Tác dụng của Hoài Sơn, cách chế biến Hoài Sơn khô
Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, hoài sơn còn là một vị thuốc rất quý, được sử dụng nhiều trong những thang thuốc bổ lưu truyền hàng ngàn năm.
Hoài sơn hay còn được gọi với những tên khác là chính hoài, sơn dược, củ mài, củ khoai mài, củ lỗ, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người dân sử dụng từ hàng trăm năm đến bây giờ. Bên cạnh đó, hoài sơn còn là một vị thuốc, sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y, đặc biệt là các bài thuốc bổ tỳ vị chữa tiêu hóa kém.
Đặc điểm sinh học
Hoài sơn là một loại cây dây leo quấn, thân nhẵn có màu đỏ hồng, rễ củ. Rễ của cây ăn sâu vào lòng đất rồi sẽ phình to ra, vỏ màu nâu xám, ruột mềm có màu trắng. Lá mọc so le, hình tim hoặc mũi tên, chóp nhọn gân guốc. Cụm hoa đơn tính, quả nang sẽ có 3 cánh, hạt có cánh mào, nở vào tháng 7-8, cho quả vào tháng 9-11.
Hoài Sơn ngoài là vị thuốc còn có thể chế biến món ăn
Mùa thu hoạch hoài sơn tốt nhất từ tháng 10-11 đến tháng 3-4 năm sau. Củ thường được dùng làm thuốc hoặc chế biến món ăn.
=> Xem thêm: Công dụng của cà gai leo viện dược liệu
Cách chế biến dược liệu Hoài sơn khô
Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc Đông y, chế biến củ mài thành vị thuốc hoài sơn cần phải trải qua một quá trình chế biến thuốc công phu. Sau khi đào hoài sơn về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ hỏng. Việc chế biến gồm có 3 giai đoạn:
- Sấy diêm sinh lần thứ nhất: Sau khi gọt vỏ đem xông diêm sinh (110kg củ mài phải dùng 2kg diêm sinh). Trong lò sấy xếp hoài sơn thành hình cũi lợn để cho các củ đều hưởng được hơi diêm sinh. Sau khi sấy 2 ngày 2 đêm, cần ủ lại một đêm, rồi phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Đem ngâm nước lã 2 ngày 2 đêm rồi rửa sạch và phơi nắng cho khô.
- Sấy diêm sinh lần thứ hai: Lại xếp hoài sơn vào lò như lần trước rồi đốt diêm sinh trong 1 ngày 1 đêm (100kg củ mài phải dùng 1kg diêm sinh). Khi nào hoài sơn mềm như chuối là được. Nếu chưa mềm cần sấy diêm sinh lại. Sấy xong ủ trong vại, đậy vại bằng bao tải có nhúng nước. Đợi một ngày 1 đêm, đem ra sửa chữa củ mài cho đều đặn rồi đặt lên ván mà lăn. Lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho hơi khô, sửa lại lần nữa cho miếng củ mài thật đẹp rồi lại lăn lần nữa cho nhẵn bóng và phơi thật khô. Nhúng nhanh vào nước lấy ra dùng giấy ráp đánh cho bóng.
- Sấy diêm sinh lần thứ ba: Cứ 100kg hoài sơn lần này chỉ dùng 200g diêm sinh. Sấy trong 1 ngày 1 đêm. Khi đóng gói cần phải phân loại ra nhiều hạng. Hạng nhất: 4 khúc hoài sơn nặng 0,500kg. Hạng hai phải 6 khúc. Hạng ba tám khúc, hạng bốn 10 khúc, hạng năm 12 khúc và hạng sáu 14 khúc nặng nửa kilôgam.
Ứng dụng lâm sàng của Hoài sơn
- Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi: Dùng phối hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật hoàn.
- Do thận kém biểu hiện như khí hư và Đau lưng dưới: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và thỏ ti tử.
- Ðái tháo đường biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa hoàng và cát căn.
- Mộng tinh do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và sinh địa hoàng dưới dạng lục vị địa hoàng hoàn.
- Hay đi tiểu do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với ích chí nhân và tang phiêu tiêu.
Đi tiểu nhiều nguyên nhân là do thận bị suy giảm
Ứng dụng hoài sơn trong sản phẩm Thận Bửu Hoàn của Bình Dược Đông
Thận Bửu Hoàn là bài thuốc từ 100% thảo dược thiên nhiên được Bình Dược Đông nghiên cứu và kết hợp từ nhiều vị thuốc quý: Hoài sơn, Thục địa, Trạch tả, Sơn thù, Phá cố chỉ, Phục linh.
Thận Bửu Hoàn – Sản phẩm hỗ trợ chức năng cho thận hoat động hiệu quả
Sản phẩm có công dụng chính hỗ trợ chức năng thận, trị bệnh tiểu vàng và bồi bổ chức năng thận hiệu quả, Thận Bửu Hoàn còn giúp điều trị bệnh đau lưng mỏi gối và ù tai, hoa mắt. Sản phẩm có dạng viên hoàn nhỏ, tiện lợi cho việc mang theo bên mình và sử dụng thường xuyên.
Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng nam giới: những người làm công việc stress, căng thẳng, thức khuya, lo âu kéo dài. Người thường xuyên sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá… Người có thói quen sinh hoạt không khoa học, ăn mặn, uống ít nước, nhịn tiểu, ít vận động… Đặc biệt, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.