Tài liệu Kiến thức cơ bản về chứng khoán – Bài 8 pdf – Tài liệu text
Tài liệu Kiến thức cơ bản về chứng khoán – Bài 8 pdf
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.22 KB, 6 trang )
Bài 10: Thị trường thứ cấp
A. Tổ chức và hoạt động của thị trường thứ cấp
Sau khi chứng khoán mới được phát hành trên thị trường sơ cấp, chúng sẽ được
giao dịch trên thị trường thứ cấp. Khác với thị trường sơ cấp, tiền bán chứng
khoán trên thị trường thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chứ
không thuộc về các công ty phát hành chứng khoán.
Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm 3 loại:
Sở giao dịch chứng khoán, Thị trường phi tập trung (OTC), và thị trường thứ 3.
– Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán): là thị trường trong đó việc giao
dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn
giao dịch (trading floor). Các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch thông
thường là chứng khoán của những công ty lớn, có danh tiếng, đã qua thử thách của
thị trường. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch là phương thức đấu giá, trong
đó các lệnh mua, bán được ghép với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất.
– Thị trường phi tập trung (OTC): là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán
chứng khoán không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ thống
computer nối mạng giữa các thành viên của thị trường. Các chứng khoán được
giao dịch trên thị trường phi tập trung là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ.
Phương thức giao dịch tại thị trường OTC là phương thức thoả thuận, giá cả chứng
khoán được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên của thị trường.
– Thị trường thứ 3: là thị trường, trong đó hoạt động giao dịch mua bán chứng
khoán không được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của các Sở giao dịch và
hệ thống computer của thị trường OTC.
I. Sở giao dịch chứng khoán
1. Hình thức sở hữu của Sở giao dịch
Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập
theo quy định của pháp luật. Lịch sử phát triển Sở giao dịch chứng khoán các nước
đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau đây:
– Hình thức sở hữu thành viên: Sở giao dịch chứng khoán do các thành viên là
công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn,
có Hội đồng quản trị mà thành phần đa số do các công ty chứng khoán thành viên
cử ra. VD: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Newyork, Tokyo, TháiLan.
– Hình thức công ty cổ phần: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình
thức công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng,
công ty tài chính, bảo hiểm sở hữu với mục tiêu là lợi nhuận theo qui định của
Luật công ty. VD: Đức, Malaysia, London, Hongkong…
– Hình thức sở hữu nhà nước: Sở giao dịch chứng khoán do Nhà nước sở hữu
(phần lớn hoặc toàn bộ) như trường hợp Sở giao dịch chứng khoán Warsawar,
Istabul, Việt Nam…
Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức
này cho phép Sở giao dịch chứng khoán có quyền tự quản ở mức độ nhất định,
nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý hơn là hình
thức sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc
Chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý Sở giao dịch sẽ cho phép ngăn ngừa sự
lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng
hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như trường hợp của Hàn Quốc, Sở giao
dịch chứng khoán được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đổ vỡ phải
đóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu Sở giao dịch chứng khoán gây lộn xộn
trong thị trường; sau đó Nhà nước đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu Sở giao dịch
chứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến 1988.
2. Mô hình tổ chức của Sở giao dịch
a. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị bao gồm các đại diện là những người có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến thị trường chứng khoán. Nói chung, thành viên Hội đồng quản trị
gồm đại diện của các công ty chứng khoán thành viên, và một số người bên ngoài
như đại diện các công ty có chứng khoán niêm yết, các tổ chức công nghiệp, các
nhà chuyên môn và đại diện của Chính phủ.
b. Các vụ chức năng: thông thường các Sở giao dịch chứng khoán các nước có
khoảng 20 – 30 Vụ chức năng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, các sở có mức tối
thiểu khoảng 7 vụ chức năng như sau:
– Các Vụ chuyên môn: Vụ giao dịch; Vụ niêm yết; Vụ kinh doanh.
– Các Vụ phụ trợ: Vụ công nghệ tin học; Vụ nghiên cứu và phát triển; Vụ kế toán;
Văn phòng.
3. Thành viên Sở giao dịch chứng khoán
Thành viên Sở giao dịch chứng khoán là các công ty chứng khoán được Uỷ ban
chứng khoán cấp giấy phép hoạt động và được Sở giao dịch chứng khoán chấp
nhận là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán.
a. Tiêu chuẩn để trở thành thành viên:
Các Sở giao dịch chứng khoán khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau trong
việc kết nạp thành viên. Sự khác nhau này do trình độ phát triển thị trường qui
định. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chính trong việc kết nạp thành viên.
– Yêu cầu về tài chính:
Các chỉ tiêu về vốn cổ đông, vốn điều lệ, và tổng tài sản có là những chỉ tiêu chủ
yếu thường được sử dụng khi xem xét kết nạp thành viên.
Vốn cổ đông là tổng tài sản có trừ tài sản nợ của công ty. Vốn cổ đông bao gồm
vốn cổ phần, thặng dự vốn và các khoản lợi nhuận giữ lại. Tại Mỹ, vốn cổ đông
quy định tối thiểu là 250.000 USD, ở Thái Lan là 200 triệu Baht.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông và thu nhập trên cổ phiếu cũng là những chỉ
tiêu hay được tính đến khi xét kết nạp thành viên. Thông thường tỷ lệ nợ trên vốn
cổ đông không được vượt quá 1,5 lần và thu nhập trên cổ phiếu phải đạt một tỷ lệ
nhất định trong vòng 2-3 năm.
– Tiêu chuẩn về nhân sự:
Công ty chứng khoán thành viên phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh có đủ trình độ,
có hiểu biết trong kinh doanh chứng khoán và tư cách đạo đức tốt.
– Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty xin làm thành viên phải có địa điểm và trang thiết bị điện tử cần thiết cho
quá trình nhận lệnh, xác nhận kết quả giao dịch và hệ thống bảng điện tử.
b. Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên:
Tuỳ theo hình thức sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên có các quyền
hạn sau đây:
– Quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của Sở giao dịch chứng khoán.
– Quyền được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.
– Quyền được nhận các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán cung cấp.
– Quyền bầu đại biểu đại diện cho thành viên tại Hội đồng quản trị.
Ngoài các quyền hạn trên, các thành viên phải có trách nhiệm tuân thủ các quy
định của Sở giao dịch chứng khoán, phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo
cáo bất thường theo quy định.
Hệ thống giao dịch
Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán được khởi đầu bằng việc đặt lệnh mua
bán tại Văn phòng giao dịch của Công ty chứng khoán đặt tại các địa điểm khác
nhau trong cả nước. Trước khi đặt lệnh, khách hàng phải làm thủ tục mở tài khoản
tại Công ty chứng khoán. Lệnh của khách hàng được chuyền từ Văn phòng công
ty chứng khoán đến người đại diện của công ty tại sàn giao dịch của Sở giao dịch
chứng khoán. Các lệnh mua bán được đấu giá với nhau. Kết quả giao dịch sẽ được
thông báo lại cho công ty chứng khoán và khách hàng của công ty. Những lệnh
được thực hiện sẽ chuyển sang hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán làm
các thủ tục thanh toán chuyển giao chứng khoán và tiền.
Khách hàng <—> Công ty CK <—> Sở giao dịch CK
I. Mở tài khoản
Trước khi đặt lệnh, khách hàng mở tài khoản tại công ty chứng khoán. Việc mở tài
khoản phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa khách hàng và công ty chứng
khoán.
1. Các thông tin liên quan đến tài khoản
Khi mở tài khoản, khách hàng phải cung cấp các thông tin sau cho công ty chứng
khoán:
– Tên đầy đủ
cử ra. VD: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Newyork, Tokyo, TháiLan.- Hình thức công ty cổ phần: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hìnhthức công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng,công ty tài chính, bảo hiểm sở hữu với mục tiêu là lợi nhuận theo qui định củaLuật công ty. VD: Đức, Malaysia, London, Hongkong…- Hình thức sở hữu nhà nước: Sở giao dịch chứng khoán do Nhà nước sở hữu(phần lớn hoặc toàn bộ) như trường hợp Sở giao dịch chứng khoán Warsawar,Istabul, Việt Nam…Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thứcnày cho phép Sở giao dịch chứng khoán có quyền tự quản ở mức độ nhất định,nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý hơn là hìnhthức sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việcChính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý Sở giao dịch sẽ cho phép ngăn ngừa sựlộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằnghệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như trường hợp của Hàn Quốc, Sở giaodịch chứng khoán được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đổ vỡ phảiđóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu Sở giao dịch chứng khoán gây lộn xộntrong thị trường; sau đó Nhà nước đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu Sở giao dịchchứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến 1988.2. Mô hình tổ chức của Sở giao dịcha. Hội đồng quản trịHội đồng quản trị bao gồm các đại diện là những người có liên quan trực tiếp hoặcgián tiếp đến thị trường chứng khoán. Nói chung, thành viên Hội đồng quản trịgồm đại diện của các công ty chứng khoán thành viên, và một số người bên ngoàinhư đại diện các công ty có chứng khoán niêm yết, các tổ chức công nghiệp, cácnhà chuyên môn và đại diện của Chính phủ.b. Các vụ chức năng: thông thường các Sở giao dịch chứng khoán các nước cókhoảng 20 – 30 Vụ chức năng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, các sở có mức tốithiểu khoảng 7 vụ chức năng như sau:- Các Vụ chuyên môn: Vụ giao dịch; Vụ niêm yết; Vụ kinh doanh.- Các Vụ phụ trợ: Vụ công nghệ tin học; Vụ nghiên cứu và phát triển; Vụ kế toán;Văn phòng.3. Thành viên Sở giao dịch chứng khoánThành viên Sở giao dịch chứng khoán là các công ty chứng khoán được Uỷ banchứng khoán cấp giấy phép hoạt động và được Sở giao dịch chứng khoán chấpnhận là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán.a. Tiêu chuẩn để trở thành thành viên:Các Sở giao dịch chứng khoán khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau trongviệc kết nạp thành viên. Sự khác nhau này do trình độ phát triển thị trường quiđịnh. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chính trong việc kết nạp thành viên.- Yêu cầu về tài chính:Các chỉ tiêu về vốn cổ đông, vốn điều lệ, và tổng tài sản có là những chỉ tiêu chủyếu thường được sử dụng khi xem xét kết nạp thành viên.Vốn cổ đông là tổng tài sản có trừ tài sản nợ của công ty. Vốn cổ đông bao gồmvốn cổ phần, thặng dự vốn và các khoản lợi nhuận giữ lại. Tại Mỹ, vốn cổ đôngquy định tối thiểu là 250.000 USD, ở Thái Lan là 200 triệu Baht.Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông và thu nhập trên cổ phiếu cũng là những chỉtiêu hay được tính đến khi xét kết nạp thành viên. Thông thường tỷ lệ nợ trên vốncổ đông không được vượt quá 1,5 lần và thu nhập trên cổ phiếu phải đạt một tỷ lệnhất định trong vòng 2-3 năm.- Tiêu chuẩn về nhân sự:Công ty chứng khoán thành viên phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh có đủ trình độ,có hiểu biết trong kinh doanh chứng khoán và tư cách đạo đức tốt.- Cơ sở vật chất kỹ thuật:Công ty xin làm thành viên phải có địa điểm và trang thiết bị điện tử cần thiết choquá trình nhận lệnh, xác nhận kết quả giao dịch và hệ thống bảng điện tử.b. Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên:Tuỳ theo hình thức sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên có các quyềnhạn sau đây:- Quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của Sở giao dịch chứng khoán.- Quyền được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.- Quyền được nhận các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán cung cấp.- Quyền bầu đại biểu đại diện cho thành viên tại Hội đồng quản trị.Ngoài các quyền hạn trên, các thành viên phải có trách nhiệm tuân thủ các quyđịnh của Sở giao dịch chứng khoán, phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báocáo bất thường theo quy định.Hệ thống giao dịchHoạt động giao dịch mua bán chứng khoán được khởi đầu bằng việc đặt lệnh muabán tại Văn phòng giao dịch của Công ty chứng khoán đặt tại các địa điểm khácnhau trong cả nước. Trước khi đặt lệnh, khách hàng phải làm thủ tục mở tài khoảntại Công ty chứng khoán. Lệnh của khách hàng được chuyền từ Văn phòng côngty chứng khoán đến người đại diện của công ty tại sàn giao dịch của Sở giao dịchchứng khoán. Các lệnh mua bán được đấu giá với nhau. Kết quả giao dịch sẽ đượcthông báo lại cho công ty chứng khoán và khách hàng của công ty. Những lệnhđược thực hiện sẽ chuyển sang hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán làmcác thủ tục thanh toán chuyển giao chứng khoán và tiền.Khách hàng <—> Công ty CK <—> Sở giao dịch CKI. Mở tài khoảnTrước khi đặt lệnh, khách hàng mở tài khoản tại công ty chứng khoán. Việc mở tàikhoản phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa khách hàng và công ty chứngkhoán.1. Các thông tin liên quan đến tài khoảnKhi mở tài khoản, khách hàng phải cung cấp các thông tin sau cho công ty chứngkhoán:- Tên đầy đủ