Tầm quan trọng của tư duy quản trị tài chính trong Doanh nghiệp

Ngoài vấn đề về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, một công ty không thể hoạt động khả thi trong thời gian dài nếu như nó không thành công về mặt tài chính. Việc quản trị tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi: Doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào? Hiện đang lỗ hay lãi? Có trong tay bao nhiêu tiền mặt? Có đủ tiền để đáp ứng những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn hay không? Sử dụng tài sản hiệu quả như thế nào? So sánh tốc độ phát triển và lợi nhuận thuần với các đối thủ trong cùng ngành kinh doanh ? Nguồn vốn đến từ đâu?….

duy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản trị tài chính là 1 trong những chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng quản trị khác trong như: quản trị sản xuất, quản trị marketing, quản trị nguồn nhân lực…

Quản trị tài chính (QTTC) doanh nghiệp (DN) chính là toàn bộ các hoạt động của DN nhằm thiết lập định chế. Trước hết, là các định chế tài chính nội bộ, tổ chức bộ máy quản trị và kiểm soát tài chính, khai thác và sử dụng tốt mọi nguồn tài lực từ bên trong và bên ngoài DN phục vụ cho sản xuất kinh doanh của DN với mục tiêu cơ bản là tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ tốt lợi ích hợp pháp của DN và các chủ thể liên quan.

Tư duy quản trị tài chính doanh nghiệp là là khả năng điều hành các chính sách tài chính, sử dụng thông tin phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó, nhằm đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp.

Đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng tăng cường giá trị doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để nâng cao năng lực quản trị tài chính trong doanh nghiệp tức đòi hỏi phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

– Nâng cao năng lực tài chính của cán bộ công nhân viên.

– Ra quyết định tài chính kịp thời, chính xác.

– Thường xuyên lập kế hoạch tài chính

– Quản lý nguồn vốn có hiệu quả

Có thể khẳng định, tư duy quản trị tài chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp

Tùy thuộc doanh nghiệp mà mục tiêu của quản trị tài chính đặt ra sẽ khác nhau. Một số mục tiêu tài chính doanh nghiệp: 

  • Tối đa hóa giá trị là mục tiêu hàng đầu và nắm vai trò quan trọng nhất. Với mục tiêu này các nhà quản trị hướng đến việc tối đa hóa giá trị mà doanh nghiệp sở hữu.
  • Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói doanh nghiệp luôn là yếu tố mà bất cứ một doanh nghiệp nào đều đặt mục tiêu hướng tới.
  • Tuy nhiên lợi nhuận không phải thước đo hoàn hảo để xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản trị hiện nay thường dựa vào các giá trị lợi nhuận dựa trên vốn cổ phần để đánh giá mức độ kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp.

Một số mục tiêu khác của quản trị tài chính được đặt ra:

  • Đảm bảo được nguồn vốn cung cấp cho hoạt động kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên và liên tục.
  • Nhà quản trị cần đảm bảo mục tiêu sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp một cách tối ưu nhất kèm theo đó cũng cần tối thiểu hóa chi phí cho doanh nghiệp.
  • Mục tiêu đảm bảo an toàn đầu tư: các dự án đầu tư phải có tính an toàn, đồng thời cũng cần có khả năng tạo ra lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp.
  • Đảm bảo lợi ích cho cổ đông, người lao động và đóng góp vào lợi ích chung của xã hội.

Quy trình quản trị tài chính doanh nghiệp

Bước 1: Theo dõi các hoạt động tài chính của công ty trong quá khứ

Việc theo dõi các hoạt động tài chính trong quá khứ thông qua việc chuẩn bị và phân tích báo cáo tài chính. Các báo cáo này ghi nhận những giao dịch tài chính của công ty. Nó cho biết công ty lãi hay lỗ bao nhiêu tiền (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), cấu trúc của tài sản và nợ (bảng cân đối kế toán), dòng tiền đến và đi từ đâu (báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Các báo cáo này cũng giúp doanh nghiệp nhận thức được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và so sánh với trung bình ngành. 

Bước 2: Dự báo cho 2 hoặc 3 năm tới

Dự báo được sử dụng để chuẩn bị xây dựng báo cáo tài chính dự toán, điều này khiến cho việc điều chỉnh ngân sách tốt hơn, đảm bảo cho kế hoạch tài chính của công ty. 

Bước 3: Tiếp tục phân tích kết quả tài chính của công ty

Các tỷ số tài chính mô tả mối quan hệ giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính của công ty. Nó được dùng để đánh giá khả năng một công ty đáp ứng các mục tiêu tài chính và cạnh tranh với các đối thủ ngang hàng. Những chỉ số này cũng được sử dụng để tiếp cận xu hướng và dự toán cho các giai đoạn tiếp theo.

Những khó khăn khi quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán, thiếu phân tích nên không thấy hết nguồn thu, không cắt giảm được chi phí.

Kiểm soát công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách xử lý nợ rốt ráo dễ dẫn đến thiếu tiền.

Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm lãng phí vốn.

Không có kế hoạch tài chính, thậm chí không kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.

Không có một giải pháp hay câu trả lời cụ thể nào chung cho tất cả các doanh nghiệp về vấn đề tài chính. Do vậy, để trở thành một nhà quản trị tài chính tốt, bạn cần nắm rõ những kiến thức về tài chính doanh nghiệp. 

Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Đòi hỏi các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải luôn đánh giá được đúng đắn thực lực tài chính đơn vị, những thuận lợi, khó khăn về tài chính để có những chiến lược, sách lược phù hợp, kịp thời và hiệu quả.

Theo dõi website Học viện CEO Hà Nội để cập nhật những kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp.

Truy cập kênh Youtube Học viện CEO Hà Nội tại đường link dưới đây:

https://www.youtube.com/channel/UCQ0Dw-SVDX1kCgsjXRd0lvw