Tài Liệu Tự Học TESTER Cơ Bản [ Full UPDATE ] 2022 – Lập Trình Việt

4.5

/

5

(

10

bình chọn

)

Có rất nhiều bạn muốn chủ động thời gian thì việc tự học Tester sẽ rất phù hợp, Với bộ tài liệu Tự học Tester cơ bản & Nâng caoLập Trình Việt chia sẻ sau đây chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều, bộ tài liệu được tổng hợp và update thường xuyên

Tài Liệu Tự Học TESTER Cơ Bản [ Full UPDATE ] 2020

Tài liệu học Tester và Một số kinh nghiệm tự học

Một số link download tài liệu học Tester tiếng việt:

1. Bộ Ebook Tester căn bản

Link download: Tải tại đây

Bộ tài liệu học tester bao gồm:

  • Sách nhập môn về tester cơ bản giúp cho các bạn mới bắt đầu cũng có thể học.
  • Hệ thống bài giảng, giáo trình tiếng Việt giúp các bạn dễ đọc.
  • Tài liệu tiếng anh rất nhiều sẽ giúp các bạn hoàn thiện, nâng cao trình độ.

2. Bộ tài liệu tự học Tester 2020

Link Download: Tải tại đây

Bộ tài liệu tự học tester cơ bản bao gồm:

  • Tài liệu tự học về Tester.
  • Hướng dẫn thiết kế Test Case trong kiểm thử phần mềm.
  • Bộ tài liệu Software Testing của thầy Nguyễn Ngọc Tú – Đại Học Hoa Sen.
  • Tài liệu Foundations of Software Testing (Tiếng Anh) – Rất phù hợp cho người mới bắt đầu….

Để trở thành một Tester bạn cần phải học khá nhiều kiến thức

Các kiến thức nền tảng cần có trước khi bắt đầu học tester

  • Bạn cần phải nắm vững những tập lệnh cơ bản cũng như các hoạt động của 1 số hệ điều hành như Windows và Linux. Trong các hệ điều hành đó thì bạn cũng cần phải biết về cấu hình, cần phải biết về cài đặt ứng dụng hay là xem thông tin của người sử dụng hoặc cấu hình, để điều chỉnh thông số của các kết nối …
  • Các bạn cũng cần phải nắm vững ở mức cơ bản về định nghĩa, bản chất và cách hoạt động của mô hình Client/Server như cách giao tiếp hay kết nối của mô hình.
  • Phân biệt được thế nào là một web-based application, nó có gì khác biệt gì so với các ứng dụng truyền thống khác.
  • Là một nhân viên kiểm thử thì một trong những kiến thức không thể đó chính là giao thức-protocol. Hãy nắm vững nguyên lý hoạt động của các giao thức-protocol? Nắm thêm một số protocol cơ bản như là TCP, UDP, SMNP, TCP/IP …
  • Ngoài ra, cần có thêm kiến thức về cách sử dụng và cài đặt một hệ cơ sở dữ liệu (DBMS) như là một số câu lệnh truy vấn dữ liệu SQL….

Kỹ năng sử dụng máy tính rất quan trọng đối với Tester

Nếu bạn đang có nhu cầu và muốn tìm hiểu về nghề tester vui lòng liên hệ đến Lập Trình Việt chúng tôi để được tư vấn tận tình và được cung cấp tài liệu học tester tiếng việt chuẩn xác nhất.

Nếu như các bạn có ý định theo đuổi ngành nghề đầy triển vọng này thì Khóa học Tester tại Lập Trình Việt chắc chắn sẽ là sự lựa chọn đúng đắn dành cho bạn

7 nguyên tắc của Test mà người học Tester cần biết

Để trở thành một nhân viên Tester hiện nay không quá khó tuy nhiên vẫn sẽ có một số nguyên tắc mà người học Tester cần biết

Nguyên tắc thứ nhất: Test chỉ có thể chứng minh rằng phầm mềm có lỗi

Test giúp tìm ra lỗi hệ thống, nhưng không có nghĩa là trong trường hợp hệ thống không phát hiện ra lỗi nào đồng nghĩa với việc có thể khẳng định hệ thống hoàn toàn không có lỗi nào. Việc Test chỉ giúp giảm số lượng lỗi chứ hoàn toàn không thể lọc mọi lỗi trong lập trình hệ thống

Tester chỉ có thể hạn chế tối đa tình trạng lỗi xảy ra đối với hệ thống

Nguyên tắc 2: Việc Test toàn bộ pattern (ghép tất cả các điều kiện ở các mục nhập dữ liệu) là điều không thể

Bởi đây là điều không khả thi đối với Test, nên thay vì chúng ta test toàn bộ thì hãy dựa vào độ rủi ro hoặc độ ưu tiên để tập trung vào các điểm cần thiết, hoặc chia nhỏ từng phần để test. Cũng có trường hợp đặc biệt có thể test toàn bộ pattern, đó là các phần mềm đơn giản, không có quá nhiều câu lệnh phức tạp

Nguyên tắc 3: Test càng sớm càng tốt

Cứ mỗi phần được lập trình ra, tốt nhất là nên test thử ngay và luôn để phát hiện được lỗi sớm, nhanh chóng sửa lỗi kịp thời cũng như đẩy nhanh được quá trình hoàn thiện phần mềm

Tester phát hiện ra lỗi phần mềm càng sớm càng tốt

Nguyên tắc 4: Sự phân bố không đồng đều của lỗi

Trước khi realease và trong quá trình vận hành tập trung ở 1 số module thường là nơi tập trung nhiều lỗi nhất bởi đây là những điểm quan trọng trong hệ thống

Nguyên tắc 5: Không ngừng cải tiến và nâng cấp testcase

Việc lặp đi lặp lại 1 test nhiều lần sẽ gây ra hiện tượng “chai sạn” cho quá trình test sau này, dần dần sẽ khó tìm ra lỗi, thậm chí là không tìm thấy lỗi nữa. Do vậy hãy thường xuyên cải thiện và nâng cấp test định kì

Nguyên tắc 6: Tùy vào yêu cầu và nhu cầu của sản phẩm mà có từng loại Test khác nhau

Đối với từng điều kiện được đặt ra, phù hợp với yêu cầu của người sử dụng mà các Tester tạo ra từng loại test khác nhau. Ví dụ test cho hệ thống khách sạn thì khác với test cho trang web bán hàng online

Nguyên tắc 7: Không bao giờ được quên yêu cầu đề ra từ trước của khách hàng

Nếu quá đặt nặng vấn đề “bug zero”, tức là cố gắng tạo ra 1 phần mềm không lỗi, ta thường dễ đánh mất mục tiêu đã đặt ra của mình. Do vậy luôn nhớ đến yêu cầu đã đề ra của khách hàng để làm việc là điều thiết yếu nhất

Trên đây là bộ tài liệu tự học Tester cơ bảnLập Trình Việt muốn gửi tới các bạn, trong quá trình sắp tới ban quản trị sẽ cố gắng cập nhật thêm thật nhiều tài liệu hữu ích, nếu có bất kỳ yêu cầu hoặc thắc mắc nào, hãy bình luận bên dưới để được hỗ trợ