Tài sản cố định là gì? Các loại tài sản cố định doanh nghiệp

Tài sản cố định là gì? Đặc điểm và phân loại tài sản cố định doanh nghiệp? Các vấn đề liên quan đến tài sản cố định doanh nghiệp. Tất cả sẽ được Easybooks giải đáp qua bài viết dưới đây.

tai-san-co-dinh-la-gi

1. Tài sản cố định là gì?

Theo Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định (TSCĐ) như sau:

– Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

– Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất. Nhằm thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Ví dụ như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng. Chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

>>> Xem thêm: Cập nhật mới nhất điều kiện ghi nhận tài sản cố định <<<

2. Điều kiện để ghi nhận là tài sản cố định 

Theo điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình

– Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

  • Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000

    đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình

  • Mọi khoản chi phí thực tế mà DN đã chỉ ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy

    định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ

    vô hình.

Video hướng dẫn nghiệp vụ khai báo tài sản cố định đầu kỳ 

3. Các loại tài sản cố định

Nhà cửa, vật kiến trúc: là loại tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng. Ví dụ như trụ sở nơi làm việc, nhà kho, hàng rào, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu, đường sắt, đường băng sân bay,…

Máy móc, thiết bị: Bao gồm toàn bộ các loại máy móc và thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, cần cẩu, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, những máy móc đơn lẻ, dây chuyền công nghệ.

Phương tiện vận tải và các thiết bị truyền dẫn: Các phương tiện vận tải gồm: các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường ống. Các thiết bị truyền dẫn như: hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải.

Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc: Các loại vườn cây lâu năm như: vườn chè, vườn cà phê, vườn cao su, vườn cây ăn quả,… Súc vật làm việc như: Trâu, bò, voi, ngựa,… 

Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào các loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.

>>>> Tìm hiểu ngay: Cách tính khấu hao tài sản cố định theo 3 phương pháp

Trên đây là những thông tin về tài sản cố định mà Easybooks muốn chia sẻ với anh/chị kế toán. Hy vọng qua bài viết này anh/chị sẽ có cái nhìn rõ hơn về các loại tài sản cố định để phục vụ cho nghiệp vụ của mình. Ngoài ra, để quá trình thực hiện nghiệp vụ đơn giản và dễ dàng hơn, anh/chị hãy sử dụng phần mềm kế toán Easybooks ngay hôm nay để thay cho việc sử dụng excel.

EasyBooks tự hào là một trong những đơn vị đi đầu cung cấp phần mềm kế toán online tiện lợi, dễ dùng, đầy đủ chức năng. Phần mềm kế toán online sẽ giúp anh chị kế toán giảm tải lên phần cứng máy tính và thực hiện công việc trơn tru hơn chỉ với kết nối internet. 

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

phần mềm kế toán EasyBooks

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 57 57 54

Email: [email protected]

Facebook: Phần mềm kế toán EASYBOOKS

Group trao đổi:Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks- SOFTDREAMS