thức
không hề nhỏ trong công tác quản lý hoạt động phát
hành chứng khoán của doanh nghiệp, đặc biệt trong
điều kiện thực tiễn thời gian qua, hoạt động phát
hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp, nhất
là các công ty kinh doanh bất động sản đã có sự gia
tăng mạnh mẽ mà chưa được quản lý, giám sát đầy
đủ, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả dẫn đến những
rủi ro không hề nhỏ cho cộng đồng các nhà đầu tư.
Cần có quy định mang tính bắt buộc về sự tham gia
của các tổ chức tư vấn phát hành đối với các đợt
chào bán chứng khoán, trong đó có chào bán chứng
khoán riêng lẻ; có chính sách phù hợp để thúc đẩy
hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín
nhiệm trên thị trường tài chính nói chung và TTCK
nói riêng.
5. Tiếp tục quan tâm xây dựng và thực thi các cơ
chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ chức năng
huy động vốn đầu tư trung và dài hạn của TTCK
phục vụ nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất kinh
doanh của các chủ thể trong nền kinh tế trên cả khía
cạnh quy mô và chất lượng huy động vốn. Hoạt động
phát hành chứng khoán để huy động vốn qua TTCK
cần được giám sát và quản lý chặt chẽ hơn nữa, đặc
biệt là những nội dung liên quan đến chất lượng và
hiệu quả của các đợt chào bán chứng khoán. Cần có
những quy định bắt buộc kèm theo chế tài hiệu lực
trong việc báo cáo, đánh giá tác động của các đợt
chào bán chứng khoán ra công chúng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực
quản trị doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng lan tỏa
đến tiến trình phát triển kinh tế – xã hội chung của
đất nước.

Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Kinh doanh chứng khoán, NXB. Tài chính, 2021
Luật chứng khoán 2006, 2010, 2019 và các văn bản liên quan
ssc.gov/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/
vichitiettintuc/vidshoatdongkyniem
plo/bo-truong-tai-chinh-noi-ve-giai-phap-bao-ve-
nha-dau-tu-chung-khoan-post677221

đã nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa năng
lượng và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng
một bộ dữ liệu của hơn 100 quốc gia. Quan hệ
nhân quả từ năng lượng đến GDP phổ biến hơn ở
các nước OECD phát triển so với các nước đang
phát triển không thuộc OECD; ngụ ý rằng một
chính sách giảm tiêu thụ năng lượng nhằm giảm
phát thải có thể sẽ có tác động lớn hơn đến GDP
của các nước phát triển hơn là các nước đang
phát triển.

Hu và cộng sự (2014) phân tích mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi
trường ở Trung Quốc. Cụ thể, các tác giả đã nghiên
cứu sự tương tác giữa nền kinh tế Trung Quốc,
sản xuất và tiêu thụ năng lượng và tác động của
đồng thời phát thải không khí từ năm 2000 đến
năm 2011. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã thúc đẩy
sự mở rộng to lớn trong sản xuất và tiêu thụ năng
lượng, dẫn đến việc gia tăng tác động của khí thải
trong giai đoạn nghiên cứu này. Trong thời gian
được nghiên cứu, hiệu quả sản xuất, sử dụng năng
lượng và cấu trúc của ngành năng lượng đã được
cải thiện; năng lượng hóa thạch, chủ yếu đến từ
than đá, vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong sản xuất
và tiêu thụ năng lượng của cả nước; hầu hết các tác
động của khí thải liên quan đến năng lượng đều bắt
nguồn từ tác động của chúng đối với sức khỏe con
người. Nói chung, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
vẫn phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghiệp sử
dụng nhiều năng lượng, gây áp lực lớn đối với việc
cung cấp năng lượng và kiểm soát ô nhiễm.

Gyimah và cộng sự (2022) bàn luận về chất
lượng môi trường và sự thịnh vượng kinh tế, tiêu
thụ năng lượng tái tạo. Các tác giả nghiên cứu
trường hợp của Ghana – một quốc gia được thiên
nhiên ưu đãi với rất nhiều nguồn năng lượng tái
tạo. Tuy nhiên, Ghana phụ thuộc vào năng lượng
không thể tái tạo để cung cấp nhiên liệu cho nền
kinh tế của mình. Nghiên cứu này phân tích tác
động trực tiếp và tác động gián tiếp của năng
lượng tái tạo đối với tăng trưởng kinh tế bằng
cách sử dụng cả quan hệ nhân quả Granger và mô
hình trung bình trong phân tích dựa trên dữ liệu từ
năm 1990 đến năm 2015. Các biến được sử dụng
cho nghiên cứu này là năng lượng tái tạo, tổng
sản phẩm quốc nội, đầu tư trực tiếp nước ngoài,
tổng vốn hình thành và thương mại. Kết quả cho
thấy tác động phản hồi giữa tăng trưởng kinh tế và
tiêu thụ năng lượng tái tạo, nhưng tiêu thụ năng

lượng tái tạo không có tác động gián tiếp đáng kể
đến tăng trưởng kinh tế. Năng lượng tái tạo có tác
động tổng thể đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Do
đó, việc gia tăng tiêu thụ năng lượng tái tạo có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Với các nghiên cứu tiêu biểu trong nước, Bùi
Ngọc Hoàng & Vương Đức Hoàng Quân (2018)
kiểm định quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện và
tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong giai đoạn
từ 1980-2014. Bài viết ứng dụng phương pháp tự
hồi quy phân phối trễ ARDL để kiểm tra đồng liên
kết giữa các biến và phân tích quan hệ nhân quả
Granger theo phương pháp của Toda & Yamamoto.
Kết quả kiểm định cho thấy có đồng liên kết trong
dài hạn giữa các biến, đồng thời phân tích nhân
quả Granger tìm thấy tác động một chiều của tiêu
thụ điện tác động đến tăng trưởng kinh tế. Các tác
giả tìm thấy bằng chứng thống kê là tiêu thụ điện
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Cùng chủ đề này, Võ Hồng Đức và Nguyễn
Công Thắng (2021) tìm hiểu tác động của tiêu thụ
năng lượng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia đang phát triển trong giai đoạn 1990-2019.
Ước lượng PMG (pooled mean group) được sử
dụng trong nghiên cứu này nhằm mục đích khắc
phục các vấn đề có liên quan đến sự phụ thuộc
giữa các quan sát chéo trong dữ liệu bảng và hệ số
không đồng nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
tiêu thụ năng lượng góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn tại các quốc
gia đang phát triển. Hơn thế nữa, quan hệ nhân quả
hai chiều giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng
kinh tế cũng được tìm thấy trong nghiên cứu này.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió
mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu
năng lượng đa dạng, đầy đủ chủng loại như than
đá, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái
tạo khác như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh
khối, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng
lượng biển…, trong đó đáng chú ý tiềm năng lớn
là năng lượng mặt trời, gió và sinh khốiực tế
phát triển kinh tế những năm qua cho thấy sự biến
động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá
phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô,
Việt Nam vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua
chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra làm thế nào
để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của
Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 09 (230) – 2022

kinh tế – xã hội những năm tới mà còn có thể xuất
khẩu tài nguyên dưới dạng thành phẩm, thích ứng
với sự biến động của thị trường, đảm bảo an ninh
năng lượng lâu dài cho phát triển bền vững nền
kinh tế. Trong xu thế toàn cầu, để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế những năm tới, nhất là từ nay đến
năm 2030, Việt Nam đã có những kịch bản về tăng
trưởng kinh tế và dự báo nhu cầu năng lượng, đặt
trong bối cảnh thể chế kinh tế thị trường có tính
cạnh tranh quyết liệt và thực thi hiệu quả chiến lược
tăng trưởng xanh trong việc cắt giảm khí nhà kính.

Có thể thấy, hệ thống các tài liệu đã có về mối
quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng
kinh tế cung cấp các kết luận khá khác nhau về
tác động của tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng.
Vì vậy, bản chất của mối quan hệ giữa tiêu thụ
năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia
cần được tiếp tục nghiên cứu, phân tích và đánh
giá thận trọng. Phần tiếp theo của bài viết sẽ trình
bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng
để làm sáng tỏ tác động của tiêu dùng năng lượng
đến tăng trưởng kinh tế với tình huống của Việt
Nam. Với ý tưởng và phương pháp như của Bùi
Ngọc Hoàng & Vương Đức Hoàng Quân (2018)
và Luqman và cộng sự (2019), tác giả sẽ nghiên
cứu quan hệ giữa tiêu thụ điện năng tái tạo và tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới
từ 1990-2018 bằng mô hình tự hồi quy phân phối
trễ, phương pháp đã được chứng mình là phù hợp
với chủ đề nghiên cứu như các nghiên cứu trong
và ngoài nước đã thực hiện. Với điểm mới trong
nghiên cứu này là số liệu nghiên cứu được cập
nhật, để kiểm chứng vấn đề nghiên cứu trong giai
đoạn mới. Phần còn lại của bài viết được kết cấu
như sau: Mục 2 trình bày phương pháp và dữ liệu
nghiên cứu, mục 3 trình bày kết quả nghiên cứu,
cuối cùng là Kết luận trong mục 4.

  1. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

  2. Dữ liệu nghiên cứu
    Để phục vụ phân tích thực nghiệm, tác giả thu
    thập các chuỗi số liệu theo năm, từ năm 1990 đến
    năm 2018 của chỉ số tiêu dùng năng lượng tái tạo
    của Việt Nam trong tổng số năng lượng tiêu dùng
    cuối cùng (đại diện cho tiêu dùng năng lượng tái
    tạo, ký hiệu là biến RE, đơn vị là %) và chỉ số tăng
    trưởng GDP hằng năm của Việt Nam (đại diện cho
    biến tăng trưởng kinh tế, ký hiệu là GDP, đơn vị
    là %). Số liệu được thu thập từ dữ liệu của Ngân
    hàng Thế giới.

  3. Mô hình tự hồi quy phân phối trễ
    Mô hình tự hồi quy phân phối trễ –
    ARDL (AutoRegressive Distributed Lag) là sự
    kết hợp giữa mô hình VAR (tự hồi quy vector)
    và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS)
    (Nguyễn Văn Duy và cộng sự, 2014). Mô hình
    này do Pesaran và cộng sự (1997) đề xuất. Pesaran
    và cộng sự (1997) đã phát triển một phương pháp
    khác để tìm kiếm sự đồng liên kết giữa các biến
    dựa trên mô hình ARDL được tăng cường bởi các
    biến mức. Trái ngược với cách tiếp cận của Engle
    Granger và Johansen, không cần thêm đơn vị gốc
    vì phép kiểm tra có thể được áp dụng trên cả biến
    I (0) và I (1). Đây được coi là một lợi thế chính so
    với cách tiếp cận ARDL.
    Dạng toán của mô hình ARDL được sử dụng
    trong bài viết như sau:

𝐷𝐷(𝐺𝐺𝐷𝐷𝐺𝐺)𝑡𝑡 = 𝛼𝛼 0 + � 𝛼𝛼𝑖𝑖 𝐷𝐷(𝐺𝐺𝐷𝐷𝐺𝐺)𝑡𝑡−𝑖𝑖

𝑚𝑚

𝑖𝑖=

  • � 𝛽𝛽𝑖𝑖 𝐷𝐷(𝑅𝑅𝑅𝑅)𝑡𝑡−𝑖𝑖

𝑛𝑛

𝑖𝑖=

  • 𝑢𝑢𝑡𝑡

trong đó D là toán tử sai phân; a 1 , b 1 là các hệ
số hồi quy và ut là phần dư có mối tương quan
đồng thời nhưng không có mối tương quan với các
trễ của nó và tất cả các biến độc lập. Vì vậy, vế
phải của phương trình hồi quy bao gồm độ trễ của
các biến độc lập và phụ thuộc.
Trong đề bài báo này, các bước vận dụng mô
hình ARDL trên các bộ số liệu theo tần suất khác
nhau được thực hiện qua các bước sau:
(i) Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian
(ii) Chọn bậc trễ tối đa cho từng biến và khớp
các mô hình ARDL từ bậc tối đa đó giảm dần đến
0. Ước lượng các mô hình ARDL, cùng các giá trị
của kiểm định Hannan-Quinn giúp lựa chọn mô
hình tối ưu.
(iii) Lựa chọn mô hình tốt nhất trong các mô
hình đã ước lượng và thực hiện các kiểm định với
mô hình tốt nhất đó trước sử dụng để phân tích.
Các kiểm định bao gồm: Kiểm định tự tương quan
của phần dư, kiểm định tính ổn định của mô hình.
(iv) Xác định xem có tồn tại mối cân bằng trong
dài hạn giữa tiêu dùng năng lượng tái tạo và tăng
trưởng kinh tế hay không, kiểm định đường bao
được thực hiện.
3. Kết quả nghiên cứu
Bảng 1 sau đây trình bày kết quả mô tả thống
kê của các biến được nghiên cứu trong mô hình.

Soá 09 (230) – 2022 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình ARDL(2, 4)

Các biến hồi quyHệ số Sai số chuẩn Thống kê t xác suấtGiá trị
D(GDP(-1)) 0 0 0 0.
D(GDP(-2)) -0 0 -2 0.
D(RE) -0 0 -0 0.
D(RE(-1)) 0 0 1 0.
D(RE(-2)) -0 0 -1 0.
D(RE(-3)) 0 0 0 0.
D(RE(-4)) 0 0 2 0.
C 0 0 1 0.
Nguồn: Tác giả
Để sử dụng mô hình trong phân tích, cần thực
hiện các kiểm định với mô hình. Đầu tiên là kiểm
định hiện tượng tự tương quan của phần dư.

Giả thuyết H 0 : Mô hình không có hiện tượng tự
tương quan bậc L,

Đối thuyết H 1 : Mô hình có hiện tượng tự tương
quan bậc L.
Kết quả được trình bày trong Bảng 4 sau đây.
Bảng 4. Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey về
hiện tượng tự tương quan của mô hình
Bậc L Giá trị thống kê F Số bậc tự do Giá trị xác suất củakiểm định
1 0 (1, 15) 0.
2 0 (2, 14) 0.
3 0 (3, 13) 0.
4 0 (4, 12) 0.
5 0 (5, 11) 0.
6 0 (6, 10) 0.
Nguồn: Tác giả
Kết quả kiểm định trong Bảng 4 cho thấy mô
hình ARDL không mắc khuyết tật tự tương quan
của phần dư bậc từ 1 đến 6.

Hình 3. Minh họa tổng tích lũy của phần dư
của mô hình ARDL với mức ý nghĩa 5%

0

4

8

12

03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18
CUSUM 5 % Significance
Nguồn: Tác giả
Kiểm định phần dư: tổng tích lũy của phần
dư (CUSUM: Cumulative Sum of Recursive
Residuals) như trong Hình 3 nằm trong dải tiêu

chuẩn ứng với mức ý nghĩa 5% nên có thể kết luận
phần dư của mô hình ARDL có tính ổn định và vì
thế mô hình ARDL là ổn định.
Bảng 5. Kết quả kiểm định đồng tích hợp
giữa các biến trong mô hình
Dạng hàm đồng tích hợp
Các biến hồi quyHệ số Sai sốchuẩn Thống kê t xác suấtGiá trị
D(GDP(-1), 2) 0 0 2 0.
D(RE, 2) -0 0 -0 0.
D(RE(-1), 2) 0 0 1 0.
D(RE(-2), 2) -0 0 -0 0.
D(RE(-3), 2) -0 0 -2 0.
CointEq(-1) -1 0 -5 0.
Cointeq = D(GDP) – (0*D(RE) + 0)
Nguồn: Tác giả
Kết quả kiểm định Bảng 5 và 6 thể hiện sự tồn
tại của mối cân bằng dài hạn giữa các biến trong
mô hình ARDL.
Bảng 5 thể hiện tồn tại quan hệ đồng tích hợp
giữa các biến, thể hiện ở hệ số đồng tích hợp
mang dấu âm, là -1,28 và có ý nghĩa thống kê
ở mức ý nghĩa 1%, với giá trị xác suất rất gần
0, nhỏ hơn 1%. Điều này chứng tỏ tồn tại mối
quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến được lựa
chọn nghiên cứu. Để khẳng định một lần nữa về
sự tồn tại mối cân bằng dài hạn giữa các biến
trong mô hình, tác giả thực hiện kiểm định đường
bao (Bound test) cho kết quả như trong Bảng 6
sau đây:
Bảng 6. Kết quả kiểm định đường bao
với mô hình
Giá trị
thống kê F

Số biến
độc lập

Các giá trị tới hạn
Mức ý nghĩa Cận dưới I 0 Cận trên I 1

16 1

10% 4 4.
5% 4 5.
2,5% 5 6.
1% 6 7.
Nguồn: Tác giả
Kết quả kiểm định trong Bảng 6 giúp giải quyết
bài toán:
Giả thuyết H 0 : Không tồn tại mối quan hệ cân
bằng dài hạn giữa các biến.
Đối thuyết H 1 : Tồn tại mối quan hệ cân bằng
dài hạn giữa các biến.
Và kết quả giá trị thống kê F lớn hơn giá trị tới
hạn cận trên I1 ở tất cả các mức ý nghĩa, nên với
mức ý nghĩa 1%, chúng ta có thể khẳng định tồn
tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến.

Soá 09 (230) – 2022 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

Như vậy, tổng kết lại, chúng ta nhận được mối
quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến như trong
Bảng 3:

D(GDP) = 0D(GDP(-1)) – 0D(GDP(-2))

  • 0D(RE) + 0D(RE(-1)) – 0*D(RE(-2))
  • 0D(RE(-3)) + 0D(RE(-4)) + 0 + ut

Và mối quan hệ cân bằng trong dài hạn như
trong Bảng 5:

D(GDP(t)) = 0*D(RE(t)) + 0 + ut
4. Kết luận
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tiêu dùng
năng lượng tái tạo có tác động đến tăng trưởng
kinh tế. Do đó, chính sách và định hướng phát triển
nền kinh tế bền vững cần phải quan tâm đầu tư tiêu
dùng năng lượng tái tạo.

Từ kết quả ước lượng của mô hình thứ nhất
trong mục 3, Bảng 3, có thể thấy, trong ngắn hạn:
tiêu dùng năng lượng tái tạo có tác động cùng
chiều (thể hiện ở hệ số hồi quy mang dấu dương,
0,308) nhưng có độ trễ là 4 năm, nghĩa là sau 4
năm mới phát huy tác động (thể hiện ở bậc trễ của
biến RE là bậc 4). Và trong dài hạn, quan hệ giữa
tiêu dùng năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh
tế vẫn là tích cực thể hiện ở dấu dương của hệ số
hồi quy, 0,302.

Từ kết quả thực nghiệm đó, để kích thích tăng
trưởng bền vững thông qua kênh tiêu dùng năng
lượng tái tạo có thể kể đến một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, trong bối cảnh giảm thiểu và thích
ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện chiến lược tăng
trưởng xanh theo Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày
25-9-2012, nhiệm vụ Chiến lược định hướng đến
năm 2030 “giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi
năm ít nhất 1,5-2%, giảm lượng phát thải khí nhà
kính trong các hoạt động năng lượng từ 20-30%
so với phương án phát triển bình thường”, Định
hướng đến năm 2050 “giảm mức phát thải khí nhà
kính mỗi năm 1,5-2%”.

Thứ hai, phát huy tối đa những ưu thế sẵn có
về nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng tái
tạo sẵn có của Việt Nam, trên cơ sở đó khai thác lợi
thế để phát triển năng lượng nội lực, đảm bảo tính
cạnh tranh cao không chỉ với thị trường trong nước
mà còn với thị trường khu vực và thế giới.

Thứ ba, thực hiện lộ trình Chiến lược Tăng
trưởng xanh, Nhà nước cần có cơ chế chính sách,
khuyến khích nhiều hơn đầu tư đổi mới quy trình
công nghệ trong sản xuất và tiêu dùng, nâng cao

hiệu suất sử dụng năng lượng tính trên giá trị sản
phẩm đầu ra để đạt chỉ tiêu mỗi năm, giảm tiêu hao
năng lượng tính trên GDP trong khoảng 1-1,5%.
Thứ tư, nghiên cứu và có cơ chế chính sách
phù hợp nhằm khuyến khích sử dụng nguồn năng
lượng tái tạo, trước hết là năng lượng gió, mặt trời
và sinh học ngắn hạn, do chi phí đầu tư và
đổi mới công nghệ cao, nên sản phẩm năng lượng
đầu ra của các loại năng lượng và nhiên liệu này
còn cao, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách trợ
giá và giảm thuế để giảm gánh nặng cho các nhà
đầu tư. Về dài hạn, cần phát triển năng lượng tái
tạo để thay thế dần các nguồn năng lượng hiện tại,
sử dụng quá nhiều nhiên liệu đốt…
Thứ năm, nâng cao nhận thức đối với người
dân trong việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng,
nội dung này phải trở thành văn hóa và ý thức tự
nguyện, thói quen.
Thứ sáu, trong bối cảnh của thể chế kinh tế thị
trường, cần phát huy tối đa công cụ kinh tế, cơ chế
tài chính trong đầu tư, khai thác và sử dụng các
nguồn năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, thêm vào
đó là sử dụng các biện pháp điều hành, kiểm soát
của Nhà nước, công cụ pháp luật được phát huy
hiệu quả.
Thứ bảy, huy động nguồn lực đầu tư vào khai
thác và sản xuất năng lượng theo nguyên lý thị
trường, nhất là nguồn vốn nội lực.

Tài liệu tham khảo:
Bùi Ngọc Hoàng & Vương Đức Hoàng Quân (2018). “Mối quan hệ giữa
tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế & Phát triển.
Số 248, tháng 2/2018, tr. 12-28.
Chontanawat, J.; Hunt, L. C. &Pierse, R. (2008). “Does energy
consumption cause economic growth?: Evidence from a systematic study of over
100 countries”.Journal of Policy Modeling, Vol. 30, Issue 2, March–April 2008,
Pages 209-220.
Gyimah, J.; Yao, X.; Tachega, M. A.;Hayford, I. S. &Mensah, E. O. (2022).
“Renewable energy consumption and economic growth: New evidence from
Ghana”.Energy, Vol. 248, 1 June 2022, 123559.
Hu, H.; Zhang, X. H. & Lin, L. (2014). “The interactions between China’s
economic growth, energy production and consumption and the related air
emissions during 2000–2011”.Ecological Indicators, Vol. 46, November 2014,
pp. 38-51.
Luqman, M.; Ahmad, N. & Bakhsh, K. (2019). “Nuclear energy,
renewable energy and economic growth in Pakistan: Evidence from non-linear
autoregressive distributed lag model”.Renewable Energy, Vol. 139, August
2019, pp. 1299-1309.
Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên & Bùi Quang Tuyến (2014). “Ảnh
hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai
đoạn 1990-2013 bằng mô hình ARDL”, Tạp chí giáo dục và đào tạo.
Pasaran, H. H. & Shin, Y. (1997), Generalized impulse response and
analysis in linear multivariate models. Economic letters, 58. 17-29.
Võ Hồng Đức và Nguyễn Công Thắng (2021). Tăng trưởng kinh tế và tiêu
thụ năng lượng tại các quốc gia đang phát triển. Tạp chí Kinh tế & Phát triển.
Số 283, tháng 1/2021, tr. 44-58.

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 09 (230) – 2022

tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế vẫn
là một vấn đề có nhiều kết quả khác nhau. Đối
với các điều kiện kinh tế khác nhau, một số nhà
nghiên cứu nhận thấy tích cực, một số tiêu cực
và một số không tìm thấy ý nghĩa giữa mối quan
hệ của nợ công và tăng trưởng kinh tế. Theo các
nhà kinh tế, nợ công không được coi là tiêu cực,
thay vào đó, vấn đề là sự quản lý yếu kém của
khoản nợ. Các phát hiện thực nghiệm ủng hộ rằng
nếu các chính sách phù hợp được áp dụng và có
thể được sử dụng để hỗ trợ cho vay có điều kiện,
trong đó viện trợ gắn liền với cải cách chính sách
thì chỉ viện trợ mới có hiệu quả. Cả trong ngắn
hạn và dài hạn, nợ công có ảnh hưởng quan trọng
đến nền kinh tế.

Các nước đang phát triển cũng như cộng đồng
quốc tế được khuyến khích vay từ các nước phát
triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đối mặt với
tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng
gánh nặng và động lực của nợ nước ngoài có thể
cho thấy tác động bất lợi đáng kể đến tài trợ cho
phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.
Nếu chi phí trả nợ thấp từ lợi nhuận của khoản
đầu tư thì nó có thể nâng cao mức đầu tư và tăng
tốc độ tăng trưởng trong nền kinh tế và nếu chi
phí cao thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại. Trong
trường hợp của Việt Nam, vay từ các nguồn bên
trong và bên ngoài để lấp đầy các khoảng trống
khác nhau như chênh lệch tiết kiệm – đầu tư,
thâm hụt ngân sách… Các khoản nợ này chủ yếu
được vay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
vì các lý do kinh tế vĩ mô như đầu tư cao hơn,
tiêu dùng cao hơn, giáo dục, y tế… Hàng năm,
một khoản chi trả lãi cho các khoản nợ công,
tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Một số nước
đang phát triển trong những năm gần đây đã áp
dụng các chính sách tích cực nhằm thu hút nợ
nội bộ thay thế nợ nước ngoài. Cũng chính điều
này đã tạo ra một vấn đề khác, đó là vấn đề nợ
trong nước cao và ngày càng gia tăng. Nếu các
khoản vay nội bộ quá kỳ hạn, thì nó có thể gây
ra những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Lãi suất liên quan sẽ trở nên cao hơn nợ nước
ngoài và sẽ tiêu tốn nhiều hơn một phần đáng kể
doanh thu của Chính phủ. Điều này cũng có thể
tạo ra sự cạnh tranh giữa chính phủ và khu vực

tư nhân, dẫn đến hiệu ứng lấn át đầu tư của khu
vực tư nhân. Kịch bản này phổ biến ở các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn trên, kế thừa từ các
nghiên cứu thực nghiệm trước, mục tiêu chính
của nghiên cứu này là đánh giá tác động bất cân
xứng của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam. Nghiên cứu nhấn mạnh việc tìm hiểu xem
nợ có phải là rào cản đối với tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam hay không. Việc các nước châu Á là
những nước đi vay nhiều nhất trong số các nền
kinh tế mới nổi có nghĩa là vấn đề nợ công đang
tăng cao là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong
các quốc gia này. Các nền kinh tế châu Á cũng
đã trải qua hai cuộc khủng hoảng lớn trong thời
gian được nghiên cứu là cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á năm 1998 và cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm tăng tỷ lệ
nợ công trên GDP ở các nước này. Nghiên cứu
này đóng góp vào các bằng chứng thực nghiệm
bằng cách xem xét quốc gia chưa được khám
phá trước đó, sử dụng cả mô hình tuyến tính và
phi tuyến tính. Trong phần tiếp theo, nghiên cứu
trình bày các nghiên cứu thực nghiệm có liên
quan. Phần 3 nêu ra cách tiếp cận thực nghiệm
của mô hình nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu sử
dụng mô hình NARDL. Sau đó, các kết quả ước
tính được trình bày và thảo luận trong Phần 4.
Cuối cùng, Phần 5. đưa ra một số kết luận và
khuyến nghị.
2. Mối liên hệ giữa nợ công và tăng trưởng
kinh tế
Saifuddin (2016), nhận xét rằng đầu tư và
tăng trưởng kinh tế có liên quan tích cực đến nợ
công ở Bangladesh. Các phát hiện thực nghiệm
trong bài báo của ông cũng cho thấy nợ công
có tác động tích cực gián tiếp đến tăng trưởng
thông qua ảnh hưởng tích cực của nó đối với đầu
tư. Putunoi và Mutuku (2013), điều tra tác động
của nợ trong nước đối với tăng trưởng kinh tế
của Kenya. Nghiên cứu cho thấy việc gia tăng
nợ trong nước ở Kenya có tác động tích cực
đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Sheikh và cộng
sự (2010) chỉ ra tác động tích cực của nợ trong
nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Kết
quả nghiên cứu của họ cho thấy tác động tích

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 09 (230) – 2022

Soá 09 (230) – 2022 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

cực của nợ trong nước đối với tăng trưởng kinh
tế. Do đó, nợ trong nước có thể cho thấy nền
kinh tế có hoạt động tốt và nợ nước ngoài đóng
vai trò quan trọng đối với sự tiến bộ của đất
nước. Bài báo cho thấy nếu được quản lý hợp
lý, các khoản nợ trong nước có thể dẫn đến mức
tăng trưởng cao.

Yeasmin và Chowdhury (2014), nhận thấy rằng
ở Bangladesh, nợ có tác động bất lợi đáng kể đến
tăng trưởng. Dịch vụ nợ nước ngoài ở Bangladesh
là một gánh nặng và nó khiến GDP tăng chậm lại
1,3%. Các nước nghèo mắc nợ nhiều (HIPCs),
tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người sẽ trực
tiếp tăng khoảng 1 điểm phần trăm mỗi năm nếu
dự kiến giảm đáng kể nợ nước ngoài. Babu và
cộng sự (2014), điều tra rằng trong Cộng đồng
Đông Phi (EAC), nợ nước ngoài có ảnh hưởng
tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng GDP bình quân
đầu người. Tăng trưởng kinh tế sẽ giảm cùng với
sự gia tăng nợ nước ngoài.

Reinhart và Rogoff (2010), tìm thấy mối liên
hệ yếu giữa mức nợ công thấp và tăng trưởng
nhưng lập luận rằng nếu tỷ lệ nợ trên GDP vượt
quá 90%, nó có hại cho tăng trưởng. Reinhart và
Rogoff (2010), quan sát thấy rằng dưới ngưỡng
90% GDP, mối quan hệ giữa nợ chính phủ và
tăng trưởng GDP thực là yếu. Đối với tỷ lệ nợ
trên GDP trên 90%, tốc độ tăng trưởng trung
bình giảm 1% và tốc độ tăng trưởng bình quân
giảm nhiều hơn đáng kể. Dựa trên chuỗi dữ liệu
lịch sử trong hai thập kỷ, họ phân tích mối liên
hệ giữa lạm phát, nợ chính phủ trung ương cao
và tăng trưởng kinh tế ở cả các quốc gia phát
triển và đang phát triển. Một nghiên cứu lặp
lại khác của Minea và Parent (2012) cho thấy
ngưỡng điểm cao hơn 90% GDP và dẫn đến tỷ
lệ nợ trên GDP khoảng 115%, cao hơn tỷ lệ nợ
công được cho là có tương quan nghịch với tăng
trưởng. Tuy nhiên, kết quả Rogoff và Reinhart
đã gây tranh cãi do một số lỗi tính toán trong
tính toán của họ đã được Herndon và cộng sự
(2014) cho rằng không có sự gián đoạn nào trên
mức giới hạn. Herndon và cộng sự (2014) kết
luận rằng có những sai sót đáng kể trong kết
quả của Reinhart và Rogoff và ngưỡng nợ bất
lợi 90% ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là

không tồn tại. Dafermos (2015) cho thấy kết
quả của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các giai
đoạn tăng trưởng kinh tế thấp, trong đó nợ công
thường tăng lên đáng kể. Điều này xảy ra có hai
cơ chế: (i) tăng trưởng kinh tế thấp tác động trực
tiếp đến tỷ lệ nợ trên GDP vì GDP là mẫu số của
tỷ lệ này và (ii) tăng trưởng kinh tế thấp có xu
hướng làm trầm trọng thêm thâm hụt tài khóa do
tác động của các bộ ổn định tự động.
Các nghiên cứu về tác động của nợ công
quá mức vẫn chưa có một kết quả thống nhất
và cần có nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này,
đặc biệt là về tính toán các tác động không đồng
nhất của nợ công cao và dai dẳng đối với tăng
trưởng kinh tế giữa các quốc gia. Các nghiên
cứu thực nghiệm hiện có chỉ ra mối liên hệ dạng
hàm không tuyến tính và lõm giữa mức độ mắc
nợ trong khu vực công và tăng trưởng kinh tế.
Điều này ngụ ý mối quan hệ hình chữ U ngược
giữa nợ công và tăng trưởng, khi vượt quá một
ngưỡng giá trị nhất định của nợ công, tác động
tích cực chuyển thành tác động tiêu cực. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng các giá trị ngưỡng ước tính
không cung cấp mức mục tiêu để hỗ trợ các dự
báo tăng trưởng. Trong bối cảnh này, sẽ hợp lý
khi cho rằng nghiên cứu cung cấp bằng chứng
trực tiếp về tính phi tuyến giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế. Do đó, các kết quả thu được ngụ
ý rằng động lực nợ không ổn định có thể làm
tăng nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn
và tăng trưởng năng suất, điều này có khả năng
gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Do đó, nghiên cứu có thể góp phần hiểu rõ hơn
về vấn đề nợ công cao và ảnh hưởng của nó đối
với hoạt động kinh tế.
3. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu
3. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu có 5 biến số: tăng trưởng kinh tế,
tăng trưởng cung tiền mở rộng, lãi suất cho vay,
tỷ giá USD/VND và nợ của chính phủ. Thực tế
có thể có nhiều biến hơn được cho là phù hợp
cho phân tích hiện tại. Tuy nhiên, mô hình chuỗi
thời gian đòi hỏi phải có đủ số quan sát. Sự gia
tăng biến trong hệ thống có thể nhanh chóng làm
cho quá trình hồi quy không hiệu quả.

Biến Hằng số Std. Err. Giá trị t Giá trị P
DGDP(-3) -0,310797 0,125795 -2,470666 0,
DBMG_POS -0,015992 0,030482 -0,524628 0,
DBMG_NEG 0,016839 0,029811 0,564867 0,
DIRB_POS 0,004201 0,176646 0,023785 0,
DIRB_NEG 0,069097 0,106679 0,647711 0,
DIRB_NEG(-1) 0,064417 0,130147 0,494955 0,
DIRB_NEG(-2) -0,320964 0,125059 -2,566495 0,
DLIA_POS 0,508179 1,237472 0,410659 0,
DLIA_NEG -2,331994 1,540677 -1,513617 0,
DUSDVND_POS -16,93972 16,93207 -1,000452 0,
DUSDVND_NEG 10,92710 12,62437 0,865556 0,
DGDP(-1) -0,125202 0,120292 -1,040819 0,
C 1,5515310 0,782559 1 0.
R-squared 0,
Ramsey RESET P-value = 0,
Breusch/Pagan
heteroskedasticity P-value = 0,
Ghi chú: * < 0,1; ** < 0,05; *** < 0,01.
Nguồn: Kết quả hồi quy Eviews
Ngoài ra, bảng 3 giá trị thống kê F lớn hơn
t_BDM, xác nhận rằng có mối quan hệ lâu dài
giữa nợ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Do đó, mối quan hệ dài hạn có thể được phân
tích thêm khi có ước lượng đồng liên kết phi
tuyến.

Bảng 3. Kiểm định đồng liên kết phi tuyến

Co-integrated test statistics:

F-stat: 7,
t_BDM: 2,
Nguồn: Kết quả hồi quy Eviews
Để đánh giá tác động phi tuyến tính của nợ
chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế, kiểm
định bất cân xứng được thực hiện. Kết quả của
Bảng 4 cho thấy WLR = 1,800 (với giá trị xác
suất tương ứng là 0,017) và WLR = 0,928 (với
giá trị xác suất tương ứng là 0,000) cho thấy tác
động nợ của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế
là có ý nghĩa thống kê trong dài hạn và cả trong
ngắn hạn.

Bảng 4. Kiểm định bất cân xứng
trong ngắn hạn và dài hạn

Kiểm định

Quan hệ bất cân xứng
trong dài hạn

Quan hệ bất cân xứng
trong ngắn hạn
F-stat Sig. F-stat Sig.
WLR = 1,800 0,017 WSR = 0,928 0,
Kết quả Quan hệ bất cân xứng Quan hệ bất cân xứng
Nguồn: Kết quả hồi quy Eviews
Hình 1. Biểu đồ số nhân động tích lũy bất đối
xứng của nợ công và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Kết quả hồi quy Eviews
Nhằm phân tích chi tiết tác động bất đối
xứng của thay đổi nợ của chính phủ đối với tăng
trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, tác giả
tiến hành phân tích số nhân động tích lũy, được
suy ra từ mô hình NARDL. Hình 1 trình bày tác
động của các thay đổi tích cực và tiêu cực nợ
của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế. Trong
ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế phản ứng ngay tức
khắc và nhanh hơn khi tăng nợ của chính phủ
so với giảm nợ của chính phủ. Tuy nhiên, trong
dài hạn, nợ của chính phủ tăng có những tác
động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và nợ của
chính phủ giảm có tác động tích cực với tăng
trưởng kinh tế, đồng nghĩa đến một mức thì nợ
của chính phủ tăng sẽ có tác động tiêu cực với
tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa nợ của
chính phủ và tăng trưởng kinh tế có hình chữ U
ngược. Như vậy, nợ của chính phủ tác động bất
đối xứng lên tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn

Soá 09 (230) – 2022 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

hạn và dài hạn. Các quốc gia có nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam thì việc bị bội chi ngân
sách và dẫn đến gia tăng nợ công vẫn thường
xuyên xảy ra. Ở những giai đoạn đầu, quá trình
sản xuất của nền kinh tế luôn cần có một lượng
vốn lớn hỗ trợ từ ngân sách. Tuy nhiên, xét về
mặt lâu dài nếu chính sách điều hành, quản lý
hoạt động nền kinh tế không hiệu quả thì thường
kéo bội chi ngân sách, gia tăng nợ công và gây
nên áp lực cho nền kinh tế. Lúc này, càng gia
tăng nợ của chính phủ càng có những hiệu ứng
tiêu cực cho nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu
phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước
đây: Reinhart và Rogoff (2010). Mối quan hệ
giữa nợ của Chính phủ và tăng trưởng kinh tế
là bất cân xứng, nhất là các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam.

  1. Kết luận
    Nghiên cứu kiểm tra và đánh giá tác động
    trực tiếp của mức nợ cao trong khu vực công đối
    với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kết quả
    cho thấy mối liên hệ bất cân xứng giữa mức nợ
    trong khu vực công và tăng trưởng kinh tế trong
    ngắn hạn và dài hạn. Kết quả phù hợp với các
    nghiên cứu thực nghiệm hiện tại cho thấy mối
    quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở
    một số quốc gia có hình chữ U ngược. Mô hình
    NARDL chỉ ra rằng mối liên hệ giữa nợ công và
    tăng trưởng GDP hàng năm có mối quan hệ phi
    tuyến tính với điểm ngưỡng tới hạn có thể xảy
    ra, vượt quá mức tỷ lệ nợ khu vực công có ảnh
    hưởng tiêu cực đến tăng trưởng đối với các nước
    đang phát triển như Việt Nam.

Tác động bất cân xứng của nợ công đối với
tăng trưởng kinh tế nêu bật tầm quan trọng của
việc cải thiện quản lý kinh tế. Điều này có thể
dưới hình thức nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực để giảm gánh nặng nợ một cách có
hiệu quả. Các nhà hoạch định chính sách của
Việt Nam nên đóng một vai trò hiệu quả trong
việc giám sát tình hình nợ công và cần chú ý
chặt chẽ để tránh nguy cơ tình trạng nợ chồng
chất. Hơn nữa, cần phải cải thiện và quản lý hiệu
quả tiêu dùng của chính phủ, vì điều này sẽ dẫn
đến cải thiện nợ công. Việt Nam có thể cần phải
cố gắng tuân theo một số nguyên tắc cơ bản của

thực tiễn kinh tế, chẳng hạn như luôn chi tiêu
trong phạm vi có thể. Là một quốc gia đang phát
triển, Việt Nam có mức nợ công trung bình cao,
do đó, các nhà hoạch định chính sách cần xây
dựng một kế hoạch tài chính hợp lý để đảm bảo
rằng khoản nợ công tích lũy không gây quá tải
cho các thế hệ tương lai. Chính phủ Việt Nam
có thể cần cải thiện việc sử dụng chính sách tài
khóa và tiền tệ một cách hiệu quả để giảm sự
phụ thuộc vào nợ công.

Tài liệu tham khảo:
Babu, J. O., Kiprop, S., Kalio, A. M. and Gisore,
M. (2014). External debt and economic growth in the
East Africa community. African Journal of Business
Management, 8(21): 1011-18.
Dafermos, Y. (2015). The ‘other half ’ of the public
debt-economic growth relationship: a note on Reinhart
andRogoff. European Journal of Economics and Economic
Policies: Intervention, 12(1) pp–
Herndon T, Ash M, Pollin R (2014) Does high public
debt consistently stifle economic growth? A critique of
Reinhart and Rogoff. Camb J Econ 38(2):257–
Minea, A. and Parent, A. 2012. Is high public debt
always harmful to economic growth? Reinhart and Rogoff
and some complex nonlinearities. Association Franaise
de Cliomtrie (AFC) Working Paper, pp-08 Newey WK,
West KD (1994) Automatic lag selection in covariance
matrix estimation. Review of EconomicStudies 61:631–
653
Putunoi, G. K. and Mutuku, C. M. (2013). Domestic
debt and economic growth nexus in Kenya. Current
Rese