Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Trường Đại học Phạm Văn Đồng được phép hoạt động theo giấy phép hoạt động báo chí in số 1951
NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ BÀI VIẾT
ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ của
Trường Đại học Phạm Văn Đồng được phép hoạt động theo giấy phép hoạt động báo
chí in số 1951/GD-BTTTT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền
Thông, được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN 0866 – 7659. Để bài viết có nội dung khoa học và thể thức theo đúng yêu cầu,
Ban biên tập đề nghị về nội dung và thể lệ viết bài như sau:
1. NỘI DUNG
Kết quả nghiên cứu khoa học, các công trình nghiên cứu
khác, thông báo khoa học ngắn của cán bộ, giảng viên, học viên, các nhà khoa học
trong và ngoài trường về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục, khoa
học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ v.v…
Bài viết đạt được các yêu cầu sau:
– Nội dung khoa học mới hoặc có giá trị thực tiễn hoặc được
đúc kết từ thực tiễn/kinh nghiệm của chính tác giả.
– Kết quả NC mang lại sự tiến bộ nhất định trong tri thức
khoa học chuyên ngành.
– Có kết luận quan trọng, rõ ràng.
2. THỂ THỨC BÀI VIẾT
– Bài viết phải ngắn gọn, đánh máy vi tính trong Microsoft Word không
quá 7 trang A4; chia thành 2 cột, mỗi cột cách nhau 0,7cm; font chữ Times New
Roman, mã Unicode, cỡ chữ 12; lùi đầu dòng 1cm; lề trên 3cm, lề dưới 2,5cm, lề
trái 2,6cm, lề phải 3,2cm; khoảng cách dòng (line spacing) là 1,2, khoảng cách
đoạn (paragraph) 6 pt; các ký hiệu, công thức toán học (dùng Math Type hoặc
MS_Equation) rõ ràng, chính xác; hình vẽ, ảnh, bảng biểu phải nhỏ gọn và đặt
đúng vị trí, tên hình đặt phía dưới hình, tên bảng đặt phía trên bảng, có chú
thích (Bảng biểu phải trên cùng một trang).
– Các thuật ngữ khoa học phải viết theo quy định chính thức
của Nhà nước.
– Phải có phần tóm tắt (in nghiêng), không quá 10 dòng tiếng
Việt và 10 dòng tiếng Anh. Phần tóm tắt có nội dung phản ánh được đầy đủ các kết
quả nghiên cứu và ý cơ bản của bài báo. Phần tóm tắt bằng tiếng Việt đặt ở đầu
bài, tiếng Anh đặt sau phần tài liệu tham khảo. (Ban Biên tập sẽ hỗ trợ phần
tiếng Anh nếu tác giả không dịch).
– Phần tài liệu tham khảo viết bằng tiếng của nước xuất bản
tài liệu đó, không quá 10 tài liệuvà
ghi theo thứ tự sau:
Nếu tài liệu là sách: Tên tác giả, tên
sách (in nghiêng), nhà xuất bản,
nơi xuất bản, năm xuất bản.
Nếu là tạp chí: Tên tác giả, tên
bài (in nghiêng), tên tạp chí,
tập (số) (năm xuất bản) trang.
– Cuối bài viết ghi rõ họ tên, học hàm, học vị, số điện
thoại, email của tác giả hoặc đồng tác giả.
3. ĐỊA CHỈ GỬI BÀI
– Địa chỉ liên hệ và gửi bài: Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác
Quốc tế, Trường Đại học Phạm Văn Đồng, số 986 Quang Trung, Thành phố Quảng Ngãi,
Tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại:(055). 3825366;
Email: [email protected]
– Thời hạn nhận bài: Không
thời hạn.
Tạp chí được xuất bản 2 số/năm (vào tháng 4 và tháng 10 hằng
năm). Ban biên tập không nhận đăng các bài đã công bố trên các ấn phẩm khác. Vì
nội dung khoa học của bài viết phải được thẩm định, phản biện v.v…nên từ ngày
nhận bài đến ngày đăng sẽ mất nhiều tháng. Ban biên tập sẽ phản hồi đến tác giả
bài được đăng hoặc không trong thời gian sớm nhất.
BAN BIÊN TẬP
PHỤ LỤC
1.Cấu trúc
phần nội dung
Có thể xây dựng theo cấu trúc sau:
Cấu trúc 1 (thường
dùng cho kết quả NCKH thuộc khoa học Tự nhiên, khoa học Kỹ thuật – Công nghệ, Khoa học XH&NV)
1. ĐẶT
VẤN ĐỀ (hoặc MỞ
ĐẦU)
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
…..
2.2. Phương pháp nghiên cứu
…..
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BÀN LUẬN
3.1. Chữ thường in đậm…..
3.1.1 Chữ thường in đậm…..
a…..
b…
4.KẾT LUẬN
Cấu trúc 2 (thường
dùng cho kết quả NCKH thuộc Khoa học Giáo dục )
1. ĐẶT
VẤN ĐỀ (hoặc MỞ
ĐẦU)
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
…..
2.2. Phương pháp nghiên cứu
…..
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BÀN LUẬN
3.1. Chữ thường in đậm…..
3.1.1 Chữ thường in đậm…..
a. Chữ
nghiêng ….
b…
4. CÁC BIỆN PHÁP/GIẢI PHÁP
……..
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Cấu trúc
3: (Thường dùng cho các bài nghiên cứu, phê bình thuộc Khoa học XH , NV
và GD v.v…)
Có cấu trúc linh động tuỳ tác giả
2. Phần
tài liệu tham khảo
Ví dụ 1 (về
sách, giáo trình…):
Mẫu vật được thu hái và xử lý theo các phương pháp sau: phương pháp điều tra cây
thuốc và vị thuốc của Đỗ Tất Lợi [6], Quy trình điều tra dược liệu theo Bộ Y tế
[1]. Phương pháp điều tra thực vật của R.M.Klein, D.T.Klein [5]; Giám định mẫu
vật dựa vào tài liệu của Đỗ Tất Lợi [6], Phạm Hoàng Hộ [4], Võ Văn Chi [2]; Xây
dựng danh mục theo Brummitt (1992) [8].
Phương
pháp phân tích hóa học dược liệu chủ yếu dựa vào tài liệu của Nguyễn Văn Đàn,
Nguyễn Viết Tựu [3]. Xác định thành phần hóa học và hàm lượng bằng phương pháp
GC/MSn (GC/MSn) do Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh
(CASE) phân tích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Y tế, Dược
liệu Việt Nam,
NXB Y Học Hà Nội, (1978).
[2] Võ Văn Chi, Từ
điển cây thuốc Việt Nam,
NXB Y Học, Hà Nội, (1996).
[3] Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, Phương
pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y Học Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh,
(1985).
[4] Phạm Hoàng Hộ, Cây
cỏ Việt Nam (3
quyển), quyển II, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, (1999-2000).
[5] R.M.Klein-DT. Kelin, Phương
pháp nghiên cứu thực vật (Tập 1),
NXB KH & KT, Hà Nội, (1979).
[6] Đỗ
Tất Lợi, Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam, Nhà
xuất bản Y học, TPHồ Chí Minh (2006).
Ví dụ 2 (về
tạp chí)
…. Vùng
trồng xoài được xem là có hiệu quả kinh tế từ vĩ tuyến 14 trở vào, từ Bình Định
đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long [6]. Xoài là cây ăn quả quí, có giá trị ….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
….
[6] T.
T. Tục, Cây xoài Việt
Nam, Tạp chí Á
nhiệt đới số 3 , (1987)., Tr 209
….