Tầm nhìn và sứ mệnh của Apple và các nhân tố quan trọng tạo nên tên tuổi của một thương hiệu lớn
Tầm nhìn và sứ mệnh của Apple và các nhân tố quan trọng tạo nên tên tuổi của một thương hiệu lớn
Mỗi thương hiệu, công ty dù lớn hay nhỏ đều có tầm nhìn và sứ mệnh của riêng mình và Apple cũng không phải là một thương hiệu nằm trong ngoại lệ. Vậy tầm nhìn và sứ mệnh của Apple là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thương hiệu Apple qua bài viết dưới đây nhé!
Tầm nhìn và sứ mệnh của Apple là gì?
Tầm nhìn và sứ mệnh của Apple chính là “Thử thách hiện trạng, thay đổi góc độ suy nghĩ”. Điều này khác với những đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường, Apple chưa bao giờ định nghĩa bản thân bằng những gì mà Apple làm, thay vào đó là định nghĩa bản thân bằng những gì mà người khác làm.
Giống như những gì cố chủ tịch và CEO đầu tiên của Apple Steve Jobs (1955 – 2011) từng chia sẻ “marketing chính là những câu chuyện giá trị mà bạn sẽ mang đến cho khách hàng”, mong muốn thay đổi từ cái nhìn, góc độ suy nghĩ của khách hàng từ chính văn hóa của thương hiệu. Vì vậy, khi nhắc đến Apple người ta sẽ nghĩ ngay đến sự đơn giản, thanh lịch và sáng tạo. Dĩ nhiên, những suy nghĩ như vậy không phải ngẫu nhiên có được mà là sự tạo dựng của Apple trong suốt nhiều năm. Từ đó cho thấy sự khác biệt chỉ có ở Apple mới có được, sứ mệnh đó cũng chính là nền tảng tạo nên sự thành công số 1 trong lĩnh vực đổi mới hiện đại bây giờ.
Đối với Apple, để phá vỡ truyền thống là nhiệm vụ trong thời gian dài, là định hướng cơ bản cho sự đổi mới của công ty. Trong đó, quan trọng nhất là phải thay đổi liên tục nên sứ mệnh cũng chính là một tấm gương sáng có sự kết hợp hoàn hảo giữa sự đổi mới và khả năng truyền thông hiệu quả.
Các nhân tố quan trọng tạo nên tên tuổi của Apple
Đại diện cho một trong những thương hiệu đi đầu, tên tuổi của Apple được tạo bởi sự khác biệt từ chính quan niệm kinh doanh ban đầu, cụ thể như:
Phá vỡ mọi rào cản ngay ở việc phân khúc khách hàng
Đối với Apple, nhóm khách hàng mục tiêu được xác định là “mọi người”, không giới hạn bởi các tính chất thị trường như nhân khẩu học, giới tính, tính cách..vv. Điều này giúp Apple trở nên gần gũi, thân thiện với người dùng hơn bao giờ hết.
Tất cả các mẫu quảng cáo sản phẩm, nội dung tiếp thị của Apple luôn sử dụng sự đơn giản, không chứa các thuật ngữ khó hiểu để tiếp cận người dùng. Apple chỉ dừng lại ở những cụm từ mọi người đều có thể hiểu được như độ phân giải camera, dung lượng, bảo mật, chất lượng hình ảnh,…vv.
Các chiến lược marketing của Apple không tập trung hay đóng khung vào một nhóm khách hàng nào nhất định nào đã thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ người dùng, từ đó giúp cho sự phát triển của Apple ngày một lớn mạnh hơn.
Kiến tạo văn hóa thương hiệu
Nhắc đến Apple, nó đã không chỉ dừng lại ở một thương hiệu. Những giá trị ban đầu mà cố CEO Steve Jobs hướng tới đã thấm nhuần vào văn hóa của Apple, từ nhân viên cao cấp đến nhân viên bán hàng đều thống nhất bởi văn hóa đó. Những giá trị cốt lõi nãy là yếu tố tạo nên sản phẩm của Apple luôn sở hữu chất lượng vượt trội và khi bước vào các cửa hàng của Apple đều có cùng chung một trải nghiệm.
Không tham gia cuộc chiến cạnh tranh về giá cả
Hầu hết các thương hiệu đều định nghĩa rằng sự cạnh tranh luôn tồn tại một phần của giá cả. Riêng đối với Apple, họ tuân theo một mô hình định giá sản phẩm riêng biệt thậm chí là khá cao khi so với các thương hiệu khác, đơn giản là họ không xem giá cả là sự cạnh tranh để hạ thấp giá trị thương hiệu. Apple luôn tập trung vào việc quảng bá và tuyên truyền sứ mệnh độc đáo và sự trải nghiệm tuyệt vời chỉ có ở Apple.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Apple đã dần dẫn phá vỡ mọi quy chuẩn nhận thức của người dùng về công nghệ, cho thấy công nghệ mới không phức tạp, đáng sợ, không chỉ người thông thái mới sử dụng được mà “mọi người” đều có thể tiếp cận và sử dụng những công nghệ ưu việt nhất.
Sự khác biệt ngay từ những quan điểm ban đầu cũng như chính tầm nhìn và sứ mệnh của Apple đã tạo nên một thương hiệu hàng đầu trên thế giới. “Thử thách hiện trạng, thay đổi góc độ suy nghĩ” – điều mà không ai làm được chỉ có ở Apple, họ đã, đang làm được và sẽ làm trong tương lai.