Tầng Ozon là gì? Vai trò của tầng Ozon đối với sự sống trên Trái Đất

Tầng Ozon là gì? Vai trò của tầng Ozon đối với sự sống trên Trái Đất

Mỗi chúng ta đều biết tầng Ozon có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống trên Trái Đất, khi hấp thụ đến tới 99% lượng tia cực tím có hại của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên do tác động xấu của biến đổi khí hậu, tầng ozon đang bị ảnh hưởng, cụ thể là hiện tượng thủng tầng Ozon đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. Vậy tầng Ozon là gì, vai trò của tầng Ozon trong việc bảo vệ Trái Đất là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Vai trò của tầng ozon

Tầng Ozon là gì?

Tầng Ozon nằm trong tầng bình lưu của Trái Đất, được sinh ra từ chính tác động của tia cực tím đến các phân tử oxy. Đây là một dạng oxy đặc biệt với 3 nguyên tử oxy hình thành do 1 loại phóng xạ hoặc phóng điện tách 2 nguyên tử và kết hợp lại với các phân tử oxy khác để tạo thành ozon (O3).

Tầng Ozon thường có độ dày 3-5mm phụ thuộc vào từng mùa và từng khu vực địa lý. Cụ thể, nơi có nồng độ cao nhất là tại độ cao 26 – 28 km (16 – 17 dặm) ở vùng nhiệt đới, và 12 – 20km (7 – 12 dặm) ở phía 2 cực.

Ngoài Trái Đất, Sao Kim cũng có tầng ozon mỏng ở độ cao 100km so với bề mặt.

Vai trò của tầng Ozon đối với sự sống trên Trái Đất

Tầng Ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Trái Đất trong việc duy trì môi trường sống của con người và vạn vật. Nhiệm vụ chính của chúng là hấp thụ các tia cực tím bức xạ của mặt trời, mà chúng ta đều biết tia cực tím cực kỳ có hại khiến chúng ta gặp phải những nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh về da:

  • Tia UVA: làm tăng tốc độ lão hóa da, khiến cho da nhăn nheo và khiến mắt bị thoái hóa điểm vàng nếu tiếp xúc quá nhiều.

  • Tia UVB: gây cháy nắng cũng như giảm khả năng sản xuất collagen, elastin trên da. Đồng thời đây cũng là tác nhân dẫn đến các bệnh về mắt như hạt kết mạc hay viêm giác mạc…

  • Tia UVC: tiêu diệt các axit nucleic có trong tế bào sinh vật, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống.

Nhờ có tầng ozon mà những tác động trên được ngăn chặn một cách đáng kể.

Tầng ozon ngăn chặn tia cực tím

Theo một số nghiên cứu, việc suy giảm tầng ozon là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu. Do đó, tầng ozon cùng là một trong những nhân tố giúp duy trì sự ôn hòa của khí hậu trên Trái Đất.

Bên cạnh đó, các hợp chất có trong ozon có tính sát khuẩn và khử trùng cao, nên được con người ứng dụng trong việc khử trùng nước sinh hoạt hàng ngày thay cho phương pháp làm sạch nước thông thường là sử dụng clo.

Thực trạng báo động về tầng ozon hiện nay

So với kích thước của Trái Đất, tầng ozon chỉ là một lớp khí rất mỏng. Bầu khí quyển của chúng ta bao gồm 78% khí nitơ và 21% khí oxy, chỉ còn lại 1% trong đó là nước, heli, cacbon dioxit,… và ozon. Nếu như trải toàn bộ lượng ozon này lên mặt đất, ta chỉ thu được một lớp mỏng chỉ 3mm, trong khi bề dày của khí quyển lên tới 50 km. Qua những thông số nêu trên, chúng ta có thể thấy tầng ozon thực sự quá mỏng, nhưng lại giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống trên toàn bộ hành tinh.

Tuy nhiên, hiện tại tầng ozon đang bị thủng, và các nhà khoa học trên thế giới đều đang lo ngại về trường hợp lỗ thủng này ngày một mở rộng, tác động tiêu cực đến mọi vật trên thế giới.

Hiện tượng thủng tầng ozon đo được qua các năm

Nguyên nhân khiến cho tầng ozon bị hỏng chính là do các hoạt động của con người:

  • Sản xuất máy lạnh, tủ lạnh: trong hệ thống dẫn khép kín của tủ lạnh có sử dụng dung dịch freon phục vụ hoạt động làm máy. Dung dịch này có thể chuyển thành thể khí, bay thẳng lên tầng ozon phá vỡ kết cấu của tầng này, khiến cho nồng độ ozon bị giảm một cách đáng kể.

  • Giải phóng quá mức khí Brom và Clo từ các hợp chất nhân tạo như Methyl chloroform, CFC, halon, Carbon tetrachloride, Hydro-chlorofluorocarbons, Hydrobromofluorocarbons và methyl bromide.

  • Khói bụi cùng các chất hóa học sản sinh từ các phương tiện giao thông, khói từ các khu công nghiệp như NO, NO2,…

  • Các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào cũng gây ảnh hưởng không tốt đến tầng ozon. Bên cạnh đó, việc thay đổi khoảng cách của mặt trời, gió và tầng bình lưu cũng góp phần nhỏ khiến cho tầng ozon giảm khoảng 1 – 2 % và các tác động cũng chỉ là tạm thời.

 Đến năm 2022, dưới tác động của đại dịch Covid 19 khiến con người dừng lại một số hoạt động kinh tế, khiến cho tầng ozon đang có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn cần nhiều thời gian để có thể phục hồi hoàn toàn lớp lá chắn bảo vệ này.

Tầng ozon bị thủng chủ yếu do các tác động của con người

Hậu quả của việc thủng tầng ozon

Như đã đề cập ở phần trên, tầng ozon tuy mỏng nhưng lại đóng vai trò rất to lớn. Nếu không có tầng ozon bảo vệ, con người và động vật sẽ bị các tia cực tím chiếu vào gây suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí phá hủy cơ thể con người.

Tầng ozon bị hỏng cũng khiến cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, chất lượng không khí và môi trường sống bị suy giảm nặng nề.

Ngày nay, các nhà khoa học đang tìm kiếm và phát triển được những hợp chất có thể thay thế freon trong công nghệ sản xuất điều hòa không khí, nhằm hạn chế tối đa những tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng tầng ozon.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường sống của mình bằng cách:

  • Hạn chế ô nhiễm môi trường bằng việc giảm thiểu lượng xe cộ cũng như các thiết bị thải ra môi trường nhiều khí thải.

  • Tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước trong sinh hoạt cũng như làm việc.

  • Tích cực sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không dùng điện, nước khi không cần thiết.

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại bao bì bằng nhựa xốp hay nilon.

Xem thêm: Núi lửa là gì? Tất cả những thông tin cần biết về núi lửa

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, bạn đọc đã nắm được vai trò của tầng ozon là gì. Hãy vận động gia đình, bạn bè cùng nâng cao ý thức để bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon hay cũng chính là bảo vệ sự sống của chính chúng ta.