Tài liệu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu.
Tài liệu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu.
Chào bạn đọc, chúng City Tour Đà Nẵng xin chia sẽ bài viết này, bởi vì sắp tới một ngày tết quen thuộc của dân tộc Việt Nam, mỗi người chúng ta đều trải qua tuổi thơ khó quên với những kỷ niệm của riêng mình về ngày truyền thống này, bài viết này được chia làm 2 phần, Phần đầu là nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Trung Thu, Phần 2 là bài viết Tìm hiểu phong tục đón Tết trung thu của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Phần 1: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Trung Thu:
Nguồn gốc: Tết Trung thu từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi vì nó mang nguồn gốc và ý nghĩa rất thú vị và đặc sắc. Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về, người ta lại nô nức chào đón Tết Trung thu – Rằm tháng Tám (15/8 Âm lịch), để cùng ngắm trăng và cầu sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình, người thân. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết rõ về sự tích huyền bí của ngày Tết Trung thu, chỉ biết vào ngày này, trăng sáng nhất và tròn nhất trong năm và người ta thường thưởng thức Bánh Trung Thu, phá cỗ và ngắm trăng.
Tại sao lại có những tục lệ đó? Hãy quay trở về với dân gian và tìm hiểu sự tích đầy ý nghĩa này nhé! Tại sao có Tết Trung thu? Theo truyền thuyết Trung Quốc giải thích Trung Thu là tiếng Hán, có nghĩa là giữa mùa thu, người ta nói trăng giữa mùa thu luôn là trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tương truyền rằng, hai vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga đều sống trên mặt trăng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, 2 vợ chồng bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Nhưng cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.
Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại và một ngày cả 10 mặt trời xuất hiện đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng và để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viênthuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi”. Hằng Nga ở nhà bỗng phát hiện ra linh dược và nàng đã uống ngay viên thuốc đó. Cùng lúc Hậu Nghệ vừa về đến nhà nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga phải bay lên mặt Trăng. Kể từ đó, mặc dù rất thương nhớ chồng nhưng Hằng Nga mãi vẫn phải ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Còn ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi Ả đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài nh minh họa, tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như để nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.
Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có truyền thuyết về chị Hằng – chú Cuội kể rằng, ngày xưa, trên trời có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga, nàng rất xinh đẹp và chăm chỉ cai quản cả một Vầng Trăng sáng lung linh. Nàng rất yêu trẻ con nên mơ ước của nàng là được ghé xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhưng do quy định của tiên giới không cho phép.
Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào ngày rằm tháng 8 – là ngày mà trăng tròn và sáng nhất trong năm, người nào làm được loại bánh ngon nhất, đẹp nhất và lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng bất kỳ điều gì mình muốn. Hằng Nga rất thích thú, háo hức tham gia cuộc thi ngay. Khi xuống trần gian để tham khảo, nàng gặp được “Cuội” – một chàng trai chuyên gia nói dóc, cứ mỗi tối Cuội lại tụ hợp các em nhỏ dưới gốc cây đa đầu làng mà kể chuyện tầm phào.
Ngoài tài “nói dóc”, Cuội rất giỏi nấu nướng, cậu thường tự tay làm bánh cho bọn trẻ trong làng ăn nên các bé rất yêu quý Cuội. Hằng Nga biết vậy rất vui mừng và ngỏ ý nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh mới, thế là Cuội đưa ra một sáng kiến là cứ bỏ tất cả mọi nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên, nào là trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng…
Và thật kì lạ, những chiếc bánh ra lò thơm phưng phức, các em nhỏ ăn vào đều khen rất ngon, mặc dù còn chưa đẹp mắt lắm nhưng đó là món bánh ngon nhất mà bọn trẻ con được thưởng thức. Đã đến thời hạn trở về thiên đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh chưa đặt tên thật ngon lên thiên đình dự thi và chia tay những người bạn thật đáng yêu nơi trần gian, từ biệt chàng Cuội nói dóc nhưng tài năng và tốt bụng. Nhưng chàng Cuội vì lưu luyến không muốn rời xa nàng, nên đã nắm chặt lấy tay nàng và thật kì lạ, có một sức mạnh siêu nhiên nào đó đã kéo chàng cùng cây đa đầu làng lên cung trăng. Leo lên cây đa chàng có thể nhìn thấy bọn trẻ đang vui đùa dưới trần gian. Có đôi lúc nhớ nhà, nhớ các em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.
Về phần Hằng Nga, món bánh độc đáo của nàng đã giành giải nhất và được Ngọc Hoàng đặt tên là “bánh Trung Thu” và ban cho nàng một điều ước. Nàng ước rằng mỗi năm đến dịp ngày rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuồng trần gian để ban phát niềm vui và vui chơi cùng các em nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung Thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ. Từ đó, cứ mỗi độ Tết Trung Thu, chị Hằng và chú Cuội lại được xuống trần gian để mang niềm vui cho các em, món bánh Trung Thu từ đó cũng trở thành món ăn đặc sắc không thể thiếu trong ngày này.
Từ đó về sau, cứ đến ngày Rằm tháng Tám, là lúc trăng sáng và tròn nhất, người ta lại tổ chức rước đèn, múa rồng múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng và đàn Thỏ xuống mặt đất vui chơi. Bánh Trung thu làm thành hình mặt trăng để tưởng nhớ cuộc liên hoan vui vẻ dưới trăng buổi tối mà trẻ con quen gọi là
Ý nghĩa ngày Tết Trung thu: Tết Trung thu là thời điểm giữa mùa thu, là thời gian người Á Đông thu hoạch xong mùa mang và chuẩn bị mở các lễ hội đón rằm thắng Tám trong niềm hân hoan, vui mừng và ấm áp. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Ngày này không chỉ là dịp để trẻ em được vui chơi, phá cỗ, còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì sẽ thịnh vượng. Đây cũng là dịp để chúng ta trao yêu thương cho nhau, cùng với những lời chúc Trung Thu ý nghĩa nhất, hay nhất.
Tìm hiểu phong tục đón tết Trung thu tại Việt Nam và một số nước trên Thế Giới:
Tại Việt Nam:
Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch.
Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Nhà văn Toan Ánh trong quyển “Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ” cho rằng: Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.
Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên còn gọi là Tết Trông Trăng.
Cúng trăng (Tế nguyệt): Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”, bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
Ngắm trăng (Thưởng nguyệt): Còn thưởng trăng vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành, thể hiện nhiều trong thơ ca thời này. Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) trong dịp Tết Trung thu cũng bắt đầu từ thời này.
Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hìnhthù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.
Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống… sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt.
Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em. Thi cỗ và thi đèn Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.
Hát Trống quân: Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát.
Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này.
Múa Sư tử (múa lân): Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống.
Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân… Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.
Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy. Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v. Người Trung Hoa không có phong tục này.
Một số nước trên Thế Giới:
Hàn Quốc: Chuseok là một trong ba dịp lễ chính của Hàn Quốc, cùng với Seollal (Ngày đầu năm mới) và Dano (ngày mùng 5, tháng 5 âm lịch) và cũng được biết đến với tên Hangawi. Han có nghĩa là “lớn” và gawi có nghĩa là “ngày rằm Tháng 8/ Mùa thu” (ngày 15 tháng 8 âm lịch là khi trăng tròn vụ mùa xuất hiện).
Hangawi/Chuseok là ngày mà người Hàn Quốc, người nông dân xuyên suốt các thời kỳ lịch sử tạ ơn tổ tiên vì một mùa màng bội thu trong năm và chia sẻ sự sung túc của họ với gia đình và bạn bè. Khác với Việt Nam, tại Hàn Quốc người dân sử dụng bánh gạo là món bánh được ăn trong lễ trung thu. Songpyeon là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok.
Món bánh gạo này được làm từ bột gạo nhào đến kích cỡ nhỏ hơn chút ít quả bóng gôn và có nhân là hạt vừng, đậu, đâu đỏ, hạt dẻ, hoặc các nguyên liệu bổ dưỡng khác. Khi hấp songpyeon, bánh gạo được xếp lớp với lá thông để tạo thêm hương thơm quyến rũ của lá thông.
Trung Quốc: Thời cổ, hoàng đế Trung Quốc tế mặt trời vào ngày xuân phân, tế mặt đất vào ngày hạ chí, tế mặt trăng vào ngày thu phân và tế trời vào ngày đông chí. Tục cúng trăng vào ngày trăng tròn giữa thu bắt nguồn từ thời nhà Chu, vốn là lệ của triều đình quý tộc, nhưng dần dần cũng mở rộng ra trong dân gian.
Ngày lễ rơi vào thời điểm chính giữa mùa thu, tượng trưng cho sự no ấm, đoàn viên. Trong ngày này, mặt trăng sẽ viên mãn nhất, do vậy, người Trung Quốc còn gọi Tết Trung thu là “Lễ hội mặt trăng”.Hội Trung thu khởi nguồn từ “Chu Lễ”, một nghi lễ thời Tây Chu vào khoảng 3.000 năm trước, tổ chức vào tháng Tám âm lịch, tháng thứ 2 của mùa thu nên gọi là “Trung Thu” người Trung Quốc bắt đầu kỷ niệm lễ hội Trung thu vào đầu thời nhà Đường (618-907), thời đại dồi dào, phong phú về vật chất và nền văn hóa nở rộ. Họ thờ mặt trăng ở ngoài trời với rượu, hoa quả và đồ ăn nhẹ, bày tỏ lòng thành, cảm ơn về một mùa thu hoạch bội thu và cầu nguyện để thần mặt trăng mang lại may mắn. Đền thờ thần Mặt trăng hay còn gọi Yuetan đặt ở Trung tâm thương mại của Bắc Kinh vào thời nhà Minh (1368-1644) và thời nhà Thanh (1644-1911)- những triều đại tôn thời mặt trăng.Lễ hội này là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Trung Quốc, sau Lễ hội mùa xuân hay là Tết Âm lịch.
Ngày 15/8 là ngày lễ truyền thống của Trung Quốc. Tiết Trung Thu, tiết Xuân, tiết Thanh Minh và tiết Đoan Ngọ được gọi chung là bốn đại lễ truyền thống của Hán tộc Trung Quốc. Trong màn múa rồng, sẽ có một nhóm người nâng hình nộm rồng-một linh vật tưởng tượng- trên những chiếc cột.
Các vũ công sẽ phối hợp hài hòa với nhau để thể hiện được những động tác uốn lượn, uyển chuyển của những chú rồng đầy uy lực. Màn múa rồng được xem là điểm nhấn trong các lễ hội tại Trung Quốc cũng như những khu phố người Hoa trên khắp thế giới. Con rồng với như uy quyền, trí tuệ được tin là sẽ mang tới may mắn, sự thịnh vượng cho con người.
Nhật Bản: Otsukimi, còn được gọi là Tsukimi, tiếng Nhật nghĩa đen là ngắm trăng. Lễ hội này được ra đời nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu .Otsukimi được diễn ra vào ngày 15 tháng thứ 8 trong âm lịch. Tsukimi được biết đến như một lễ hội truyền thống của Nhật Bản nơi người ta ăn mừng mùa gặt. Tục lệ này ban đầu được tổ chức bởi nhũng quý tộc thời Heian, họ tập trung lại và tổ chức ngâm thơ dưới ánh trăng rằm vào Tháng 8 âm lịch, được biết đến như “Trăng giữa Thu”.
Từ cổ xưa, người nhật miêu tả tháng 8 âm lịch (khoảng giữa tháng 9 theo lịch Gregorian) là thời khắc tuyệt vời nhất để ngắm trăng, bởi vị trí của Trái đất, Mặt Trời và Mặt trăng khiến cho trăng vô cùng sáng.
Vào những đêm trăng sáng, đã có một truyền thống được đặt ra, mọi người tụ tập tại nơi có thể nhìn rõ mặt trăng nhất, những cánh đồng cỏ ở Nhật, và dùng bánh gạo (được biết đến là Tsukimi dango), khoai môn, đậu ván, hạt dẻ và nhiều loại đồ ăn khác, thêm vào đó là rượu sake để dâng tặng cho mặt trăng vì một vụ mùa bội thu. Những món ăn đó được biết đến với tên gọi các món ăn Tsukum. Do trong các món ăn đó có rất nhiều khoai lang và khoai môn nên ở nhiều nơi trên Nhật Bản, lễ hội này được biết đến với cái tên Imomeigetsu hay “Lễ hội khoai” So với truyền thống tết trung thu tại Việt Nam và một số nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì lễ hội ngắm trăng của Nhật Bản có đôi chút khác biệt.
Tại Nhật thì lễ hội ngắm trăng diễn ra 2 lần trong năm (thay đổi hàng năm tùy theo âm lịch). Một lần vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là JUGOYA, gắn với phong tục cổ truyền “Otsuki-mi” có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu, kế đến là hội JUSANYA nhằm ngày 13 tháng 10.
Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước. Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm JUYOGA, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà.
Bánh trung thu của Nhật khác hoàn toàn bánh trung thu Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ không có trứng muối ở bên trong. Chính vì vậy, hầu hết người Nhật đều không biết có tồn tại một loại bánh trung thu như thế. Tuy Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó đã trở thành một phong tục tập quán rất riêng và rất đặc sắc của người Nhật.
Nguồn: Thần Nông (Báo Người đưa tin) – phununews.vn – banhtrungthukinhdo.com.vn
Đọc thêm các tài liệu khác tại city tour đà nẵng:
Cảm ơn bằng cách click đánh giá bài viết: