TQM là gì? Triết lý quản lý chất lượng theo TQM – iRTC – tư vấn đào tạo ISO

Trong lĩnh vực quản lý chất lượng thì TQM rất phổ biến và được áp dụng bởi các doanh nghiệp Nhật Bản. Triết lý quản lý chất lượng theo TQM hướng tới sự cải tiến không ngừng tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp để từ đó thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng. Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về TQM là gì trong bài chia sẻ dưới đây.

TQM là gì?

TQM là triết lý quản lý hướng tới chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) nhờ dựa vào sự tham gia của toàn bộ thành viên để đạt được thành công lâu dài thông qua thỏa mãn người tiêu dùng.

TQM cung cấp cho doanh nghiệp áp dụng một hệ thống toàn diện về quản lý, các công cụ tập trung vào khách hàng, các công cụ cải tiến sản phẩm để có thể quản lý chất lượng trên quy mô tổng thể. Các sản phẩm (dịch vụ) khi được hoàn thiện sẽ đáp ứng các khách hàng nội bộ và từ đó sẽ thỏa mãn yêu cầu từ người dùng.

Không dừng lại ở việc nâng cao chất lượng sản phẩm, TQM còn giúp cải thiện khả năng vận hành của các hệ thống quản lý mà doanh nghiệp đang áp dụng thông qua nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu.

Tuy nhiên, với sự phổ biến và lợi ích đem lại, các doanh nghiệp ngoài việc áp dụng TQM thì doanh nghiệp cũng áp dụng ISO 9001 và đăng ký chứng nhận. Để làm được việc này thì doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên được đào tạo ISO 9001 bài bản có chứng chỉ ISO 9001 cũng như có sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia tư vấn ISO chuyên nghiệ.

TQM là gì

TQM là viết tắt của Total Quality Management và được dịch là Quản lý chất lượng toàn diện hay Quản lý chất lượng tổng thể. Ở một số nơi, TQM còn được gọi là Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.

Khách hàng nội bộ theo TQM là gì?

Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, các nhân viên có thể là khách hàng nội bộ và nhà cung ứng của nhau. Để hiểu thêm, bạn đọc có thể tham khảo các ví dụ sau:

  • Trong dây chuyền, sản phẩm của nhân viên A sau khi hoàn thiện sẽ được tiếp tục sản xuất bởi nhân viên B thì nhân viên A sẽ là nhà cung cấp nội bộ và nhân viên B là khách hàng nội bộ của nhân viên A.
  • Khi nhân viên C báo cáo công viêc với quản lý D của mình, nhân viên C sẽ là nhà cung cấp và quản lý D sẽ là khách hàng nội bộ.

Lợi ích khi áp dụng TQM

Khi áp dụng TQM, doanh nghiệp sẽ có thể nhận được những lợi ích sau:

  • Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp
  • Gia tăng thị phần và lợi nhuận
  • Cải thiện khả năng thỏa mãn khách hàng
  • Thúc đẩy nhân viên của doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách của doanh nghiệp
  • Giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng
  • Đem lại thành công bền vững cho doanh nghiệp
  • Gia tăng hiệu quả quản lý và năng xuất lao động của công nhân
  • Giảm chi phí sản xuất và cắt giảm lãng phí
  • Tạo điều kiện cho quản lý và mở rộng doanh nghiệp
  • Tạo thói quen cải tiến liên tục cho doanh nghiệp.

TQM là viết tắt của từ gì?

TQM là tự kết hợp của 3 phần là T – Q – M. Chi tiết từng phần sẽ được giải thích sau đây.

T: Total – Toàn diện, toàn bộ

Q: Quality – Chất lượng, dựa theo quy tắc 3P

  • P1 (Performance): Hiệu năng phụ thuộc vào chỉ tiêu kỹ thuật
  • P2 (Price): Giá gồm giá mua và chi phí sử dụng
  • P3 (Punctuality): Đúng thời điểm, kịp lúc sản xuất và giao hàng

M: Management – Quản trị, bao gồm:

  • P: Planing (hoạch định, thiết kế)
  • O: Oraganizing (tổ chức)
  • L: Leading (lãnh đạo, ra quyết định, thực hiện)
  • C: Controling (kiểm soát)

Triết lý quản lý chất lượng theo TQM

TQM có những triết lý như sau:

  • Thước đo chất lượng tốt nhất là sự thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất.
  • TQM hướng tới việc tạo ra các sản phẩm (dịch vụ) tốt nhất, vượt sự mong đợi của khách hàng (người tiêu dùng).
  • Lãnh đạo là người có trách nhiệm đầu tiên về chất lượng. Khi lãnh đạo có tư tưởng cải tiến hệ thống của doanh nghiệp thì việc áp dụng TQM vào quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Để giữ và mở rộng thị phần và lợi nhuận thì cần hướng tới khách hàng, nâng cao lòng tin và sự trung thành của khách hàng.
  • Quản lý theo quá trình, tổ chức linh hoạt, ủy quyền mạnh mẽ, thúc đẩy sáng tạo, hợp tác và làm việc theo nhóm, trân trọng nguồn nhân lực có trách nhiệm.

Các nguyên tắc quản lý chất lượng theo TQM

tqm là gì

Hệ thống quản lý chất lượng theo TQM dựa vào các nguyên tắc chính sau:

  1. Tập trung vào chất lượng – thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, từng thành viên trong doanh nghiệp phải thỏa mãn khách hàng nội bộ của mình.
  2. Cải tiến liên tục bằng cách áp dụng vòng tròn PDCA
  3. Ra quyết định dưa trên sự thật: Áp dụng các công cụ thống kê như SPC, DOE, FMEA, 8D, SQC,..
  4. Trao quyền cho nhân viên: Triển khai đào tạo nhân viên, đo lường và công nhận sự đóng góp từ nhân viên, nhóm chất lượng, …

Các khó khăn khi áp dụng TQM tại doanh nghiệp

Bên cạnh những lợi ích thì TQM cũng tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Dưới đây là một số khó khăn điển hình khi áp dụng TQM.

Chưa nhận thức hoặc hiểu về TQM

Khó khăn hàng đầu mà doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng hệ thống TQM đó chính là họ không thực sự hiểu rõ về TQM. Nguyên nhân xuất phát từ khả năng quản lý chất lượng của doanh nghiệp còn quá yếu về kiến thức cũng như năng lực áp dụng các công cụ quản lý chất lượng phù hợp.

Hạn chế về năng lực tài chính

Để có thể triển khai hệ thống TQM thì doanh nghiệp cần đầu tư chi phí vào:

  • Hoạt động đào tạo và tư vấn TQM
  • Tổ chức triển khai TQM
  • Mua phần mềm thống kê
  • Tăng cường hoạt động quản lý và hành chính có liên quan
  • Đào tạo cho nhân viên các kỹ thuật cần thiết

Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ tại Việt Nam hiện có tiềm lực tài chính ở mức thấp và ưu tiên đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hoặc trình độ chuyên môn.

Thói quen ngại thay đổi

Khi áp dụng TQM, doanh nghiệp sẽ cần huy động sự tham gia của tất cả mọi người vào hoạt động cải tiến thông qua nhóm chất lượng. Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao khi áp dụng TQM thì doanh nghiệp cũng cần xây dựng các mối quan hệ mở, khuyến khích tinh thần sáng tạo từ nhân viên, đẩy mạnh các hoạt động làm việc nhóm.

Trong khi đó, tại các doanh nghiệp Việt hiện tại thì người lao động có xu hướng làm việc độc lập, trao đổi thông tin kém.

Hạn chế về năng lực quản lý và trình độ

Đa phần người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam hiện nay có trình độ hạn chế, phần lớn là lao động phổ thông do đó sẽ khó khăn khi tiếp thu và áp dụng các công cụ quản lý chất lượng.

Lời kết

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về chủ đề triết lý quản lý chất lượng theo TQM. Để được tư vấn thêm về TQM cũng như các hệ thống quản lý khác, quý doanh nghiệp có thể để lại lời nhắn theo Form đăng ký cuối bài viết hoặc liên hệ trực tiếp Hotline 0902 419 079 để được tư vấn trực tiếp.