Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng tin học 10 – Tài liệu text

Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng tin học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.39 KB, 63 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
MÔN TIN HỌC LỚP 10
I. Chương trình, chuẩn KTKN môn Tin học lớp 10
A) Chương trình
1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học
 Giới thiệu ngành khoa học Tin học.
 Thông tin và dữ liệu.
 Giới thiệu về máy tính.
 Bài toán và thuật toán.
 Ngôn ngữ lập trình.
 Giải bài toán trên máy tính điện tử
 Phần mềm máy tính.
 Các ứng dụng của Tin học.
 Tin học và xã hội.
2. Hệ điều hành
 Khái niệm Hệ điều hành.
 Tệp và quản lí tệp.
 Giao tiếp với hệ điều hành
 Một số hệ điều hành phổ biến.
3. Soạn thảo văn bản
 Một số khái niệm cơ bản.
 Làm quen với MS Word.
 Một số chức năng soạn thảo văn bản
 Một số công cụ trợ giúp soạn thảo.
 Làm việc với bảng .
4. Mạng máy tính và Internet
 Mạng máy tính.
 Mạng thông tin toàn cầu Internet.
 Một số dịch vụ phổ biến của Internet.
B) Chuẩn KTKN
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Một số khái
niệm cơ bản
của Tin học
1. Giới thiệu
ngành khoa học
Tin học
Kiến thức
• Biết Tin học là một ngành khoa học: có đối
tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên
cứu, vừa là công cụ.
• Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin
– Lấy các ví dụ về ứng dụng
Tin học trong đời sống
thường ngày.
10
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
học do nhu cầu của xã hội.
• Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính
• Biết được một số ứng dụng của Tin học và
máy tính điện tử trong các họat động của đời
sống.
2. Thông tin và
dữ liệu
Kiến thức
• Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin,
các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy
tính.
• Biết một số dạng biểu diễn thông tin trong
máy tính.

• Biết đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị
bội của bit.
• Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn
thông tin.
Kỹ năng
• Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản
thành dãy bit.
3. Giới thiệu về
máy tính
Kiến thức
• Biết chức năng các thiết bị chính của máy
tính .
• Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J.
Von Neuman
Kỹ năng
• Nhận biết được các bộ phận chính của máy
tính.
– Vẽ lược đồ khái quát của
kiến trúc máy tính để giải
thích.
– Giáo viên chỉ dẫn các bộ
phận của máy tính tại phòng
máy.
4. Bài toán và
thuật toán
Kiến thức
• Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các
đặc trưng chính của thuật toán.
• Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ
khối và ngôn ngữ liệt kê.

• Hiểu một số thuật toán thông dụng.
Kỹ năng
• Xây dựng được thuật toán giải một số bài
toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ
liệt kê.
– Trình bày thuật toán giải
một số bài toán đơn giản
như tìm ước chung lớn nhất
của 2 số tự nhiên, kiểm tra
một số tự nhiên là số nguyên
tố hay hợp số, tìm kiếm và
sắp xếp một dãy số nguyên.
– Nên đưa một số ví dụ gần
gũi với học sinh để mô
phỏng cho các thuật toán
5. Ngôn ngữ lập
trình.
Kiến thức
• Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp
ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
– Ghi nhớ việc cần dịch từ
ngôn ngữ bậc cao, hợp ngữ
sang ngôn ngữ máy.
6. Giải bài toán
trên máy tính
điện tử
Kiến thức
• Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán
trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng
thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết

chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và
– Lấy nội dung thực tế để
minh hoạ.
– Ghi nhớ các bước trên có
thể lặp lại nhiều lần.
11
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
hướng dẫn sử dụng.
7. Phần mềm
máy tính
Kiến thức
• Biết khái niệm phần mềm máy tính.
• Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần
mềm ứng dụng.
– Kể được các loại phần
mềm ứng dụng
8. Các ứng dụng
của Tin học
Kiến thức
• Biết được ứng dụng chủ yếu của MTĐT
trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
• Biết rằng có thể sử dụng một số chương
trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập,
làm việc và giải trí.
– Lấy các ứng dụng Tin học
trong trường, ở địa phương
để minh hoạ.
9. Tin học và xã
hội.
Kiến thức

• Biết được ảnh hưởng của Tin học đối với sự
phát triển của xã hội.
• Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và
pháp luật trong xã hội tin học hoá
Thái độ
• Có hành vi và thái độ đúng đắn về những
vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng
máy tính.
– Nên giới thiệu một số điều
luật,nghị định về bản quyền,
chống tội phạm Tin học của
nước ta.
Hệ điều hành
1. Khái niệm hệ
điều hành
Kiến thức
• Biết khái niệm hệ điều hành.
• Biết chức năng và các thành phần chính của
hệ điều hành .
– Không gắn cứng vào một
hệ điều hành cụ thể nào, mà
trình bày những nguyên lí
chung.
– Hệ điều hành được xét
dưới góc độ người sử dụng.
2. Tệp và quản
lí tệp
Kiến thức
• Hiểu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.
• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.

Kĩ năng
• Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường
dẫn.
• Đặt được tên tệp, thư mục
– Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh
đạt được những kỹ năng
theo yêu cầu
3. Giao tiếp
với hệ điều
hành và xử lý
tệp
Kiến thức
• Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành, làm
việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
• Hiểu được các thao tác xử lý: sao chép tệp;
xoá tệp, đổi tên tệp; tạo và xoá thư mục.
Kĩ năng
• Thực hiện được một số lệnh thông dụng
• Thực hiện được các thao tác với tệp và thư
mục: tạo, xóa, di chuyển, đổi tên thư mục và
– Thực hành trên một hệ
điều hành cụ thể.
– Phân biệt các cách giao
tiếp khác nhau.
– Nêu những vấn đề cốt lõi
nhất về tệp và quản lí tệp mà
hệ điều hành nào cũng phải
có.

12
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
tệp .
4. Một số hệ
điều hành phổ
biến.
Kiến thức
• lịch sử phát triển của hệ điều hành.
• Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ
điều hành hiện nay.
– Giới thiệu sơ lược về MS
DOS, UNIX và LINUX
Sọan thảo văn
bản
1. Một số khái
niệm cơ bản.
Kiến thức
• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo
văn bản.
• Biết các đơn vị xử lý trong văn bản (ký tự,
từ, câu, dòng, đoạn, trang).
• Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn
bản tiếng Việt
– Nêu các ưu việt của soạn
thảo văn bản bằng máy tính.
– Các chức năng chủ yếu
được trình bày độc lập với
phần mềm soạn thảo văn
bản.
– Cho học sinh biết có nhiều

loại bộ mã và nhiều loại
phông chữ Việt khác nhau.
– Giới thiệu về UNICODE,
tuy nhiên không đi sâu vào
vấn đề mã.
2. Làm quen với
hệ soạn thảo
Kiến thức
• Biết màn hình làm việc của hệ soạn thảo
văn bản
• Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn
giản: mở tệp văn bản, gõ văn bản, ghi tệp.
Kĩ năng
• Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn
giản.
• Thực hiện được các thao tác mở tệp, đóng
tệp, tạo tệp mới, ghi tệp văn bản.
– Các kĩ năng được truyền
thụ thông qua giờ thực hành
với một phần mềm soạn
thảo văn bản cụ thể.
– Chưa yêu cầu gõ nhanh,
nhưng cần tuân thủ các quy
ước trong soạn thảo.
3. Một số chức
năng soạn thảo
văn bản
Kiến thức
• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký
tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang

văn bản, danh sách liệt kê, chèn số thứ tự
trang.
• Biết cách in văn bản.
Kĩ năng
• Định dạng được văn bản theo mẫu
– Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh
đạt được những kỹ năng
theo yêu cầu
4. Một số công
cụ trợ giúp soạn
thảo
Kiến thức
• Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm và
thay thế.
Kĩ năng
• Thực hiện được tìm kiếm và thay thế một từ
hay một câu
– Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh
đạt được những kỹ năng
theo yêu cầu
13
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
5. Làm việc với
bảng
Kiến thức
• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách,

gộp các ô, hàng và cột.
• Biết soạn thảo và định dạng bảng.
Kĩ năng
• Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên
bảng và soạn thảo văn bản trong bảng.
– Nêu những trường hợp sử
dụng bảng trong soạn thảo
– Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh
đạt được những kỹ năng
theo yêu cầu
Mạng và
Internet
1. Mạng máy
tính
Kiến thức
• Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực
truyền thông.
• Biết khái niệm mạng máy tính
• Biết một số loại mạng máy tính.
– Nên trình bày các thành
phần chính trong mạng máy
tính kết hợp với giáo cụ trực
quan (thiết bị vật lí hoặc
tranh vẽ minh hoạ).
2. Mạng thông
tin toàn cầu
Internet
Kiến thức

• Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu
Internet và lợi ích của nó.
• Biết các phương thức kết nối thông dụng
với Internet.
• Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong
Internet
– Nêu các ưu, nhược điểm
của các kết nối.
3. Một số dịch
vụ phổ biến của
Internet
Kiến thức
• Biết khái niệm trang Web, Website
• Biết chức năng trình duyệt Web
• Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư
điện tử
Kĩ năng
• Sử dụng được trình duyệt Web
• Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên
Interrnet.
• Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện
tử.
– Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh
đạt được những kỹ năng
theo yêu cầu
– Tuỳ theo điều kiện của
từng địa phương có thể giới
thiệu cho học sinh biết cách

tạo trang Web đơn giản
II. SGK thể hiện Chương trình, Chuẩn KTKN
Sách giáo khoa gồm 4 chương tương ứng với 4 chủ đề của Chương trình tin học lớp 10, cụ thể:
Chủ đề trong Chương
trình
Chương trong SGK Số bài
Một số khái niệm cơ bản
của Tin học
Chương I. Một số khái niệm cơ
bản của tin học
09 LT + 02 BT&TH (*)
Hệ điều hành Chương II. Hệ điều hành 04 LT + 03 BT&TH
Soạn thảo văn bản Chương III. Soạn thảo văn bản 06 LT + 04 BT&TH
Mạng máy tính và Internet Chương IV. Mạng máy tính và
Internet
03 LT + 02 BT&TH
14
• Lưu ý:
 09 LT + 02 BT&TH được hiểu là 09 bài lý thuyết và 02 bài bài tập và thực hành.
 Việc phân bổ thời lượng dạy học thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
 Các phần mềm cụ thể được sử dụng chỉ để minh họa yêu cầu về KTKN. Khi sử dụng
các phần mềm khác để dạy học, điều quan trọng là đảm bảo các KTKN tương đương.
Thực hiện việc sử dụng các phần mềm miễn phí, mã nguồn mở để dạy học theo
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Chương I. Một số khái niệm cơ bản của tin học
A) Nội dung trọng tâm của chương
• Sự ra đời và phát triển của ngành khoa học tin học. Đặc tính và vai trò của máy
tính khi ứng dụng các thành tựu của tin học vào khoa học và đời sống xã hội.
• Nguyên lí mã hoá nhị phân: Thông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng khi đưa
vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung là dãy bít (mã nhị phân)

• Cấu trúc của máy tính. Máy tính hoạt động theo chương trình.
• Khái niệm bài toán và thuật toán. Biểu diễn thuật toán bằng liệt kê hoặc sơ đồ
khối. Các bước giải bài toán trên máy tính.
• Một số thuật toán thông dụng
B) Yêu cầu KTKN của chương
1. Kiến thức:
• Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.
• Biết khái niệm thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính.
• Biết một số dạng đơn giản biểu diễn thông tin trong máy tính.
• Biết chức năng, sơ đồ cấu trúc của máy tính, các thiết bị chính của máy tính.
• Biết nội dung nguyên lí J. Von Neuman
• Biết khái niệm bài toán và thuật toán.
• Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê.
• Hiểu một số thuật toán giải một số bài toán đơn giản.
• Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây
dựng thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra
kết quả và hướng dẫn sử dụng.
• Biết khái niệm phần mềm máy tính.
• Biết được ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong xã hội.
• Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá
2. Kĩ năng:
• Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
• Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
• Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản.
C) KTKN và nội dung trong bài
§1. Tin học là một ngành khoa học
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu
khai thác tài nguyên thông tin.
• Biết tin học là một ngành khoa học

• Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực
• Biết những đặc tính ưu việt của máy tính
15
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết ngày nay thông tin được coi là một dạng tài nguyên; Nhu cầu khai thác, xử lý
thông tin ngày càng cao; Máy tính điện tử trở thành công cụ đáp ứng yêu cầu về
khai thác tài nguyên thông tin; Đó là các động lực để ngành tin học được hình
thành và phát triển.
• Biết tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về các phương pháp
nhập/xuất, lưu trữ, truyền, xử lý thông tin một cách tự động bằng máy tính. Thấy
được ngày nay tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
• Biết đặc tính ưu việt của máy tính: Làm việc không mệt mỏi; tốc độ xử lý nhanh;
chính xác; khả năng lưu trữ thông tin lớn; Các máy tính có thể liên kết với nhau
thành mạng để có thể thu thập và xử lý thông tin tốt hơn.
§2. Thông tin và dữ liệu
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết khái niệm thông tin, dữ liệu
• Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính
• Biết khái niệm mã hoá thông tin
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết thông tin luôn gắn với một đối tượng nhất định, nghĩa là ta luôn nói thông tin
về một đối tượng (hay thực thể) nào đó; Những hiểu biết có thể có được về một
thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó.
• Biết trong tin học, dữ liệu là thông tin được đưa vào trong máy tính
• Biết và nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp trong cuộc sống: dạng văn
bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
• Biết đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit.
• Biết để máy tính có thể xử lý được, thông tin phải được đưa vào máy tính. Biết
thông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng khi đưa vào máy tính đều được mã hoá
ở một dạng chung là mã nhị phân (dãy bit).

* Lưu ý:
 Mục 2. Đơn vị đo lượng thông tin không cần giải thích, chỉ dừng lại ở
mức khái niệm bit, biết bội số của bit, byte để tra cứu khi cần.
 Có thể dạy hoặc không dạy Hệ đếm La Mã;
 Biểu diễn số nguyên: Không đi sâu giải thích việc biểu diễn số nguyên
trong bộ nhớ.
 Biểu diễn số thực: chỉ cần giới thiệu cách biểu diễn dạng dấu phẩy động.
Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hoá thông tin
1. Yêu cầu về KTKN
• Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính
• Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản
• Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Vận dụng được các hiểu biết về: tin học là một ngành khoa học, thông tin được
lưu trữ và xử lí trong máy tính dưới dạng mã nhị phân, đơn vị đo thông tin là bit
và các đơn vị bội của bit để trả lời được các câu hỏi và bài tập trong SGK.
• Thực hiện được mã hóa dãy xâu kí tự đơn giản thành dãy bit và ngược lại.
• Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động (theo như yêu cầu trong SGK- câu
c2).
§3. Giới thiệu về máy tính
16
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính
• Biết máy tính làm việc theo nguyên lý Phôn-Nôi-man
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính:
 Bộ xử lí trung tâm (CPU): thành phần quan trọng nhất của máy tính, là
thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình;
 Bộ nhớ trong (ROM, RAM): Nơi chương trình được đưa vào để thực
hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.

 Bộ nhớ ngoài (đĩa cứng, đĩa mềm, CD, thiết bị nhớ flash (thường gọi
là USB)): dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong
 Thiết bị vào (bàn phím, chuột, máy quét, webcam ): dùng để đưa
thông tin vào máy tính.
 Thiết bị ra (màn hình, máy in, loa, tai nghe, máy chiếu): dùng để đưa
dữ liệu ra từ máy tính.
• Biết nguyên lý điều khiển bằng chương trình: Máy tính hoạt động theo chương
trình (giải thích cho học sinh: Chương trình là một dãy tuần tự các lệnh. Mỗi lệnh
là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện. Khi thực hiện lệnh máy
tính sẽ thực hiện một số thao tác xử lý dữ liệu. Hoạt động của máy tính thực chất
là việc thực hiện các lệnh).
• Biết nguyên lí lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã
nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
• Biết nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được
thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó
• Biết nguyên lí Phôn-Nôi-man: Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình,
lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung gọi là
nguyên lý Phôn-Nôi-man.
Bài thực hành 2. Làm quen với máy tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Nhận biết các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị ngoại vi
• Thực hiện được bật/tắt máy tính, màn hình, máy in
• Làm quen với bàn phím, chuột
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và các thiết bị ngoại vi của máy
tính.
• Thực hiện được khởi động/tắt máy tính đúng quy trình.
• Hiểu và có ý thức chấp hành nội quy phòng máy.
• Làm quen với bàn phím, chuột: Nhận dạng được vùng phím, nút chuột. Biết cách
gõ phím, di chuyển chuột và nháy nút chuột.

§4. Bài toán và thuật toán
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán.
• Hiểu một số thuật toán thông dụng.
• Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng ngôn ngữ liệt kê (Dùng ngôn ngữ tự nhiên)
• Mô tả được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng ngôn ngữ liệt kê.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết bài toán trong tin học là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện (Bài
toán trong tin học không chỉ là những bài toán trong lĩnh vực toán học và còn là
những vấn đề cần giải quyết trong đời sống, xã hội). Biết để phát biểu một bài
17
toán, cần trình bày rõ thông tin cần đưa vào máy tính (Input), thông tin cần lấy ra
(Output) và mối quan hệ giữa Input và Output.
• Biết cách giải một bài toán là một thuật toán; thuật toán để giải một bài toán là
một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khi
thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán ta nhận được output cần tìm.
• Hiểu các bài toán: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên, sắp xếp, tìm kiếm
tuần tự. HS phải hiểu được các bài toán này (mô tả được thuật toán bằng ngôn
ngữ liệt kê, mô phỏng thực hiện thuật toán với bộ dữ liệu đơn giản).
* Lưu ý:
 Chuẩn KTKN yêu cầu: về KT, HS hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ
đồ khối và ngôn ngữ liệt kê; về KN, HS xây dựng được thuật toán giải một
số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ liệt kê. Như vậy, về
KT HS cần hiểu cả hai cách biểu diễn thuật toán là sơ đồ khối và ngôn
ngữ liệt kê, nhưng về kĩ năng chỉ cần sử dụng được một trong hai cách để
mô tả thuật toán.
 Trong SGK, ở một số bài toán được giới thiệu đồng thời cả hai cách mô tả
bằng cách liệt kê và bằng sơ đồi khối. Trong giảng dạy, đối với một bài
toán không nhất thiết phải giới thiệu đồng thời cả hai cách mô tả, GV cân
nhắc lựa chọn một trong hai cách (hoặc kết hợp hai cách trên cơ sở phát

huy ưu điểm của mỗi cách) để phù hợp với đối tượng học sinh và với bài
toán cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy, cách mô tả bằng sơ đồ khối thường
giúp học sinh hình dung được ý tưởng thuật toán dễ hơn (nhất là với
những thuật toán có rẽ nhánh, lặp), cách liệt kê thường được HS lựa chọn
nhiều hơn (nhất là khi học sinh mới được tiếp cận), thuận lợi hơn cho việc
chuyển sang ngôn ngữ lập trình và thực hiện mô phỏng thuật toán.
 Có thể dạy hoặc không dạy: Ví dụ 1 Kiểm tra tính nguyên tố của một số
nguyên dương; Thuật toán tìm kiếm nhị phân (thuộc Ví dụ 3 Bài toán tìm
kiếm).
§5. Ngôn ngữ lập trình
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết ngôn ngữ lập trình dùng để diễn đạt thuật toán
• Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết chương trình là mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình để máy tính có
thể thực hiện được.
• Biết có ba lớp ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu trực tiếp được. Các
chương trình viết bằng hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được dịch
sang ngôn ngữ máy, khi đó máy tính mới thực hiện được.
• Biết vai trò của chương trình dịch là dịch các chương trình viết bằng hợp ngữ,
ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy.
• Biết lớp ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên nên thuận tiện hơn cho
người lập trình.
§6. Giải bài toán trên máy tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết các bước giải bài toán trên máy tính bao gồm:
 Xác định bài toán: xác định input/output và mối liên hệ giữa chúng.

18
 Lựa chọn hoặc xây dựng thuật toán: Thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán
đã có để giải bài toán.
 Viết chương trình: Lựa chọn các tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ
lập trình để diễn tả đúng thuật toán.
 Hiệu chỉnh: phát hiện sai sót và chỉnh sửa thông qua các Test.
 Viết tài liệu: Mô tả chương trình và hướng dẫn sử dụng.
* Lưu ý:
 Mục tiêu trọng tâm của bài là các bước xác định bài toán và lựa chọn
hoặc thiết kế thuật toán. Có thể lấy ví dụ khác với SGK để đạt được
mục tiêu này.
 Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương là không
bắt buộc. Tránh mất quá nhiều thời gian vào thuật toán này. Không
nhất thiết phải giới thiệu mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối.
§7. Phần mềm máy tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết khái niệm phần mềm máy tính.
• Phân biệt được chức năng của phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết chương trình để giải bài toán trên máy tính là một phần mềm máy tính.
• Biết những chương trình tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác được
gọi là phần mềm hệ thống. Biết hệ điều hành là phần mềm hệ thống quan trọng
nhất.
• Biết các phần mềm phục vụ những công việc như soạn thảo văn bản, quản lí học
sinh, thời khoá biểu, trò chơi là những phần mềm ứng dụng.
§8. Những ứng dụng của tin học
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
• Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học
tập, làm việc và giải trí.

2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết MTĐT được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội: Khoa
học kĩ thuật; Hỗ trợ công tác quản lý; Tự động hoá và điều khiển; Truyền thông;
Soạn thảo, in, lưu trữ, văn phòng; Trí tuệ nhân tạo; Giáo dục và giải trí. Chỉ ra
được ví dụ minh họa.
• Lấy được ví dụ thực tế minh họa tầm quan trọng và sự cần thiết phải có kiến thức
về tin học trong xã hội ngày nay.
§9. Tin học và xã hội
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.
• Biết những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá
• Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử
dụng máy tính.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết tin học ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của xã hội: Áp dụng ở
hầu hết các lĩnh vực; Xuất hiện nhận thức mới, phương thức làm việc mới,
phương thức giao tiếp mới. Chỉ ra được ví dụ minh họa.
• Biết sự cần thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến tin học và
đặc biệt là sử dụng tài nguyên thông tin chung.
19
Chương II. Hệ điều hành
A) Nội dung trọng tâm của chương
• Khái niệm hệ điều hành
• Khái niệm tệp và thư mục. Các thao tác cơ bản làm việc với tệp và thư mục
• Giao tiếp với hệ điều hành
• Một số hệ điều hành thông dụng
B) Yêu cầu KTKN của chương
1. Kiến thức:
• Biết khái niệm hệ điều hành.
• Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành.

• Biết khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.
• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.
• Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ
thống.
• Hiểu được các thao tác xử lí: sao chép tệp; xoá tệp, đổi tên tệp; tạo và xoá thư
mục.
• Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành.
• Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay.
2. Kĩ năng:
• Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.
• Đặt được tên tệp, thư mục
• Thực hiện được một số lệnh thông dụng
• Thực hiện được các thao tác với tệp và thư mục: tạo, xóa, di chuyển, đổi tên thư
mục và tệp .
C) KTKN và nội dung trong bài
§10. Khái niệm về hệ điều hành
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết khái niệm hệ điều hành. Nhận thức đúng về vai trò và vị trí của hệ điều hành.
• Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết hệ điều hành là phần mềm hệ thống.
• Biết hệ điều hành cài đặt trên máy tính (thiết bị phần cứng) tạo thành một hệ
thống (bao gồm phần cứng và phần mềm); Như vậy, con người làm việc với hệ
thống (cả phần cứng và phần mềm) chứ không chỉ đơn thuần làm việc với máy
tính (chỉ có phần cứng).
• Biết chức năng chính của hệ điều hành: Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ
thống; Quản lý, cấp phát tài nguyên của hệ thống.
§11. Tệp và quản lí tệp
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.

• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.
• Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.
• Đặt được tên tệp, thư mục.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết tệp (hay tập tin) là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành
một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí; Mỗi tệp có một tên để truy cập.
20
• Hiểu các tệp được lưu trữ trong thư mục; Trong thư mục có thể chứa thư mục
khác, thư mục này gọi là thư mục con; Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục
mẹ; Như vậy, thư mục có thể chứa tệp và thư mục con.
• Biết tệp và thư mục đều phải được đặt tên; Qui tắc đặt tên tệp và thư mục phụ
thuộc vào từng hệ điều hành; Thông thường tên tệp, thư mục gồm phần tên và
phần mở không dài quá 255 kí tự, đặc biệt tên tệp không chứa các kí tự sau: \ / :
* ? ” < > |. HS cần nhận biết được tên tệp, thư mục đặt sai qui tắc, đặt được tên
tệp, thư mục đúng qui tắc của hệ điều hành cụ thể đang sử dụng.
• Hiểu mỗi đĩa có một thư mục gốc, trong thư mục gốc chứa các tệp và thư mục
con, trong thư mục con lại có thể chứa các tệp và thư mục của nó – cấu trúc cây
thư mục.
• Biết đường dẫn cho biết vị trí của tệp (hoặc thư mục) được lưu trữ; Đường dẫn
gồm tên các thư mục theo chiều từ thư mục gốc đến tệp (hoặc thư mục) cần tìm.
HS thực hiện được việc xác định vị trí tên tệp, thư mục qua đường dẫn, viết được
đường dẫn đúng khi biết cấu trúc cây thư mục.
§12. Giao tiếp với hệ điều hành
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết có hai cách làm việc với hệ điều hành.
• Biết thao tác nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết để nạp hệ điều hành: phải có đĩa khởi động, bật nguồn điện.
• Biết cách làm việc với hệ điều hành: Gõ câu lệnh hoặc chọn lệnh trên bảng chọn,
hộp thoại, biểu tượng hiện nay các hệ điều hành phổ biến dùng cách làm việc

thứ 2.
• Biết cách ra khỏi hệ thống: Biết cách ra khỏi hệ thống đúng qui cách tương ứng
với hệ điều hành đang sử dụng trong nhà trường. Cần lưu ý học sinh ra khỏi hệ
thống không đơn thuần chỉ là thao tác ngắt nguồn điện.
Bài tập và thực hành 3. Làm quen với hệ điều hành
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được các thao tác vào/ra hệ thống
• Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột, bàn phím
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được các thao tác vào/ra hệ thống đúng qui định của hệ điều hành cụ
thể đang được sử dụng tại phòng máy của nhà trường
• Sử dụng được chuột để thực hiện các thao tác: chọn biểu tượng, kích hoạt biểu
tượng.
• Thực hiện được việc sử dụng chuột để chọn biểu tượng và sử dụng phím Enter để
kích hoạt biểu tượng.
Bài tập và thực hành 4. Giao tiếp với hệ điều hành
1. Yêu cầu chẩn KTKN:
• Làm quen các thao tác cơ bản với cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn
• Biết ý nghĩa các thành phần chủ yếu của một cửa sổ và màn hình nền
• Biết chạy chương trình bằng cách sử dụng bảng chọn.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Nhận biết được một số một số biểu tượng, thành phần chính trên màn hình nền.
Ví dụ, trong Windows XP là biểu tượng My Computer, My Documents, nút Start
và thanh Taskbar.
21
• Thực hiện được việc sử dụng chuột để thực hiện thu nhỏ, phóng to, trở về kích
thước cũ, đóng cửa sổ và di chuyển cửa sổ. Làm quen với một số bảng chọn chính
của cửa sổ, ví dụ bảng chọn File, Edit, View (trong cửa sổ My Computer của
Windows).
• Thực hiện được thao tác chạy một chương trình cụ thể thông qua bảng chọn, biểu

tượng trên màn hình nền. Ví dụ trong Windows: chọn bảng chọn Start và mở
chương trình trong bảng chọn.
Bài thực hành 5. Thao tác với tệp và thư mục
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được một số thao tác cơ bản với tệp và thư mục
• Làm quen với hệ thống quản lí tệp
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Xem được nội dung đĩa, thư mục thông qua biểu tượng. Ví dụ trong Windows, sử
dụng biểu tượng My Computer.
• Tạo được thư mục mới, đổi tên tệp/thư mục
• Thực hiện được thao tác sao chép, di chuyển, xoá tệp/thư mục.
§13. Một số hệ điều hành thông dụng
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết có nhiều hệ điều hành.
• Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết người sử dụng có thể lựa chọn hệ điều hành phù hợp để cài đặt lên máy tính
của mình.
• Biết có hệ điều hành cho máy tính cá nhân, hệ điều hành mạng máy tính; có hệ
điều hành đơn nhiệm, hệ điều hành đa nhiệm.
* Lưu ý:
 Nhận thức được lợi ích, sự cần thiết và xu hướng tất yếu chuyển sang sử dụng
hệ điều hành miễn phí, mã nguồn mở.
Chương III. Soạn thảo văn bản
A) Nội dung trọng tâm của chương
• Giới thiệu kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản nói chung và soạn thảo văn bản
trên máy tính nói riêng.
• Thực hành kĩ năng cơ bản, tối thiểu về soạn thảo văn bản chữ Việt trên máy tính
thông qua một hệ soạn thảo văn bản cụ thể.
B) Yêu cầu KTKN của chương

1. Kiến thức:
• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
• Biết các đơn vị xử lý trong văn bản.
• Biết một số vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản tiếng Việt
• Biết màn hình làm việc của phần mềm soạn thảo
• Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, gõ văn bản, ghi
tệp.
• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản, định
dạng trang văn bản, danh sách liệt kê, chèn số thứ tự trang.
• Biết cách in văn bản.
• Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm và thay thế.
• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.
• Biết soạn thảo và định dạng bảng.
22
2. Kĩ năng:
• Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản.
• Thực hiện được các thao tác mở tệp, đóng tệp, tạo tệp mới, ghi tệp văn bản.
• Định dạng được văn bản đơn giản theo mẫu
• Thực hiện được tìm kiếm và thay thế một từ hay một câu
• Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên bảng và soạn thảo văn bản trong bảng.
3. Thái độ:
• Rèn luyện đức tính cẩn thận, thói quen suy nghĩ về các tiến hành công việc trước
khi bắt tay vào thực hiện, tinh thần hợp tác, giúp đỡ trong học tập.
C) KTKN và nội dung trong bài
§14. Khái niệm về soạn thảo văn bản
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
• Biết một số quy ước trong soạn thảo văn bản
• Biết khái niệm về định dạng văn bản
• Có khái niệm về các vấn đề xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản

2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết hệ soạn thảo văn bản là phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện thao tác liên
quan đến công việc soạn thảo trên máy vi tính, bao gồm: gõ văn bản, sửa đổi,
trình bày, lưu trữ và in văn bản.
• Biết có nhiều hệ soạn thảo văn bản khác nhau, nhưng những tính năng chung là
giống nhau.
• Biết khi soạn thảo trên máy vi tính người ta thường gõ nội dung văn bản trước,
sau đó mới tiến hành trình bày văn bản; Điểm mạnh của hệ soạn thảo văn bản là
khả năng độc lập việc gõ văn bản và việc trình bày văn bản (định dạng kí tự, định
dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản) và khả năng lưu trữ.
• Biết phân biệt được các đơn vị xử lí văn bản: kí tự, từ, câu, đoạn, trang văn bản.
Biết một số quy ước trong việc gõ văn bản.
• Biết muốn gõ chữ Việt cần có chương trình điều khiển riêng cho phép hiển thị
chữ Việt khi soạn thảo. Chương trình này được gọi là chương trình hỗ trợ gõ chữ
Việt.
§15. Làm quen với Microsoft Word
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết cách khởi động và kết thúc hệ soạn thảo văn bản.
• Biết cách soạn thảo văn bản đơn giản: Tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu
văn bản trên đĩa.
• Biết một số thành phần chính trên màn hình làm việc của hệ soạn thảo văn bản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết chức năng, ý nghĩa của thanh tiêu đề, bảng chọn, thanh công cụ chuẩn và
định dạng của màn hình làm việc của hệ soạn thảo văn bản. HS biết được một số
lệnh, nhận dạng nút lệnh phục vụ cho bài thực hành 6.
• Biết cách mở và ghi văn bản mới bằng nút lệnh trên thanh công cụ hoặc lệnh
trong bảng chọn.
• Biết cách di chuyển con trỏ soạn thảo bằng các phím mũi tên, phím điều khiển
trên bàn phím và tiến hành hiệu chỉnh văn bản gõ sai bằng cách xoá văn bản gõ
sai và nhập lại văn bản mới.

• Biết ý nghĩa, tác dụng của thao tác sao chép, xoá, cắt, di chuyển văn bản và biết
các bước thực hiện thao tác này bằng chuột hoặc bàn phím.
23
Bài tập và thực hành 6. Làm quen với hệ soạn thảo văn bản
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được khởi động/kết thúc hệ soạn thảo văn bản.
• Nhận biết một số thành phần trên màn hình chính của hệ soạn thảo
• Thực hiện được một số lệnh cơ bản: Mở văn bản mới để soạn thảo, mở văn bản đã
có, lưu, cắt, dán, xoá, sao chép văn bản.
• Soạn thảo được một văn bản tiếng Việt đơn giản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Nhận biết và phân biệt được thanh tiêu đề, bảng chọn, thanh công cụ chuẩn và
thanh công cụ định dạng. Nhận biết và thực hiện được việc chọn nút lệnh trên
thanh công cụ hoặc lệnh trong bảng chọn.
• Gõ được văn bản chữ Việt theo kiểu gõ TELEX (hoặc VNI). Sử dụng được các
phím mũi tên, phím điều khiển để hiệu chỉnh văn bản.
• Sử dụng được các nút tương ứng trên thanh công cụ hoặc lệnh trong bảng chọn
để: lưu, cắt, dán, xoá, sao chép văn bản.
§16. Định dạng văn bản
1. Yêu cầu về KTKN
• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản, định
dạng trang văn bản
• Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Hiểu khái niệm định dạng văn bản: định dạng kí tự (phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ),
định dạng đoạn văn bản (căn lề trái, phải), định dạng trang văn bản (đặt lề trang
giấy, hướng giấy).
• Biết cách sử dụng thanh công cụ định dạng hoặc bảng chọn để định dạng phông
chữ, kiểu chữ, cỡ chữ của kí tự.
• Biết cách sử dụng các nút tương ứng trên thanh công cụ (hoặc lệnh trong bảng

chọn) để căn lề trái, phải của đoạn văn bản. Biết cách đặt lề trang giấy, hướng
giấy.
Bài tập và thực hành 7. Định dạng văn bản
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được việc định dạng được văn bản theo mẫu
• Thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn văn bản
• Rèn luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được việc mở văn bản đã có và tiến hành định dạng kí tự (lựa chọn
phông chữ, kiểu chữ ), đoạn văn bản (căn lề, khoảng cách lề) để có văn bản như
mẫu trong SGK.
§17. Một số chức năng khác
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết cách định dạng kiểu danh sách liệt kê và số thứ tự
• Biết ngắt trang và đánh số trang văn bản
• Biết cách xem văn bản trước khi in và biết cách in văn bản.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết các bước sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ (hoặc sử dụng bảng chọn ) để
định dạng văn bản theo kiểu liệt kê và kiểu số thứ tự.
• Biết cách sử dụng bảng chọn để đánh số trang cho văn bản.
24
• Biết cách sử dụng nút lệnh (hoặc sử dụng bảng chọn) để xem văn bản trước khi in
và in văn bản ra giấy.
§18. Các công cụ trợ giúp soạn thảo
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết các thao tác tìm và thay thế.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết Tìm và thay thế tự động là một trong các công cụ của hệ soạn thảo văn bản
giúp tăng hiệu quả của việc soạn thảo văn bản (minh họa qua ví dụ cụ thể).
• Biết cách sử dụng công cụ Tìm và thay thế.

* Lưu ý:
 Chỉ cần giới thiệu cách sử dụng công cụ Tìm và thay thế một từ hay một câu
trong văn bản. Không cần đi sâu vào các tuỳ chọn của công cụ Tìm và thay
thế.
Bài thực hành 8. Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được việc định dạng văn bản theo kiểu danh sách liệt kê và kiểu số thứ
tự
• Thực hiện được việc đánh số trang văn bản
• Thực hiện được thao tác tìm kiếm, tìm kiếm và thay thế một từ hay một câu.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được các bước sử dụng được nút lệnh trên thanh công cụ (hoặc bảng
chọn) để định dạng văn bản theo kiểu danh sách liệt kê, kiểu số thứ tự theo như
yêu cầu của câu a) trong SGK.
• Thực hiện được đánh số trang văn bản bằng cách sử dụng bảng chọn.
• Thực hiện được việc tìm kiếm, tìm và thay thế một từ, một câu trong văn bản.
§19. Tạo và làm việc với bảng
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết khi nào nên tổ chức thông tin dưới dạng bảng
• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.
• Biết soạn thảo và định dạng bảng.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết cách tạo bảng với số hàng, số cột mong muốn bằng nút lệnh trên thanh công
cụ hoặc bảng chọn.
• Biết cách chèn thêm, xoá hàng, cột
• Biết cách gộp nhiều ô thành một ô, tách một ô thành nhiều ô
• Biết cách thay đổi kích thước của cột, hàng.
Bài tập và thực hành 9. Bài tập và thực hành tổng hợp
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được tạo bảng, tách ô, gộp ô, nhập văn bản vào bảng, định dạng văn

bản trong ô.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Tạo được bảng với số hàng, số cột theo yêu cầu, thay đổi độ rộng của cột, chiều
cao của hàng
• Thực hiện được gộp ô hoặc tách ô.
• Nhập và định dạng được văn bản theo mẫu. Sử dụng đúng các chức năng, công cụ
soạn thảo phù hợp để căn lề, thụt đầu dòng, đánh số thứ tự, danh sách liệt kê.
25
Chương IV. Mạng máy tính và Internet
A) Nội dung trọng tâm của chương
• Một số kiến thức cơ sở về mạng máy tính
• Khái niệm mạng Internet. Các phương thức kết nối vào mạng Internet và cách
truyền tin giữa các máy tính trong mạng Internet.
• Một số dịch vụ trên Internet: Trình duyệt Web, tìm kiếm thông tin, thư điện tử.
B) Yêu cầu KTKN của chương
1. Kiến thức:
• Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
• Biết khái niệm mạng máy tính
• Biết một số loại mạng máy tính.
• Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của nó.
• Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
• Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet
• Biết khái niệm trang Web, Website
• Biết chức năng trình duyệt Web
• Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử
2. Kĩ năng:
• Sử dụng được trình duyệt Web
• Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên Interrnet.
• Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện tử.
3. Thái độ:

• Tôn trọng bản quyền khi sử dụng hoặc đưa thông tin lên mạng máy tính.
C) KTKN và nội dung trong bài
§20. Mạng máy tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết nhu cầu kết nối mạng máy tính
• Biết khái niệm mạng máy tính, phân loại mạng máy tính
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau để trao đổi
dữ liệu và dùng chung thiết bị.
• Biết mạng máy tính bao gồm ba thành phần: Các máy tính, các thiết bị mạng để
kết nối các máy tính và phần mềm (giao thức) cho phép thực hiện việc giao tiếp
giữa các máy tính.
• Biết loại mạng máy tính: ở góc độ địa lý mạng máy tính được phân thành: Mạng
cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), mạng toàn cầu (Internet).
* Lưu ý: Về mô hình mạng chỉ yêu cầu giới thiệu qua bằng hình vẽ, không cần đi sâu
giải thích nội dung này.
§21. Mạng thông tin toàn cầu Internet
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết được khái niệm Internet, các lợi ích chính của Internet, sơ lược về giao thức
TCP/IP
• Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet
• Biết khái niệm địa chỉ IP.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết khái niệm Internet, trong đó cần nhấn mạnh: Internet là mạng máy tính
khổng lồ bao phủ trên phạm vi toàn cầu, là mạng của các mạng, sử dụng giao thức
26
truyền thông TCP/IP và sự ảnh hưởng sâu rộng của Internet đến sự phát triển xã
hội.
• Biết hai cách kết nối chính với Internet: Sử dụng môđem qua đường điện thoại, sử
dụng đường truyền riêng.

• Biết các máy tính (hay mạng máy tính) khi tham gia vào mạng Internet đều phải
sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. TCP/IP quy định về cách thức và
phương thức gửi/nhận dữ liệu. Máy tính tham gia vào mạng Internet đều được cấp
một địa chỉ xác định duy nhất – gọi là địa chỉ IP, chính nhờ địa chỉ này mà
việc/gửi nhận dữ liệu được đảm bảo đến đúng người nhận.
* Lưu ý:
 Cần lựa chọn cách kết nối Internet thực tế, phổ biến có tại địa phương, tại nhà
trường để giới thiệu với HS, tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương thức kết
nối này. Ví dụ, hiện nay kết nối ADSL là phổ biến ở nhiều địa phương hoặc ở
những nơi chỉ có kết nối không dây (do địa hình khó khăn cho việc kết nối có
dây) thì nên chọn phương thức kết nối này để giới thiệu cho HS.
§22. Một số dịch vụ cơ bản của Internet
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết khái niệm hệ thống www, siêu văn bản
• Biết khái niệm trang web, website, trình duyệt web
• Biết chức năng của trình duyệt web
• Biết dịch vụ truy cập, tìm kiếm thông tin trên Internet
• Biết khái niệm thư điện tử, cách gửi/nhận thư điện tử
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết khái niệm siêu văn bản, cần nhấn mạnh: siêu văn bản là một văn bản đặc
biệt trên máy tính, một siêu văn bản có thể bao gồm cả văn bản, âm thanh,
hình ảnh, video và đặc biệt là có các liên kết với siêu văn bản khác.
• Biết siêu văn bản được gán địa chỉ để truy cập gọi là trang web.
• Biết hệ thống www được cấu thành từ các trang web và được xây dựng trên
giao thức truyền tin siêu văn bản HTTP.
• Biết Website gồm một hoặc nhiều trang web trong hệ thống WWW được tổ
chức dưới một địa chỉ truy cập.
• Biết trình duyệt web là phần mềm cho phép người dùng truy cập trang web,
tương tác với các máy chủ trong hệ thống WWW và các tài nguyên khác của
Internet.

• Biết có hai cách chính để tìm kiếm thông tin trên Internet:
o Sử dụng thư mục phân loại: Trên Internet có một số trang web chứa
danh mục các trang web được phân loại theo chủ đề, lĩnh vực, ví dụ:
dir.yahoo.com. Người sử dụng có thể truy cập đến các trang này và
căn cứ vào thư mục phân loại để tìm địa chỉ trang web chứa thông tin
mình cần.
o Sử dụng máy tìm kiếm: người sử dụng cần truy cập vào website của
máy tìm kiếm ví dụ như www.google.com hoặc www.yahoo.com sau
đó nhập từ khoá tìm kiếm (từ khoá là danh sách từ cần tìm kiếm) rồi
nhấn Enter. Kết quả tìm kiếm là danh sách các địa chỉ trang web tương
ứng với từ khoá tìm kiếm.
• Biết thư điện tử (Email) là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên
Internet thông qua các hộp thư điện tử; Sử dụng dịch vụ này bên cạnh nội
dung thư còn có thể truyền kèm tệp tin; Để gửi và nhận thư điện tử cần đăng
kí hộp thư điện tử do nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử cấp phát gồm tên truy
cập (username) và mật khẩu (password) để truy cập hộp thư.
27
Bài tập và thực hành 10. Sử dụng trình duyệt Internet Explorer
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết chức năng trình duyệt Web
• Sử dụng được trình duyệt Web
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được việc nhập địa chỉ trang web cho trước, truy cập được trang
web.
• Thực hiện được truy cập vào một trang web thông qua liên kết, xem thông tin
và quay lại trang trước bằng nút lệnh Back.
Bài tập và thực hành 11. Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được đăng kí một hộp thư điện tử mới
• Thực hiện được việc xem, soạn và gửi thư điện tử

• Thực hiện được tìm kiếm thông tin đơn giản bằng máy tìm kiếm
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện việc đăng nhập hộp thư đã có với tên truy cập (username) và mật
khẩu (password) được cung cấp. Thực hiện được việc kiểm tra hộp thư đến,
đọc thư, soạn thư mới và gửi thư.
• Truy cập được đến máy tìm kiếm Google (hoặc Yahoo), nhập từ khoá tìm
kiếm. Bước đầu biết xem xét danh sách tìm kiếm để lựa chọn liên kết phù hợp
và truy cập nội dung thông qua liên kết.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KTKN
28
MÔN TIN HỌC LỚP 11
I. Chương trình, chuẩn KTKN môn Tin học lớp 11
A) Chương trình
1. Một số khái niệm cơ sở trong ngôn ngữ lập trình
 Phân loại ngôn ngữ lập trình.
 Chương trình dịch.
 Các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
 Các thành phần cơ sở của một ngôn ngữ lập trình bậc cao cụ thể.
2. Chương trình đơn giản
 Cấu trúc chương trình.
 Một số kiểu dữ liệu chuẩn.
 Khai báo biến.
 Phép toán, biểu thức, lệnh gán.
 Tổ chức vào/ra đơn giản.
 Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
3. Tổ chức rẽ nhánh và lặp
 Tổ chức rẽ nhánh.
 Tổ chức lặp.
4. Kiểu dữ liệu có cấu trúc

 Kiểu mảng và biến có chỉ số.
 Kiểu dữ liệu xâu.
 Kiểu bản ghi.
5. Tệp và xử lý tệp
 Phân loại và khai báo tệp.
 Xử lí tệp.
6. Chương trình con
 Chương trình con và phân loại.
 Thủ tục.
 Hàm.
7. Đồ hoạ và âm thanh
 Một số yếu tố đồ hoạ.
 Một số yếu tố âm thanh.
B) Chuẩn KTKN
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Một số khái
niệm cơ sở
trong ngôn ngữ
lập trình
1. Phân loại
ngôn ngữ lập
trình

Kiến thức
• Biết có 3 lớp ngôn ngữ lập trình và các
mức của ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ
máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
– Kiến thức này đã có ở lớp 10,
cần nhắc lại và bổ sung để
đảm bảo tính hệ thống.

2. Chương
Kiến thức
29
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
trình dịch
• Biết vai trò của Chương trình dịch .
• Biết khái niệm Biên dịch và Thông dịch.
– Biết một trong những nhiệm
vụ quan trọng của Chương
trình dịch là phát hiện lỗi cú
pháp của Chương trình nguồn.
3. Các thành
phần của
ngôn ngữ lập
trình
Kiến thức
• Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ
lập trình: Bảng chữ cái, Cú pháp và Ngữ
nghĩa.
– Cần giải thích sự khác nhau
giữa Cú pháp và Ngữ nghĩa.
4. Các thành
phần cơ sở
của TP
Kiến thức
• Biết các thành phần cơ sở của một ngôn
ngữ lập trình bậc cao cụ thể: Bảng chữ cái,
Tên, Tên chuẩn, Tên riêng (từ khoá), Hằng
và Biến.
Kỹ năng

• Phân biệt được Tên, Hằng và Biến. Biết
đặt tên đúng.
– Nên minh hoạ bằng một đoạn
chương trình đơn giản
Chương trình
TP đơn giản
1. Cấu trúc
chương trình
Kiến thức
• Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật
toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
• Biết cấu trúc của một chương trình: cấu
trúc chung và các thành phần.
Kĩ năng
• Nhận biết được các phần của một chương
trình đơn giản.
– Lấy một chương trình đơn
giản để minh hoạ
2. Một số
kiểu dữ liệu
chuẩn
Kiến thức
• Biết một số kiểu dữ liệu định sẵn: nguyên,
thực, kí tự, logic và miền con.
Kĩ năng
• Xác định được kiểu cần khai báo của dữ
liệu đơn giản.
– Cho các ví dụ đơn giản để
HS luyện tập
3. Khai báo

biến
Kiến thức
• Hiểu được cách khai báo biến.
Kĩ năng
• Khai báo đúng,
• Nhận biết khai báo sai.
– Cho các ví dụ đơn giản để
HS luyện tập
4. Phép toán,
biểu thức,
lệnh gán
Kiến thức
• Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức
số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan
– Phân biệt được sự khác nhau
giữa phép “gán” và phép so
30
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
hệ.
• Hiểu lệnh gán.
Kĩ năng
• Viết được lệnh gán.
• Viết được các biểu thức số học và logic
với các phép toán thông dụng.
sánh bằng.
– Lấy ví dụ là các biểu thức
quen thuộc để học sinh luyện
tập.
5. Tổ chức
vào/ra đơn

giản
Kiến thức
• Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập
thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra
màn hình.
Kĩ năng
• Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.
6. Dịch, thực
hiện và hiệu
chỉnh chương
trình
Kiến thức
• Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện
và hiệu chỉnh chương trình.
• Biết một số công cụ của môi trường lập
trình cụ thể.
Kĩ năng
• Bước đầu sử dụng được chương trình dịch
để phát hiện lỗi.
• Bước đầu chỉnh sửa được chương trình
dựa vào thông báo lỗi của Chương trình
dịch và tính hợp lí của kết quả thu được.
– Xét một chương trình đơn
giản nhưng hoàn chỉnh và có
thể chạy được, cho ra kết quả.

Rẽ nhánh và
lặp
1. Tổ chức rẽ
nhánh

Kiến thức
• Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong
biểu diễn thuật toán
• Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và
dạng đủ).
• Hiểu câu lệnh ghép.
Kĩ năng
• Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả
thuật toán của môt số bài toán đơn giản.
• Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ
nhánh đầy đủ và áp dụng để thể hiện được
thuật toán của một số bài toán đơn giản.

– Nên sử dụng các thuật toán
đã có ở lớp 10
– Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện tại
phòng máy để học sinh đạt
được những kỹ năng theo yêu
cầu
2. Tổ chức lặp
Kiến thức
• Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu
diễn thuật toán
• Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện
trước, cấu trúc lặp với số lần định trước.
• Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại
cấu trúc lặp vào tính huống cụ thể.
– Cần tổng kết lại có 3 loại cấu
trúc điều khiển là: tuần tự, rẽ

nhánh và lặp.
– Bước đầu hình thành khái
niệm về lập trình có cấu trúc.
– Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện tại
31
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Kĩ năng
• Mô tả được thuật toán của một số bài toán
đơn giản có sử dụng lệnh lặp.
• Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện
trước, lệnh lặp với số lần định trước
• Viết được thuật toán của một số bài toán
đơn giản.
phòng máy để học sinh đạt
được những kỹ năng theo yêu
cầu

Kiểu dữ liệu có
cấu trúc
1. Kiểu mảng
và biến có chỉ
số
Kiến thức
• Hiểu khái niệm mảng một chiều và hai
chiều.
• Hiểu cách khai báo và truy cập đến các
phần tử của mảng.
Kĩ năng
• Cài đặt được thuật toán của một số bài

toán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng một
chiều.
• Thực hiện được khai báo mảng, truy cập,
tính toán các phần tử của mảng.
– Biết được rằng với kiểu dữ
liệu có cấu trúc, người ta có
thể thiết kế một kiểu dữ liệu
mới phức tạp hơn từ những
kiểu đã cho.
– Có thể sử dụng một số thuật
toán ở lớp 10.
– Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện tại
phòng máy để học sinh đạt
được những kỹ năng theo yêu
cầu
2. Kiểu dữ
liệu Xâu
Kiến thức
• Biết xâu là một dãy ký tự (có thể coi xâu
là mảng một chiều).
• Biết cách khai báo xâu, truy cập phần tử
của xâu.
Kĩ năng
• Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông
dụng về xâu.
• Cài đặt được một số chương trình đơn
giản có sử dụng xâu.
– Cho học sinh biết kiểu dữ
liệu xâu với một số hàm và thủ

tục giúp thuận tiện khi xử lý
dữ liệu văn bản.
3. Kiểu Bản
ghi
Kiến thức
• Biết khái niệm kiểu Bản ghi.
• Biết cách khai báo bản ghi, truy cập
trường của bản ghi.
– Nhấn mạnh rằng khác với
kiểu mảng, trong kiểu bản ghi,
các trường có thể thuộc các
kiểu dữ liệu khác nhau.
Tệp và xử lý
tệp

1. Phân loại
và khai báo
tệp
Kiến thức
• Biết khái niệm về kiểu dữ liệu tệp.
• Biết khái niệm tệp định kiểu và tệp văn
bản.
• Biết các lệnh khai báo tệp định kiểu và
tệp văn bản.
Kĩ năng
32
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
• Khai báo đúng tệp văn bản.
2. Xử lý tệp
Kiến thức

• Biết các bước làm việc với tệp: gán tên
cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp.
• Biết một số hàm và thủ tục chuẩn làm
việc với tệp.
Kĩ năng
• Sử dụng được một số hàm và thủ tục
chuẩn làm việc với tệp
– Chỉ dừng lại ở những ví dụ
đơn giản.
Chương trình
con
1. Chương
trình con và
phân loại
Kiến thức
• Biết vai trò của chương trình con trong
lập trình.
• Biết sự phân loại chương trình con: thủ
tục và hàm.
– Thông qua các ví dụ cụ thể.
2. Thủ tục
Kiến thức
• Biết cấu trúc một thủ tục, danh sách
vào/ra hình thức.
• Biết mối liên quan giữa chương trình và
thủ tục.
• Biết gọi một thủ tục
Kĩ năng
• Nhận biết được các thành phần trong đầu
của thủ tục.

• Sử dụng được lời gọi một thủ tục.
• Viết được thủ tục đơn giản
3. Hàm
Kiến thức
• Biết cấu trúc của một hàm, danh sách
vào/ra hình thức.
• Biết mối liên quan giữa chương trình và
hàm.
• Biết gọi một hàm
Kĩ năng
• Nhận biết được các thành phần trong đầu
của hàm.
• Viết được hàm đơn giản.
– Biết được sự giống nhau và
khác nhau giữa hàm và thủ
tục.
4. Khai thác
chương trình
con sẵn có
của ngôn ngữ
lập trình
Kiến thức
• Biết cách sử dụng thư viện chuẩn: các
hàm và thủ tục chuẩn sẵn có.
• Hiểu một số câu lệnh đã dùng trước đây
thực chất là thủ tục và hàm chuẩn.
Kĩ năng
• Biết khai báo và sử dụng hàm trong một
thư viện chuẩn thông dụng
33

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Đồ họa và âm
thanh
1. Một số yếu
tố đồ hoạ.
Kiến thức
• Hiểu khái niệm màn hình đồ hoạ và điều
kiện làm việc trong chế độ đồ hoạ.
• Biết một số hàm và thủ tục vẽ hình đơn
giản: điểm, đường, hình tròn, elip, hình chữ
nhật.
– Chỉ dừng lại ở mức độ mô tả,
giới thiệu.
– Có thể cho chạy một chương
trình đồ hoạ sinh động để gây
hứng thú.
2. Một số yếu
tố âm thanh.
Kiến thức
• Biết một số hàm và thủ tục chuẩn của
ngôn ngữ hiện dùng để mô phỏng âm thanh
và khả năng thể hiện bản nhạc đơn giản
bằng một chương trình cụ thể.
– Chỉ dừng lại ở mức độ mô tả,
giới thiệu.
– Có thể cho chạy một chương
trình âm thanh hay để gây
hứng thú.
II. SGK thể hiện Chương trình, Chuẩn KTKN
SGK Tin hoc 11 gồm 6 chương tương ứng với 7 chủ đề của Chương trình Tin học lớp 11, cụ

thể:
Chủ đề trong Chương
trình
Chương trong SGK Số bài
Một số khái niệm cơ sở
trong ngôn ngữ lập trình
Chương I: Một số khái niệm về
lập trình và ngôn ngữ lập trình
02 LT
Chương trình Pascal đơn
giản
Chương II: Chương trình đơn
giản 06 LT + 01 BT&TH (*)
Rẽ nhánh và lặp Chương III: Cấu trúc rẽ nhánh và
lặp
2 LT + 01 BT&TH
Kiểu dữ liệu có cấu trúc Chương IV: Kiểu dữ liệu có cấu
trúc
3 LT + 3 BT&TH
Tệp và xử lý tệp Chương V: Tệp và thao tác với
tệp
3 LT
Chương trình con, đồ họa Chương VI: Chương trình con và
lập trình có cấu trúc
3 LT + 3 BT&TH
• Lưu ý:
 06 LT + 01 BT&TH được hiểu là 06 bài lý thuyết và 01 bài bài tập và thực hành.
 Việc phân bổ thời lượng dạy học thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
 Ngôn ngữ Pascal chỉ là một ngôn ngữ lập trình cụ thể được sử dụng để minh họa yêu
cầu về KTKN. Hoàn toàn được phép sử dụng ngôn ngữ lập trình khác để dạy học,

điều quan trọng là đảm bảo các KTKN tương đương.
 Chủ đề Đồ họa và âm thanh không trình bày trong một chương riêng biệt trong SGK.
Đồ họa được giới thiệu ở § 19 của chương VI; Âm thanh được giới thiệu ở bài đọc
thêm 4.
Chương I. Một số khái niệm về lập trình
A) Nội dung trọng tâm của chương
34

Một số kháiniệm cơ bảncủa Tin học1. Giới thiệungành khoa họcTin họcKiến thức• Biết Tin học là một ngành khoa học: có đốitượng, nội dung và phương pháp nghiên cứuriêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiêncứu, vừa là công cụ.• Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin- Lấy các ví dụ về ứng dụngTin học trong đời sốngthường ngày.10CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚhọc do nhu cầu của xã hội.• Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính• Biết được một số ứng dụng của Tin học vàmáy tính điện tử trong các họat động của đờisống.2. Thông tin vàdữ liệuKiến thức• Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin,các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máytính.• Biết một số dạng biểu diễn thông tin trongmáy tính.• Biết đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vịbội của bit.• Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễnthông tin.Kỹ năng• Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giảnthành dãy bit.3. Giới thiệu vềmáy tínhKiến thức• Biết chức năng các thiết bị chính của máytính .• Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J.Von NeumanKỹ năng• Nhận biết được các bộ phận chính của máytính.- Vẽ lược đồ khái quát củakiến trúc máy tính để giảithích.- Giáo viên chỉ dẫn các bộphận của máy tính tại phòngmáy.4. Bài toán vàthuật toánKiến thức• Biết khái niệm bài toán và thuật toán, cácđặc trưng chính của thuật toán.• Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồkhối và ngôn ngữ liệt kê.• Hiểu một số thuật toán thông dụng.Kỹ năng• Xây dựng được thuật toán giải một số bàitoán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữliệt kê.- Trình bày thuật toán giảimột số bài toán đơn giảnnhư tìm ước chung lớn nhấtcủa 2 số tự nhiên, kiểm tramột số tự nhiên là số nguyêntố hay hợp số, tìm kiếm vàsắp xếp một dãy số nguyên.- Nên đưa một số ví dụ gầngũi với học sinh để môphỏng cho các thuật toán5. Ngôn ngữ lậptrình.Kiến thức• Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợpngữ và ngôn ngữ bậc cao.- Ghi nhớ việc cần dịch từngôn ngữ bậc cao, hợp ngữsang ngôn ngữ máy.6. Giải bài toántrên máy tínhđiện tửKiến thức• Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toántrên máy tính: xác định bài toán, xây dựngthuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viếtchương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và- Lấy nội dung thực tế đểminh hoạ.- Ghi nhớ các bước trên cóthể lặp lại nhiều lần.11CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚhướng dẫn sử dụng.7. Phần mềmmáy tínhKiến thức• Biết khái niệm phần mềm máy tính.• Phân biệt được phần mềm hệ thống và phầnmềm ứng dụng.- Kể được các loại phầnmềm ứng dụng8. Các ứng dụngcủa Tin họcKiến thức• Biết được ứng dụng chủ yếu của MTĐTtrong các lĩnh vực đời sống xã hội.• Biết rằng có thể sử dụng một số chươngtrình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập,làm việc và giải trí.- Lấy các ứng dụng Tin họctrong trường, ở địa phươngđể minh hoạ.9. Tin học và xãhội.Kiến thức• Biết được ảnh hưởng của Tin học đối với sựphát triển của xã hội.• Biết được những vấn đề thuộc văn hoá vàpháp luật trong xã hội tin học hoáThái độ• Có hành vi và thái độ đúng đắn về nhữngvấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụngmáy tính.- Nên giới thiệu một số điềuluật,nghị định về bản quyền,chống tội phạm Tin học củanước ta.Hệ điều hành1. Khái niệm hệđiều hànhKiến thức• Biết khái niệm hệ điều hành.• Biết chức năng và các thành phần chính củahệ điều hành .- Không gắn cứng vào mộthệ điều hành cụ thể nào, màtrình bày những nguyên líchung.- Hệ điều hành được xétdưới góc độ người sử dụng.2. Tệp và quảnlí tệpKiến thức• Hiểu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.Kĩ năng• Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đườngdẫn.• Đặt được tên tệp, thư mục- Cần xây dựng các bài thựchành và tổ chức thực hiệntại phòng máy để học sinhđạt được những kỹ năngtheo yêu cầu3. Giao tiếpvới hệ điềuhành và xử lýtệpKiến thức• Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành, làmviệc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.• Hiểu được các thao tác xử lý: sao chép tệp;xoá tệp, đổi tên tệp; tạo và xoá thư mục.Kĩ năng• Thực hiện được một số lệnh thông dụng• Thực hiện được các thao tác với tệp và thưmục: tạo, xóa, di chuyển, đổi tên thư mục và- Thực hành trên một hệđiều hành cụ thể.- Phân biệt các cách giaotiếp khác nhau.- Nêu những vấn đề cốt lõinhất về tệp và quản lí tệp màhệ điều hành nào cũng phảicó.12CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚtệp .4. Một số hệđiều hành phổbiến.Kiến thức• lịch sử phát triển của hệ điều hành.• Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệđiều hành hiện nay.- Giới thiệu sơ lược về MSDOS, UNIX và LINUXSọan thảo vănbản1. Một số kháiniệm cơ bản.Kiến thức• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảovăn bản.• Biết các đơn vị xử lý trong văn bản (ký tự,từ, câu, dòng, đoạn, trang).• Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo vănbản tiếng Việt- Nêu các ưu việt của soạnthảo văn bản bằng máy tính.- Các chức năng chủ yếuđược trình bày độc lập vớiphần mềm soạn thảo vănbản.- Cho học sinh biết có nhiềuloại bộ mã và nhiều loạiphông chữ Việt khác nhau.- Giới thiệu về UNICODE,tuy nhiên không đi sâu vàovấn đề mã.2. Làm quen vớihệ soạn thảoKiến thức• Biết màn hình làm việc của hệ soạn thảovăn bản• Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơngiản: mở tệp văn bản, gõ văn bản, ghi tệp.Kĩ năng• Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơngiản.• Thực hiện được các thao tác mở tệp, đóngtệp, tạo tệp mới, ghi tệp văn bản.- Các kĩ năng được truyềnthụ thông qua giờ thực hànhvới một phần mềm soạnthảo văn bản cụ thể.- Chưa yêu cầu gõ nhanh,nhưng cần tuân thủ các quyước trong soạn thảo.3. Một số chứcnăng soạn thảovăn bảnKiến thức• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng kýtự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trangvăn bản, danh sách liệt kê, chèn số thứ tựtrang.• Biết cách in văn bản.Kĩ năng• Định dạng được văn bản theo mẫu- Cần xây dựng các bài thựchành và tổ chức thực hiệntại phòng máy để học sinhđạt được những kỹ năngtheo yêu cầu4. Một số côngcụ trợ giúp soạnthảoKiến thức• Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm vàthay thế.Kĩ năng• Thực hiện được tìm kiếm và thay thế một từhay một câu- Cần xây dựng các bài thựchành và tổ chức thực hiệntại phòng máy để học sinhđạt được những kỹ năngtheo yêu cầu13CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ5. Làm việc vớibảngKiến thức• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách,gộp các ô, hàng và cột.• Biết soạn thảo và định dạng bảng.Kĩ năng• Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trênbảng và soạn thảo văn bản trong bảng.- Nêu những trường hợp sửdụng bảng trong soạn thảo- Cần xây dựng các bài thựchành và tổ chức thực hiệntại phòng máy để học sinhđạt được những kỹ năngtheo yêu cầuMạng vàInternet1. Mạng máytínhKiến thức• Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vựctruyền thông.• Biết khái niệm mạng máy tính• Biết một số loại mạng máy tính.- Nên trình bày các thànhphần chính trong mạng máytính kết hợp với giáo cụ trựcquan (thiết bị vật lí hoặctranh vẽ minh hoạ).2. Mạng thôngtin toàn cầuInternetKiến thức• Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầuInternet và lợi ích của nó.• Biết các phương thức kết nối thông dụngvới Internet.• Biết sơ lược cách kết nối các mạng trongInternet- Nêu các ưu, nhược điểmcủa các kết nối.3. Một số dịchvụ phổ biến củaInternetKiến thức• Biết khái niệm trang Web, Website• Biết chức năng trình duyệt Web• Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thưđiện tửKĩ năng• Sử dụng được trình duyệt Web• Thực hiện được tìm kiếm thông tin trênInterrnet.• Thực hiện được việc gửi và nhận thư điệntử.- Cần xây dựng các bài thựchành và tổ chức thực hiệntại phòng máy để học sinhđạt được những kỹ năngtheo yêu cầu- Tuỳ theo điều kiện củatừng địa phương có thể giớithiệu cho học sinh biết cáchtạo trang Web đơn giảnII. SGK thể hiện Chương trình, Chuẩn KTKNSách giáo khoa gồm 4 chương tương ứng với 4 chủ đề của Chương trình tin học lớp 10, cụ thể:Chủ đề trong ChươngtrìnhChương trong SGK Số bàiMột số khái niệm cơ bảncủa Tin họcChương I. Một số khái niệm cơbản của tin học09 LT + 02 BT&TH (*)Hệ điều hành Chương II. Hệ điều hành 04 LT + 03 BT&THSoạn thảo văn bản Chương III. Soạn thảo văn bản 06 LT + 04 BT&THMạng máy tính và Internet Chương IV. Mạng máy tính vàInternet03 LT + 02 BT&TH14• Lưu ý: 09 LT + 02 BT&TH được hiểu là 09 bài lý thuyết và 02 bài bài tập và thực hành. Việc phân bổ thời lượng dạy học thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Các phần mềm cụ thể được sử dụng chỉ để minh họa yêu cầu về KTKN. Khi sử dụngcác phần mềm khác để dạy học, điều quan trọng là đảm bảo các KTKN tương đương.Thực hiện việc sử dụng các phần mềm miễn phí, mã nguồn mở để dạy học theohướng dẫn của Bộ GD&ĐT.Chương I. Một số khái niệm cơ bản của tin họcA) Nội dung trọng tâm của chương• Sự ra đời và phát triển của ngành khoa học tin học. Đặc tính và vai trò của máytính khi ứng dụng các thành tựu của tin học vào khoa học và đời sống xã hội.• Nguyên lí mã hoá nhị phân: Thông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng khi đưavào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung là dãy bít (mã nhị phân)• Cấu trúc của máy tính. Máy tính hoạt động theo chương trình.• Khái niệm bài toán và thuật toán. Biểu diễn thuật toán bằng liệt kê hoặc sơ đồkhối. Các bước giải bài toán trên máy tính.• Một số thuật toán thông dụngB) Yêu cầu KTKN của chương1. Kiến thức:• Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.• Biết khái niệm thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính.• Biết một số dạng đơn giản biểu diễn thông tin trong máy tính.• Biết chức năng, sơ đồ cấu trúc của máy tính, các thiết bị chính của máy tính.• Biết nội dung nguyên lí J. Von Neuman• Biết khái niệm bài toán và thuật toán.• Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê.• Hiểu một số thuật toán giải một số bài toán đơn giản.• Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xâydựng thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa rakết quả và hướng dẫn sử dụng.• Biết khái niệm phần mềm máy tính.• Biết được ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong xã hội.• Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá2. Kĩ năng:• Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.• Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.• Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản.C) KTKN và nội dung trong bài§1. Tin học là một ngành khoa học1. Yêu cầu về KTKN• Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầukhai thác tài nguyên thông tin.• Biết tin học là một ngành khoa học• Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực• Biết những đặc tính ưu việt của máy tính152. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết ngày nay thông tin được coi là một dạng tài nguyên; Nhu cầu khai thác, xử lýthông tin ngày càng cao; Máy tính điện tử trở thành công cụ đáp ứng yêu cầu vềkhai thác tài nguyên thông tin; Đó là các động lực để ngành tin học được hìnhthành và phát triển.• Biết tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về các phương phápnhập/xuất, lưu trữ, truyền, xử lý thông tin một cách tự động bằng máy tính. Thấyđược ngày nay tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.• Biết đặc tính ưu việt của máy tính: Làm việc không mệt mỏi; tốc độ xử lý nhanh;chính xác; khả năng lưu trữ thông tin lớn; Các máy tính có thể liên kết với nhauthành mạng để có thể thu thập và xử lý thông tin tốt hơn.§2. Thông tin và dữ liệu1. Yêu cầu về KTKN• Biết khái niệm thông tin, dữ liệu• Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính• Biết khái niệm mã hoá thông tin2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết thông tin luôn gắn với một đối tượng nhất định, nghĩa là ta luôn nói thông tinvề một đối tượng (hay thực thể) nào đó; Những hiểu biết có thể có được về mộtthực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó.• Biết trong tin học, dữ liệu là thông tin được đưa vào trong máy tính• Biết và nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp trong cuộc sống: dạng vănbản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.• Biết đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit.• Biết để máy tính có thể xử lý được, thông tin phải được đưa vào máy tính. Biếtthông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng khi đưa vào máy tính đều được mã hoáở một dạng chung là mã nhị phân (dãy bit).* Lưu ý: Mục 2. Đơn vị đo lượng thông tin không cần giải thích, chỉ dừng lại ởmức khái niệm bit, biết bội số của bit, byte để tra cứu khi cần. Có thể dạy hoặc không dạy Hệ đếm La Mã; Biểu diễn số nguyên: Không đi sâu giải thích việc biểu diễn số nguyêntrong bộ nhớ. Biểu diễn số thực: chỉ cần giới thiệu cách biểu diễn dạng dấu phẩy động.Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hoá thông tin1. Yêu cầu về KTKN• Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính• Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản• Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Vận dụng được các hiểu biết về: tin học là một ngành khoa học, thông tin đượclưu trữ và xử lí trong máy tính dưới dạng mã nhị phân, đơn vị đo thông tin là bitvà các đơn vị bội của bit để trả lời được các câu hỏi và bài tập trong SGK.• Thực hiện được mã hóa dãy xâu kí tự đơn giản thành dãy bit và ngược lại.• Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động (theo như yêu cầu trong SGK- câuc2).§3. Giới thiệu về máy tính161. Yêu cầu về KTKN• Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính• Biết máy tính làm việc theo nguyên lý Phôn-Nôi-man2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính: Bộ xử lí trung tâm (CPU): thành phần quan trọng nhất của máy tính, làthiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình; Bộ nhớ trong (ROM, RAM): Nơi chương trình được đưa vào để thựchiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. Bộ nhớ ngoài (đĩa cứng, đĩa mềm, CD, thiết bị nhớ flash (thường gọilà USB)): dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong Thiết bị vào (bàn phím, chuột, máy quét, webcam ): dùng để đưathông tin vào máy tính. Thiết bị ra (màn hình, máy in, loa, tai nghe, máy chiếu): dùng để đưadữ liệu ra từ máy tính.• Biết nguyên lý điều khiển bằng chương trình: Máy tính hoạt động theo chươngtrình (giải thích cho học sinh: Chương trình là một dãy tuần tự các lệnh. Mỗi lệnhlà một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện. Khi thực hiện lệnh máytính sẽ thực hiện một số thao tác xử lý dữ liệu. Hoạt động của máy tính thực chấtlà việc thực hiện các lệnh).• Biết nguyên lí lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mãnhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.• Biết nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính đượcthực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó• Biết nguyên lí Phôn-Nôi-man: Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình,lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung gọi lànguyên lý Phôn-Nôi-man.Bài thực hành 2. Làm quen với máy tính1. Yêu cầu về KTKN• Nhận biết các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị ngoại vi• Thực hiện được bật/tắt máy tính, màn hình, máy in• Làm quen với bàn phím, chuột2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và các thiết bị ngoại vi của máytính.• Thực hiện được khởi động/tắt máy tính đúng quy trình.• Hiểu và có ý thức chấp hành nội quy phòng máy.• Làm quen với bàn phím, chuột: Nhận dạng được vùng phím, nút chuột. Biết cáchgõ phím, di chuyển chuột và nháy nút chuột.§4. Bài toán và thuật toán1. Yêu cầu về KTKN• Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán.• Hiểu một số thuật toán thông dụng.• Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng ngôn ngữ liệt kê (Dùng ngôn ngữ tự nhiên)• Mô tả được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng ngôn ngữ liệt kê.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết bài toán trong tin học là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện (Bàitoán trong tin học không chỉ là những bài toán trong lĩnh vực toán học và còn lànhững vấn đề cần giải quyết trong đời sống, xã hội). Biết để phát biểu một bài17toán, cần trình bày rõ thông tin cần đưa vào máy tính (Input), thông tin cần lấy ra(Output) và mối quan hệ giữa Input và Output.• Biết cách giải một bài toán là một thuật toán; thuật toán để giải một bài toán làmột dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khithực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán ta nhận được output cần tìm.• Hiểu các bài toán: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên, sắp xếp, tìm kiếmtuần tự. HS phải hiểu được các bài toán này (mô tả được thuật toán bằng ngônngữ liệt kê, mô phỏng thực hiện thuật toán với bộ dữ liệu đơn giản).* Lưu ý: Chuẩn KTKN yêu cầu: về KT, HS hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơđồ khối và ngôn ngữ liệt kê; về KN, HS xây dựng được thuật toán giải mộtsố bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ liệt kê. Như vậy, vềKT HS cần hiểu cả hai cách biểu diễn thuật toán là sơ đồ khối và ngônngữ liệt kê, nhưng về kĩ năng chỉ cần sử dụng được một trong hai cách đểmô tả thuật toán. Trong SGK, ở một số bài toán được giới thiệu đồng thời cả hai cách mô tảbằng cách liệt kê và bằng sơ đồi khối. Trong giảng dạy, đối với một bàitoán không nhất thiết phải giới thiệu đồng thời cả hai cách mô tả, GV cânnhắc lựa chọn một trong hai cách (hoặc kết hợp hai cách trên cơ sở pháthuy ưu điểm của mỗi cách) để phù hợp với đối tượng học sinh và với bàitoán cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy, cách mô tả bằng sơ đồ khối thườnggiúp học sinh hình dung được ý tưởng thuật toán dễ hơn (nhất là vớinhững thuật toán có rẽ nhánh, lặp), cách liệt kê thường được HS lựa chọnnhiều hơn (nhất là khi học sinh mới được tiếp cận), thuận lợi hơn cho việcchuyển sang ngôn ngữ lập trình và thực hiện mô phỏng thuật toán. Có thể dạy hoặc không dạy: Ví dụ 1 Kiểm tra tính nguyên tố của một sốnguyên dương; Thuật toán tìm kiếm nhị phân (thuộc Ví dụ 3 Bài toán tìmkiếm).§5. Ngôn ngữ lập trình1. Yêu cầu về KTKN• Biết ngôn ngữ lập trình dùng để diễn đạt thuật toán• Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết chương trình là mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình để máy tính cóthể thực hiện được.• Biết có ba lớp ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu trực tiếp được. Cácchương trình viết bằng hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được dịchsang ngôn ngữ máy, khi đó máy tính mới thực hiện được.• Biết vai trò của chương trình dịch là dịch các chương trình viết bằng hợp ngữ,ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy.• Biết lớp ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên nên thuận tiện hơn chongười lập trình.§6. Giải bài toán trên máy tính1. Yêu cầu về KTKN• Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết các bước giải bài toán trên máy tính bao gồm: Xác định bài toán: xác định input/output và mối liên hệ giữa chúng.18 Lựa chọn hoặc xây dựng thuật toán: Thiết kế hoặc lựa chọn thuật toánđã có để giải bài toán. Viết chương trình: Lựa chọn các tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữlập trình để diễn tả đúng thuật toán. Hiệu chỉnh: phát hiện sai sót và chỉnh sửa thông qua các Test. Viết tài liệu: Mô tả chương trình và hướng dẫn sử dụng.* Lưu ý: Mục tiêu trọng tâm của bài là các bước xác định bài toán và lựa chọnhoặc thiết kế thuật toán. Có thể lấy ví dụ khác với SGK để đạt đượcmục tiêu này. Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương là khôngbắt buộc. Tránh mất quá nhiều thời gian vào thuật toán này. Khôngnhất thiết phải giới thiệu mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối.§7. Phần mềm máy tính1. Yêu cầu về KTKN• Biết khái niệm phần mềm máy tính.• Phân biệt được chức năng của phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết chương trình để giải bài toán trên máy tính là một phần mềm máy tính.• Biết những chương trình tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác đượcgọi là phần mềm hệ thống. Biết hệ điều hành là phần mềm hệ thống quan trọngnhất.• Biết các phần mềm phục vụ những công việc như soạn thảo văn bản, quản lí họcsinh, thời khoá biểu, trò chơi là những phần mềm ứng dụng.§8. Những ứng dụng của tin học1. Yêu cầu về KTKN• Biết ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời sống xã hội.• Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả họctập, làm việc và giải trí.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết MTĐT được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội: Khoahọc kĩ thuật; Hỗ trợ công tác quản lý; Tự động hoá và điều khiển; Truyền thông;Soạn thảo, in, lưu trữ, văn phòng; Trí tuệ nhân tạo; Giáo dục và giải trí. Chỉ rađược ví dụ minh họa.• Lấy được ví dụ thực tế minh họa tầm quan trọng và sự cần thiết phải có kiến thứcvề tin học trong xã hội ngày nay.§9. Tin học và xã hội1. Yêu cầu về KTKN• Biết ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.• Biết những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá• Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sửdụng máy tính.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết tin học ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của xã hội: Áp dụng ởhầu hết các lĩnh vực; Xuất hiện nhận thức mới, phương thức làm việc mới,phương thức giao tiếp mới. Chỉ ra được ví dụ minh họa.• Biết sự cần thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến tin học vàđặc biệt là sử dụng tài nguyên thông tin chung.19Chương II. Hệ điều hànhA) Nội dung trọng tâm của chương• Khái niệm hệ điều hành• Khái niệm tệp và thư mục. Các thao tác cơ bản làm việc với tệp và thư mục• Giao tiếp với hệ điều hành• Một số hệ điều hành thông dụngB) Yêu cầu KTKN của chương1. Kiến thức:• Biết khái niệm hệ điều hành.• Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành.• Biết khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.• Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệthống.• Hiểu được các thao tác xử lí: sao chép tệp; xoá tệp, đổi tên tệp; tạo và xoá thưmục.• Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành.• Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay.2. Kĩ năng:• Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.• Đặt được tên tệp, thư mục• Thực hiện được một số lệnh thông dụng• Thực hiện được các thao tác với tệp và thư mục: tạo, xóa, di chuyển, đổi tên thưmục và tệp .C) KTKN và nội dung trong bài§10. Khái niệm về hệ điều hành1. Yêu cầu về KTKN• Biết khái niệm hệ điều hành. Nhận thức đúng về vai trò và vị trí của hệ điều hành.• Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết hệ điều hành là phần mềm hệ thống.• Biết hệ điều hành cài đặt trên máy tính (thiết bị phần cứng) tạo thành một hệthống (bao gồm phần cứng và phần mềm); Như vậy, con người làm việc với hệthống (cả phần cứng và phần mềm) chứ không chỉ đơn thuần làm việc với máytính (chỉ có phần cứng).• Biết chức năng chính của hệ điều hành: Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệthống; Quản lý, cấp phát tài nguyên của hệ thống.§11. Tệp và quản lí tệp1. Yêu cầu về KTKN• Biết khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.• Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.• Đặt được tên tệp, thư mục.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết tệp (hay tập tin) là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thànhmột đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí; Mỗi tệp có một tên để truy cập.20• Hiểu các tệp được lưu trữ trong thư mục; Trong thư mục có thể chứa thư mụckhác, thư mục này gọi là thư mục con; Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mụcmẹ; Như vậy, thư mục có thể chứa tệp và thư mục con.• Biết tệp và thư mục đều phải được đặt tên; Qui tắc đặt tên tệp và thư mục phụthuộc vào từng hệ điều hành; Thông thường tên tệp, thư mục gồm phần tên vàphần mở không dài quá 255 kí tự, đặc biệt tên tệp không chứa các kí tự sau: \ / :* ? ” < > |. HS cần nhận biết được tên tệp, thư mục đặt sai qui tắc, đặt được têntệp, thư mục đúng qui tắc của hệ điều hành cụ thể đang sử dụng.• Hiểu mỗi đĩa có một thư mục gốc, trong thư mục gốc chứa các tệp và thư mụccon, trong thư mục con lại có thể chứa các tệp và thư mục của nó – cấu trúc câythư mục.• Biết đường dẫn cho biết vị trí của tệp (hoặc thư mục) được lưu trữ; Đường dẫngồm tên các thư mục theo chiều từ thư mục gốc đến tệp (hoặc thư mục) cần tìm.HS thực hiện được việc xác định vị trí tên tệp, thư mục qua đường dẫn, viết đượcđường dẫn đúng khi biết cấu trúc cây thư mục.§12. Giao tiếp với hệ điều hành1. Yêu cầu về KTKN• Biết có hai cách làm việc với hệ điều hành.• Biết thao tác nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết để nạp hệ điều hành: phải có đĩa khởi động, bật nguồn điện.• Biết cách làm việc với hệ điều hành: Gõ câu lệnh hoặc chọn lệnh trên bảng chọn,hộp thoại, biểu tượng hiện nay các hệ điều hành phổ biến dùng cách làm việcthứ 2.• Biết cách ra khỏi hệ thống: Biết cách ra khỏi hệ thống đúng qui cách tương ứngvới hệ điều hành đang sử dụng trong nhà trường. Cần lưu ý học sinh ra khỏi hệthống không đơn thuần chỉ là thao tác ngắt nguồn điện.Bài tập và thực hành 3. Làm quen với hệ điều hành1. Yêu cầu về KTKN• Thực hiện được các thao tác vào/ra hệ thống• Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột, bàn phím2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Thực hiện được các thao tác vào/ra hệ thống đúng qui định của hệ điều hành cụthể đang được sử dụng tại phòng máy của nhà trường• Sử dụng được chuột để thực hiện các thao tác: chọn biểu tượng, kích hoạt biểutượng.• Thực hiện được việc sử dụng chuột để chọn biểu tượng và sử dụng phím Enter đểkích hoạt biểu tượng.Bài tập và thực hành 4. Giao tiếp với hệ điều hành1. Yêu cầu chẩn KTKN:• Làm quen các thao tác cơ bản với cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn• Biết ý nghĩa các thành phần chủ yếu của một cửa sổ và màn hình nền• Biết chạy chương trình bằng cách sử dụng bảng chọn.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Nhận biết được một số một số biểu tượng, thành phần chính trên màn hình nền.Ví dụ, trong Windows XP là biểu tượng My Computer, My Documents, nút Startvà thanh Taskbar.21• Thực hiện được việc sử dụng chuột để thực hiện thu nhỏ, phóng to, trở về kíchthước cũ, đóng cửa sổ và di chuyển cửa sổ. Làm quen với một số bảng chọn chínhcủa cửa sổ, ví dụ bảng chọn File, Edit, View (trong cửa sổ My Computer củaWindows).• Thực hiện được thao tác chạy một chương trình cụ thể thông qua bảng chọn, biểutượng trên màn hình nền. Ví dụ trong Windows: chọn bảng chọn Start và mởchương trình trong bảng chọn.Bài thực hành 5. Thao tác với tệp và thư mục1. Yêu cầu về KTKN• Thực hiện được một số thao tác cơ bản với tệp và thư mục• Làm quen với hệ thống quản lí tệp2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Xem được nội dung đĩa, thư mục thông qua biểu tượng. Ví dụ trong Windows, sửdụng biểu tượng My Computer.• Tạo được thư mục mới, đổi tên tệp/thư mục• Thực hiện được thao tác sao chép, di chuyển, xoá tệp/thư mục.§13. Một số hệ điều hành thông dụng1. Yêu cầu về KTKN• Biết có nhiều hệ điều hành.• Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết người sử dụng có thể lựa chọn hệ điều hành phù hợp để cài đặt lên máy tínhcủa mình.• Biết có hệ điều hành cho máy tính cá nhân, hệ điều hành mạng máy tính; có hệđiều hành đơn nhiệm, hệ điều hành đa nhiệm.* Lưu ý: Nhận thức được lợi ích, sự cần thiết và xu hướng tất yếu chuyển sang sử dụnghệ điều hành miễn phí, mã nguồn mở.Chương III. Soạn thảo văn bảnA) Nội dung trọng tâm của chương• Giới thiệu kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản nói chung và soạn thảo văn bảntrên máy tính nói riêng.• Thực hành kĩ năng cơ bản, tối thiểu về soạn thảo văn bản chữ Việt trên máy tínhthông qua một hệ soạn thảo văn bản cụ thể.B) Yêu cầu KTKN của chương1. Kiến thức:• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.• Biết các đơn vị xử lý trong văn bản.• Biết một số vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản tiếng Việt• Biết màn hình làm việc của phần mềm soạn thảo• Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, gõ văn bản, ghitệp.• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản, địnhdạng trang văn bản, danh sách liệt kê, chèn số thứ tự trang.• Biết cách in văn bản.• Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm và thay thế.• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.• Biết soạn thảo và định dạng bảng.222. Kĩ năng:• Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản.• Thực hiện được các thao tác mở tệp, đóng tệp, tạo tệp mới, ghi tệp văn bản.• Định dạng được văn bản đơn giản theo mẫu• Thực hiện được tìm kiếm và thay thế một từ hay một câu• Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên bảng và soạn thảo văn bản trong bảng.3. Thái độ:• Rèn luyện đức tính cẩn thận, thói quen suy nghĩ về các tiến hành công việc trướckhi bắt tay vào thực hiện, tinh thần hợp tác, giúp đỡ trong học tập.C) KTKN và nội dung trong bài§14. Khái niệm về soạn thảo văn bản1. Yêu cầu về KTKN• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản• Biết một số quy ước trong soạn thảo văn bản• Biết khái niệm về định dạng văn bản• Có khái niệm về các vấn đề xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết hệ soạn thảo văn bản là phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện thao tác liênquan đến công việc soạn thảo trên máy vi tính, bao gồm: gõ văn bản, sửa đổi,trình bày, lưu trữ và in văn bản.• Biết có nhiều hệ soạn thảo văn bản khác nhau, nhưng những tính năng chung làgiống nhau.• Biết khi soạn thảo trên máy vi tính người ta thường gõ nội dung văn bản trước,sau đó mới tiến hành trình bày văn bản; Điểm mạnh của hệ soạn thảo văn bản làkhả năng độc lập việc gõ văn bản và việc trình bày văn bản (định dạng kí tự, địnhdạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản) và khả năng lưu trữ.• Biết phân biệt được các đơn vị xử lí văn bản: kí tự, từ, câu, đoạn, trang văn bản.Biết một số quy ước trong việc gõ văn bản.• Biết muốn gõ chữ Việt cần có chương trình điều khiển riêng cho phép hiển thịchữ Việt khi soạn thảo. Chương trình này được gọi là chương trình hỗ trợ gõ chữViệt.§15. Làm quen với Microsoft Word1. Yêu cầu về KTKN• Biết cách khởi động và kết thúc hệ soạn thảo văn bản.• Biết cách soạn thảo văn bản đơn giản: Tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưuvăn bản trên đĩa.• Biết một số thành phần chính trên màn hình làm việc của hệ soạn thảo văn bản2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết chức năng, ý nghĩa của thanh tiêu đề, bảng chọn, thanh công cụ chuẩn vàđịnh dạng của màn hình làm việc của hệ soạn thảo văn bản. HS biết được một sốlệnh, nhận dạng nút lệnh phục vụ cho bài thực hành 6.• Biết cách mở và ghi văn bản mới bằng nút lệnh trên thanh công cụ hoặc lệnhtrong bảng chọn.• Biết cách di chuyển con trỏ soạn thảo bằng các phím mũi tên, phím điều khiểntrên bàn phím và tiến hành hiệu chỉnh văn bản gõ sai bằng cách xoá văn bản gõsai và nhập lại văn bản mới.• Biết ý nghĩa, tác dụng của thao tác sao chép, xoá, cắt, di chuyển văn bản và biếtcác bước thực hiện thao tác này bằng chuột hoặc bàn phím.23Bài tập và thực hành 6. Làm quen với hệ soạn thảo văn bản1. Yêu cầu về KTKN• Thực hiện được khởi động/kết thúc hệ soạn thảo văn bản.• Nhận biết một số thành phần trên màn hình chính của hệ soạn thảo• Thực hiện được một số lệnh cơ bản: Mở văn bản mới để soạn thảo, mở văn bản đãcó, lưu, cắt, dán, xoá, sao chép văn bản.• Soạn thảo được một văn bản tiếng Việt đơn giản2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Nhận biết và phân biệt được thanh tiêu đề, bảng chọn, thanh công cụ chuẩn vàthanh công cụ định dạng. Nhận biết và thực hiện được việc chọn nút lệnh trênthanh công cụ hoặc lệnh trong bảng chọn.• Gõ được văn bản chữ Việt theo kiểu gõ TELEX (hoặc VNI). Sử dụng được cácphím mũi tên, phím điều khiển để hiệu chỉnh văn bản.• Sử dụng được các nút tương ứng trên thanh công cụ hoặc lệnh trong bảng chọnđể: lưu, cắt, dán, xoá, sao chép văn bản.§16. Định dạng văn bản1. Yêu cầu về KTKN• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản, địnhdạng trang văn bản• Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Hiểu khái niệm định dạng văn bản: định dạng kí tự (phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ),định dạng đoạn văn bản (căn lề trái, phải), định dạng trang văn bản (đặt lề tranggiấy, hướng giấy).• Biết cách sử dụng thanh công cụ định dạng hoặc bảng chọn để định dạng phôngchữ, kiểu chữ, cỡ chữ của kí tự.• Biết cách sử dụng các nút tương ứng trên thanh công cụ (hoặc lệnh trong bảngchọn) để căn lề trái, phải của đoạn văn bản. Biết cách đặt lề trang giấy, hướnggiấy.Bài tập và thực hành 7. Định dạng văn bản1. Yêu cầu về KTKN• Thực hiện được việc định dạng được văn bản theo mẫu• Thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn văn bản• Rèn luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Thực hiện được việc mở văn bản đã có và tiến hành định dạng kí tự (lựa chọnphông chữ, kiểu chữ ), đoạn văn bản (căn lề, khoảng cách lề) để có văn bản nhưmẫu trong SGK.§17. Một số chức năng khác1. Yêu cầu về KTKN• Biết cách định dạng kiểu danh sách liệt kê và số thứ tự• Biết ngắt trang và đánh số trang văn bản• Biết cách xem văn bản trước khi in và biết cách in văn bản.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết các bước sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ (hoặc sử dụng bảng chọn ) đểđịnh dạng văn bản theo kiểu liệt kê và kiểu số thứ tự.• Biết cách sử dụng bảng chọn để đánh số trang cho văn bản.24• Biết cách sử dụng nút lệnh (hoặc sử dụng bảng chọn) để xem văn bản trước khi invà in văn bản ra giấy.§18. Các công cụ trợ giúp soạn thảo1. Yêu cầu về KTKN• Biết các thao tác tìm và thay thế.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết Tìm và thay thế tự động là một trong các công cụ của hệ soạn thảo văn bảngiúp tăng hiệu quả của việc soạn thảo văn bản (minh họa qua ví dụ cụ thể).• Biết cách sử dụng công cụ Tìm và thay thế.* Lưu ý: Chỉ cần giới thiệu cách sử dụng công cụ Tìm và thay thế một từ hay một câutrong văn bản. Không cần đi sâu vào các tuỳ chọn của công cụ Tìm và thaythế.Bài thực hành 8. Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo1. Yêu cầu về KTKN• Thực hiện được việc định dạng văn bản theo kiểu danh sách liệt kê và kiểu số thứtự• Thực hiện được việc đánh số trang văn bản• Thực hiện được thao tác tìm kiếm, tìm kiếm và thay thế một từ hay một câu.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Thực hiện được các bước sử dụng được nút lệnh trên thanh công cụ (hoặc bảngchọn) để định dạng văn bản theo kiểu danh sách liệt kê, kiểu số thứ tự theo nhưyêu cầu của câu a) trong SGK.• Thực hiện được đánh số trang văn bản bằng cách sử dụng bảng chọn.• Thực hiện được việc tìm kiếm, tìm và thay thế một từ, một câu trong văn bản.§19. Tạo và làm việc với bảng1. Yêu cầu về KTKN• Biết khi nào nên tổ chức thông tin dưới dạng bảng• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.• Biết soạn thảo và định dạng bảng.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết cách tạo bảng với số hàng, số cột mong muốn bằng nút lệnh trên thanh côngcụ hoặc bảng chọn.• Biết cách chèn thêm, xoá hàng, cột• Biết cách gộp nhiều ô thành một ô, tách một ô thành nhiều ô• Biết cách thay đổi kích thước của cột, hàng.Bài tập và thực hành 9. Bài tập và thực hành tổng hợp1. Yêu cầu về KTKN• Thực hiện được tạo bảng, tách ô, gộp ô, nhập văn bản vào bảng, định dạng vănbản trong ô.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Tạo được bảng với số hàng, số cột theo yêu cầu, thay đổi độ rộng của cột, chiềucao của hàng• Thực hiện được gộp ô hoặc tách ô.• Nhập và định dạng được văn bản theo mẫu. Sử dụng đúng các chức năng, công cụsoạn thảo phù hợp để căn lề, thụt đầu dòng, đánh số thứ tự, danh sách liệt kê.25Chương IV. Mạng máy tính và InternetA) Nội dung trọng tâm của chương• Một số kiến thức cơ sở về mạng máy tính• Khái niệm mạng Internet. Các phương thức kết nối vào mạng Internet và cáchtruyền tin giữa các máy tính trong mạng Internet.• Một số dịch vụ trên Internet: Trình duyệt Web, tìm kiếm thông tin, thư điện tử.B) Yêu cầu KTKN của chương1. Kiến thức:• Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.• Biết khái niệm mạng máy tính• Biết một số loại mạng máy tính.• Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của nó.• Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.• Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet• Biết khái niệm trang Web, Website• Biết chức năng trình duyệt Web• Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử2. Kĩ năng:• Sử dụng được trình duyệt Web• Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên Interrnet.• Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện tử.3. Thái độ:• Tôn trọng bản quyền khi sử dụng hoặc đưa thông tin lên mạng máy tính.C) KTKN và nội dung trong bài§20. Mạng máy tính1. Yêu cầu về KTKN• Biết nhu cầu kết nối mạng máy tính• Biết khái niệm mạng máy tính, phân loại mạng máy tính2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau để trao đổidữ liệu và dùng chung thiết bị.• Biết mạng máy tính bao gồm ba thành phần: Các máy tính, các thiết bị mạng đểkết nối các máy tính và phần mềm (giao thức) cho phép thực hiện việc giao tiếpgiữa các máy tính.• Biết loại mạng máy tính: ở góc độ địa lý mạng máy tính được phân thành: Mạngcục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), mạng toàn cầu (Internet).* Lưu ý: Về mô hình mạng chỉ yêu cầu giới thiệu qua bằng hình vẽ, không cần đi sâugiải thích nội dung này.§21. Mạng thông tin toàn cầu Internet1. Yêu cầu về KTKN• Biết được khái niệm Internet, các lợi ích chính của Internet, sơ lược về giao thứcTCP/IP• Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet• Biết khái niệm địa chỉ IP.2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết khái niệm Internet, trong đó cần nhấn mạnh: Internet là mạng máy tínhkhổng lồ bao phủ trên phạm vi toàn cầu, là mạng của các mạng, sử dụng giao thức26truyền thông TCP/IP và sự ảnh hưởng sâu rộng của Internet đến sự phát triển xãhội.• Biết hai cách kết nối chính với Internet: Sử dụng môđem qua đường điện thoại, sửdụng đường truyền riêng.• Biết các máy tính (hay mạng máy tính) khi tham gia vào mạng Internet đều phảisử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. TCP/IP quy định về cách thức vàphương thức gửi/nhận dữ liệu. Máy tính tham gia vào mạng Internet đều được cấpmột địa chỉ xác định duy nhất – gọi là địa chỉ IP, chính nhờ địa chỉ này màviệc/gửi nhận dữ liệu được đảm bảo đến đúng người nhận.* Lưu ý: Cần lựa chọn cách kết nối Internet thực tế, phổ biến có tại địa phương, tại nhàtrường để giới thiệu với HS, tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương thức kếtnối này. Ví dụ, hiện nay kết nối ADSL là phổ biến ở nhiều địa phương hoặc ởnhững nơi chỉ có kết nối không dây (do địa hình khó khăn cho việc kết nối códây) thì nên chọn phương thức kết nối này để giới thiệu cho HS.§22. Một số dịch vụ cơ bản của Internet1. Yêu cầu về KTKN• Biết khái niệm hệ thống www, siêu văn bản• Biết khái niệm trang web, website, trình duyệt web• Biết chức năng của trình duyệt web• Biết dịch vụ truy cập, tìm kiếm thông tin trên Internet• Biết khái niệm thư điện tử, cách gửi/nhận thư điện tử2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Biết khái niệm siêu văn bản, cần nhấn mạnh: siêu văn bản là một văn bản đặcbiệt trên máy tính, một siêu văn bản có thể bao gồm cả văn bản, âm thanh,hình ảnh, video và đặc biệt là có các liên kết với siêu văn bản khác.• Biết siêu văn bản được gán địa chỉ để truy cập gọi là trang web.• Biết hệ thống www được cấu thành từ các trang web và được xây dựng trêngiao thức truyền tin siêu văn bản HTTP.• Biết Website gồm một hoặc nhiều trang web trong hệ thống WWW được tổchức dưới một địa chỉ truy cập.• Biết trình duyệt web là phần mềm cho phép người dùng truy cập trang web,tương tác với các máy chủ trong hệ thống WWW và các tài nguyên khác củaInternet.• Biết có hai cách chính để tìm kiếm thông tin trên Internet:o Sử dụng thư mục phân loại: Trên Internet có một số trang web chứadanh mục các trang web được phân loại theo chủ đề, lĩnh vực, ví dụ:dir.yahoo.com. Người sử dụng có thể truy cập đến các trang này vàcăn cứ vào thư mục phân loại để tìm địa chỉ trang web chứa thông tinmình cần.o Sử dụng máy tìm kiếm: người sử dụng cần truy cập vào website củamáy tìm kiếm ví dụ như www.google.com hoặc www.yahoo.com sauđó nhập từ khoá tìm kiếm (từ khoá là danh sách từ cần tìm kiếm) rồinhấn Enter. Kết quả tìm kiếm là danh sách các địa chỉ trang web tươngứng với từ khoá tìm kiếm.• Biết thư điện tử (Email) là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trênInternet thông qua các hộp thư điện tử; Sử dụng dịch vụ này bên cạnh nộidung thư còn có thể truyền kèm tệp tin; Để gửi và nhận thư điện tử cần đăngkí hộp thư điện tử do nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử cấp phát gồm tên truycập (username) và mật khẩu (password) để truy cập hộp thư.27Bài tập và thực hành 10. Sử dụng trình duyệt Internet Explorer1. Yêu cầu về KTKN• Biết chức năng trình duyệt Web• Sử dụng được trình duyệt Web2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Thực hiện được việc nhập địa chỉ trang web cho trước, truy cập được trangweb.• Thực hiện được truy cập vào một trang web thông qua liên kết, xem thông tinvà quay lại trang trước bằng nút lệnh Back.Bài tập và thực hành 11. Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin1. Yêu cầu về KTKN• Thực hiện được đăng kí một hộp thư điện tử mới• Thực hiện được việc xem, soạn và gửi thư điện tử• Thực hiện được tìm kiếm thông tin đơn giản bằng máy tìm kiếm2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính• Thực hiện việc đăng nhập hộp thư đã có với tên truy cập (username) và mậtkhẩu (password) được cung cấp. Thực hiện được việc kiểm tra hộp thư đến,đọc thư, soạn thư mới và gửi thư.• Truy cập được đến máy tìm kiếm Google (hoặc Yahoo), nhập từ khoá tìmkiếm. Bước đầu biết xem xét danh sách tìm kiếm để lựa chọn liên kết phù hợpvà truy cập nội dung thông qua liên kết.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KTKN28MÔN TIN HỌC LỚP 11I. Chương trình, chuẩn KTKN môn Tin học lớp 11A) Chương trình1. Một số khái niệm cơ sở trong ngôn ngữ lập trình Phân loại ngôn ngữ lập trình. Chương trình dịch. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình. Các thành phần cơ sở của một ngôn ngữ lập trình bậc cao cụ thể.2. Chương trình đơn giản Cấu trúc chương trình. Một số kiểu dữ liệu chuẩn. Khai báo biến. Phép toán, biểu thức, lệnh gán. Tổ chức vào/ra đơn giản. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.3. Tổ chức rẽ nhánh và lặp Tổ chức rẽ nhánh. Tổ chức lặp.4. Kiểu dữ liệu có cấu trúc Kiểu mảng và biến có chỉ số. Kiểu dữ liệu xâu. Kiểu bản ghi.5. Tệp và xử lý tệp Phân loại và khai báo tệp. Xử lí tệp.6. Chương trình con Chương trình con và phân loại. Thủ tục. Hàm.7. Đồ hoạ và âm thanh Một số yếu tố đồ hoạ. Một số yếu tố âm thanh.B) Chuẩn KTKNCHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚMột số kháiniệm cơ sởtrong ngôn ngữlập trình1. Phân loạingôn ngữ lậptrìnhKiến thức• Biết có 3 lớp ngôn ngữ lập trình và cácmức của ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữmáy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.- Kiến thức này đã có ở lớp 10,cần nhắc lại và bổ sung đểđảm bảo tính hệ thống.2. ChươngKiến thức29CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚtrình dịch• Biết vai trò của Chương trình dịch .• Biết khái niệm Biên dịch và Thông dịch.- Biết một trong những nhiệmvụ quan trọng của Chươngtrình dịch là phát hiện lỗi cúpháp của Chương trình nguồn.3. Các thànhphần củangôn ngữ lậptrìnhKiến thức• Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữlập trình: Bảng chữ cái, Cú pháp và Ngữnghĩa.- Cần giải thích sự khác nhaugiữa Cú pháp và Ngữ nghĩa.4. Các thànhphần cơ sởcủa TPKiến thức• Biết các thành phần cơ sở của một ngônngữ lập trình bậc cao cụ thể: Bảng chữ cái,Tên, Tên chuẩn, Tên riêng (từ khoá), Hằngvà Biến.Kỹ năng• Phân biệt được Tên, Hằng và Biến. Biếtđặt tên đúng.- Nên minh hoạ bằng một đoạnchương trình đơn giảnChương trìnhTP đơn giản1. Cấu trúcchương trìnhKiến thức• Hiểu chương trình là sự mô tả của thuậttoán bằng một ngôn ngữ lập trình.• Biết cấu trúc của một chương trình: cấutrúc chung và các thành phần.Kĩ năng• Nhận biết được các phần của một chươngtrình đơn giản.- Lấy một chương trình đơngiản để minh hoạ2. Một sốkiểu dữ liệuchuẩnKiến thức• Biết một số kiểu dữ liệu định sẵn: nguyên,thực, kí tự, logic và miền con.Kĩ năng• Xác định được kiểu cần khai báo của dữliệu đơn giản.- Cho các ví dụ đơn giản đểHS luyện tập3. Khai báobiếnKiến thức• Hiểu được cách khai báo biến.Kĩ năng• Khai báo đúng,• Nhận biết khai báo sai.- Cho các ví dụ đơn giản đểHS luyện tập4. Phép toán,biểu thức,lệnh gánKiến thức• Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thứcsố học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan- Phân biệt được sự khác nhaugiữa phép “gán” và phép so30CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚhệ.• Hiểu lệnh gán.Kĩ năng• Viết được lệnh gán.• Viết được các biểu thức số học và logicvới các phép toán thông dụng.sánh bằng.- Lấy ví dụ là các biểu thứcquen thuộc để học sinh luyệntập.5. Tổ chứcvào/ra đơngiảnKiến thức• Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhậpthông tin từ bàn phím và đưa thông tin ramàn hình.Kĩ năng• Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.6. Dịch, thựchiện và hiệuchỉnh chươngtrìnhKiến thức• Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiệnvà hiệu chỉnh chương trình.• Biết một số công cụ của môi trường lậptrình cụ thể.Kĩ năng• Bước đầu sử dụng được chương trình dịchđể phát hiện lỗi.• Bước đầu chỉnh sửa được chương trìnhdựa vào thông báo lỗi của Chương trìnhdịch và tính hợp lí của kết quả thu được.- Xét một chương trình đơngiản nhưng hoàn chỉnh và cóthể chạy được, cho ra kết quả.Rẽ nhánh vàlặp1. Tổ chức rẽnhánhKiến thức• Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trongbiểu diễn thuật toán• Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu vàdạng đủ).• Hiểu câu lệnh ghép.Kĩ năng• Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tảthuật toán của môt số bài toán đơn giản.• Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽnhánh đầy đủ và áp dụng để thể hiện đượcthuật toán của một số bài toán đơn giản.- Nên sử dụng các thuật toánđã có ở lớp 10- Cần xây dựng các bài thựchành và tổ chức thực hiện tạiphòng máy để học sinh đạtđược những kỹ năng theo yêucầu2. Tổ chức lặpKiến thức• Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểudiễn thuật toán• Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiệntrước, cấu trúc lặp với số lần định trước.• Biết cách vận dụng đúng đắn từng loạicấu trúc lặp vào tính huống cụ thể.- Cần tổng kết lại có 3 loại cấutrúc điều khiển là: tuần tự, rẽnhánh và lặp.- Bước đầu hình thành kháiniệm về lập trình có cấu trúc.- Cần xây dựng các bài thựchành và tổ chức thực hiện tại31CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚKĩ năng• Mô tả được thuật toán của một số bài toánđơn giản có sử dụng lệnh lặp.• Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiệntrước, lệnh lặp với số lần định trước• Viết được thuật toán của một số bài toánđơn giản.phòng máy để học sinh đạtđược những kỹ năng theo yêucầuKiểu dữ liệu cócấu trúc1. Kiểu mảngvà biến có chỉsốKiến thức• Hiểu khái niệm mảng một chiều và haichiều.• Hiểu cách khai báo và truy cập đến cácphần tử của mảng.Kĩ năng• Cài đặt được thuật toán của một số bàitoán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng mộtchiều.• Thực hiện được khai báo mảng, truy cập,tính toán các phần tử của mảng.- Biết được rằng với kiểu dữliệu có cấu trúc, người ta cóthể thiết kế một kiểu dữ liệumới phức tạp hơn từ nhữngkiểu đã cho.- Có thể sử dụng một số thuậttoán ở lớp 10.- Cần xây dựng các bài thựchành và tổ chức thực hiện tạiphòng máy để học sinh đạtđược những kỹ năng theo yêucầu2. Kiểu dữliệu XâuKiến thức• Biết xâu là một dãy ký tự (có thể coi xâulà mảng một chiều).• Biết cách khai báo xâu, truy cập phần tửcủa xâu.Kĩ năng• Sử dụng được một số thủ tục, hàm thôngdụng về xâu.• Cài đặt được một số chương trình đơngiản có sử dụng xâu.- Cho học sinh biết kiểu dữliệu xâu với một số hàm và thủtục giúp thuận tiện khi xử lýdữ liệu văn bản.3. Kiểu BảnghiKiến thức• Biết khái niệm kiểu Bản ghi.• Biết cách khai báo bản ghi, truy cậptrường của bản ghi.- Nhấn mạnh rằng khác vớikiểu mảng, trong kiểu bản ghi,các trường có thể thuộc cáckiểu dữ liệu khác nhau.Tệp và xử lýtệp1. Phân loạivà khai báotệpKiến thức• Biết khái niệm về kiểu dữ liệu tệp.• Biết khái niệm tệp định kiểu và tệp vănbản.• Biết các lệnh khai báo tệp định kiểu vàtệp văn bản.Kĩ năng32CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ• Khai báo đúng tệp văn bản.2. Xử lý tệpKiến thức• Biết các bước làm việc với tệp: gán têncho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp.• Biết một số hàm và thủ tục chuẩn làmviệc với tệp.Kĩ năng• Sử dụng được một số hàm và thủ tụcchuẩn làm việc với tệp- Chỉ dừng lại ở những ví dụđơn giản.Chương trìnhcon1. Chươngtrình con vàphân loạiKiến thức• Biết vai trò của chương trình con tronglập trình.• Biết sự phân loại chương trình con: thủtục và hàm.- Thông qua các ví dụ cụ thể.2. Thủ tụcKiến thức• Biết cấu trúc một thủ tục, danh sáchvào/ra hình thức.• Biết mối liên quan giữa chương trình vàthủ tục.• Biết gọi một thủ tụcKĩ năng• Nhận biết được các thành phần trong đầucủa thủ tục.• Sử dụng được lời gọi một thủ tục.• Viết được thủ tục đơn giản3. HàmKiến thức• Biết cấu trúc của một hàm, danh sáchvào/ra hình thức.• Biết mối liên quan giữa chương trình vàhàm.• Biết gọi một hàmKĩ năng• Nhận biết được các thành phần trong đầucủa hàm.• Viết được hàm đơn giản.- Biết được sự giống nhau vàkhác nhau giữa hàm và thủtục.4. Khai thácchương trìnhcon sẵn cócủa ngôn ngữlập trìnhKiến thức• Biết cách sử dụng thư viện chuẩn: cáchàm và thủ tục chuẩn sẵn có.• Hiểu một số câu lệnh đã dùng trước đâythực chất là thủ tục và hàm chuẩn.Kĩ năng• Biết khai báo và sử dụng hàm trong mộtthư viện chuẩn thông dụng33CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚĐồ họa và âmthanh1. Một số yếutố đồ hoạ.Kiến thức• Hiểu khái niệm màn hình đồ hoạ và điềukiện làm việc trong chế độ đồ hoạ.• Biết một số hàm và thủ tục vẽ hình đơngiản: điểm, đường, hình tròn, elip, hình chữnhật.- Chỉ dừng lại ở mức độ mô tả,giới thiệu.- Có thể cho chạy một chươngtrình đồ hoạ sinh động để gâyhứng thú.2. Một số yếutố âm thanh.Kiến thức• Biết một số hàm và thủ tục chuẩn củangôn ngữ hiện dùng để mô phỏng âm thanhvà khả năng thể hiện bản nhạc đơn giảnbằng một chương trình cụ thể.- Chỉ dừng lại ở mức độ mô tả,giới thiệu.- Có thể cho chạy một chươngtrình âm thanh hay để gâyhứng thú.II. SGK thể hiện Chương trình, Chuẩn KTKNSGK Tin hoc 11 gồm 6 chương tương ứng với 7 chủ đề của Chương trình Tin học lớp 11, cụthể:Chủ đề trong ChươngtrìnhChương trong SGK Số bàiMột số khái niệm cơ sởtrong ngôn ngữ lập trìnhChương I: Một số khái niệm vềlập trình và ngôn ngữ lập trình02 LTChương trình Pascal đơngiảnChương II: Chương trình đơngiản 06 LT + 01 BT&TH (*)Rẽ nhánh và lặp Chương III: Cấu trúc rẽ nhánh vàlặp2 LT + 01 BT&THKiểu dữ liệu có cấu trúc Chương IV: Kiểu dữ liệu có cấutrúc3 LT + 3 BT&THTệp và xử lý tệp Chương V: Tệp và thao tác vớitệp3 LTChương trình con, đồ họa Chương VI: Chương trình con vàlập trình có cấu trúc3 LT + 3 BT&TH• Lưu ý: 06 LT + 01 BT&TH được hiểu là 06 bài lý thuyết và 01 bài bài tập và thực hành. Việc phân bổ thời lượng dạy học thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Ngôn ngữ Pascal chỉ là một ngôn ngữ lập trình cụ thể được sử dụng để minh họa yêucầu về KTKN. Hoàn toàn được phép sử dụng ngôn ngữ lập trình khác để dạy học,điều quan trọng là đảm bảo các KTKN tương đương. Chủ đề Đồ họa và âm thanh không trình bày trong một chương riêng biệt trong SGK.Đồ họa được giới thiệu ở § 19 của chương VI; Âm thanh được giới thiệu ở bài đọcthêm 4.Chương I. Một số khái niệm về lập trìnhA) Nội dung trọng tâm của chương34