TT. Thích Tuệ Hải – Đôi nét về tác giả
Thượng Tọa Thích Tuệ Hải
Trụ Trì Chùa Long Hương
Địa chỉ: 1141 Lý Thái Tổ, Ấp Long Hiệu,
Xã Long Tân, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0931 085 085 – 0911 258 258
Email: [email protected]
Website: www.chualonghuong.org
Thầy Thích Tuệ Hải, thế danh: Đinh Kim Nga, sanh năm 1968 tại xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Thầy được sanh ra trong gia đình có 7 anh chị em, Thầy là người con út. Gia đình vốn là một điền chủ. Một điều rất lạ là mảnh đất nơi Thầy sanh ra là một nơi linh địa, trong thời chiến tranh những lúc bom đạn xảy ra thì mọi người ở khu vực gần đó đều chạy đến mảnh đất của nhà Thầy ẩn náu thì được an toàn, bom đạn không dội tới.
Có một biến cố xảy ra, người cha buông xuôi sự nghiệp nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Hai người anh của Thầy thấu hiểu được thời thế vô thường nên phát tâm xuất gia; sau đó chị gái của Thầy cũng xuất gia.
Từ thuở ấu thơ Thầy vốn là một người con rất hiếu thảo với cha mẹ. Từ khi sáu tuổi Thầy đã biết nấu cơm, theo mẹ buôn bán … để phụ giúp gia đình. Tối về tận tụy thương yêu hầu hạ cha già, một lòng phụng sự theo ý muốn của cha mình; chưa từng có nửa ý niệm chống trái. Thầy nói: “Thầy đã được dày công dạy dỗ từ thuở bé nên mới có ý chí kiên cường vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống cho đến ngày hôm nay.”
Còn Mẹ Thầy là một phụ nữ siêu tuyệt, nhân hòa và từ ái … Thầy cũng từng nói: “Khắp thế gian này khó có người phụ nữ nào đức hạnh tuyệt vời như Mẹ của Thầy.” Một đời tận tụy hy sinh cho gia đình và đến năm 1993 mẹ của Thầy đã xuất gia tu học tại Thiền Viện Tuệ Thông.
Vốn là một người có thiện căn lớn với Phật Pháp, năm lên bảy tuổi lần đầu tiên được nhìn thấy hình tượng của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Thầy đã bị chấn động và đứng chết lặng trong trạng thái thiền định trước tượng Phật gần tám tiếng đồng hồ. Lúc đó Thầy thấy rõ tất cả mọi thứ diễn ra chung quanh mình, mọi người thấy vậy không ai dám làm động cho đến khi Thầy tự rời định.
Năm 1983 Thầy bị bệnh nặng nên nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh của Tiên Sinh G.Ohsawa. Thầy chỉ ăn dưỡng sinh trong vòng 21 ngày là đạt tới cảnh giới số 7, cảnh giới quân bình âm dương như Tiên Sinh đã nói, khi đó tất cả tật bệnh đều biến mất. Thầy ở trạng thái thân tâm rỗng lặng phúc lạc vô biên suốt bảy ngày bảy đêm.
Năm Thầy học lớp 10, lúc còn là học sinh khi nghe thầy giáo giảng đề tài “Vạn vật chuyển vận trong không gian” Thầy đã ngộ lý vô thường và nung nấu chí nguyện xuất gia. Mãi đến đầu năm 1986 Thầy đã từ giã cuộc sống đời thường đến Thiền Viện Thường Chiếu xin công quả xuất gia tu học.
Đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 1986, ngày lễ Đức Phật thành đạo thì Thầy được chính thức xuất gia tại Thiền viện Thường Chiếu. Hòa Thượng Bổn Sư là thượng Thanh hạ Từ cho pháp danh là Thích Tuệ Hải.
Sống trong Tăng đoàn được phân công tác là trồng rau cuốc đất, nhưng ý chí xuất trần mãnh liệt, quyết tâm phá vỡ sanh tử thể nhập chân lý. Trải qua nhiều ngày tháng, thao thức ngày càng mãnh liệt, cho đến ngày 7 tháng 7 năm 1987, khi nghe Hòa Thượng Ân Sư giảng Trung Quán Luận đến câu: “Không thọ là Niết Bàn” thì ngay khi ấy Thầy liền dứt bặt tất cả những hiểu biết xưa nay, thân tâm rỗng suốt, thông thấu tất cả những duyên trần không phải là thân căn trước đây. Kể từ đó, Thầy thấu hiểu được chân lý không còn nghi ngờ lời Phật Tổ nữa, từ cái thấy biết vượt thoát mọi khuôn sáo, đời sống trở nên ung dung nhẹ nhàng. Ngay khi đó Thầy cảm tác bài kệ nói về sức sống hiện tại của mình:
Từ nay vui sống ung dung
Rõ ràng mỗi mỗi nơi duyên chẳng lầm
Chẳng lầm chẳng lộn chẳng sai
Rỡ ràng chỉ vậy chẳng sao nói lường.
Ngày 12 tháng 7 năm 1994, được sự chỉ dạy của Ân sư là Hòa Thượng thượng Thanh hạ Từ cử Thầy về Trụ trì Chùa Long Hương, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho đến ngày nay.
Ngoài việc hoằng dương Chánh Pháp lợi lạc chúng sanh, Thầy còn là một vị lương y cứu giúp cho nhiều người bệnh hiểm nghèo, hướng dẫn cho mọi người có đời sống cân bằng thân tâm để khai mở trí tuệ, thấu hiểu trật tự thể vũ trụ, đạt được tự do vô biên, công bằng tuyệt đối và phúc lạc cùng tận.
Thầy đã thuyết giảng những bộ Kinh: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Bát Nhã v.v… và các Kinh về Thiền tông, Tịnh độ cũng như các Kinh điển của Phật giáo Nguyên Thủy. Tất cả đều thể hiện tính chung nhất của đạo Phật. Tâm nguyện lớn nhất của Thầy là muốn cho tất cả các tông phái của đạo Phật có cái nhìn nhất quán đúng với tinh thần giác ngộ giải thoát như lời Đức Phật dạy: “Trăm sông đều chảy về biển cả, biển chỉ có một vị mặn, giáo pháp của Ta chỉ có một vị duy nhất là giải thoát mà thôi.”
DANH SÁCH BÀI GIẢNG CỦA TT TUỆ HẢI
I. KINH BỘ
1. Kinh Hoa Nghiêm
2. Kinh Diệu Pháp Hoa
3. Kinh Lăng Nghiêm
4. Kinh Kim Cang
5. Yếu Nghĩa Kinh Kim Cang
6. Kinh Pháp Bảo Đàn
7. Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp
8. Pháp Bảo Đàn Kinh
9. Yếu Nghĩa Pháp Bảo Đàn Kinh
10. Tứ Diệu Đế
11. Yếu Quyết Tứ Diệu Đế
12. Thiền Tứ Niệm Xứ
13. Kinh Tứ Niệm Xứ
14. Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa
15. Bát Nhã Tâm Kinh
16. Kinh Vô Ngã Tướng
17. Lược Giảng Kinh A Di Đà
18. Tiểu Bổn A Di Đà
19. Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả
20. Lục Độ Ba La Mật
21. Thập Nguyện Phổ Hiền
22. Tuệ Trung Thượng Sĩ
23. Kinh Thập Thiện
24. Kinh Bát Đại Nhân Giác
25. Kinh Phước Đức
26. Kinh Pháp Cú
27. Tam Pháp Ấn
28. Quy Sơn Cảnh Sách
29. Sa Di Luật Nghi
30. Sử 33 Vị Tổ Sư
31. Tứ Nhiếp Pháp
32. Tứ Vô Lượng Tâm
33. Tứ Thập Nhị Chương
34. Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu
35. Mười Bốn Điều Minh Triết
II. BÀI GIẢNG LẺ
36. Phương pháp toạ thiền
37. Thế gian và cực lạc
38. Hạnh phúc chân thật
39. Vô thường khổ vô ngã
40. Nghiệp trong đạo phật
41. Hóa giải nghiệp tập
42. Thiền tịnh song hành
43. Ý nghĩa phật đản sanh
44. Tâm hạnh người tu
45. Công đức niệm Phật
46. Lục hoằng thệ nguyện
47. Chữ tu trong đạo Phật
48. Tu là cội phúc
49. Tu là được hay mất
50. Tùy duyên bất biến
51. Thực tại hiện tiền
52. Lối về cố hương
53. Yếu quyết tu tập
54. Bệnh và nghiệp
55. Mùa xuân bất tận
56. Vật chất tâm linh
57. Giá trị câu niệm Phật
58. Vượt qua nghiệp chướng
59. Sống an lạc chết siêu thoát
60. Thương yêu và tôn kính
61. Ý nghĩa phật thành đạo
62. Ý nghĩa thọ bát quan trai
63. Nhân quả
64. Bát phong
65. Thương ghét
66. Lòng tịnh tín
67. Bi trí dũng
68. Ba cửa giải thoát
69. Vô thường khổ
70. Hộ trì Tam Bảo
71. Phát bồ đề tâm
72. Mười trọng giới
73. Thiền tịnh song tu
74. Phước huệ song tu
75. Nhĩ căn viên thông
76. Nhất niệm nhất bái
77. Khởi đầu tu tập
78. Tu tập và trị liệu
79. Phương pháp tọa thiền
80. Thân tâm không khác
81. An lạc trong đời sống
82. Tâm bình thế giới bình
83. Ý nghĩa phật đản sanh
84. Đức Phật là bậc đại y vương
85. Sống bình an chết siêu thoát
86. Giá trị đời sống tâm linh
87. Thiền thư giãn và quán thân
88. Lễ phật thành đạo
89. Tín hạnh nguyện
90. Mười bài thơ thiền
91. An trú trong hiện tại
92. Đạo hiếu người con Phật
93. Khái niệm về định trong đạo Phật
94. Ý thức được sanh tử là khổ
95. Phật pháp là cội nguồn của an lạc
96. Những điều cần yếu để về cõi Phật
97. Đạo phật cội nguồn của sự an lạc
98. Vượt qua chướng nghiệp và tái sanh
99. Công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm
100. Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
101. Sự tương đồng giữa thiền tông và tịnh độ
102. Nguyên nhân bệnh tật và hướng điều trị
103. Lời nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà
104. Tình thương nhiều sẽ có hạnh phúc nhiều
105. Niệm phật như thế nào để có được công đức
106. Những điều cần yếu của người tu Phật
107. Tình thương yêu thế gian và lòng từ bi của đạo Phật
III. DƯỠNG SINH:
108. Sức khỏe & hạnh phúc 2020
109. Sức khỏe & hạnh phúc 2019 (10 bài 26 buổi)
110. Sự vi diệu của âm dương
111. Để hoàn thiện một đời người
112. Dưỡng sinh thai giáo
113. Tham vấn Phật Pháp
114. Quân bình âm dương
115. Giảng về dưỡng sinh
116. Giải đáp câu hỏi
117. Câu hỏi dưỡng sinh
118. Dưỡng sinh công phu
119. Dưỡng sinh trong đời sống
120. Dưỡng sinh phòng bệnh
121. Giá trị âm dương
122. Phương pháp dưỡng sinh
123. Ăn chay theo Ohsawa
124. Cân bằng thân tâm
125. Dưỡng sinh giải thoát
126. Phật pháp và dưỡng sinh
127. Dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe cộng đồng
128. Tinh thần dưỡng sinh trong Phật giáo
129. Thực phẩm quyết định vận mệnh đời người
130. Nâng cao vật chất và tâm linh theo pháp dưỡng sinh