Tản mạn câu đối Tết ngày xuân


Tối ba mươi khép cánh càn khôn,
ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới.
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa,
mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.
Tương truyền câu đối là của Hồ Xuân Hương. Câu đối chỉnh chu, lời lẽ táo bạo và diễn đạt tài tình như vậy chắc chắn chỉ có được ở bà chúa Thơ Nôm.
Trong văn học nước nhà hầu như nhà nho, nhà thơ nào cũng làm câu đối. Nhưng câu đối Tết hay và nhiều có lẽ phải kể đến Nguyễn Khuyến và Tú Xương, là những nhà thơ ưu tú của đất Sơn Nam.
Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến là người dùng chữ Nôm sáng tác câu đối một cách tài tình. Ông đã kết hợp chữ Hán với chữ Nôm rất nhuần nhuyễn đến nước diệu kỳ, khó có ai sánh kịp.
Chuyện kể rằng, có anh hàng thịt vào ngày cuối năm mang đôi bầu dục và bát tiết canh biếu cụ và xin đôi câu đối Tết. Cảm tấm lòng anh hàng thịt, nhà thơ tức cảnh đọc đôi câu đối rất nhanh.
Tứ thời bát tiết canh chung thủy
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.
Câu đối chữ Hán rất hay về trời đất cảnh vật mùa xuân, nhưng vẫn có “bát tiết canh” và “đôi bầu dục” của anh hàng thịt!
Về già, Nguyễn Khuyến mắt kém, ông cảm nhận không khí Tết một cách đặc biệt.
Tối ba mươi, nghe pháo nổ đùng ờ ờ tết.
Sáng mùng một, chạm nêu đánh cộc, á à xuân.
Tiếp sau Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là một nhà thơ lớn gắn liền với Thành Nam (Nam Định) vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Thơ ông đạt đến độ đặc sắc cả về mặt trào phúng và trữ tình. Ông để lại rất nhiều thơ, phú, câu đối nói về cuộc đời bất đắc chí của mình. Câu đối Tết của Tú Xương là những câu đối hay, được nhiều người thuộc và trân trọng.
Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo
Nhân tình trắng thế tại bôi vôi.
Câu đối nói về tục đốt pháo và rắc vôi bột ngày Tết, cũng là tâm sự về nhân tình thế thái của Tú Xương. Và theo quy luật đất trời ngày xuân vẫn cứ đến với nhà thơ nghèo:
Không dưng xuân đến chi nhà tớ
Có nhẽ trời mà đóng cửa ai.
Cho nên nhà thơ túng quẫn vẫn vui vẻ đón xuân trong cảnh bần cùng, thiếu thốn.
Nực cười thay! Nêu không, pháo không,
vôi bột cũng không, mà tết!
Thôi cũng được, rượu có, nem có,
bánh chưng cũng có, thừa chơi!
Điểm qua như vậy đã thấy câu đối Tết rất phong phú, đa dạng, tài tình và rất đặc sắc.
Câu đối, nhất là câu đối Tết là nơi thể hiện tâm hồn, tình cảm của mỗi người, đồng thời cũng phản ánh những vấn đề của cuộc sống, của xã hội. Có thể nói câu đối là một trong những lĩnh vực văn thơ gắn liền với thời cuộc. Ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử cũng xuất hiện những người làm câu đối giỏi, có nhiều câu đối hay, nhất là vào dịp Tết đến, xuân về.

Câu đối gắn liền với phát triển đất nước
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ, vẫn có những câu đối Tết rất lạc quan:
Tranh pháo đều không, độc lập xong xuôi, còn lắm tết.
Rượu chè chi bội, đồng bào vui vẻ, ấy là xuân.
Đối với toàn dân Việt Nam, mỗi dịp đón mừng năm mới, trong thời khắc giao thừa thiêng liêng, nhà nhà đều náo nức chờ đón những lời thơ chúc Tết của Bác Hồ.
Bài hát Kết đoàn, Bác bắt nhịp núi sông cùng hát;
Câu thơ chúc tết, Người gieo vần đất nước càng thơ.
Những ngày tháng chiến tranh chống đế quốc Mỹ ác liệt, Tết đến đều xuất hiện rất nhiều câu đối nói lên khí phách kiên cường của quân và dân ta từ Nam tới Bắc.
Trời Bắc nổ pháo mừng xuân, pháo giương nòng, thần sấm, con ma, giặc nhà trời đều tan xác pháo.
Đất Nam dựng cờ đón tết, cờ phất cao, quân thầy, quân tớ, quân chư hầu đều xác tua cờ.
Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, non sông liền một dải, cả nước tưng bừng trong những ngày “Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn”, từ Thủ đô Hà Nội đến khắp nơi hồ hởi đón xuân, câu đối Tết ngập tràn không khí thanh bình:
Đỏ đào Nhật Tân, đỏ nước sông Hồng,
Xuân đẹp thế, nét xuân Hà Nội
Xanh nước Hồ Tây, xanh cây Hoàn Kiếm,
Tết vui thay, vẻ đẹp Thăng Long.
Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập, cả nước hân hoan bước vào mùa xuân mới, câu đối Tết cũng reo vui:
Rộn rã xuân về, đất nước đón chào thời đổi mới
Mừng vui tết đến, non sông hoan hỉ buổi canh tân.
Tết đến xuân về, đất trời rực rỡ, cây lá tốt tươi, người người hớn hở, nơi nơi rộn ràng không khí ngày xuân, đón Tết. Lại có những câu đối Tết rất hóm hỉnh:
Tết tới túng tiền tiêu, tính toán toan tìm tay tử tế
Xuân sang xoay xổ số, say sưa sắm sửa sẵn xu xài.
Đó cũng là một câu đối Tết độc, lạ mà rất vui.
Nói chuyện câu đối Tết chắc còn dài. Ngày nay câu đối Tết có lẽ được sáng tác nhiều hơn, nhưng ít được truyền tụng. Mỗi dịp xuân về, các số báo Tết hầu như đều có câu đối Tết, có nhiều câu rất hay gắn liền với những bước phát triển tưng bừng của mùa xuân đất nước.
Tản mạn đôi điều về câu đối Tết để góp vui cho đầu xuân năm mới. Âu cũng muốn ngẫm lại nghệ thuật chơi chữ trong câu đối Tết của người xưa và nay.

Trong dân gian truyền tụng rất nhiều câu đối hay nói về Tết, nói về phong cảnh mùa xuân, nói về phong tục ngày Tết. Đa phần trong số đó là những câu đối nói lên không khí rộn ràng, tươi vui của mùa xuân. Lại có những câu đối Tết rất hay, rất phóng khoáng:Tối ba mươi khép cánh càn khôn,ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới.Sáng mồng một lỏng then tạo hóa,mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.Tương truyền câu đối là của Hồ Xuân Hương. Câu đối chỉnh chu, lời lẽ táo bạo và diễn đạt tài tình như vậy chắc chắn chỉ có được ở bà chúa Thơ Nôm.Trong văn học nước nhà hầu như nhà nho, nhà thơ nào cũng làm câu đối. Nhưng câu đối Tết hay và nhiều có lẽ phải kể đến Nguyễn Khuyến và Tú Xương, là những nhà thơ ưu tú của đất Sơn Nam.Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến là người dùng chữ Nôm sáng tác câu đối một cách tài tình. Ông đã kết hợp chữ Hán với chữ Nôm rất nhuần nhuyễn đến nước diệu kỳ, khó có ai sánh kịp.Chuyện kể rằng, có anh hàng thịt vào ngày cuối năm mang đôi bầu dục và bát tiết canh biếu cụ và xin đôi câu đối Tết. Cảm tấm lòng anh hàng thịt, nhà thơ tức cảnh đọc đôi câu đối rất nhanh.Tứ thời bát tiết canh chung thủyNgạn liễu đôi bồ dục điểm trang.Câu đối chữ Hán rất hay về trời đất cảnh vật mùa xuân, nhưng vẫn có “bát tiết canh” và “đôi bầu dục” của anh hàng thịt!Về già, Nguyễn Khuyến mắt kém, ông cảm nhận không khí Tết một cách đặc biệt.Tối ba mươi, nghe pháo nổ đùng ờ ờ tết.Sáng mùng một, chạm nêu đánh cộc, á à xuân.Tiếp sau Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là một nhà thơ lớn gắn liền với Thành Nam (Nam Định) vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Thơ ông đạt đến độ đặc sắc cả về mặt trào phúng và trữ tình. Ông để lại rất nhiều thơ, phú, câu đối nói về cuộc đời bất đắc chí của mình. Câu đối Tết của Tú Xương là những câu đối hay, được nhiều người thuộc và trân trọng.Thiên hạ xác rồi còn đốt pháoNhân tình trắng thế tại bôi vôi.Câu đối nói về tục đốt pháo và rắc vôi bột ngày Tết, cũng là tâm sự về nhân tình thế thái của Tú Xương. Và theo quy luật đất trời ngày xuân vẫn cứ đến với nhà thơ nghèo:Không dưng xuân đến chi nhà tớCó nhẽ trời mà đóng cửa ai.Cho nên nhà thơ túng quẫn vẫn vui vẻ đón xuân trong cảnh bần cùng, thiếu thốn.Nực cười thay! Nêu không, pháo không,vôi bột cũng không, mà tết!Thôi cũng được, rượu có, nem có,bánh chưng cũng có, thừa chơi!Điểm qua như vậy đã thấy câu đối Tết rất phong phú, đa dạng, tài tình và rất đặc sắc.Câu đối, nhất là câu đối Tết là nơi thể hiện tâm hồn, tình cảm của mỗi người, đồng thời cũng phản ánh những vấn đề của cuộc sống, của xã hội. Có thể nói câu đối là một trong những lĩnh vực văn thơ gắn liền với thời cuộc. Ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử cũng xuất hiện những người làm câu đối giỏi, có nhiều câu đối hay, nhất là vào dịp Tết đến, xuân về.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ, vẫn có những câu đối Tết rất lạc quan:Tranh pháo đều không, độc lập xong xuôi, còn lắm tết.Rượu chè chi bội, đồng bào vui vẻ, ấy là xuân.Đối với toàn dân Việt Nam, mỗi dịp đón mừng năm mới, trong thời khắc giao thừa thiêng liêng, nhà nhà đều náo nức chờ đón những lời thơ chúc Tết của Bác Hồ.Bài hát Kết đoàn, Bác bắt nhịp núi sông cùng hát;Câu thơ chúc tết, Người gieo vần đất nước càng thơ.Những ngày tháng chiến tranh chống đế quốc Mỹ ác liệt, Tết đến đều xuất hiện rất nhiều câu đối nói lên khí phách kiên cường của quân và dân ta từ Nam tới Bắc.Trời Bắc nổ pháo mừng xuân, pháo giương nòng, thần sấm, con ma, giặc nhà trời đều tan xác pháo.Đất Nam dựng cờ đón tết, cờ phất cao, quân thầy, quân tớ, quân chư hầu đều xác tua cờ.Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, non sông liền một dải, cả nước tưng bừng trong những ngày “Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn”, từ Thủ đô Hà Nội đến khắp nơi hồ hởi đón xuân, câu đối Tết ngập tràn không khí thanh bình:Đỏ đào Nhật Tân, đỏ nước sông Hồng,Xuân đẹp thế, nét xuân Hà NộiXanh nước Hồ Tây, xanh cây Hoàn Kiếm,Tết vui thay, vẻ đẹp Thăng Long.Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập, cả nước hân hoan bước vào mùa xuân mới, câu đối Tết cũng reo vui:Rộn rã xuân về, đất nước đón chào thời đổi mớiMừng vui tết đến, non sông hoan hỉ buổi canh tân.Tết đến xuân về, đất trời rực rỡ, cây lá tốt tươi, người người hớn hở, nơi nơi rộn ràng không khí ngày xuân, đón Tết. Lại có những câu đối Tết rất hóm hỉnh:Tết tới túng tiền tiêu, tính toán toan tìm tay tử tếXuân sang xoay xổ số, say sưa sắm sửa sẵn xu xài.Đó cũng là một câu đối Tết độc, lạ mà rất vui.Nói chuyện câu đối Tết chắc còn dài. Ngày nay câu đối Tết có lẽ được sáng tác nhiều hơn, nhưng ít được truyền tụng. Mỗi dịp xuân về, các số báo Tết hầu như đều có câu đối Tết, có nhiều câu rất hay gắn liền với những bước phát triển tưng bừng của mùa xuân đất nước.Tản mạn đôi điều về câu đối Tết để góp vui cho đầu xuân năm mới. Âu cũng muốn ngẫm lại nghệ thuật chơi chữ trong câu đối Tết của người xưa và nay.