Tầm quan trọng của yếu tố con người trong vận hành doanh nghiệp

 

 

Nguyên lý con người là trung tâm trong doanh nghiệp 

1. Con người tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp

Mặc dù trên thế giới hay ngay tại Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên 4.0 với sự góp mặt của nhiều khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò cốt lõi của con người. Đặc biệt dù công nghệ có tốt đến đâu, thì cũng là sản phẩm do con người tạo ra, chính vì vậy nó không thể thay thế hoàn toàn con người. Yếu tố công nghệ rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nhưng nếu không gắn liền với giá trị cốt lõi là con người thì doanh nghiệp đó sẽ không thể phát triển về lâu dài.

2. Con người là yếu tố chiến lược cho sự phát triển bền vững

Xu hướng toàn cầu hiện nay đã có sự dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức, theo đó, tính sáng tạo, năng động, nhanh nhạy, thích nghi tốt của con người càng trở nên quan trọng. Con người sở hữu trí tuệ và nguồn năng lượng tích cực mà máy móc không thể nào thay thế được. Đối với sự phát triển về lâu dài, thì con người yếu tố then chốt, mang tính chất quyết định vận mệnh cho cả doanh nghiệp. 

3. Con người là nguồn lực sáng tạo vô tận

Một khi doanh nghiệp muốn tăng sức cạnh tranh trên thị trường, thì con người chính là nguồn lực vô tận. Bởi vậy, doanh nghiệp cần biết vận dụng tốt nguyên lý lấy “Con người là trung tâm’’ để có thể khai thác được tối đa giá trị từ đội ngũ nhân sự. Đặc biệt, con người có óc sáng tạo vô hạn, luôn không ngừng thích nghi, đổi mới, điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế không ít những chiến dịch marketing thành công của các doanh nghiệp đều có sự góp sức từ chính sự sáng tạo của con người. 

Doanh nghiệp Nhật Bản đã thành công như thế nào khi lấy con người là trung tâm?

Mặc dù Nhật Bản là một cường quốc về khoa học công nghệ, nhưng yếu tố con người lại là điều khiến họ trở nên nổi tiếng trong mắt bạn bè quốc tế. Đặc biệt, người Nhật còn được biết đến nhiều với câu nói “Tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp chính là con người’’ – Matsushita Konosuke (nhà sáng lập công ty Panasonic). Một điểm chung rõ thấy của hầu hết các công ty Nhật Bản đó là về triết lý kinh doanh tập trung đầu tư và quản lý con người. Họ áp dụng 4 quy trình bao gồm: chia sẻ/đồng cảm với nhân viên, chia sẻ tình hình hiện hành của công ty với nhân viên, khuyến khích nhân viên có tư duy làm việc độc lập, đánh giá đúng năng lực của nhân viên. Các nhà quản lý Nhật Bản luôn gắn sự phát triển dài hạn, bền vững của công ty với nguyên lý lấy “Con người là trung tâm’’. Hơn hết, yếu tố thuyết phục con người phải là động cơ chứ không phải mệnh lệnh. Chính vì vậy, không khó để chúng ta thấy những tập đoàn nổi tiếng như Panasonic, Toyota, Honda, Hitachi,… thành công đến vậy trên thị trường quốc tế. Có thể nói, nguyên lý lấy “Con người là trung tâm’’ là một phần quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tạo nền móng vững chắc trong quá trình phát triển.. 

> Xem thêm: Khai thác tiềm lực nhân sự với phân tích dữ liệu nguồn nhân lực