TOP 10 MÓN ĂN ĐẶC SẢN MIỀN TRUNG ĐỐN TIM KHÁCH DU LỊCH

Nếu có một câu hỏi canh cánh trong lòng khách du lịch mỗi khi có cơ hội đặt chân đến tham quan khám phá một vùng đất mới thì đó hẳn phải là “ Đến đó phải đi ăn món gì ta?”. 

Du lịch kết hợp trải nghiệm món ngon đặc sản địa phương vẫn mãi là một nhu cầu thiết yếu của bất kỳ du khách nào. Hãy cùng Du Ngoạn Việt liệt kê top 10 món ăn đặc sản miền Trung sau đây mang đậm dấu ấn xao xuyến ở các địa danh hót hòn họt này nhé.

Vốn nổi tiếng là thành phố biển sầm uất nổi danh bậc nhất ở đất nước hình chữ S, Nha Trang không chỉ có biển đẹp cùng các dịch vụ giải trí phong phú. mà còn phải kể đến những món ăn ngon đặc sắc. Trong đó, top 10 món ăn đặc sản miền Trung phải kể đến đó là

Được mệnh danh là thương hiệu của thành phố biển, nem nướng Nha Trang là sự kết hợp của nem Ninh Hòa, bún, chả ram, rau sống cùng nước sốt thịt đặc biệt được pha chế đậm đà.

Hương vị nem nướng Nha Trang đã đi vào lòng thực khách từ Bắc chí Nam và ngay cả những du khách ngoại quốc khi đến đây đều cùng rủ nhau thưởng thức.

Bánh căn hải sản Nha Trang được biết đến là món ăn vặt của người dân địa phương. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy món bánh này ở khắp các con đường ngõ hẻm của thành phố biển.

Nói là món ăn vặt thế thôi nhưng chất lượng của bánh nằm ngoài mong đợi với lớp topping tràn ngập các loại hải sản tươi ngon như tôm, mực, hàu sữa,…

Nếu có dịp thưởng thức món bánh dân dã này ắt hẳn du khách sẽ xuýt xoa mùi vị thơm ngon đến khó cưỡng.

Dù chỉ mới phát triển du lịch từ những năm gần đây nhưng thành phố Quy Nhơn đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ đến những người đam mê du lịch biển đảo. 

“ Chiều mùa đông về với biển Quy Nhơn. 

Nhìn con sóng dập dờn bên ghềnh đá. 

Biển nơi đây như quen mà như lạ.

Hoàng hôn tím mờ nhuộm cả chiều đông ”. 

Không sầm uất náo nhiệt như Nha Trang, phố biển Quy Nhơn nhẹ nhàng bình yên đến lạ. Cảnh biển ở đây xinh đẹp mặn mà và các món ăn địa phương cũng mang rõ nét đặc trưng riêng không ở đâu có. Hãy xem các đề xuất nào sau đây lọt top 10 món ăn đặc sản miền Trung nhé.

Bánh hỏi mà ăn với cháo lòng, mới nghe qua đã cảm thấy lạ và đặt ngay một dấu chấm hỏi lớn đối với những du khách ở nơi xa tìm đến.

Món là sự kết hợp rất hài hòa giữa bánh hỏi thơm ngon, bát cháo lòng nóng hồi và ăn kèm với dĩa lòng thập cẩm bên cạnh.

Đây là món ăn sáng phổ biến của người con dân Xứ Nẫu và du khách có thể dễ dàng nhìn thấy bảng hiệu tên món dọc trên mọi con đường trong thành phố.

Khác với các loại bánh xèo thường thấy ở miền nam, bánh xèo miền trung chỉ nhỏ bằng một bàn tay nhưng được lấp đầy các loại nhân bên trên mặt bánh mà đặc biệt ở đất Quy Nhơn đó là “tôm nhảy”.

Để làm ra chiếc bánh xèo thơm ngon, họ phải dùng đến tôm đất tươi rói được đánh bắt trực tiếp ở đầm, sông. Khi đổ bánh, tôm đã được rửa sạch và loại bỏ đầu, đợi dầu sôi thì cho vào khuôn.

Dưới sức nóng của lửa, những chú tôm đất này nhảy lên lách tách và nhanh chóng chuyển sang màu đỏ cam. Khi đó nhanh tay cho bột vào, rải thêm chút giá hành bên trên cho thêm phần bắt mắt, sau 3 phút mở nắp vung du khách đã có thể thưởng thức ngay chiếc bánh xèo tôm nhảy hấp dẫn.

Là một thành phố nằm ngay giữa bản đồ đất nước, Đà Nẵng có cái tên thân thương là “khúc ruột miền Trung” cũng bởi vì nơi đây là thành phố phát triển bậc nhất trong khu vực.

Với tốc độ thay đổi chóng mặt theo nhận định của đa số khách du lịch khi quay lại nơi đây, Đà Nẵng không ngừng cải tạo và nâng cao kinh tế người dân.

Sở hữu vị trí tuyệt đẹp với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất nhì toàn đất nước, không chỉ có khách du lịch nội địa mà du khách nước ngoài cũng ùn ùn rủ nhau đến khám phá miền đất này. Vậy, ẩm thực nơi đây có gì hấp dẫn?

Đúng như tên gọi của nó, món ăn này có 2 nguyên liệu chính thống đó là bún tươi và mắm nêm ăn kèm cùng thịt heo quay, nem chua, chả bò, các loại rau sống được thái nhỏ để bên dưới, đặc biệt là vị mắm nêm vô cùng đậm đà được rưới lên sau cùng.

Khi ăn, ta chỉ việc trộn đều lên tất cả là có thể ăn ngay. Hương vị thơm ngon ngào ngạt của món hiển nhiên lọt ngay vào top 10 món ăn đặc sản miền Trung.  

Tinh hoa của món bánh tráng cuốn thịt heo đặc trưng ở Đà Nẵng là sự phối hợp của nhiều khâu gộp lại.

Rau sống được chọn phải là loại rau tươi xanh nhất nào là xà lách, cải xanh, hung quế, rau thơm, díp cá, dưa leo, chuối chát,…

Thịt luộc để cuốn cùng không đơn thuần chỉ là luộc như ta hay làm tại nhà mà thịt phải được sắt mỏng vừa đủ và ép hai đầu mỡ rất độc đáo.

Đặc biệt để khiến món này lọt top 10 món ăn đặc sản miền Trung thì nước mắm nêm phải được pha vô cùng khéo léo, mùi vị thơm ngon trộn lẫn đủ cay, mặn, ngọt, đậm đà đến khó tin khiến bạn muốn ăn hết cuốn này lại đến cuốn khác.

Được UNESCO công nhận là một di sản thế giới từ năm 1999, Phố cổ Hội An đại diện cho miền Trung đã vang danh thế giới nên đây là nơi tìm đến của đông đảo du khắp trên toàn cầu.

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay, với kiến trúc đậm nét truyền thống của những ngôi nhà một tầng, những bức tường vàng và cả những con đường nhỏ thông nhau len lỏi.

Trải qua sau bao nhiêu biến cố thăng trầm trong lịch sử mà vẫn giữ được nét đẹp không phai dấu thời gian dù cho rêu phong đã phủ đầy mái ngói, viên gạch, hàng cây. Một thành phố lâu đời như thế ắt hẳn ẩm thực nơi đây đã đi vào lòng biết bao thế hệ lớn nhỏ. Hãy cùng Du Ngoạn Việt khám phá nhé.

Nếu nói về top 10 món ăn đặc sản miền Trung thì không thể thiếu Cao Lầu trong danh sách này. Từ thời xa xưa, dân xứ Quảng Nam đã có câu ca dao:

“Ai qua phố cổ Hội An

Ghé thăm Phúc Kiến mà ăn cao lầu”

Đối với các món đặc sản miền Trung quen thuộc du khách có thể tìm thấy ở nhiều nơi bán khác nhau nhưng đối với Cao Lầu thì duy chỉ có Hội An mới mang đúng bản chất nhất mà không đâu có được. 

Giải thích cho điều này đó là vì sợi Cao Lầu được chế biến rất công phu không như các sợi bún,phở thông thường, nguyên liệu tốt nhất phải là gạo nguyên chất của Quảng Nam loại không để quá lâu cũng không quá mới, ngâm qua nước tro lấy ở Cù Lao Chàm thì gạo mới có màu vàng nhạt như pha nghệ. 

Nước dùng để nhào bột làm Cao Lầu cũng phải được lấy từ giếng cổ Bá Lễ vì độ phèn trong nước này khi pha vào bột mới cho ra sợi dẻo và chắc. 

Đáp ứng được những yêu cầu trên thì món Cao Lầu mới đúng chuẩn Hội An độc nhất vô nhị. Món được ăn kèm với thịt xá xíu được tẩm ướp mặn mà cùng 3 loại rau chính: rau đắng,rau quế,cải cúc. 

Trước đây, Cao Lầu vẫn luôn được xem là món ăn cao cấp chỉ có ở những nhà hàng sang trọng trong phố cổ tuy nhiên ngày nay món ăn này đã xuất hiện phổ biến ở hầu hết các quán ăn từ khang trang đến bình dân đáp ứng được mọi tầng lớp khách hàng.

Đặc sản Hội An ngoài món Cao Lầu vang danh bốn bể thì còn có bánh mì Phượng được mệnh danh là món ăn đường phố khiến thế giới phát sốt. 

Vị đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain từng khen ngợi đây chính là “Bánh mì ngon nhất hành tinh”. 

Vậy có gì bên trọng ổ bánh mì bình dân này khiến nó xuất sắc đến thế?

Điểm đặc biệt là bánh mì ở đây có phần ‘to” hơn các quán khác và có phần nhân rất đa dạng đặc sắc từ chả lụa, pate, phô mai, thịt nướng, thịt gà, thịt nguội,…kẹp cùng dưa leo, dưa muối, hành ngò, rau quế, xuất sắc nhất tạo nên nét đặc trưng của bánh mì đó là lớp nước sốt gia truyền của chủ quán được rưới phủ trên bề mặt. 

Cắn một miếng bánh sẽ cảm nhận được ngay vỏ bánh mì giòn rụm mà ruột lại mỏng xốp rất thơm, hòa quyện cùng tất cả topping bên trong tạo nên vị ngon khiến cho nườm nượp du khách phải xếp hàng dài từ sáng đến tối để được thưởng thức. 

Xuyên suốt quá trình phát triển trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Huế đảm nhận một vị trí vô cùng quan trọng, nơi đây được xem như thủ phủ của bề dày chiến tích, văn hóa đa dạng đặc sắc, để lại nhiều di sản và lễ hội muôn màu muôn vẻ. Du khách đặt chân đến Huế sẽ cảm nhận được ngay nét đẹp nên thơ, lãng mạn mà nhiều nhà văn lừng danh của đất nước lấy đó làm nguồn cảm hứng thi ca. Xứ Huế mộng mơ ngoài cái đẹp của thiên nhiên tạo hóa, của người dân địa phương thiện lành mà đặc sản nơi đây cũng là niềm tự hào của cả Tổ quốc.

Khép lại cho loạt top 10 món ăn đặc sản miền Trung, Du Ngoạn Việt muốn giới thiệu đến du khách đó là món Bánh Canh Nam Phổ, món ăn luôn được giới thiệu cho khách phương xa bởi chúng giản dị và tinh tế như phẩm chất người con của xứ Cố Đô. 

Sở dĩ có tên gọi này là do món có xuất xứ từ làng Nam Phổ, bánh canh được nấu kỳ công và đặc trưng khác với những vùng miền khác.

 

Sợi bánh canh được làm từ bột gạo pha một chút bột lọc, phần chả được làm từ tôm thịt mang đi giã nhuyễn bằng tay, một ít đem vo viên và một ít trộn thêm với chả heo rồi nấu thành hỗn hợp song sánh tạo nên những miếng chả tươi ngon bắt mắt người dùng. 

Đặc biệt hơn nữa là phần nước lèo sền sệt được nấu từ nước luộc tôm và cua tươi nên mang vị ngọt tự nhiên, khi ăn cho thêm một chút rau răm,hành ngò và nước mắm ớt xanh là hoàn hảo.