Tài Liệu Học Tester Cơ Bản Tiếng Việt Tuyển Chọn – Exara

Khi mới bắt đầu tiếp cận đến với nghề tester có lẽ rất nhiều bạn không biết tìm kiếm thông tin học tester ở đâu.Thực ra, có rất nhiều nguồn tài liệu trên internet, các diễn đàn trao đổi  hay là tìm kiếm trên bất kỳ trang web nào đó.

Tài liệu tự học Tester Tiếng Việt tuyển chọn của Lập Trình Việt

Tuy nhiên những tài liệu bạn tìm thấy chỉ là những cái tóm tắt, cơ bản  và tạo cho bạn một cái nhìn tổng quan vào nghề này. Như vậy nó thể bạn sẽ không  bao quát được nội dung, các chi tiết hoàn toàn đầy đủ về  tester.

Làm thế nào để tìm được những tài liệu tự học chất lượng, đâu mới là những kiến thức bạn cần nắm chắc để bạn có thể tham học tester. Dưới đây, mình sẽ chia sẻ đôi điều về tài liệu tự học về tester

Tài liệu tự học Tester cơ bản tuyển chọn

Một số link download tài liệu học Tester tiếng việt:

1. Bộ Ebook Tester căn bản

Link download: Tải tại đây

Bộ tài liệu học tester bao gồm:

  • Sách nhập môn về tester cơ bản giúp cho các bạn mới bắt đầu cũng có thể học.
  • Hệ thống bài giảng, giáo trình tiếng Việt giúp các bạn dễ đọc.
  • Tài liệu tiếng anh rất nhiều sẽ giúp các bạn hoàn thiện, nâng cao trình độ.

2. Bộ tài liệu tự học Tester 2020

Link Download: Tải tại đây

Bộ tài liệu tự học tester cơ bản bao gồm:

  • Tài liệu tự học về Tester.
  • Hướng dẫn thiết kế Test Case trong kiểm thử phần mềm.
  • Bộ tài liệu Software Testing của thầy Nguyễn Ngọc Tú – Đại Học Hoa Sen.
  • Tài liệu Foundations of Software Testing (Tiếng Anh) – Rất phù hợp cho người mới bắt đầu….

Để đăng ký tham gia khóa học các bạn theo dõi tại Groups: Cộng Đồng Tester Việt Nam ( Tester, QC, QA và BA ) | Facebook

Để trở thành một tester bạn cần học những gì?

Nếu bạn đang có hứng thú với công việc kiểm tra chất lượng phần mềm hay còn gọi là tester, thì việc đầu tiên là bạn phải lựa chọn tài liệu liên quan đến tester phù hợp vì trên thị trường hiện này có vô số tài liệu về tester để bạn tham khảo, nếu bạn không tìm hiểu kĩ thì sẽ gây ra lãng phí và mất thời gian lại không đạt hiệu quả tốt.

Những công việc bạn sẽ làm khi trở thành một tester

Kiểm tra, duy trì chất lượng phần mềm là nhiệm vụ chủ yếu của một tester, rà soát lỗi sai sản phẩm trước khi đưa cho khách hàng. Tùy vào độ khó và độ phức tạp của dự án mà quyết định mức độ tham gia của tester vào dự án đó. Tester có thể chia ra làm 2 hình thức: Manual test và Automation test

  • Manual testing: Đây là kiến thức cơ bản mà những người mới bắt đầu làm test cũng có thể làm được. Đối với Manual testing, bạn chỉ cần nắm chắc các khái niệm và biết vận dụng các kĩ năng cần dùng trong manual testing, có kĩ năng rà soát lỗi sai nhanh và chính xác mà không cần hiểu biết quá nhiều về lập trình, thiết kế vì manual testing không có nhiều code cũng như các giải thuật
  • Automation testing: Đây thường là lựa chọn của những người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề muốn học hỏi và trau dồi,nâng cao, bồi dưỡng thêm kinh nghiệm của bản thân. Nhiệm vụ chính của Automation testing là viết code để máy có thể kiểm tra một cách tự động độ chính xác và tính ứng dụng của phần mềm; với công việc này bạn phải dành phần lớn thời gian làm việc với code như một chuyên viên thiết kế thực sự. Bạn sẽ cần một lượng lớn tài liệu tham khảo về automation tools & Frameworks và các ngôn ngữ lập trình dùng trong automation testing như Java, C#, C++……

AutomationManual là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, cả 2 đều quan trọng và có nhiều vấn đề khó cần giải quyết nên chúng ta cần lựa chọn tài liệu phù hợp nếu muốn trở thành một tester chuyên nghiệp. Người có thế mạnh trong việc kiểm tra thủ công thì chua chắc viết ra được code; người thiết kế ra được hệ thống kĩ thuật tự động tốt thì cũng không thể chắc chắn tính tư duy và khả năng quan sát và kiến thức chuyên môn tốt. Để trở thành một tester thì vấn đề tự học là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo tài liệu uy tín và chất lương trên các trang web chính thống hay tham gia vào các diễn đàn về Tester. Một số tài liệu giúp ích cho quá trình tự học của bạn như: tài liệu tự học về tester; hướng dẫn thiết kế Test Case trong kiểm thử phần mềm, bộ tài liệu Software Testing…

Những kiến thức cần thiết để trở thành một tester

Tester cũng là một ngành trong lĩnh vực phần mềm công nghệ nên bắt buộc người làm phải có các kĩ năng chuyên môn về máy tính. Những kiến thức và kĩ năng này sẽ được các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có chuyên ngành công nghệ thông tin đào tạo. Theo xu thế phát triển của công nghệ và khả năng con người ngày càng cao thì các giáo trình,tài liệu của các trường đã có sự chọn lọc, bao quát nội dung, thông tin khá chi tiết; đặc biệt là tổng hợp được nhiều kiến thức về tester như hệ điều hành, database, lập trình mạng……Có nhiều người nghĩ những tài liệu này có vẻ không sử dụng gì nhiều trong lúc học nhưng lại rất cần thiết trong việc nâng cao kiến thức ,có ích cho công việc sau này của bạn

Nếu bạn mới bắt đầu làm tester thì bạn phải bắt đầu từ những kiến thức căn bản thì bạn sẽ bị hổng nhiều kiến thức nếu chỉ học trên lớp mà không chịu học thêm ở nhà. Nếu bạn đang học trái ngành  thì bạn hoàn toàn có thể chuyển sang tester nếu bạn dành thời gia để bổ sung thêm tin học văn phòng, sử dụng máy tính thành thạo, đọc thêm các sách tham khảo về lập trình, công nghệ; những tài liệu này bạn có thể mua ở các hiệu sách hoặc mượn của các sinh viên đang học công nghệ thông tin, tham khảo các tài liệu trên internet…Nếu bạn chịu khó ôn luyện thì bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt trong vòng 3-6 tháng. Ngoài ra, Testing cũng cần một số kiến thức chuyên ngành, chúng ta mất khoảng 2 tháng để ôn tập các kiến thức chuyên ngành.

Không phải chỉ riêng testing mới cần sử dụng tiếng anh mà bất cứ các ngành liên quan đến công nghệ nào cũng cần dùng đến nó.  Các công ty, doanh nghiệp có bộ phận Test thì đều yêu cầu trình độ tiếng anh và học thêm Test cũng cần biết tiếng Anh vì đã số các tài liệu để tự học Test là bằng tiếng anh

Nói chung, để trở thành một Tester thì bạn cần có một khả năng ngoại ngữ tốt, nắm rõ các vấn đề về Test và sử dụng thành thạo máy tính.

Để trở thành Tester thì cần học những gì?

Bất cứ ngành nghề nào có ứng dụng công nghệ, không chỉ riêng Tester thì phải học được cách sử dụng máy tính một cách chuyên nghiệp, thiết lập phần mềm và sử dụng mạng

Việc học lập trình thì không bao giờ thừa để hiểu được và sửa được lỗi sai căn bản khi làm Test

Ngoài ra, bạn phải học các khái niệm, tìm hiểu quy luật, hiểu được các học thuật, quá trình thiết kế phần mềm và trình tự kiểm tra. Để làm được điều đó, bạn có thể tham khảo cuốn ISTQB Foundation hoặc tìm tài liệu về các phần sau để nắm chắc Test:

  • What is Software Testing? –Học để biết được các định nghĩa, khái niệm căn bản về kiểm tra chất lượng phần mềm.
  • Why is Software Testing Important? – Học để hiểu được tầm quan trọng và tính ứng dụng của Testing ?
  • Software Development life cycle: Hiểu được các giai đoạn phát triển phần mềm, vị trí của testing trong các giai đoạn phát triển sản phẩm.
  • Software Test life cycle: Trình tự kiểm tra, các bước công việc kiểm tra chất lượng phần mềm.
  • Defect Life Cycle: Biết được cách rà soát lỗi sai qua các giai đoạn.
  • Quality Assurance vs. Quality control, Verification vs Validation: Phân biêt sự giống nhau và khác nhau giữa một số khái niệm.
  • Software Testing Levels: Các mức độ trong kiểm thử, đi từ nhỏ nhất đến các mức độ cao nhất.
  • Software Testing types: Phân loại Testing: Functional testing, Non-functional testing, Structural testing, Change related testing.

Có rất nhiều kiến thức bạn cần phải học để trở thành Tester

Kiến thức chuyên ngành

Hiểu được các kiến thức căn bản về Manual Testing như lên kế hoạch kiểm tra, thiết kế testcase, các kĩ thuật thiết kế testcase, kiểm tra và cài đặt ứng dụng…….

Dưới đây là một số tài liệu bạn có thể tham khảo để hiểu rõ và nắm chắc hơn các kiến thức về Manual Testing:

  • Software Testing Tutorial – Guru99
  • Software Testing Tutorial – Tutorials Point
  • Software Testing Class
  • Software Testing Help
  • W3Schools (HTML, CSS)
  • SQL Tutorial – W3Schools
  • SQL Tutorial – TutorialsPoint

Ngoài ra, bạn cần học thêm các kiến thức về Automation Test như học về lập trình các phần mềm máy tính, ngôn ngữ lập trình và học thêm các Automation Tool như Ranorex, Selenium, Jmeter……

Nếu bạn mới bắt đầu từ kiến thức căn bản thì bạn có thể tìm hiểu cuốn Tool Selenium. Khi bạn nắm chắc được nội dung mà bộ sách truyền đạt, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong công việc hơn và tự nâng cao được khả năng của mình.

Nên học Test ở đâu để mang lại hiệu quả

Có nhiều nơi để học Test như học ở trường, học nhóm học ở trung tâm.. nhưng muốn đạt hiệu quả tốt là quá trình tự học ở nhà thông qua việc tìm hiểu các tài liệu sẵn có.

Lúc trước, lúc Testing còn chưa phát triển như bây giờ , internet, các trung tâm hay trường đại học cũng chưa đào tạo chuyên ngành này thì đa số mọi người đều phải hình thành cho mình tinh thần tự hoc, tự tìm tòi, nghiên cứu qua những cuốn sách hay các diễn thuyết của các Tester có kinh nghiệm nếu muốn theo đuổi đam mê làm Tester.

Đa số các Tester ở giai đoạn này đều xuất thân là dân công nghệ thông tin nên việc tự học sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn phải tự học ở nhà vì không có điều kiện hay thời gian để học thêm ở ngoài thì hãy tham khảo các tài liệu mà mình đã giới thiệu ở trên nhé, nó sẽ giúp ích cho bạn phần nào .

Tổng kết

Sản phẩm có được duy trì và phát triển rộng rãi được hay không là tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm. Do đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của Tester thông qua công việc của họ, kiểm tra chất lượng phần mềm, rà soát lỗi sai trong các dự án….Để trở thành một Tester thì ngay từ bây giờ, bạn phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên ngành cần thiết.

Để làm được điều đó thì việc lựa chọn những bộ tài liệu chất lượng và hiệu quả vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và tư duy của bạn. Các cuốn tài liệu về Tester sẽ là tiền đề cho sự thành công của bạn trong tương lai khi làm Test.Hi vọng bài viết của mình sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bạn muốn biết.

5

/

5

(

4

bình chọn

)