TOP 4 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam
Mô hình kinh doanh là chìa khóa then chốt để thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy, mô hình KD là gì, những mô hình kinh doanh nào hiện tại phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng Infina tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Mô hình kinh doanh là một bản kế hoạch của một tổ chức hoặc công ty, nó có thể ở dạng văn bản hoặc đồ hoạ, nhằm miêu tả cách công ty có kế hoạch sinh lợi nhuận bằng các hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ khách hàng trong một thị trường cụ thể.
Mô hình KD sẽ thể hiện loại sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, phương thức tiếp thị sản phẩm, các loại chi phí hoạt động sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp cũng như kỳ vọng về lợi nhuận.
Business Model Canvas là một mô hình KD do Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur đã sáng tạo ra. Mô hình KD này được rất nhiều công ty hàng đầu trên thế giới lựa chọn để quản lý và hình thành chiến lược kinh doanh và tạo ra động lực tăng trưởng mới.
Ví dụ về mô hình KD Canvas của Uber và Facebook:
Mô hình KD Canvas bao gồm 9 yếu tố cơ bản:
Dưới đây sẽ là những lý do thuyết phục bạn nên sử dụng mô hình KD Canvas:
Mô hình KD B2B (Business To Business) là loại mô hình hợp tác KD giữa các doanh nghiệp, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử và hoạt động trên các kênh thương mại điện tử là chính. Các giao dịch phức tạp sẽ được diễn ra ngoài thực tế dựa trên hợp đồng, báo giá mua bán sản phẩm và thỏa thuận trực tiếp của các bên.
Mô hình KD Business To Business gồm 4 loại chính:
Xem thêm: Hợp tác kinh doanh là gì? Mẫu hợp đồng kinh doanh thế nào là chuẩn nhất
B2C là viết tắt của Business To Consumer trong tiếng Anh. Đây là một thuật ngữ mô tả giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (tức Business) tới người tiêu dùng (tức Consumer), trong đó các giao dịch thương mại được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông. Nói cách khác, đây là hình thức doanh nghiệp bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng trong môi trường số.
Để giúp cho mô hình KD B2C hoạt động hiệu quả, đem lại giá trị lợi nhuận đáng kể. Doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể, quy trình bán hàng tối ưu.
Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng qua đa dạng các kênh tiếp thị, chẳng hạn như: website, chiến dịch quảng cáo, các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram, Twitter, …
Bước 2: Sau khi tiếp cận được khách hàng, nhân viên tiến hành bán hàng bằng cách tư vấn, giải đáp cụ thể thắc mắc của khách hàng và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bước 3: Cuối cùng là phân tích và tổng kết đánh giá. Hoạt động đánh giá kết quả thực hiện quy trình bán hàng theo mô hình B2C bao gồm trong nội bộ doanh nghiệp và kết hợp sử dụng những trang mạng xã hội, truyền thông để tiếp cận đồng thời nhận lại những đánh giá từ chính khách hàng sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C là hình thức cho phép khách hàng mua bán sản phẩm, dịch vụ trên các website, tuy nhiên, bạn phải chi trả một phần chi phí nhỏ cho sàn thương mại điện tử. Đặc điểm của mô hình này là bán những sản phẩm khó tìm trên thị trường, chất lượng khó đảm bảo, tỷ suất lợi nhuận có lợi cho người bán có thể nhận được tối đa.
Ví dụ như hình thức đấu giá trên các trang TMĐT như eBay, Amazon, Craigslist,… hoặc bán tài sản ảo, dịch vụ hỗ trợ, giao dịch trao đổi,… Tại Việt Nam, các giao dịch thường được thực hiện qua các trang mạng xã hội như Skype, Telegram, Facebook, Zalo… hoặc các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,…
App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu