Tài khoản ngân hàng của VPĐD nước ngoài tại Việt Nam

QUY ĐỊNH VỀ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

(Last Updated On: Tháng Tám 12, 2022)

Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam - Qui định về tài khoản ngân hàng

Thông tư số 32/2016/TT-NHNN về việc hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản ngân hàng tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định: các tổ chức không có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư và các văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài không thuộc đối tượng được mở tài khoản ngân hàng.

QUI ĐỊNH VỀ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG VIỆT NAM CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI

Các tài khoản ngân hàng của những tổ chức không có tư cách pháp nhân trên đã được mở trước khi Thông tư 32 có hiệu lực thi hành sẽ phải đóng trước ngày 1/3/2018… về vấn đề này, chúng tôi xin được chia sẻ như sau:

VỀ QUAN ĐIỂM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1/ Thông tư 32 được ban hành sau khi Quốc hội thông qua Bộ Luật Dân sự 2015 và theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Dân sự 2015, có hiệu lực từ 01/01/2017, chủ thể của quan hệ dân sự chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân. Do đó, Thông tư 32 được xây dựng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về chủ thể trong quan hệ dân sự. Đối với các tổ chức không có tư cách pháp nhân, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, không phải là chủ thể của quan hệ dân sự, do đó, không đủ điều kiện là chủ thể độc lập tham gia quan hệ mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà bản chất là quan hệ hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

2/ Như vậy, có thể nói việc hạn chế chủ thể tham gia giao dịch mở, sử dụng tài khoản thanh toán chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân đã được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và quy định về đối tượng mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư 32 là hoàn toàn phù hợp với quy định về chủ thể của quan hệ dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015. Quy định này là cần thiết, hạn chế rủi ro cho các bên, bảo đảm các giao dịch mở, sử dụng tài khoản không bị vô hiệu do vi phạm quy định về chủ thể theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

3/ Việc tồn tại của các tài khoản thanh toán của tổ chức không có tư cách pháp nhân trước khi Thông tư 32 có hiệu lực thi hành là thực tế và để hạn chế xáo trộn trong hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán, Thông tư 32 đã có hướng dẫn quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện việc xử lý chuyển tiếp đối với các tài khoản thanh toán này. Cụ thể, Thông tư 32 đã quy định trách nhiệm của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

  • Thứ nhất, rà soát hồ sơ, hợp đồng mở và sử dụng tài khoản ngân hàng của khách hàng là tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Thứ hai, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư 32 có hiệu lực, thực hiện thông báo cho khách hàng biết về việc chuyển đổi tài khoản hiện có sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán chung (đối với trường hợp tài khoản của nhiều cá nhân), thời hạn hoàn tất việc chuyển đổi tài khoản và việc xử lý sau khi kết thúc thời hạn chuyển đổi;
  • Thứ ba, trong vòng 12 tháng kể từ ngày Thông tư 32 có hiệu lực thi hành, phối hợp với khách hàng hoàn thành việc thực hiện ký lại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán để chuyển đổi sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán chung hoặc đóng tài khoản, nếu khách hàng có yêu cầu;
  • Thứ tư, sau 12 tháng kể từ ngày Thông tư 32 có hiệu lực thi hành, thực hiện đóng tài khoản đối với những tài khoản ngân hàng của khách hàng là tổ chức không có tư cách pháp nhân chưa hoàn thành việc chuyển đổi hình thức tài khoản.

LÝ DO VÀ NHỮNG HỆ LỤY

  1. Sẽ có hàng triệu tổ chức liên quan sẽ phải tốn thời gian tiền bạc để đi đóng tài khoản ngân hàng và làm các thủ tục khác liên quan sau đó.
  2. Theo Hiến pháp 2013, chủ thể của pháp luật là “công dân” và “tổ chức”, nghĩa đơn giản nhất, pháp nhân chỉ một trạng thái pháp lý cao nhất, hoàn chỉnh nhất của chủ thể pháp luật là “tổ chức”. Tuy nhiên, khác với Bộ Luật Dân Sự 2005, chủ thể dân sự vốn bao gồm “cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác”, trong khi Bộ Luật Dân Sự 2015 chỉ thừa nhận hai loại chủ thể là pháp nhân và cá nhân. Sự thay đổi này đang bị coi là một cuộc “đại cách mạng” trong lĩnh vực luật pháp và và gây nên những xáo trộn chưa lường hết được.
  3. Lý do sâu xa của qui định này bắt nguồn rất rõ ràng và có chủ ý từ Bộ Luật Dân Sự 2015, theo đó tìm cách loại bỏ 5 triệu hộ kinh doanh cá thể và hằng trăm ngàn tổ hợp tác hiện hữu khỏi phạm vi điều chỉnh (để các chủ thể này phải lên đời thành doanh nghiệp).

VIVA BUSINESS CONSULTING

VIVA Business Consulting là nhà tư vấn duy nhất tại Việt Nam giúp quản trị toàn diện các thủ tục tuân thủ cho văn phòng đại diện nước ngoài từ khi Gia nhập thị trường – Tuân thủ trong hoạt động – Quản lý các thay đổi – Quản lý giải thể và chuyển đổi văn phòng đại diện thành công ty con

Chúng tôi giúp các nhà quản lý nhận diện rủi ro, phòng ngừa từ trước khi vấn đề có thể xảy ra, từ đó cùng tuân thủ đúng và tối ưu mọi qui định tại Việt Nam ngay từ bước đầu tiên.

 

 

 

Xem thêm:

Văn phòng đại diện nước ngoài: Báo cáo hoạt động năm

Văn phòng đại diện nước ngoài: Quản trị quan hệ lao động

Quản lý rủi ro khi vận hành văn phòng đại diện nước ngoài

Thủ tục tuân thủ về quản lý giấy phép văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện nước ngoài phải bắt buộc mở tài khoản ngân hàng

Quản lý thủ tục kê khai và quyết toán thuếcho văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Chi phí hoạt động và ngân sách hằng năm của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện nước ngoài và tổ chức không đủ tư cách pháp nhân vẫn được mở tài khoản ngân hàng

QUY ĐỊNH VỀ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

was last modified: by