Tài liệu giảng dạy học phần Mỹ học đại cương (đã gộp và chỉnh sửa) – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH – Studocu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

  

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

  

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Quang Huy
Các thành viên tham gia đề tài:
Ths. Cao Đức Sáu
Ths. Trần Thị Lợi
Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
Ths. Trần Thị Phương Lan

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020

sáng tạo trong việc tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hoá của
nhân loại nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Trên tinh thần đó, trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh
đã xác định việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng nghiên
cứu, ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực
quy hoạch, kiến trúc, mỹ thuật nhằm góp phần tạo ra những giá trị văn hóa
vật chất cho đất nước làm sứ mệnh chính trị trong hoạt động của Nhà trường.
Nhà trường khẳng định Truyền thống – Sáng tạo – Chuyên nghiệp, triết lý đó
phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc những giá trị thẩm mỹ, văn hóa
truyền thống của dân tộc. Có đảm bảo được điều đó mới có thể khẳng định vị
trí của văn hóa dân tộc trong thời đại mới, đồng thời tiếp thu những tinh hoa
của văn minh nhân loại, tạo ra những giá trị thẩm mỹ mới vừa truyền thống
vừa hiện đại phù hợp với mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra trong xây dựng nền
văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và sứ mệnh của nhà trường,
khoa Lý luận chính trị trường Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh
hiện đảm nhận giảng dạy học phần Mỹ học đại cương. Đánh giá, đây là học
phần cơ sở quan trọng, trang bị cho sinh viên một sự hiểu biết nhất định đối
với đời sống thẩm mỹ của xã hội loài người. Đó là sự hiểu biết về các khái
niệm trong hoạt động thẩm mỹ, các đối tượng chủ thể và khách thể, các tính
chất và đặc trưng của từng đối tượng. Trên nền tảng đó, sinh viên có cái nhìn
chính xác về hoạt động sáng tạo và thụ hưởng thẩm mỹ đang diễn ra trong
lĩnh vực chuyên môn của mình, là cơ sở quan trọng giúp cho sinh viên xác
định lập trường của cá nhân và xây dựng chiến lược trong hoạt động học tập
và sáng tạo của mình.
Tuy nhiên, thực trạng dạy và học môn học Mỹ học đại cương tại trường
Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua chưa thật sự đạt được
hiệu quả mong muốn. Một trong những nguyên nhân phải kể đến là do chưa có

được giáo trình chuyên biệt phù hợp với đặc thù sinh viên của nhà trường. Trên
thực tế, sinh viên tỏ ra lúng túng trong việc nắm bắt nội dung khi phải tự nghiên
cứu giáo trình mà không có sự hướng dẫn của giảng viên. Như vậy, sẽ khó phát
huy được vai trò chủ động của người học trước yêu cầu đào tạo theo tín chỉ hiện
nay.
Vì lý do nêu trên, bộ môn _Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

  • Lênin,_ lựa chọn việc biên soạn “Tài liệu giảng dạy học phần Mỹ học đại
    cương”
    làm đề tài nghiên cứu.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
    Để phục vụ công tác giảng dạy môn học Mỹ học đại cương, hiện tại bộ
    môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin sử dụng 2 đầu giáo
    trình sau: Giáo trình: Mỹ học đại cương , Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2003;
    Giáo trình: Mỹ học đại cương, Nxb_._ Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Hai
    cuốn giáo trình trên mặc dù được biên soạn rất công phu, được trình bày với
    bố cục rõ ràng, khoa học, nhưng còn thiếu những ví dụ thực tiễn, đặc biệt
    chưa có những ví dụ liên quan trực tiếp đến các chuyên ngành đào tạo của
    trường Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh. Một số nội dung còn dàn
    trãi, rườm ra, thiếu súc tích, đôi khi quá trừu tượng khiến người học khó có
    thể tự nghiên cứu.
    Ngoài còn có một số công trình ngoài giáo trình được nêu trong phần
    Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung của học phần Mỹ học đại
    cương. Mặc dù đều là những công trình phân tích khá sâu sắc các biểu hiện
    trong đời sống thẫm mỹ của con người, song vẫn chưa có một tài liệu nào đề
    cập đến những nội dung liên quan trực tiếp đối với đặc thù đào tạo và sứ
    mệnh của trường Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh.
    Bên cạnh đó, ở một số các trường đại học, cao đẳng hiện nay đã chủ
    động biên soạn tại liệu hướng dẫn học tập môn riêng cho các học phần, nhằm
    hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt những nội dung quan trọng và cơ bản của

1. MỘT SỐ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TIÊU BIỂU CỦA LỊCH SỬ MỸ

HỌC TRƯỚC MÁC

1.2. Mỹ học thời kỳ nguyên thủy
1.2. Mỹ học thời kỳ cổ đại (thế kỷ thứ VIII TCN – thế kỷ thứ 4

TCN)
1.2. Mỹ học Trung cổ phương Tây (thế kỷ IV TCN – đầu thế kỷ

XIV) – Thời kỳ Mỹ học thần học.
1.2. Mỹ học Phục hưng (thế kỷ XIV – thế kỷ XVI)
1.2. Mỹ học Cổ điển Pháp (thế kỷ XVI – Thế kỷ XVII)
1.2. Mỹ học Khai sáng (thế kỷ XVIII)
1.2. Mỹ học Cổ điển Đức (thế kỷ XIX)
1.2. Mỹ học Marx – Lênin

CHƯƠNG 2
CÁC QUAN HỆ THẨM MỸ CỦA CON NGƯỜI VỚI ĐỜI SỐNG
HIỆN THỰC

2. QUAN HỆ VÀ QUAN HỆ THẨM MỸ
2.1. Khái niệm về quan hệ
2.1. Khái niệm quan hệ thẩm mỹ

2. ĐẶC TRƯNG VÀ BẢN CHẤT CỦA QUAN HỆ THẨM MỸ
2.2. Đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ
2.2. Bản chất của quan hệ thẩm mỹ

2. KẾT CẤU CỦA QUAN HỆ THẨM MỸ
2.3. Chủ thể thẩm mỹ
2.3. Đối tượng thẩm mỹ
2.3. Sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ

CHƯƠNG 3

NHỮNG PHẠM TRÙ THẨM MỸ CƠ BẢN

3. CÁI ĐẸP – PHẠM TRÙ TRUNG TÂM CỦA CÁC QUAN HỆ THẨM

MỸ

3.1. Cái đẹp là gì?
3.1.1. Vị trí của cái đẹp trong quan hệ thẩm mỹ.
3.1.1. Bản chất của cái đẹp
3.1. Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp
3.1.2. Cái đẹp trong tự nhiên
3.1.2. Cái đẹp trong xã hội
3. CÁI CAO CẢ
3.2. Bản chất của cái cao cả
3.2. Quan hệ giữa cái cao cả với cái đẹp
3.2. Các lĩnh vực biểu hiện của cái cao cả

3.2.3. Cái cao cả trong tự nhiên
3.2.3. Cái cao cả trong xã hội
3.2.3. Cái cao cả trong nghệ thuật
3. CÁI BI
3.3. Bản chất thẩm mỹ của cái bi
3.3.1. Xung đột trong cái bi
3.3.1. Tính cách bi kịch
3.3.1. Cảm xúc bi kịch
3.3. Cái bi trong cuộc sống
3.3. Cái bi trong nghệ thuật

3. CÁI HÀI
3.4. Bản chất của cái hài
3.4.1. Tiếng cười trong cái hài

CHƯƠNG 5

GIÁO DỤC THẨM MỸ

5. TÍNH TẤT YẾU CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ

5.1. Khái niệm
5.1. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ

5. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ
5.2. Nguyên tắc toàn diện
5.2. Nguyên tắc lấy con người làm trung tâm
5.2. Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ mang tính dân tộc
5.2. Nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn
5.2. Nguyên tắc thống nhất và đa dạng

5. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ TRONG
NHÀ TRƯỜNG
5.3. Mục đích của giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường
5.3. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường

5. NỘI DUNG GIÁO DỤC THẨM MỸ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
5.4. Giáo dục nhận thức thẩm mỹ
5.4. Giáo dục năng lực hoạt động thẩm mỹ
5.4. Giáo dục năng lực thẩm mỹ nghệ thuật

CHƯƠNG 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA HỌC MỸ HỌC

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NHẬP MÔN

1.1. Khái niệm mỹ học
*Theo nghĩa hẹp , Mỹ học là khoa học về cái đẹp
*Theo nghĩa rộng , Mỹ học là khoa học triết học nghiên cứu những quy
luật cơ bản và phổ biến của các quan hệ thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là phạm
trù trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập
trung nhất của các quan hệ thẩm mỹ.
Quy luật cái đẹp là quy luật bao trùm mọi khía cạnh đời sống của con
người. Đời sống chịu sự chi phối của quy luật cái đẹp gọi là “đời sống thẩm
mỹ”

  • Trong đời sống vật chất, quy luật cái đẹp biểu hiện trong mọi
    lĩnh vưc: ẩm thực, thời trang, kiến trúc… Ngay trong chính hoạt động sản
    xuất vật chất cũng tuân theo quy luật cái đẹp.
  • Trong đời sống tinh thần, nhân tố thẩm mỹ luôn chi phối đời
    sống tinh thần của con người. Mỗi quốc gia đều hướng đến tìm kiếm cho
    mình một biểu tượng thẩm mỹ.
    1.1. Nguồn gốc ra đời
    Mỹ học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội – Khi con người bắt
    đầu có ý thức về đời sống thẩm mỹ. Ra đời vào thời kỳ thượng cổ hơn 30
    nghìn năm trước, có 5 chủ thuyết về nguồn gốc của đời sống thẩm mỹ:
     Thuyết bắt chước: Trong cuộc sống khi con người quan sát tự
    nhiên rồi khám phá ra những cái hay để học hỏi (Học con nhện cách dệt vải,
    học con ong cách xây tổ, học màu sắc của hoa, âm nhạc từ tự nhiên… Dần
    dần sự bắt chước trở nên khéo léo, sanh ra tài nghệ, từ tài nghệ hình thành
    nghệ thuật.

xúc. Từ đó, Mỹ học xác định đối tượng nghiên cứu riêng của nó, tách hoàn
toàn khỏi triết học.
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, mặt đối tượng trong quan hệ thẩm mỹ: cái đẹp, cái bi, cái
hài, cái trác tuyệt thể hiện trong hiện thực. Trong đó, cái đẹp là phạm trù
trung tâm.
Thứ hai, mặt chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ. Đó là các hoạt động của
chủ thể thẩm mỹ trong quá trình cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ để
thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, thể hiện qua: thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm
mỹ, tình cảm thẩm mỹ.
Thứ ba, nghệ thuật với tính cách là hình thái cao nhất của quan hệ
thẩm mỹ. Đó là các hoạt động hưởng thụ, đánh giá, sáng tạo nghệ thuật bao
gồm các đặc trưng, bản chất và chức năng của nghệ thuật.

  1. MỘT SỐ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TIÊU BIỂU CỦA LỊCH SỬ MỸ
    HỌC TRƯỚC MÁC

1.2. Mỹ học thời kỳ nguyên thủy
Thời kỳ này chưa xuất hiện các tư tưởng về mỹ học nhưng đời sống
thẩm mỹ đã hình thành và phát triển. Một số hình vẽ, hoa văn, đồ vật, đặc
biệt là đồ gốm được tìm thấy, mặc dù còn rất thô sơ và trừu tượng nhưng đã
mô tả đời sống tinh thần của người nguyên thủy có xuất hiện yếu tố thẩm
mỹ.
Cơ sở cho sự sáng tạo thẩm mỹ là từ nhu cầu hướng đến sự hoàn thiện
công cụ.
Các đề tài trong đời sống thẩm mỹ người nguyên thủy có thể thấy là:
Đề tài về sự vật, đề tài về con người, đề tài về phong cảnh thiên nhiên.
1.2. Mỹ học thời kỳ cổ đại (thế kỷ thứ VIII TCN – thế kỷ thứ 4
TCN)

Trung Quốc cổ đại: Tư tưởng Mỹ học rất ít được đề cập đến, chỉ gói
gọn đầu tiên trong chữ “Nghệ” của người Trung Quốc. “Nghệ” lúc đầu để
chỉ việc chăm sóc cây cối, về sau mới dùng chỉ nghệ thuật. Sau đó xuất hiện
chữ “họa”, “nhạc”, “Thi”… Tuy nhiên, sự phát triển của Mỹ học ở Trung
Quốc thể hiện không rõ ràng. Có lẽ, do tính đặc thù của nền triết học mang
nặng tính chính trị xã hội nên chỉ tập trung giải quyết các vấn đề chính trị xã
hội, ít quan tâm đến đời sống thẩm mỹ.
Hy Lạp cổ đại: (Tk VIII TCN – IV TCN) Giai đoạn này, Mỹ học là
một bộ phận của Triết học, nhưng là giai đoạn đặt nền móng cho toàn bộ tư
tưởng triết học cũng như Mỹ học cho thế giới phương Tây sau này.
Nghệ thuật Hy Lạp mang tính xã hội công dân, thấm nhuần lòng tin
vào vẻ đẹp và sự cao cả của con người tự do biết đón nhận trách nhiệm. Điều
này có được do tác động của kiểu tổ chức xã hội dựa trên nguyên tắc dân chủ
khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của con người.
Đây cũng là lần đầu tiên vẻ đẹp toàn diện của con người trở thành lý
tưởng thẩm mỹ trong sáng, thành nguồn cảm hứng chủ yếu cho sáng tạo
nghệ thuật.
Hy Lạp thời cổ đại là thời đại của nghệ thuật điêu khắc.
Một số nhà triết học – mỹ học tiêu biểu:
Prôtago – Con người là thước đo của muôn loài.
Pitagore – Hòa điệu.
Heraclite – Cụ thể, tương đối.
Democrite – Mức độ, trật tự.
Aristole – Tỉ lệ, hài hòa.
1.2. Mỹ học Trung cổ phương Tây (thế kỷ IV TCN – đầu thế kỷ
XIV) – Thời kỳ Mỹ học thần học.

văn hóa Hy Lạp – La Mã cổ đại nhằm bác bỏ tư tưởng thần quyền Kitô giáo.
Với cái cớ của thời kỳ cổ đại, đó là: Coi con người là trung tâm, là thước đo
của muôn loài; Cần phải đấu tranh cho tự do của con người. Từ đó giai cấp
tư sản có cơ sở để so sánh với thời kỳ trung cổ, khi con người bị chà đạp thô
bạo lên quyền sống và quyền tự do. Với sự so sánh này, giai cấp tư sản chỉ rõ
được sự thối nát, lộng quyền của nhà thờ trung cổ và đánh thức được tinh
thần đấu tranh vì con người trong lòng người dân. Đây chính là nền tảng cho
cuộc Cách mạng tư sản sau này.
Tư tưởng Mỹ học thời kỳ này:
 Thế giới tự nhiên sinh ra, tự vận động, tự phát triển, không phải
do Chúa trời tạo nên. Con người cũng là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên,
không phải do Chúa trời tạo nên từ mẫu đất sét hay đốt xương sườn cụt.
 Trần thế là đẹp, không phải là nơi đày ải, mà là nơi con người có
thể xây dựng hạnh phúc, chẳng phải đợi ngày mai trên thiên đường.
 Con người là trung tâm cái đẹp trong vô vàn cái đẹp của cuộc đời
và con người là trung tâm, là đối tượng của nghệ thuật. Ba mẫu người lý
tưởng của thời đại:
o Người công dân anh hùng có tầm vóc khổng lồ – Thể
hiện tinh thần sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ để xây
dựng 1 xã hội mới – Tượng David của Michelangelo.
o Con người trí tuệ và nội tâm phong phú – Tác phẩm
nàng Mona Lisa của Leonardo Da Vinci.
o Doanh nghiệp tài năng – Tác phẩm Thương gia
George Gisze của Bobbein.
 Mỹ học Phục hưng là Mỹ học hành động, chưa xuất hiện các nhà
Mỹ học lý luận, tư tưởng chủ yếu thể hiện thông qua các tác phẩm nghệ
thuật. Các nhà Mỹ học tiêu biểu như:

o Ở giai đoạn mở đầu có Botticelli (1445 – 1510) với
các tác phẩm “Mùa xuân”, “Venus tái sinh”.
o Ở giai đoạn cực thịnh có Leonardo Da VinCi với
“Bữa tiệc ly biệt”, “Mona Lisa”, Raphael với
“Trường Academy”, Michelangelo với “Người khổng
lồ bị trói”.
o Ở giai đoạn suy tàn có William Shakespeare với vở
kịch Hamlet.
 Nghệ thuật Phục Hưng là nghệ thuật hội họa.
1.2. Mỹ học Cổ điển Pháp (thế kỷ XVI – Thế kỷ XVII)
Đây là thời kỳ hòa hoãn giai cấp lớn nhất và đầu tiên trong lịch sử,
giữa một bên là giai cấp tư sản đang lên với một bên là giai cấp phong kiến
đang thất thế.
Cơ chế kép này tác động mạnh mẽ tạo nên yếu tố nhị nguyên trong
Triết học và cả Mỹ học. Trong Mỹ học là sự thừa nhận cả hai thị hiếu cơ
bản của hai giai cấp nổi trội trong xã hội: giai cấp phong kiến chuộng
nghĩa vụ ; giai cấp tư sản chuộng dục vọng.
Về cái đẹp: do cơ chế kép, đã tạo ra cái đẹp trớ trêu giữa một bên là
nghĩa vụ và một bên là dục vọng. Sự giằng co giữa nghĩa vụ và dục vọng
mà không thiên hẳn về một bên.
Về nghệ thuật: Kịch nghệ trở thành hình thái nghệ thuật độc tôn, bởi
qua đối thoại, người diễn viên dễ dàng làm bật lên được sự giằng xé tư
tưởng biểu hiện sự hòa hoãn giữa nghĩa vụ và dục vọng. Chủ đề chính cũng
là khai thác mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Tác
phẩm tiêu biểu của thời đại: Le Cid của Pierre Corneille.
1.2. Mỹ học Khai sáng (thế kỷ XVIII)
Đây là giai đoạn thế cân bằng của thời kỳ cổ điển bị phá vỡ khi triều
đình phong kiến càng lúc càng lệ thuộc vào giai cấp tư sản. Về kinh tế, nền

“cần hiểu toàn bộ thế giới tự nhiên trong toàn bộ tính vô cùng của nó như
một hệ thống duy nhất” 1.
Mỹ học cổ điển Đức có công lao hệ thống hóa tư tưởng Mỹ học của
con người, đồng thời mở ra một kiểu tư duy mới – tư duy đoán định – khoa
học dự báo.
Mỹ học cổ điển Đức kết tinh ở hai nhà mỹ học tiêu biểu là I. Kant và
F. Hegel.
Immanuel Kant (1724 – 1804)
Cơ sở mỹ học của I là tư tưởng về “nguyên lý về tính hệ thống”
và “nguyên lý vô cùng tận của đối tượng nhận thức”, từ đó đưa ra khái niệm
“vật tự nó”.
Nhận thức là một quá trình giải mã, mở dần “chiếc hộp đen” – “vật tự
nó”, song việc nhận thức luôn có giới hạn không thể giải mã được – gọi là
“lim”. Để khắc phục giới hạn đó phải dùng phương pháp nhận thức “tiên
nghiệm”. Khi lý tính bất lực, con người quay lại bản thân mình, dùng “nội
tỉnh” để nhận thức, qua đó “giác ngộ”. Nó đột khởi như một sự “hồi âm”,
nhưng là “hồi âm phản chiếu”.
Từ quan điểm về nhận thức trên, I. Kant cho rằng “không có khoa học
về cái đẹp, chỉ có sự phán đoán về cái đẹp mà thôi”. Theo đó, con người
không thể dùng tư duy lý tính để vạch ra quy luật của cái đẹp, mà phải bằng
năng lực cảm nhận qua chiêm nghiệm đối tượng trên cơ sở phán đoán thẩm
mỹ của chủ thể.
Phán đoán thẩm mỹ phải được tiến hành theo các bước sau:
 Năng lực cảm thụ thẩm mỹ , một loại trực giác đầy cảm xúc,
tiên nghiệm.
 Năng lực đánh giá thẩm mỹ, để khám phá cái đẹp bản chất
một cách vô tư, không vụ lợi vừa có tính cá nhân, vừa có
tính phổ biến.
1 I, các tác phẩm Mátcơva (bản dịch), 1964, tr. 206.

 Năng lực thỏa mãn, là đáp ứng mục đích khám phá bản chất
đích thực của đối tượng nhằm đem lại “khoái cảm tuyệt
đối” của chủ thể thẩm mỹ.
Với ba năng lực trên I. Kant cho rằng:
 Cái đẹp là cái gây thích thú một cách tất yếu, phổ quát cho
mọi người một cách vô tư và bằng tính hình thức thuần túy
tuyệt đối của nó.
 Năng khiếu thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ – là khả năng
phản tư, cảm nhận tiên nghiệm trước đối tượng thẩm mỹ.
Đây là yêu tố quan trọng quyết định con đường đạt được
“giác ngộ”. Theo I. Kant, bản thân cái đẹp tự nó đã đẹp –
“vật tự nó”, con người có thể cảm nhận, đánh giá và thưởng
ngoạn nó để vươn tới cái ý niệm cao đẹp, toàn vẹn, phổ
biến. “vẻ đẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở
trong con mắt của kẻ si tình”.
Về cái trác tuyệt – cái cao cả.
 Khác với cái đẹp ở chỗ: cái đẹp có liên quan đến hình dạng,
còn cái trác tuyệt có thể thấy được ở cái vô dạng. Cái đẹp
trực tiếp làm nảy sinh sự phấn khởi, còn cái trác tuyệt là
một sự khoái lạc nảy sinh gián tiếp.
 Xét ở mặt chất, cái trác tuyệt được chia làm 3 loại:
o Loại trác tuyệt kinh khủng: khi tình cảm về cái trác
tuyệt mang lại sự khủng khiếp hoặc buồn phiền.
o Loại trác tuyệt thanh cao: mang lại lòng khâm phục
trầm lắng
o Loại huy hoàng: gắn liền với tình cảm về cái đẹp tràn
lan trên một phạm vi rộng lớn.
 Xét ở mặt lực lượng, được chia làm 2 loại