Tải FREE Mẫu Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật Mới Nhât

Đề cương luận văn thạc sĩ ngành Luật là một tài liệu trình bày nội dung và phương pháp nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực luật. Đây là một bản tóm tắt chi tiết của toàn bộ nội dung của luận văn, bao gồm cả các phần chính, phương pháp nghiên cứu và kết quả dự kiến.

Đề cương này thường được viết trước khi bắt đầu nghiên cứu và thực hiện luận văn, và nó phải được phê duyệt bởi giáo viên hướng dẫn trước khi tiến hành nghiên cứu. Nó giúp cho các nhà nghiên cứu có thể tập trung vào mục tiêu và định hướng cho quá trình nghiên cứu của họ, cũng như giúp giáo viên hướng dẫn theo dõi tiến độ của dự án nghiên cứu.

Trong suốt thời gian làm dịch vụ nhận viết thuê luận văn thạc sĩ giá rẻ của Team Luận Văn ( hơn 10 năm ). Chúng tôi nhận thấy việc lập đề cương luận văn thạc sĩ Ngành luật gây cho các bạn không ít khó khăn, có nhiều bạn bế tắc không biết bắt đầu từ đâu? Và Chúng tôi đã hỗ trợ hơn 6.000 bạn học viện vượt qua khó khăn, nhận về những tấm bằng danh giá cho mình. Nếu bạn cũng đang lo lắng về bài luận văn của mình thì hãy liên hệ ngay về tổng đài của Team Luận Văn sđt/zalo/tele : 0909232620 để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!!

Cấu Trúc Một Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật 

Cấu Trúc Một Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật 

  • Mục đích và nội dung chính của luận văn

  • Tầm quan trọng của đề tài

  • Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật thu thập dữ liệu

  • Kế hoạch nghiên cứu và tiến độ thực hiện

  • Các giả thuyết và kết quả dự kiến

  • Tài liệu tham khảo sử dụng trong quá trình nghiên cứu

Tổng quan về đề cương luận văn thạc sĩ ngành Luật giúp cho các nhà nghiên cứu có thể xác định rõ ràng các mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo đạt được các mục tiêu đó và đạt được những kết quả mong đợi từ dự án nghiên cứu của mình.

Quy Trình Làm Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

Quy Trình Làm Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

Quy trình làm đề cương luận văn thạc sĩ ngành Luật bao gồm các bước sau đây:

  1. Lựa chọn đề tài: Chọn đề tài nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực luật và có tính cấp thiết trong thực tế hoặc có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực luật.

  2. Thu thập tài liệu và nghiên cứu: Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu để có những thông tin cần thiết cho việc lập đề cương.

  3. Xác định mục đích và nội dung chính của đề tài: Xác định mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu.

  4. Xác định phương pháp nghiên cứu: Xác định phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thu thập và phân tích dữ liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu.

  5. Tìm kiếm và đọc các tài liệu tham khảo: Tìm kiếm và đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu để cập nhật kiến thức và đánh giá các nghiên cứu trước đây.

  6. Lập kế hoạch nghiên cứu: Lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết về các giai đoạn, phương pháp nghiên cứu, thời gian và ngân sách.

  7. Viết đề cương: Viết đề cương theo các phần đã định sẵn, bao gồm: Mục đích và nội dung chính của đề tài, Tầm quan trọng của đề tài, Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật thu thập dữ liệu, Kế hoạch nghiên cứu và tiến độ thực hiện, Các giả thuyết và kết quả dự kiến, Tài liệu tham khảo sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

  8. Nộp đề cương và phê duyệt: Nộp đề cương cho giáo viên hướng dẫn để được phê duyệt. Nếu có sửa đổi, thực hiện sửa đổi cho đến khi đề cương được chấp nhận.

  9. Bắt đầu nghiên cứu luận văn:

Tầm Quan Trọng Của Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

Tầm Quan Trọng Của Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

Viết đề cương luận văn thạc sĩ ngành Luật là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn. Tầm quan trọng của việc viết đề cương luận văn thạc sĩ ngành Luật đều được thể hiện qua các điểm sau:

  1. Giúp nghiên cứu được thực hiện có hướng và phương pháp rõ ràng: Đề cương luận văn sẽ giúp cho nghiên cứu được thực hiện theo hướng và phương pháp cụ thể, từ đó giúp tăng tính chính xác và kết quả của luận văn.

  2. Hạn chế thời gian và ngân sách cho nghiên cứu: Đề cương luận văn cũng giúp cho nghiên cứu được thực hiện trong thời gian và ngân sách được xác định sẵn, giúp cho quá trình thực hiện được linh hoạt và hiệu quả.

  3. Đánh giá và sửa đổi từ giáo viên hướng dẫn: Đề cương luận văn còn giúp cho giáo viên hướng dẫn đánh giá được độ hoàn thiện của nghiên cứu và sửa đổi, điều chỉnh khi cần thiết.

  4. Tạo động lực và giúp tập trung vào nghiên cứu: Viết đề cương luận văn cũng giúp cho sinh viên tạo động lực cho quá trình thực hiện nghiên cứu và tập trung vào các vấn đề cần giải quyết.

  5. Là bước chuẩn bị quan trọng cho việc thực hiện luận văn: Viết đề cương luận văn cũng giúp cho sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho quá trình thực hiện luận văn và giúp cho quá trình thực hiện được suôn sẻ hơn.

Tóm lại, viết đề cương luận văn thạc sĩ ngành Luật là một bước quan trọng và không thể bỏ qua trong quá trình thực hiện luận văn, giúp cho quá trình nghiên cứu được thực hiện hiệu quả và có kết quả tốt hơn.

Phần Mở Đầu đề cương luận văn thạc sĩ ngành luật

Phần Mở Đầu đề cương luận văn thạc sĩ ngành luật

1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài

Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá đối với con người và sự phát triển của xã hội. Đối với mỗi con người quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, có vai trò quan trọng về mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước được quản lý theo pháp luật”. Đất đai có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nên việc quản lý sử dụng đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta chú trọng quan tâm. Từ khi chúng ta tiến hành đường lối đổi mới đến nay. Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm về quản lý, sử dụng đất đai và được ghi nhận trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI và XII. Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa IX (ngày 13/01/2003) cũng đã dành hẳn một Nghị quyết bàn về vấn đề đất đai. Trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên quốc gia, tư liệu sản xuất đặc biệt là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước. Cụ thể hóa các chủ trương trên, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật đất đai năm 2013, Bộ Luật Dân sự năm 2015 và các quy định pháp luật khác cho phù hợp với tình hình thực tế, quy định nhiều vấn đề mới về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung và tặng cho quyền sử dụng đất nói riêng. Tuy nhiên các quy định mới về đất đai chủ yếu khắc phục một phần những hạn chế là nguyên nhân gây ra những bức xúc trong nhân dân như : Thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, giá đất cho Nhà nước thu hồi, . . . vẫn còn bộc lộ một số tồn tại và nhiều vấn đề chưa hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đề ra như : vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của tổ chức, hộ gia đình, . . . Sự hiểu biết về thủ tục, trình tự tặng cho quyền sử dụng đất của người dân và một số cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn hạn chế. . .Riêng những quy định về tặng cho quyền sử dụng đất nói chung và tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình nói riêng không có thay đổi nhiều và quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Trong khi đó trên thực tế việc tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình thường xảy ra và có diễn biến phức tạp trong cả nhận thức cũng như trên thực tiễn giải quyết các vụ án tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về lĩnh vực đất đai và tại Tòa án nhân dân các cấp.

 Hiện nay về mặt pháp lý không có khái niệm mua bán đất đai mà chỉ có khái niệm chuyển quyền sử dụng đất, theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015, luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và luật Đất đai năm 2013. Xuất phát từ tính chất quan trọng này, pháp luật dân sự và đất đai có rất nhiều các quy định về điều kiện để chủ thể có quyền sử dụng đất được phép thực hiện chuyển quyền sử dụng đất như : chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất, tặng cho quyền sử dụng đất,. . .Trong đó hình thức tặng cho quyền sử dụng đất nói chung và đặc biệt là hình thức tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình nói riêng hầu như phổ biến nhất trong giai đoạn hiện nay. Việc pháp luật dân sự và đất đai qui định quyền tặng cho quyền sử dụng đất, nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân về đất ở, đất sản xuất, kinh doanh, tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất ổn định và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Trong cuộc sống, ngoài xã hội có rất nhiều giao dịch, quan hệ tài sản có liên quan đến hộ gia đình ở lĩnh vực đất đai, tài sản gắn liền với đất, nhưng định nghĩa về hộ gia đình cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ, gây lúng túng cho cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai cũng như người sử dụng đất, ở Bộ luật Dân sự năm 2005 tuy không định nghĩa cụ thể, thế nào là hộ gia đình, chủ hộ gia đình, nhưng có quy định về hộ gia đình và đại diện hộ gia đình (chủ hộ). Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, về chế định hộ gia đình, mặc dù có nhiều điểm tiến bộ hơn, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa và quy định cụ thể rõ ràng về hộ gia đình và chủ hộ như thế nào, nên chưa giải quyết triệt để được những bất cập hiện tại khi áp dụng pháp luật về hộ gia đình, nếu dựa trên những qui định về hộ gia đình ở Bộ luật dân sự năm 2005 và chế định về hộ gia đình ở Bộ luật dân sự năm 2015, thì chủ hộ của hộ gia đình qui định trong Bộ luật dân sự khác với chủ hộ trong sổ Hộ khẩu được qui định tại Luật cư trú năm 2013. Vì chủ hộ gia đình có thể đồng thời hoặc không đồng thời là chủ hộ trong sổ hộ khẩu và vì thế chủ hộ trong sổ hộ khẩu không thể đương nhiên dùng tư cách chủ hộ của hộ gia đình để thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất cho cả hộ (trừ trường hợp được cả hộ ủy quyền). Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, khi có giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình thì cơ quan quản lý Nhà nước cũng như người dân luôn xác định thành viên hộ gia đình dựa vào sổ Hộ khẩu, điều này hoàn toàn không chính xác, bởi thành viên trong sổ Hộ khẩu thường xuyên có thể thay đổi do tách hộ, nhập hộ, giảm do tử, tăng do sinh. Và thực tế hiện nay đã và đang làm các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình bị hiểu nhầm và thực hiện lệch lạc so với các quy định của pháp luật.

Đối với tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một người đại diện, nhưng cách xác định các thành viên trong hộ gia đình và người có quyền lợi hợp pháp với tài sản giữa các cơ quan không thống nhất và cho đến nay pháp luật cũng chưa quy định rõ căn cứ nào để xác định chính xác số lượng thành viên trong một hộ gia đình sử dụng đất. Hiện nay những quy định về hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự năm 2013, sổ Hộ khẩu trong Luật Cư trú năm 2013 và hộ gia đình sử dụng đất theo qui định của Luật đất đai năm 2013 chưa có qui định rõ ràng và chưa có sự đồng nhất với nhau nhưng chưa có một văn bản nào hướng dẫn rõ ràng. Nếu không căn cứ vào số Hộ khẩu thì không có cơ sở nào để xác định các thành viên sử dụng đất, còn nếu căn cứ vào sổ Hộ khẩu để xác định chủ sử dụng đất sẽ dẫn đến những bất cập khi người sử dụng đất có nhu cầu giao dịch thửa đất đó, cụ thể như : người đứng tên chủ hộ trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải là chủ hộ gia đình trong sổ Hộ khẩu gia đình, việc tách hộ, nhập hộ, thay đổi sổ hộ khẩu, nhân khẩu trong thời gian sử dụng đất thì rất khó xác định được chính xác ai là thành viên của hộ gia đình làm chủ thể hợp pháp khi tham gia giao dịch. Nếu như căn cứ vào sổ Hộ khẩu để xác định các thành viên trong hộ sử dụng đất thì khi công chứng, chứng thực các giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì không xác định được số lượng thành viên, tư cách thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất theo qui định của luật Đất đai năm 2013, qua đó cũng không xác định được các quyền sở hữu khối tài sản chung và nghĩa vụ liên đới phát sinh nếu có rủi ro trong giao dịch dân sự.

Và thực tế hiện nay cho thấy ở nước ta về đời sống kinh tế của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, nhất là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Với nổ lực của nhiều địa phương và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nên nhiều địa phương được đầu tư nhiều công trình trọng điểm, dẫn đến nền kinh tế ngày càng được khởi sắc, phát triển hơn trước. Chính vì vậy, đi cùng với phát triển kinh tế đã làm cho giá trị bất động sản (đất đai) tăng lên. Nên người dân có nhu cầu chia tách đất đai cho các thành viên trong hộ gia đình để phát triển sản xuất, kinh doanh và xây cất nhà ở tăng lên. Từ lợi ích kinh tế trên, đi đôi với việc tặng cho quyền sử dụng đất nó làm phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai của hộ gia đình. Nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp đất đai có thể nói là do việc phân chia đất đai không rỏ ràng trong hộ gia đình, không tuân thủ quy định pháp luật, việc quản lý của Nhà nước về đất đai còn hạn chế, chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ…nên dẫn đến việc tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, nhất là việc tranh chấp đất đai trong nội bộ thân tộc, hộ gia đình rất khó để thuyết phục, vận động hòa giải.

Cho nên việc xác định thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất, số lượng thành viên và tư cách thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất là rất quan trọng. Bởi vì từ đó mới xác định được các quyền sở hữu, quyền sử dụng khối tài sản chung và nghĩa vụ liên đới phát sinh nếu có rủi ro trong giao dịch dân sự. Chính vì lí do trên nên tác giả chọn đề tài “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục Tiêu Nghiên Cứu

– Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Phân tích, đánh giá các nội dung lý luận liên quan tới các quy định của pháp luật đất đai, Bộ Luật Dân sự. Đồng thời luận văn còn đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, góp phần và nâng cao hiệu quả việc quản lý đất đai theo đúng quy định pháp luật, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức hành nghề công chứng, người dân… có căn cứ pháp lý thực hiện các hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình được dễ dàng và đúng quy định.

-Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung ở trên, luận văn xác định rõ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:

+ Nghiên cứu những lý luận chung của quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

+ Nghiên cứu, phân tích thực trạng pháp luật và áp dụng các quy định của pháp luật trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Qua đó đánh giá và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, bất cập cần khắc phục trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

+ Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số kiến nghị, các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, nhằm đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

3. Tổng Quan Các Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài

Cho đến nay ở Việt Nam có không ít công trình nghiên cứu dưới dạng giáo trình, tài liệu học tập, một số bài viết về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trên các sách báo, tạp chí được đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Luật học, Thông tin pháp luật dân sự, . . .nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cụ thể một vài công trình, bài viết như sau :

          – Những công trình về lý luận có thể tìm thấy các tài liệu sau đây:

          + Tác giả Nguyễn Ngọc Điện có sách chuyên khảo Bình luận các hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự Việt Nam, do nhà xuất bản Trẻ, ấn hành năm 2001, trong đó có đề cập đến các hợp đồng thông dụng như : hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, . . . trong đó có một phần trên cơ sở phân tích và bình luận những qui định của hợp đồng tặng cho tài sản (cụ thể hợp đồng tặng cho bất động sản) và hợp đồng về quyền sử dụng đất, được nhiều người quan tâm vì tính chất thông dụng của nó.

          + Hai tác giả Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ  trong cuốn sách Bình luận khoa học Bộ Luật dân sự năm 2015 do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành tại Hà Nội năm 2017 đã đề cập đến từng khoản của các điều luật và các qui định phức tạp, trong đó có phân tích và bình luận một số điều khoản liên quan đến hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng về quyền sử dụng đất và một số chế định về hộ gia đình.

          + Nhóm tác giả Học viện tư pháp trong Giáo trình Luật dân sự, do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản tại Hà Nội năm 2007 đã đề cập đến hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.

          + Trường Đại học Luật Hà Nội trong Giáo trình Luật đất đai, do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản tại Hà Nội năm 2008 đã đề cập đến các nội dung các vấn đề cơ bản về quan hệ pháp luật đất đai, chế độ sở hữu toàn dân về luật Đất đai và chế độ quản lý nhà nước về đất đai

          + Tác giả Trần Quang Huy trong Nhà nước và pháp luật, do Tạp chí Nhà nước và pháp luật, in ấn hành năm 2007 đã đề cập đến các đặc trưng pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

          + Tác giả Trần Thị Minh trong Tạp chí tòa án nhân dân, do Tòa án nhân dân cấp cao, Hà Nội, ấn hành năm 2018 đã đề cập đến một số vấn đề về tặng cho quyền sử dụng đất.

          Các giáo trình và bài viết các tác giả đã khái quát đầy đủ trình tự, thủ tục về hợp đồng tặng cho và hợp đồng về quyền sử dụng đất, nhưng đây chỉ là những vấn đề lý luận chung, chưa đề cập đến thực tiễn.

          – Ngoài ra còn có những công trình khoa học được các tác giả nghiên cứu để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình như:

          + Nguyễn Hải An (2011), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng đất” tác giả nghiên cứu xây dựng và đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học về khái niệm, bản chất, đặc điểm và thực tiễn nhằm đưa ra sự thống nhất những quy định pháp luật của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.. 

          + Luận án Tiến sĩ, Hồ Xuân Thắng (2017), “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay”. tác giả nghiên cứu và phân tích có hệ thống, toàn diện về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật Dân sự ở nước ta.

          + Luận văn thạc sĩ luật học, Nguyễn Văn Hiến (2006), luận văn “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả nghiên cứu, phân tích khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, qua đó đánh giá thực trạng và hiệu quả các quy định của pháp luật trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

          + Luận văn Thạc sĩ học, Nguyễn Thị Thập (2011), “Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo pháp luật Việt Nam”, tác giả phân tích các nội dung có liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam, đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về quyền sử dụng đất.

          Nhìn chung  các công trình trên chủ yếu nghiên cứu lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Vì vậy đề tài “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình” đây là đề tài còn rất mới mẻ, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các công trình nghiên cứu, các bài viết đồng thời bằng kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết của mình người viết hy vọng góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề qui định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh và một số giải pháp hoàn thiện. Qua đó góp phần cho cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai được chặt chẽ hơn.

4. Phương Pháp Nghiên Cứu

Cơ sở lý luận của luận văn được trình bày chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, về cải cách tư pháp, cải cách bộ máy Nhà nước về việc áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có liên quan đến hộ gia đình. Luận văn cũng được trình bày trên cơ sở nghiên cứu của Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các tài liệu khác.

Trên cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Trong khi thực hiện đề tài chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

– Phương pháp hệ thống, phân tích, bình luận, diễn giải: để làm rõ thực trạng về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, qua đó phân tích, bình luận các qui định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Phương pháp này được được sử dụng tại phần mở đầu và chương 1 của luận văn.

– Phương pháp so sánh, đánh giá, tổng hợp: nhằm làm sáng tỏ hơn những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thu thập số liệu báo cáo tổng hợp từ thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Phương pháp này được sử dụng tại phần thứ hai, chương 2 của luận văn.

– Phương pháp quy nạp, lập luận logic: để đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật. Phương pháp này được sử dụng tại phần cuối cùng, chương 3 của luận văn.

5. Phạm Vi Giới Hạn Đề Tài

– Phạm vi nội dung: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một vấn đề vô cùng phức tạp có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung làm rõ những vấn đề về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có liên quan đến hộ gia đình, các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình và thực tiễn thực hiện. Từ đó đề xuất các giải pháp quan điểm của cá nhân trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai.

– Phạm vi không gian:  Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tại tỉnh Trà Vinh.

– Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, kể từ luật Đất đai năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực đến nay.

6. Đối Tượng Nghiên Cứu Và Đối Tượng Khảo Sát

– Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình bao gồm : các khái niệm, quan điểm, đặc điểm về tặng cho quyền sử dụng đất, vấn đề thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình trên thực tế, phương hướng giải quyết các vấn đề về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình và thực tiễn áp dụng, nghiên cứu các quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, luật Đất đai,…và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Đồng thời luận văn còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết các hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có liên quan đến hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

– Đối tượng khảo sát : Thực tiễn về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình tại một số cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

7. Kết Cấu Của Luận Văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 03 chương:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH

1.1 LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1.1.1 Quan niệm về quyền sử dụng đất

1.1.2 Đặc điểm của quyền sử dụng đất

 1.1.3 Mối quan hệ giữa quyền sở hữu toàn dân về đất đai với quyền sử dụng đất

1.2 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤ

1.2.1 Khái niệm hợp đồng  tặng cho qyền sử dụng đất

1.2.2 Đặc điểm và hiệu lực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

1.2.2.1 Đặc điểm của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

1.2.2.2 Hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

1.2.3 Sự khác nhau giữa hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và các hợp đồng chuyển quyền sử dụng khá

1.3 QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH

1.3.1 Khái niệm hộ gia đình

1.3.2 Khái niệm quyền sử dụng đất của hộ gia đình

1.3.3 Đặc điểm và căn cứ xác định tài sản của hộ gia đình

 1.3.3.1 Đặc điểm hộ gia đình

 1.3.3.2 Căn cứ xác định tài sản của hộ gia đình

1.3.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

1.4 QUAN NIỆM TẶNG CHO ĐẤT ĐAI THEO TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

1.4.1 Quan niệm tặng cho đất đai theo truyền thống gia đình

1.4.2 Quan niệm tặng cho đất đai theo truyền thống gia tộc

1.4.3 Quy định của pháp luật liên quan đến tặng cho quyền sử dụng đất của Luật đất đai năm 2013 và Bộ Luật dân sự năm 2015

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1 Thực trạng những quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

2.2 Những bất cập khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

2. 2.1 Về điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

2.2.2 Về mối quan hệ của các thành viên của hộ gia đình khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

2.2.3 Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

2.2.4 Về trình tự, thủ tục khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

2.2.5 Về hình thức của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình

2.2.6 Về tài chính đất đai khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

2.3 Thực tiễn tại các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, áp dụng pháp luật khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

3.1.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai và dân sự về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

3.1.3 Hoàn thiện về mối quan hệ giữa hộ gia đình sử dụng đất và sổ hộ khầu  gia dình

3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

3.2.1 Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

KẾT LUẬT



Để hoàn thiện bài luận văn thạc sĩ thì ngoài cách viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật thì Cách Làm Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Luận Văn cũng rất quan trọng. Mời các bạn xem thêm nội dung trên website của Team Luận Văn bạn nhé!!!

8. Tài Liệu Tham Khảo

A.Văn bản quy phạm pháp luật.

  • Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 (ngày 28/11/2013).

  • Bộ luật Dân sự năm 2005 (hết hiệu lực)

  • Bộ luật dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Luật số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015).

  • Luật đất đai năm 2013 (Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013).

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật số 07/2014/L-CTN ngày 26/6/2014).

  • Luật Công Chứng năm 2014 (Luật số 08/2014/L-CTN ngày 26/6/201408).

  • Luật Cư trú năm (Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014).

  • Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 (Luật số 66/2014/QH13 ngày 24/11/2014).

  • Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (Luật số 04//2007/QH12 ngày 21/11/2007).

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012 (Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012)

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế năm 2014 (Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014)

  • Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014 (Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014)

  • Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 25 tháng 4 năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

  • Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

  • Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Hà Nội

  • Kết luận số 21-KL/TƯ Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.

  • Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

  • Nghị định số 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 2016 về lệ phí trước bạ.

  • Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng ngày dẫn Luật sử đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế.

  • Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

  • Thông tư số 20/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

  • Thông tư liên tịch số 88/2016/BTC-BTNMT của Bộ Tài chính, Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 22 tháng 6 năm 2016 quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận luận chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.

  • Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 9 năm 2017 về việc quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

  • Thông tư 02/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 27 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ.

  • Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và Xã hội ngày 26 tháng 9 năm 2018 quy định chi tiết về tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình.

B.Tài liệu tham khảo

  • Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2018), “Báo cáo tổng kết năm 2018”.

  • Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2018), “Báo cáo cải cách hành chính năm 2018”

  • Ủy ban nhân dân huyện, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (2018), “Báo cáo tổng kết năm 2018”.

  • Ủy ban nhân dân huyện, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (2018), “Báo cáo cải cách hành chính năm 2018”

  • Nguyễn Hải An (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng đất”, Luận án Tiến sĩ học. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

  • Hồ Xuân Thắng (2017), Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

  • Nguyễn Văn Hiến (2006), Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

  • Nguyễn Thị Thập (2011), Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạch sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

  • Trần Thị Thu Hà (2018), Những vấn đề pháp lý về đăng ký đất đai ở Việ Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ học, học viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Trần Thị Minh (2018), “Một số vấn đề về tặng cho quyền sử dụng đất”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Điện tử.

  • Trần Quang Huy (2007), “Các đặc trưng pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt Nam”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, tr.71-74.

  • Nguyễn Thành Luân (2018), “Bản chất pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Điện tử.

  • Bùi Ngọc Cường (2005), “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5, tr.47-53,63.

  • Nguyễn Thị Nga (2018), “Bất cập trong các quy định về chủ thể sử dụng đất của Luật đất đai năm 2013”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12, tr.68.

  • Phạm Thị Hằng (2018), “Tặng cho tài sản có điều kiện và một số vướng mắc từ thực tiễn”, Thông tin pháp luật dân sự, Điện tử.

  • Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

  • Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

  • Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư pháp, Hà Nội.

  • Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • TS. Nguyễn Văn Cừ – PGS.TS. Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ Luật dân sự năm 2015, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

9. Dự Kiến Tiến Độ Thực Hiện Đề Tài

STT

Nội dung

Thời gianthực hiện

Yêu cầu kết quả dự kiến

Ghi chú

1.    

Nhận Quyết định giao đề tài luận văn thạc sĩ

Tháng 6/2023

Được nhận quyết định giao đề tài

2.    

Thu thập dữ liệu, khảo sát thực địa

Tháng 6/2023

Thủ thập số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài

3.    

Tổng hợp dữ liệu

Tháng6/2023

Đánh giá và tổng hợp số liệu

4.    

Báo cáo tiến độ: 3 tháng/lần

-Tháng 9/2023Đến Tháng 12/2023

Báo cáo và nộp theo quy định

5.    

Xử lý dữ liệu, viết luận văn

Tháng 7 đến tháng 10/2023

Kết quả từ tổng hợp dữ liệu, viết luận văn

6.    

Chỉnh sửa và hoàn chỉnh luận văn theo sự hướng dẫn của GVHD

Tháng11/2023

Luận văn chỉnh sửa theo GVHD

7.    

Nộp luận văn

Tháng 12/2023

Đúng tiến độ

8.    

Bảo vệ Luận văn

Tháng 01/2020

Đúng tiến độ

9.    

Chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn theo ý kiến của hội đồng đánh giá luận văn

Tháng 3/2020

Chỉnh sửa và hoàn chỉnh luận văn

10.         

Nộp luận văn hoàn chỉnh

Tháng 3/2020/2023

Luận văn hoàn chỉnh

Bản in- File pdf

Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn. Tầm quan trọng của việc viết đề cương đề cương luận văn thạc sĩ ngành Luật đều được thể hiện qua các điểm sau:

  1. Giúp nghiên cứu được thực hiện có hướng và phương pháp rõ ràng: Đề cương luận văn sẽ giúp cho nghiên cứu được thực hiện theo hướng và phương pháp cụ thể, từ đó giúp tăng tính chính xác và kết quả của luận văn.

  2. Hạn chế thời gian và ngân sách cho nghiên cứu: Đề cương luận văn cũng giúp cho nghiên cứu được thực hiện trong thời gian và ngân sách được xác định sẵn, giúp cho quá trình thực hiện được linh hoạt và hiệu quả.

  3. Đánh giá và sửa đổi từ giáo viên hướng dẫn: Đề cương luận văn còn giúp cho giáo viên hướng dẫn đánh giá được độ hoàn thiện của nghiên cứu và sửa đổi, điều chỉnh khi cần thiết.

  4. Tạo động lực và giúp tập trung vào nghiên cứu: Viết đề cương luận văn cũng giúp cho sinh viên tạo động lực cho quá trình thực hiện nghiên cứu và tập trung vào các vấn đề cần giải quyết.

  5. Là bước chuẩn bị quan trọng cho việc thực hiện luận văn: Viết đề cương luận văn cũng giúp cho sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho quá trình thực hiện luận văn và giúp cho quá trình thực hiện được suôn sẻ hơn.

Tóm lại, viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật là một bước quan trọng và không thể bỏ qua trong quá trình thực hiện luận văn, giúp cho quá trình nghiên cứu được thực hiện hiệu quả và có kết quả tốt hơn. Bất kì khi nào các bạn cần hỗ trợ hay cung cấp thêm thông tin bài làm thì hỹ liên hệ ngay dịch vụ thuê viết luận văn thạc sĩ giá rẻ của Team Luận Văn bạn nhé. Chúc các bạn thành công.

DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN

Dịch vụ hỗ trợ luận văn tập hợp hơn 50 thành viên tốt nghiệp loại giỏi đại học, cao học, thạc sĩ. Với tinh thần và trách nhiệm cao, luôn đặt uy tín và chất lượng bài viết lên hàng đầu. Team luận văn cung cấp dịch vụ viết báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ với kinh nghiệm hơn 10 năm sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài của mình liên hệ mình qua website : https://teamluanvan.com/