Tại sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?
Nội Dung Chính
Tại sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?
Theo điểm b, khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức không có quyền thành lập doanh nghiệp. Vậy tại sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?
Trong bài viết dưới đây, dịch vụ thành lập công ty TinLaw sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên. Cùng theo dõi nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Phòng, chống tham nhũng 2020
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi năm 2019
- Nghị định 138/2020
- Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019
- Nghị định số 115 năm 2020
Cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Cán bộ là gì?
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Công chức là gì?
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
- Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
Viên chức là gì?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.
Cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp
Cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức” không có quyền thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo Điểm b và d, Khoản 2, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020 quy định thêm:
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
⇒ Như vậy, nếu Quý khách là cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được thành lập cũng như quản lý doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Đối tượng không có quyền thành lập doanh nghiệp
Cán bộ, công chức, viên chức có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Mặc dù không được thành lập doanh nghiệp nhưng cán bộ, công chức, viên chức được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trong điều kiện:
- Không tham gia quản lý, điều hành công ty (Khoản 2, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)
- Nếu bản thân là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. (Khoản 4, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)
Việc tham gia góp vốn của cán bộ, công chức, viên chức cũng giới hạn đối với từng loại hình doanh nghiệp. Họ chỉ được tham gia góp vốn đối với một số loại hình doanh nghiệp với những vị trí nhất định không có quyền quản lý, bao gồm:
- Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn.
- Đối với công ty hợp danh, cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn.
- Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn, cán bộ, công chức, viên chức không được góp vốn vào loại hình này. Vì theo quy định, việc góp vốn vào công ty Trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn sẽ trở thành người có quyền quản lý.
Vì sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?
Cán bộ, công chức, viên chức là những người có quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Do đó, pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp là nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, làm quyền có thể xảy ra.
Pháp luật quy định đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp như vậy rất hợp lý. Nếu không có những quy định này, khả năng lớn trong các hoạt động kinh doanh cán bộ, công chức, viên chức đan xen quyền lực, nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước để tư lợi cá nhân, xao nhãng trách nhiệm, thậm chí có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
>> Xem thêm: Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?
>> Xem thêm: Ai được quyền thành lập doanh nghiệp?
TinLaw vừa giải đáp xong cho câu hỏi “Tại sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?”. Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định, cán bộ, công chức, viên chức không thể thành lập, quản lý doanh nghiệp. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực, phòng tránh tham ô, tham nhũng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc cần tư vấn thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:
Gọi ngay!!!
Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: [email protected]
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07: 1900 633 306
Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw